SKKN Dạy học tích hợp vào chương VI “Cơ sở của nhiệt động lực học" (Vật lí 10 – cơ bản ) góp phần phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh

SKKN Dạy học tích hợp vào chương VI “Cơ sở của nhiệt động lực học" (Vật lí 10 – cơ bản ) góp phần phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh

Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục ở nước ta diễn ra rất mạnh mẽ. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Trên cơ sở phát huy thành tựu của nền giáo dục trong nước và tiếp thu những thành tựu mới của khoa học giáo dục thế giới, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta sao cho có tính hiệu quả và khả thi.

Định hướng trên được đưa ra trong Luật giáo dục năm 2005 là “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ”[1] .

Các hoạt động dạy - học ở nhà trường phổ thông hiện nay chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Hệ thống các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay rất phong phú và đa dạng. Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học thì việc phát triển ở HS hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức là vô cùng cần thiết. Trong luật giáo dục đã chỉ rõ:

“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”[1].

Tính áp dụng được của kiến thức và khả năng vận dụng chúng là dấu hiệu bản chất của chất lượng lĩnh hội kiến thức, là cơ sở phát triển năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng và thói quen vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống sản xuất. Hiện nay chương trình, SGK được biên soạn theo hướng giáo dục HS toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ tình cảm, GDKTTH. Tuy nhiên việc hình thành kiến thức vật lí cho HS phần lớn do quyết định của GV và mục đích của việc học tập là nhằm áp dụng vốn kiến thức vào hoạt động thực tiễn để hiểu thế giới và có khả năng biến đổi nó vì lợi ích của cộng đồng. Vậy làm thế nào để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS trong các bài học vật lí ? Chính định hướng dạy học tích hợp của bộ GD và ĐT đã gợi ý cho tôi hướng nghiên cứu của đề tài. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Dạy học tích hợp vào chương VI “ Cơ sở của nhiệt động lực học ” ( Vật lí 10 – cơ bản ) góp phần phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh ”.

 

doc 27 trang thuychi01 6691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp vào chương VI “Cơ sở của nhiệt động lực học" (Vật lí 10 – cơ bản ) góp phần phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Dạy học tích cực ..DHTC
Dạy học tích hợp ..DHTH
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp ..GDKTTH
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.......GDKTTH&HN
Giáo dục hướng nghiệp GDHN
Giáo dục môi trường GDMT
Giáo dục tư tưởng .....GDTT
Giáo viên ...GV
Học sinh HS
Nhà xuất bản .NXB
Phương pháp dạy học PPDH
Sách giáo khoa ..SGK
 I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục ở nước ta diễn ra rất mạnh mẽ. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Trên cơ sở phát huy thành tựu của nền giáo dục trong nước và tiếp thu những thành tựu mới của khoa học giáo dục thế giới, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta sao cho có tính hiệu quả và khả thi.
Định hướng trên được đưa ra trong Luật giáo dục năm 2005 là “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”[1] .
Các hoạt động dạy - học ở nhà trường phổ thông hiện nay chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Hệ thống các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay rất phong phú và đa dạng. Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học thì việc phát triển ở HS hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức là vô cùng cần thiết. Trong luật giáo dục đã chỉ rõ:
“  Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1].
Tính áp dụng được của kiến thức và khả năng vận dụng chúng là dấu hiệu bản chất của chất lượng lĩnh hội kiến thức, là cơ sở phát triển năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng và thói quen vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống sản xuất. Hiện nay chương trình, SGK được biên soạn theo hướng giáo dục HS toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ tình cảm, GDKTTH. Tuy nhiên việc hình thành kiến thức vật lí cho HS phần lớn do quyết định của GV và mục đích của việc học tập là nhằm áp dụng vốn kiến thức vào hoạt động thực tiễn để hiểu thế giới và có khả năng biến đổi nó vì lợi ích của cộng đồng. Vậy làm thế nào để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS trong các bài học vật lí ? Chính định hướng dạy học tích hợp của bộ GD và ĐT đã gợi ý cho tôi hướng nghiên cứu của đề tài. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Dạy học tích hợp vào chương VI “ Cơ sở của nhiệt động lực học ” ( Vật lí 10 – cơ bản ) góp phần phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về dạy học tích hợp.
- Nghiên cứu biện pháp dạy học tích hợp vào dạy học vật lí.
- Nghiên cứu nội dung tích hợp và tiến trình dạy học tích hợp vào chương VI “ Cơ sở của nhiệt động lực học” .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Quá trình dạy học tích hợp vào chương VI “ Cơ sở của nhiệt động lực học ” Vật lí lớp 10 THPT ban cơ bản nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung, phương pháp và biện pháp vận dụng dạy học tích hợp vào bài dạy.
Phương pháp điều tra, khảo sát.
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Lý do của việc DHTH vào dạy học vật lí
Hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ bão trong khi quĩ thời gian cũng như kinh phí để HS ngồi trên ghế nhà trường là có hạn. Vì vậy, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay người ta nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (các kiến thức về an toàn giao thông, về bảo vệ môi trường sống, về năng lượng và sử dụng năng lượng, về định hướng nghề nghiệp,...) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường vì lí do phải đảm bảo không quá tải trong học tập để phù hợp với sự phát triển của HS [2].
Dù khác nhau về đặc trưng bộ môn, song các môn học trong nhà trường phổ thông hiện nay đều có chung nhau nhiệm vụ là hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện HS. Có thể nêu những nét chung cơ bản của nhiệm vụ các môn học được dạy trong nhà trường như sau:
+ Hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng theo yêu cầu khoa học bộ môn.
+ Phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh phù hợp với đặc trưng
môn học.
+ Giáo dục HS thông qua quá trình dạy học bộ môn ( như hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan và thái độ, phẩm chất nhân cách của người lao động mới,..).
+ Góp phần GDKTTH&HN và chuẩn bị cho HS tham gia lao động sản xuất...
Các nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện được thông qua các môn học. Quá trình xây dựng chương trình, sách giáo khoa các môn học đã tích hợp nhiều tri thức để thực hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả đối tượng HS. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau.
Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học. Quá trình dạy học phải làm sao liên kết, tổng hợp hóa các tri thức. “Nếu chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở học sinh các " suy luận theo kiểu khép kín ", sẽ hình thành những con người " mù chức năng", nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày” [2].
Làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập. 
2.1.2. Những nguyên tắc vận dụng DHTH trong dạy học Vật lí
- DHTH làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa phong phú hơn bằng cách đặt quá trình học tập vào các tình huống để HS thấy được ý nghĩa của các kiến thức, kỹ năng, năng lực cần lĩnh hội. Tạo động lực học tập cho HS, đem lại niềm vui, hứng thú học tập, trong quá trình học tập như vậy các kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS đều được huy động gắn với thực tế cuộc sống.
- Không làm cho HS học tập quá tải.
- Vận dụng hợp lý các phương pháp DHTC, phương tiện dạy học để tạo ra hiệu quả tích hợp cao.
- Tăng cường khai thác mối liên hệ liên môn và liên kết các kiến thức trong nội bộ môn học.
2.1.3. DHTH với việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS trong dạy học vật lý
Việc vận dụng DHTH trong dạy học vật lí ở trường phổ thông là rất tự nhiên. Trước hết nó được thể hiện qua việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học Vật lí, cụ thể hoá một số nội dung cơ bản qua chương trình và SGK vật lí. Các nhiệm vụ của dạy học vật lí bao gồm:
+ Trang bị cho HS những kiễn thức Vật lí phổ thông cơ bản, hiện đại, có hệ thống : Các khái niệm Vật lí, các định luật, thuyết Vật lí, ứng dụng của Vật lí trong đời sống và sản xuất, các phương pháp nhận thức phổ biến dùng trong Vật lí.
+ Phát triển tư duy khoa học và năng lực sáng tạo của HS.
+ Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.
+ Góp phần GDKTTH&HN, giáo dục thẩm mĩ, GDMT...
Tính phức tạp của việc thực hiện các nhiệm vụ Vật lý thể hiện ở chỗ: Phải đồng thời thực hiện 4 nhiệm vụ thành phần trong quá trình dạy học, các nhiệm vụ phát triển tư duy, GDTGQDVBC, GDKTTH&HN, GDMT không được thể hiện tường minh như việc hình thành kiến thức và kỹ năng. Vì vậy việc thực hiện các nhiệm vụ này phụ thuộc vào năng lực của GV do đó GV cần được trang bị các kiến thức liên môn, phương pháp DHTH, tài liệu tham khảo, sự chỉ đạo chuyên môn của các nhà quản lý
giáo dục. Việc vận dụng dạy học tích hợp vào môn Vật lí còn thể hiện ở chỗ:
+ Các nhiệm vụ: Phát triển tư duy, GDTGQDVBC, GD KTTH&HN, GDMT là nhiệm vụ chung của các môn học trong nhà trường vì vậy có thể xem là mục tiêu tích hợp.
+ Việc thực hiện các mục tiêu tích hợp trên dẫn đến liên kết các môn học. Cụ thể khi dạy học Vật lí có thể liên kết với các môn: Toán học, sinh học, công nghệ, GDCD
+ Các phần của môn Vật lí cũng có tính độc lập tương đối, vận dụng tư tưởng tích hợp để liên kết kiến thức trọng nội bộ môn học sẽ nâng cao được chất lượng nắm vững kiến thức, phát triển hứng thú, tư duy và năng lực vận dụng kiến thức của HS.
Những phân tích trên đây dẫn đến kết luận: Cần thiết phải vận dụng DHTH trong dạy học vật lí để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS.
2.1.4. Các biện pháp vận dụng dạy học tích hợp
 a. Tích hợp các nội dung thực tế vào bài học
Các kiến thức Vật lí đều được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất, vào kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho cuộc sống con người. Do vậy dạy học Vật lí không thể tách rời với thực tiễn cuộc sống mà phải luôn luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất phát từ cuộc sống và diễn giải để phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS.
Trong quá trình dạy học giáo viên cần tích hợp các ví dụ minh hoạ, các sự kiện vật lí kỹ thuật, các thành tựu khoa học trong cuộc sống vào bài học cho HS hiểu và thấy được mặt thực tế của kiến thức, thấy được khả năng nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên vì cuộc sống của con người.
Các kiến thức thực tế được tích hợp trong từng bài học sẽ đảm bảo cho HS có hứng thú học tập, đảm bảo cho quá trình dạy học gắn bó mật thiết với cuộc sống. Nó góp phần phát triển tối đa năng lực của mỗi HS, giúp họ định hướng nghề nghiệp, biết cảm thụ cái đẹp và khả năng thích nghi nhanh với sự phân công lao động xã hội cũng như hoạt động sáng tạo. Trong dạy học Vật lí người GV cần phải tích hợp nội dung GDMT vào một số bài học để trang bị cho HS những tri thức khoa học về môi trường, kinh nghiệm và kỹ năng bảo vệ môi trường. Để mọi người đều có hiểu biết, trách nhiệm và nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường làm cho môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn.
 b. Sử dụng các bài tập có nội dung thực tế, kỹ thuật
Bài tập có nội dung thực tế là bài tập đề cập tới những vấn đề liên quan trực tiếp tới đối tượng có trong đời sống, kỹ thuật. Trong những bài tập có nội dung thực tế, những bài tập mang nội dung kỹ thuật có tác dụng lớn về GD KTTH& HN. Đây là một trong những biện pháp cơ bản thực hiện nội dung GD KTTH & HN. 
Nội dung của bài tập có tính kỹ thuật tổng hợp phải được rút ra từ những hiện tượng thực tế, kỹ thuật và đời sống xã hội. Những số liệu của bài tập phải phù hợp với thực tế. Những bài tập này có giá trị giáo dục rất hiệu quả, đồng thời vận dụng tích hợp hiệu quả sẽ rất cao bởi có thể thực hiện tích hợp các kiến thức đơn lẻ từ nhiều bài, nhiều phần, từ các tình huống trong sản xuất. Tích hợp để giáo dục cho HS nhiều khía cạnh của: GDKTTH& HN, GDTGQDVBC, GDMT sẽ phát triển được hứng thú học tập, kỹ năng vận dụng kiến thức và năng lực tư duy của HS.
 c. Vận dụng các phương pháp DHTC
DHTH dựa trên cơ sở tâm lý học của sự phát triển và các xu hướng sư phạm tích cực về quá trình dạy học. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của DHTH cần nghiên cứu vận dụng các PPDH tích cực.
Thực chất phương pháp DHTC đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Một số phương pháp DHTC đã đuợc đưa vào chương trình bồi dưỡng GV thực hiện chương trình và SGK mới.
 d. Sử dụng các phương tiện dạy học
PTDH là các dụng cụ mà GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học, tạo những điều kiện cần thiết để đạt được các mục tiêu dạy học. Trong qúa trình dạy học 3 phạm trù : Nội dung – Phương pháp – Phương tiện luôn gắn bó mật thiết với nhau. Dó đó nếu lựa chọn và phối hợp tốt 3 yếu tố này thì quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.2.1. Thực trạng học các kiến thức về “ Cơ sở của nhiệt động lực học” 
- Đa số HS cho rằng không có hứng thú học kiến thức phần này.
- Một số HS xác định việc học bộ môn Vật lí là bắt buộc.
 	- HS cho rằng Vật lí là bộ môn khó, trìu tượng 
- Khả năng tự học, mức độ tích cực, tự lực trong học tập còn hạn chế, đặc biệt là các lớp không học khối tự nhiên.
- Đa phần HS còn học tập một cách thụ động: nghe, nhớ, tái hiện. ít có đề xuất tham gia vào quá trình tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức.
- Còn nặng về học thuộc lòng, chưa biết tìm dấu hiệu bản chất, xác định trọng tâm của vấn đề cần nghiên cứu.
- Nhiều HS học thuộc lý thuyết song khả năng vận dụng vào giải bài tập, giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống còn hạn chế.
2.2.2. Thực trạng dạy học tích hợp vào chương VI “ Cơ sở của nhiệt động lực học ”
	- Giáo viên còn ít quan tâm đến việc tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập, lĩnh hội và vận dụng kiến thức, một số GV chưa chú ý đến việc dạy học sinh tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho HS.
	- Đa số giáo viên không có tài liệu hướng dẫn, minh họa DHTH. Do đó họ còn nhiều trở ngại trong việc áp dụng phương pháp này, số giáo viên quan tâm và sử dụng DHTH vào bài dạy chưa nhiều. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Nội dung chương VI “ Cơ sở của nhiệt động lực học ”
Chương “ Cơ sở của nhiệt động lực học” là chương nằm trong phần Nhiệt học, được bố trí ngay sau chương “ Chất khí ” và trước chương “ Chất rắn và chất lỏng ”.
Chương này được dạy trong 4 tiết ( 3 tiết lý thuyết, 1 tiết bài tập ), gồm các bài:
Bài 32: Nội năng và sự biến đổi nội năng.
Bài 33: Các nguyên lý của nhiệt động lực học.
Chương “ Cơ sở của nhiệt động lực học” gồm các kiến thức cơ bản sau:
- Lý thuyết : 
+ Khái niệm nội năng và sự biến đổi nội năng.
+ Các nguyên lý của nhiệt động lực học.
+ Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt.
- Bài tập:
+ Vận dụng quan hệ giữa nội năng và nhiệt độ, thể tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan.
+ Vận dụng các nguyên lý của nhiệt động lực học.
+ Bài tập thực tế về vấn đề nhiên liệu, tiết kiệm nhiên liệu.
2.3.2. Vai trò của kiến thức trong chương VI
- Các kiến thức về “ Cơ sở của nhiệt động lực học” góp phần hoàn chỉnh kiến thức vật lý phổ thông. Đó là những nội dung cơ bản nhất và là nền tảng của kiến thức Nhiệt học mà HS cần lĩnh hội.
- Kiến thức về “ Cơ sở của nhiệt động lực học” luôn gắn liền với thực tế cuộc sống, với các quá trình lao động, là cơ sở nguyên tắc của một số máy móc, thiết bị kỹ thuật mà các em thường gặp trong cuộc sống. Đây chính là cơ sở để GDKTTH&HN cho HS.
- Từ bản chất của các quá trình biến đổi nội năng của vật, nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt, HS thấy được một vấn đề quan trọng hiện nay. Đó là sự biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, nhiên liệu và tiết kiệm nhiên liệu, từ đó giáo dục cho HS ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống hiện nay. Khi dạy học các kiến thức của chương này, nếu có PPDH thích hợp để định hướng được hoạt động của HS thì sẽ phát triển được hứng thú học tập và năng lực vận dụng kiến thức của HS vào các lĩnh vực khác nhau, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2.3.3. Các hoạt động xây dựng tiến trình DHTH cho một bài học
Để xây dựng tiến trình DHTH cho một bài học cụ thể người GV phải tiến hành tốt các hoạt động sau đây:
1. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình sách giáo khoa nắm được mục tiêu chung, nghiêu cứu cụ thể nội dung bài học để xác định được mục tiêu bài học, cần chỉ ra được nội dung nào là quan trọng, biến đổi các nội dung này thành mục tiêu, từ đó hình thành các mức năng lực.
2. Xác định các mục tiêu tích hợp và năng lực cần hình thành. 
3. Xây dựng tiến trình dạy học: xây dựng logíc khoa học hình thành kiến thức, trên cơ sở đó đưa ra các mục tiêu tích hợp ở vị trí thích hợp phù hợp với nội dung học tập.
4. Lựa chọn và vận dụng các PPDH phù hợp, trong đó chú trọng đến các phương pháp dạy học tích cực.
2.3.4. Xây dựng tiến trình dạy học tích hợp
a. Xác định rõ nội dung của bài học
- Kiến thức cần đạt sau mỗi nội dung, mỗi bài học?
- Những kỹ năng cần hình thành ở HS, thái độ, đạo đức tác phong cần xác lập ?
- Chuẩn bị của GV và HS cho bài học cụ thể như thế nào?
b. Xác định mục tiêu tích hợp vào bài học
- Sử dụng DHTH vào bài học ở phần nào, khi nào cho hợp lý. Tích hợp những vấn đề gì ? tích hợp như thế nào? để giúp HS phát triển được hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức. 
- Lựa chọn PPDH, PTDH để thực hiện việc dạy học tích hợp
c. Thiết lập phương án dạy học
Xác định kiến thức, kỹ năng và thái độ cần hình thành và phát triển ở học sinh trong bài học.
- Xác định các nội dung cần tích hợp, vị trí tích hợp trong bài và thời gian cụ
thể.
- Dựa vào kinh nghiệm đã có của HS, nội dung kiến thức của bài để có phương án hướng dẫn HS tích hợp trong các tình huống thực tế.
- Lường trước những sai lầm và khó khăn HS thường mắc khi học bài.
d. Chuẩn bị thiết bị dạy học
Cần chuẩn bị những thiết bị dạy học nào phù hợp để phục vụ cho nội dung bài giảng. Đối với các bài phần Nhiệt học ngoài các thiết bị thí nghiệm có sẵn trong chương trình GV nên sử dụng các thiết bị hiện đại đa phương tiện, Máy vi tính kết nối máy chiếu, các đoạn video clip, phần mềm vi tính 
2.3.5. Xây dựng tiến trình DHTH vào chương VI “ Cơ sở của nhiệt động lực học ”
Bài 1 : NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
- Chứng minh được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
- Phân biệt được hai cách làm biến đổi nội năng và nêu được các ví dụ cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Viết được các công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
2. Kỹ năng
- Giải thích định tính một số hiện tượng đơn giản về sự thay đổi nội năng.
- Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập trong bài và các bài tập tương tự.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, thận trọng trong nghiên cứu bài học.
- Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, niềm yêu thích môn học.
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường.
4. Những năng lực cốt lõi cần chú trọng: tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề, làm việc hợp tác 
 5. Trọng tâm bài học: nội năng và các cách làm thay đổi nội năng.
II. Chuẩn bị cho bài giảng
1. Giáo viên
- Dụng cụ làm các thí nghiệm như hình 32.1a và 32.1b SGK: đồng xu, bơm xe đạp
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
Ôn lại các kiến thức về cơ năng, nhiệt năng, các hình thức truyền nhiệt, công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt, năng suất toả nhiệt của nhiên liệu đã học ở THCS.
III. Các nội dung có thể tích hợp
1. Giáo dục kĩ thuật tổng hợp
- Chế tạo động cơ nhiệt.
- Luyện gang, thép.
- Các hình thức truyền nhiệt.
- Hoạt động của nồi hơi, máy nén khí.
- Năng lượng nhiệt.
2. Giáo dục tư tưởng
- Tận dụng năng lượng
- Sử dụng năng lượng vì hoà bình
3. Giáo dục môi trường
- Hiệu ứng nhà kính.
- Ảnh hưởng bức xạ nhiệt của mặt trời.
- Biện pháp BVMT: trồng cây, giảm lượng khí thải
IV. Tiến trình dạy học cụ thể bài“ Nội năng và sự biến thiên nội năng ”
Hoạt động 1. ( 3 phút ) Đề xuất vấn đề
ĐỊNH HƯỚNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tái hiện kiến thức cũ
+ Hãy kể tên các dạng năng lượng đã
học ?
+ Nếu để ý bên trong vật còn có một dạng năng lượng khác, đó chính là nội năng.
Vậy nội năng là gì ? Nó phụ thuộc vào
những thông số nào ? Có thể biến đổi
nội năng được không ?
+ Cá nhân trả lời, câu trả lời có thể là: cơ năng, điện năng, nhiệt năng
+ Cá nhân nhận thức được vấn đề cần
nghiên cứu.
Hoạt động 2. ( 13 phút) Tìm hiểu về nội năng
+ Tổ chức cho HS thảo luận ôn lại những nội dung cơ bản về cơ năng: Khái niệm cơ năng, động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng.
Hỏi: Vật chất được cấu tạo từ các phần tử riêng rẽ, vậy các phần tử có động năng và thế năng không ? Vì sao?
+ Trong nhiệt động lực học người ta gọi
tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.
Câu hỏi thảo luận: Nội năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
+ Hãy hoàn thành yêu cầu C1?
+ Gợi ý: Nhớ lại nội dung cơ bản của Th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_tich_hop_vao_chuong_vi_co_so_cua_nhiet_dong_luc.doc