SKKN Phương pháp bài tập dao động của con lắc lò xo khi độ cứng lò xo biến thiên

SKKN Phương pháp bài tập dao động của con lắc lò xo khi độ cứng lò xo biến thiên

 Như chúng ta đã biết trong những năm thi THPT Quốc Gia gần đây năm nào cũng xuất hiện các bài toán khó và lạ làm học sinh lúng túng trong việc đưa ra phương pháp giải, ngoài ra yêu cầu giải quyết bài toán phải thật nhanh không được làm ảnh hưởng đến các câu khác và đặc biệt học sinh học ở mức độ trung bình trở lên khi gặp bài toán kiểu khó này là phải giải làm được. Vài năm gần đây trong đề THPT QG có xuất hiện bài toán tìm biên độ dao động của con lắc lò xo khi giữ một điểm cố định trên lò xo, vấn đề này là vấn đề mới nên có nhiều thầy cô giáo không đề cập đến và cũng có thầy cô đề cập đến, nhưng đưa ra phương pháp giải kiểu tự luận: dài, phức tạp và khó nhớ không phù hợp với kiểu thi trắc nghiệm hiện nay.

 Qua một thời gian nghiên cứu về bản chất vấn đề này tôi thấy, nếu cứ tuân theo kiểu giải tự luận như kiểu học trước đây thì để học sinh làm lại trong trường hợp gặp lại bài toán này là gặp khó khăn và không phù hợp với với cách thi trắc nghiệm hiện nay. Vì vậy tôi đã tìm phương pháp giải bài toán “Dao động của con lắc lò xo khi độ cứng của lò xo bị biến thiên”

 

doc 20 trang thuychi01 18853
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp bài tập dao động của con lắc lò xo khi độ cứng lò xo biến thiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP BÀI TẬP
DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC LÒ XO KHI 
ĐỘ CỨNG LÒ XO BIẾN THIÊN
 Người thực hiện: Nguyễn Đức Lộc
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lí
THANH HÓA NĂM 2018 
MỤC LỤC
1. Mở đầu.......3
	1.1. Lí do chọn đề tài....3
	1.2. Mục đích nghiên cứu.....4
	1.3. Đối tượng nghiên cứu........4
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.......4
	1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm........4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..4
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...4
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...4
	2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	 2.3.1. Cơ sở lí thuyết....5
	 2.3.2. Khảo sát dao động của con lắc lò xo.....5
	 2.3.2.1. Khảo sát dao động của vật khi giữ cố định một điểm trên lò xo....5 
	 2.3.2.2. Khảo sát dao động của vật khi thả điểm cố định8
	 	2.3.2.3. Các ví dụ điển hình..8
	 2.3.2.3.1. Các ví dụ có lời giải8
	 2.3.2.3.2. Các bài tập tự giải.....................................................................14
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, , với bản thân, đồng nghiệp và nhà trương...19
3. Kết luận, kiến nghị......20
	3.1. Kết luận ..20
	3.2. Kiến nghị ....20
TÀI LIỆU THAM KHẢO....20
1. MỞ ĐẦU.
	1.1. Lí do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết trong những năm thi THPT Quốc Gia gần đây năm nào cũng xuất hiện các bài toán khó và lạ làm học sinh lúng túng trong việc đưa ra phương pháp giải, ngoài ra yêu cầu giải quyết bài toán phải thật nhanh không được làm ảnh hưởng đến các câu khác và đặc biệt học sinh học ở mức độ trung bình trở lên khi gặp bài toán kiểu khó này là phải giải làm được. Vài năm gần đây trong đề THPT QG có xuất hiện bài toán tìm biên độ dao động của con lắc lò xo khi giữ một điểm cố định trên lò xo, vấn đề này là vấn đề mới nên có nhiều thầy cô giáo không đề cập đến và cũng có thầy cô đề cập đến, nhưng đưa ra phương pháp giải kiểu tự luận: dài, phức tạp và khó nhớ không phù hợp với kiểu thi trắc nghiệm hiện nay.
 Qua một thời gian nghiên cứu về bản chất vấn đề này tôi thấy, nếu cứ tuân theo kiểu giải tự luận như kiểu học trước đây thì để học sinh làm lại trong trường hợp gặp lại bài toán này là gặp khó khăn và không phù hợp với với cách thi trắc nghiệm hiện nay. Vì vậy tôi đã tìm phương pháp giải bài toán “Dao động của con lắc lò xo khi độ cứng của lò xo bị biến thiên” 
	Tôi đã xây dựng một công thức tổng quát nhất trên nền tảng kiến thức cũ mà học sinh đã có, từ đó học sinh có thể vận dụng nó làm bài toán một cách dễ dàng cho dù đề ra có phức tạp đi nữa, chỉ yêu cầu đơn dản với học sinh là phân biệt rõ từng đại lượng một trong công thức tổng quát.
 Qua vài năm áp dụng phương pháp này, áp dụng cho cả 2 đối tượng học sinh học chương trình nâng cao và chương trình chuẩn, tôi thấy tất cả các học sinh được tôi dạy bằng phương pháp thì học sinh đều giải bài toán một cách nhẹ nhàng hơn và tự tin học vật lý hơn.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
Tìm cho mình một phương pháp để tạo ra không khí hứng thú và lôi cuốn nhiều học sinh tham gia giải các bài tập lý, đồng thời giúp các em đạt được kết quả cao trong các kỳ thi.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Lý thuyết cơ bản về con lắc lò xo 
- Vận dung công thức tổng quát để giải một số bài toán
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
Giải các bài tập vận dụng
	1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
	- Giải quyết bài toán khó nhanh và chính xác
	- Cách giải quyết này phù hợp với cách kiểm tra đánh giá hiện nay
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong việc giải các bài tập về giữ điểm cố định của lò xo, đa số học sinh thường dùng phương pháp không rõ ràng, nên không rõ về bản chất hiện tượng vật lí. Vì vậy phương pháp tôi nghiên cứu ở đây cho học sinh thấy rõ được bản chất vật lí và áp dụng công thức tổng quát để giải quyết rất nhanh mặc dù bài toán đó là rất phức tạp. 
Phương pháp tôi nghiên cứu ở đây có thể áp dụng cho cả học sinh học học trung bình, chỉ cần hướng dẫn học sinh cách sử dụng công thức là được.
Việc khai thác có hiệu quả phương pháp, sẽ góp phần nâng cao chất lượng nắm kiến thức cũng như khả năng vận dụng để đạt kết quả tốt trong các kỳ thi.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	- Trước thực trạng học sinh Quảng Xương 1 nói chung và học sinh được tôi dạy trực tiếp nói riêng trong những năm về trước, khi gặp bài toán con lắc lò xo giữ cố định một điểm bất kỳ trên lò xo thì học sinh thường hay chọn đại một đáp án vì đây là một dạng bài toán khó.
- Một thực trạng nữa: vấn đề này là khó nên có nhiều thầy cô không muốn dạy phần này dẫn đến học sinh không làm được khi gặp bài toán khiểu này.
	2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
 - Trước tiên tôi trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất là về độ cứng của lò xo khi thay đổi chiều dài lò xo
 - Trang bị cho học sinh về năng lượng dao động của con lắc lò xo 
 - Hình thành cho học sinh phương pháp giải tổng quát 
	2.3.1. Cơ sở lý thuyết
Độ cứng của lò xo thay đổi theo chiều dài của lò xo 
 Xét một lò xo có chiều dài l0 và độ cứng k0, cắt lò xo thành hai phần có chiều dài tương ứng là l1 và l2 khi đó độ cứng là k1 và k2.
Ta luôn có: 
 k0l0=k1l1=k2l2 
=>
Vậy độ cứng của lò xo tỉ lệ nghịch với chiều dài của nó
	2.3.2. Khảo sát dao động của con lắc lò xo
	2.3.2.1. Khảo sát dao động của vật khi giữ cố định một điểm trên lò xo.
Chọn chiều dương ox trùng với chiều dãn của lò xo
Gọi O là vị trí cân bằng của vật lúc ban đầu.
 O’ là vị trí cân bằng của vật khi giữ cố định một điểm trên lò xo. 
Vị trí O’ có thể nằm bên trái hoặc bên phải điểm O nó phụ thuộc vào thời điểm giữ cố định một điểm trên lò xo vật đang ở li độ âm hay dương. Nếu giữ cố định một điểm trên lò xo lúc vật ở li độ dương thì O’ lệch về bên phải O, còn khi li độ âm thì O’ lệch về bên trái điểm O.
	Giả sử khi vật đang dao động điều hòa với biên độ là A quanh vị trí cân bằng O, khi vật đến li độ x, vận tốc v và lò xo có chiều dài thì cơ năng , thế năng và động năng của con lắc lò xo lúc này là:
Ta có: 
	Ngay lúc này giữ cố định lò xo tại điểm D( hình vẽ) thì vật m dao động với biên độ là A’ quanh vị trí cân bằng mới O’.
C
C
x
· ·
O
O’ 
x
D
	Phần lò xo tham gia vào dao động lúc đó là có độ cứng là k’. Phần không tham gia vào dao động nữa( bị nhốt) là có độ cứng là k’’.
Theo lập luận như phần cơ sở lí thuyết thì:
Đặt lúc này 
	Ngay lúc này con lắc lò xo dao động có năng lượng, thế năng và động năng là 
 với x’=x-OO’
động năng không đổi so với ngay trước khi giữ cố định điểm D
Vậy phần cơ năng giảm chính là phần thế thế năng giảm( phần thế năng bị nhốt) 
=> ( W’’t là phần thế năng bị nhốt)
ó 
Vậy công thức cần nhớ để xác định biên độ dao động của vật sau khi giữ cố định điểm D trên lò xo là.
Độ lệch giữa vị trí cân bằng mới và cũ là
Xét trường hợp thường gặp trong các đề thi đại học
 + Giữ cố định điểm D khi vật đi qua vị trí cân bằng thì: x=0 
Trường hợp này vị trí cân bằng không đổi
 + Giữ cố định điểm D khi vật đến các biên x= 
 + Nếu điểm D là điểm giữa của lò xo thì => n=2
C
C
x
· ·
O
O’ 
x
D
	2.3.2.2. Khảo sát dao động của vật khi thả điểm cố định.
Sau khi giữ cố định điểm D thì vật dao động điều hòa với biên độ A’ quanh vị trí cân bằng O’.
Trong quá trình vật đang dao động với biên độ A’, nếu vật đến vị trí trùng với vị trí của vật lúc giữ cố định lò xo tại D rồi thả điểm giữ lò xo ra thì vật sau đó sẽ dao động với biên độ ban đầu. Trong các trường hợp khác thì biên độ sau khi thả điểm cố định ra đều khác biên độ A.
Độ lệch hai vị trí cân bằng là 
Nếu x>0 thì O’ lệch về phía bên phải O, x<0 thì O’ lệch về bên trái O
	Giả sử vật đang dao động với biên độ A’. Khi vật đến vị trí x’( so với O’), vận tốc vật là v’ thì thả điểm cố định D ra. Lúc này vật sẽ dao động điều hòa với biên độ A’’ quanh vị trí cân bằng O.
Biên độ A’’ tính bằng công thức độc lập sau:
Lấy dấu “+” khi O’ lệch về bên phải O, còn lấy dấu “ - ” khi O’ lệch về bên trái O
	2.3.2.3. Các ví dụ điển hình
	2.3.2.3.1. Các ví dụ có lời giải.
Ví dụ 1: 
	Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên A=8cm, đúng lúc lò xo giản tối đa người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo, khi đó vật động điều hòa với biên A` .Xác định biên dao động mới của vật
Hướng dẫn:
Vì giữ cố điểm điểm giữa của lò xo lúc vật đến vị trí biên dương A nên ta áp dụng trường hợp đặc biệt luôn:
 Với n=2 nên 
Đáp số: 
Ví dụ 2: 
	Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với biên độ A=10cm.Khi vật nặng chuyển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định điểm D trên lò xo cách điểm cố định một đoạn bằng chiều dài tự nhiên của lò xo.Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn:
	Theo giả thiết khi vật đi qua vị trí cân bằng thì giữ cố định điểm D trên lò xo và cách điểm cố định bằng chiều dài tự nhiên của lò xo nên:
Đây là trường hợp đặc biệt giữ cố định một điểm trên lò xo khi vật đi qua vị trí cân bằng nên áp dụng công thức 
Đáp số: 
Ví dụ 3 : 
Một con lắc lò xo nằm ngang dao, từ vị trí cân bằng kéo vật ra một đoạn 8cm rồi thả nhẹ cho vật vật động điều hòa. Khi vật cách vị trí cân bằng 4cm thì người ta giữ cố định lò xo một phần 3 chiều dài của nó khi đó. Tính biên độ dao động mới của vật
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức tổng quát: 
Với x=4cm, và A=8cm. thay số ta có 
Đáp số: A’=6,25cm
Ví dụ 4: 
Con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn. Biết độ cứng của lò xo k =40N/m và vật có khối lượng m=0.4kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng 8cm rồi thả nhẹ cho vật dao động diều hòa theo phương ngang. Sau khi thả vật thời gian thì đột ngột giữ cố định một phần 3 chiều dài của lò xo lại. Biên độ dao dộng của vật sau đó là?
Hướng dẫn:
Tần số góc của con lắc lò xo: 
Tại t=0 vật ở vị trí biên dương x=8cm
Tại thời điểm t= thì véc tơ bán kính A quét được góc , lúc này x=4cm thì đột ngột giữ cố định một phần 3 chiều dài của lò xo lại thì vật dao động điều hòa với biên độ mới là A’.
Áp dụng công thức tổng quát
Với và A=8cm. thay số ta có 
Đáp số: 
Ví dụ 5: 
Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì giữ cố định điểm I trên lò xo cách điểm cố định của lò xo một đoạn b thì sau đó vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ .Chiều dài tự nhiên của lò xo lúc đầu là:
Hướng dẫn:
	Vì giữ cố định điểm I trên lò xo lúc vật đi qua vị trí cân bằng nên biên độ dao động của vật sau đó là
Theo giả thiết 
Mặt khác 
Suy ra: 
Đáp số: 
Ví dụ 6: 
Con lắc lò xo nằm ngang không ma sát . Ban đầu vật được kích thích cho nó dao động điều hòa với biên độ Ao theo phương ngang. Chọn mốc thời gian là lúc vật ở vị trí cân bằng. Tại thời điểm 5,25T người ta giữ cố định 1 điểm ở khoảng giữa lò xo sao cho sau đó con lắc dao động với cơ năng giảm 25% so với cơ năng ban đầu. Biên độ dao động của vật đó sẽ thay đổi như thế nào so với biên độ ban đầu A0 .
Hướng dẫn:
Tại thời điểm t=0 thì vật qua vị trí cân bằng (x=0)
Tại thời điểm t=5,25T =5T+ thì vật đến vị trí biên, nếu giữ cố định một điểm trong khoảng giữa lò xo thì biên độ dao động là
Theo giả thiết W’=0,75W (2)
Thay k’=nk và (1) vào (2) 
Từ (1) suy ra => biên độ giảm 25%
Đáp số: Biên độ bị giảm 25%
Ví dụ 7: 
	Con lắc lò xo có độ cứng k, chiều dài tự nhiên , một đầu gắn cố định, một đầu gắn vào vật có khối lượng m. Kích thích cho lò xo dao động điều hoà với biên độ A= trên mặt phẳng ngang không ma sát. Khi vật đang dao động điều hòa và lò xo bị dãn cực đại, tiến hành giữ chặt lò xo tại vị trí cách vật 1 đoạn . Xác định tốc độ dao động cực đại của vật sau đó.
Hướng dẫn: 
Khi lò xo dãn cực đại thì vật ở biên dương, lúc này chiều dài cực đại là 
Lúc này giữ cố định lò xo tại một điểm cách vật 
=> và 
Ta có : 
Tần số góc 
Tốc độ cực đại của vật là
Đáp số: 
Ví dụ 8: 
Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 18 N/m và vật nặng khối lượng m = 200 g. Đưa vật đến vị trí lò xo dãn 10 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hoà. Sau khi vật đi được 2 cm thì giữ cố định lò xo tại điểm C cách đầu cố định một đoạn bằng 1/4 chiều dài của lò xo khi đó và vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ A1. Sau một thời gian vật đi qua vị trí động năng bằng 3 lần thế năng và lò xo đang dãn thì thả điểm cố định C ra và vật dao động điều hòa với biên độ A2. Xác định giá trị A1 và A2 .
Hướng dẫn: 
Chọn chiều dương hướng theo chiều dãn của lò xo
·
O
· ·
O’ M
C
 l1
 l
 l2
Lần 1: Khi giữ cố định tại C thì vật dao động điều hòa quanh 
VTCB mới O’ với biên độ A1
- Áp dụng công thức 1: =với n=l/l1 =4/3
Lần 2: khi thả điểm C thì vật lại dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O.
Khoảng cách 2 VTCB chính là độ dãn của l2. OO’= =2cm (vì l2=)
Li độ và vận tốc của vật ngay khi bắt đầu thả C là( so với O’) 
Trong đó 
Li độ và vận tốc của vật ngay sau khi thả C là( so với O) 
Biên độ 
	2.3.2.3.2. Các bài tập tự giải
Câu 1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng, người ta giữ chặt lò xo tại một điểm cách đầu cố định của nó một đoạn bằng 1/3 chiều dài tự nhiên của lò xo. Biên độ A’ của con lắc lò xo bây giờ là	
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 2: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Khi vật chuyển động qua vị trí lò xo giãn 0,5A thì giữ cố định lò xo tại điểm chính giữa, thì biên độ dao động của con lắc lò xo khi này là 
A. B. C. D. 
Câu 3: Cho một con lắc lò xo gồm lò xo có chiều dài tự nhiên l0, và vật nặng dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Khi chiều dài của lo xo là l0 + A/2, người ta giữ chặt lò xo tại trung điểm của lò xo. Biên độ A’ của một con lắc lò xo bây giờ là:	
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 4. Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Đúng lúc con lắc qua vị trí có động năng bằng thế năng và đang giãn thì người ta cố định một điểm chính giữa của lò xo, kết quả làm con lắc dao động điều hòa với biên độ A’. Hãy lập tỉ lệ giữa biên độ A’ và biên độ A.
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 5. Một con lắc lò xo bố trí nằm ngang. Vật đang dao động điều hoà với chu kì T, biên độ 8cm, khi vật qua vị trí x = 2cm thì người ta giữ cố định một điểm trên lò xo sao cho phần lò xo không tham gia vào sự dao động của vật bằng 2/3 chiều dài lò xo khi đó. Kể từ thời điểm đó vật sẽ dao động điều hoà với biên độ bằng bao nhiêu ?
A. 3,23 	B. 3 	C. 4 	D. 4,52cm
Câu 6: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hoà với chu kỳ T, biên độ cm. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo lại. Bắt đầu từ thời điểm đó vật sẽ dao động điều hoà với biên độ là 
A. 	B. 	C. 5 cm.	D. 
Câu 7.Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với biên độ A. Đầu B được giữ cố định vào điểm treo đầu O gắn với vật nặng khối lượng m. Khi vật chuyển động qua vị trí có động năng gấp 16/9 lần thế năng thì giữ cố định điểm C ở giữa lò xo với CO=2CB. Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ dao động bằng
A. 	B. 	C. 0,8A D. 
Câu 8. Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Từ vị trí cân bằng người ta kéo vật ra 8cm rồi thả nhẹ khi vật cách vị trí cân bằng 4cm thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo Tính biên độ dao động mới của vật: 
A . 	B 4cm 	C 6,3 cm 	D 
Câu 9. Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với biên độ A.Khi vật nặng chuyển động qua VTCB thì giữ cố định điểm cách điểm cố định một đoạn có chiều dài chiếm 60% chiều dài tự nhiên của lò xo.Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ A’. Tỷ số bằng 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 10: Một con lắc lò xo nằm ngang có vật m=100g và lò xo có độ cứng k=100N/m.Từ VTCB truyền vận tốc=40(cm/s).chọn gốc thời gian lúc truyền vận tốc cho vật.tại thời điểm giữ cố định điểm giữa của lò xo.Vật tiếp tục dao động với biên độ A` là
A. 4cm 	B. 3cm 	C. 2cm 	D. 5cm
Câu 11: Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 40 N/m và vật nặng khối lượng m = 400 g. Từ vị trí cân bằng kéo vật ra một đoạn 8 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hoà. Sau khi thả vật thì giữ đột ngột điểm chính giữa của lò xo khi đó. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là: 
A. 2 cm 	B. cm 	C. cm 	D. 4 cm
Câu 12: Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật nặng khối lượng m = 100 g. Khi t=0 vật qua vị trí cân bằng với tốc 
độ 40pcm/s. Đến thời điểm t= thì giữ đột ngột điểm chính giữa của lò xo khi đó. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là:
A. 2 cm 	B. cm 	C. 4 cm 	D. cm
Câu 13: Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật nặng khối lượng m = 100 g. Khi t=0 vật qua vị trí cân bằng với tốc độ 40pcm/s. Đến thời điểm t=0,15s thì giữ đột ngột điểm chính giữa của lò xo khi đó. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là:
A. 2 cm 	B. cm 	C. 4 cm 	D. cm
Câu 14. Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng ngang với biên độ A=10cm.Khi con lắc chuyển động đến vị trí lò xo dãn 5cm thì người ta cố định 
điểm chính giữa lò xo.Biên độ dao động của con lắc sau đó là
A. 	B. 	C. 5cm 	D. 
Câu 15: Một con lắc lò xo m=400g, k=25N/m dao động trên mặt phẳng nằm ngang, Từ VTCB người ta kéo vật ra 8cm rồi thả nhẹ, khi vật ở vị trí động năng lớn hơn thế năng 3 lần và lò xo đang giãn thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo. Tính biên độ dao đông mới của vật.
A.2cm 	B.4cm C.5,3cm D.6,5cm 
Câu 16. Một con lắc lò xo đặt nằm ngang. Đưa quả năng con lắc tới vị trí mà tại đó lò xo dãn 4cm rổi thả nhẹ để nó dđđh. Khi quả nặng đang đi qua vị trí cân bằng thì giữ cố định điểm chính giữa lò xo lại.Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ mới bằng:
A.4cm B. C. 	D. 2 cm 
Câu 17: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có m=100g, k=100N/m, l0=40cm đang dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng với biên độ A=2cm. chọn ox hướng xuống. vào thời điểm vật qua vị trí x= -1cm thì giữ cố định vào điểm giữa của lò xo. Biên độ dao động sau khi giữ là
A. 	B. 1cm 	C. 1,5cm 	D. 
Câu 18; con lắc lò xo co k= 60N/m , chiều dài tự nhiên 40cm, treo thẳng đứng đầu trên gắn vào điểm C cố định , đầu dưới gắn vật m=300g , vật dao động điều hòa với A=5cm. khi lò xo có chiều dài lớn nhất giữ cố định điểm M của lò xo cách C là 20cm , lấy g=10m/s2 . Khi đó cơ năng của hệ là 
A. 0,08J 	B. 0,045J 	C. 0,18J 	D. 0,245J
Câu 19. Con lắc lò xo có độ cứng k, chiều dài l0 , một đầu gắn cố định, một đầu gắn vào vật có khối lượng m. Kích thích cho lò xo dao động điều hoà với 
biên độ A trên mặt phẳng ngang không ma sát. Khi lò xo đang dao động và bị dãn cực đại, tiến hành giữ chặt lò xo tại vị trí cách vật 1 đoạn b , khi đó tốc độ dao động cực đại của vật là: 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 20. Con lắc lò xo có độ cứng k, chiều dài , một đầu gắn cố định, một đầu gắn vào vật có khối lượng m. Kích thích cho lò xo dao động điều hoà với biên độ A= trên mặt phẳng ngang không ma sát. Khi lò xo đang dao động và bị dãn cực đại, tiến hành giữ chặt lò xo tại vị trí cách vật 1 đoạn , khi đó tốc độ dao động cực đại của vật là: 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 21: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật dao động điều hòa với biên độ A Khi vật đi qua vị trí cân bằng người ta giữ chặt lò xo ở vị trí cách điểm treo của lò xo một đoạn bằng chiều dài của lò xo lúc đó. Biên độ dao động của vật sau đó bằng 
A. 2A 	B. 	C. 	D. A
Câu 22. Một vật dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng O. Ban đầu vật đi qua O theo chiều dương. Sau thời gian vật chưa đổi chiều chuyển động và tốc độ giảm một nửa so với tốc độ ban đầu . Sau thời gian vật đã đi được 12cm. Vận tốc ban đầu của vật là:
A. 25cm/s	B. 30cm/s	C. 20cm/s 	D. 40cm/s
Câu 23: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 18 N/m và vật nặng khối lượng m = 200 g. Đưa vật đến vị trí lò xo dãn 10 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hoà. Sau khi vật đi được 2 cm thì giữ cố định lò xo tại điểm C cách đầu cố định một đoạn bằng chiều dài của lò xo khi đó và vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ A1. Sau một thời gian vật đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_bai_tap_dao_dong_cua_con_lac_lo_xo_khi_do_c.doc