SKKN Giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học chương “động lực học chất điểm” – Vật lí 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lí tại trường thcs và thpt Quan hóa

SKKN Giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học chương “động lực học chất điểm” – Vật lí 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lí tại trường thcs và thpt Quan hóa

Trong giai đoạn hiện nay, phát triển giáo dục toàn diện đang là một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nước ta. Để đưa nền giáo dục đất nước ngày một phát triển thì người giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để khơi dậy trong học sinh lòng ham muốn học tập, tự mình chiếm lĩnh lấy kiến thức. Đây là một vấn đề không dễ đối với các giáo viên. Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức, nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện.

Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên. Từ thực tế giảng dạy tại trường THCS & THPT Quan Hóa, tôi nhận thấy một bộ phận học sinh rất thờ ơ với các môn học hoặc là các em sợ phải học môn đó. Có nghĩa là bản thân các em không hứng thú với việc học, các tiết học làm cho các em mệt mỏi, chán ghét. Như vậy, lương kiến thức của các em trở nên nghèo nàn và tất nhiên tỉ lệ học sinh học lực yếu, kém qua các năm học không giảm, chất lượng giáo dục của nhà trường không cao. Nên việc khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém, từ đó đưa chất lượng giáo dục nhà trường đạt được kết quả cao hơn là vấn đề được các lãnh đạo nhà trường và các giáo viên rất quan tâm hiện nay. Bộ môn vật lí cũng không nằm ngoài trường hợp này, học sinh còn cảm thấy nặng nề hơn với các công thức, định lí, định luật vật lí khó hiểu. Mặc dù vật lí là môn khoa học tự nhiên, phần lớn kiến thức vật lí trong chương trình trung học phổ thông đều có liên hệ với thực tế cuộc sống và là cơ sở vận dụng cho nhiều ngành kĩ thuật. Vấn đề này là ở phương pháp dạy của giáo viên, chỉ dạy theo đúng trình tự SGK một cách máy móc, không có ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, làm cho phần lớn học sinh chán nản với môn học và kết quả học tập không cao. Nên là một giáo viên vật lí trong quá trình giảng dạy tôi luôn muốn phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học dựa vào đặc thù của môn học và kết hợp với những phương pháp dạy học thích hợp. Mục tiêu đầu tiên của tôi đặt ra khi bắt đầu giảng dạy vật lí ở một lớp, là phải tìm phương pháp dạy để các em học sinh yêu thích học môn học này qua các tiết dạy của tôi. Khi các em đã có hứng thú với môn học thì các em sẽ thấy việc học có ích cho bản thân và sẽ tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Khi đó sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy môn vật lí. Như vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, bản thân tôi luôn tìm những giải pháp cụ thể để thực hiện nó.

 

docx 21 trang thuychi01 16815
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học chương “động lực học chất điểm” – Vật lí 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lí tại trường thcs và thpt Quan hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển giáo dục toàn diện đang là một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nước ta. Để đưa nền giáo dục đất nước ngày một phát triển thì người giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để khơi dậy trong học sinh lòng ham muốn học tập, tự mình chiếm lĩnh lấy kiến thức. Đây là một vấn đề không dễ đối với các giáo viên. Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức, nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện. 
Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên. Từ thực tế giảng dạy tại trường THCS & THPT Quan Hóa, tôi nhận thấy một bộ phận học sinh rất thờ ơ với các môn học hoặc là các em sợ phải học môn đó. Có nghĩa là bản thân các em không hứng thú với việc học, các tiết học làm cho các em mệt mỏi, chán ghét. Như vậy, lương kiến thức của các em trở nên nghèo nàn và tất nhiên tỉ lệ học sinh học lực yếu, kém qua các năm học không giảm, chất lượng giáo dục của nhà trường không cao. Nên việc khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém, từ đó đưa chất lượng giáo dục nhà trường đạt được kết quả cao hơn là vấn đề được các lãnh đạo nhà trường và các giáo viên rất quan tâm hiện nay. Bộ môn vật lí cũng không nằm ngoài trường hợp này, học sinh còn cảm thấy nặng nề hơn với các công thức, định lí, định luật vật lí khó hiểu. Mặc dù vật lí là môn khoa học tự nhiên, phần lớn kiến thức vật lí trong chương trình trung học phổ thông đều có liên hệ với thực tế cuộc sống và là cơ sở vận dụng cho nhiều ngành kĩ thuật. Vấn đề này là ở phương pháp dạy của giáo viên, chỉ dạy theo đúng trình tự SGK một cách máy móc, không có ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, làm cho phần lớn học sinh chán nản với môn học và kết quả học tập không cao. Nên là một giáo viên vật lí trong quá trình giảng dạy tôi luôn muốn phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học dựa vào đặc thù của môn học và kết hợp với những phương pháp dạy học thích hợp. Mục tiêu đầu tiên của tôi đặt ra khi bắt đầu giảng dạy vật lí ở một lớp, là phải tìm phương pháp dạy để các em học sinh yêu thích học môn học này qua các tiết dạy của tôi. Khi các em đã có hứng thú với môn học thì các em sẽ thấy việc học có ích cho bản thân và sẽ tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Khi đó sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy môn vật lí. Như vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, bản thân tôi luôn tìm những giải pháp cụ thể để thực hiện nó. 
Trong chương trình vật lí THPT, chương “động lực học chất điểm” nằm ở phần cơ học của vật lí 10 là chương bao gồm nhiều hiện tượng vật lý rất gần với cuộc sống. Những tương tác khác nhau giữa các vật làm xuất hiện các loại lực khác nhau là nguyên nhân làm vật thay đổi trạng thái chuyển động với những xu hướng khác nhau.Vai trò của những lực cũng khác nhau tùy vào từng trường hợp có thể là cản trở chuyển động cũng có trường hợp là lực phát động, là lực hướng tâm. Những lực xuất hiện gây ra sự tương quan về chuyển động. Quan hệ giữa các lực trong hệ quyết định trạng thái chuyển động của hệ theo các định luật cơ bản. Các tương tác có sự thay đổi thì dẫn đến thay đổi trạng thái của hệ. Mỗi một hiện tượng vật lý bao gồm nhiều quan hệ nguyên nhân và kết quả. Khi giải các bài tập định tính giúp cho học sinh hiểu rõ về quan hệ nhân quả và sự biến đổi trạng thái, biết khảo sát hiện tượng, chia yếu tố tác động ra thành nhiều yếu tố nhỏ phù hợp với yêu cầu của từng bài tập. Qua bài tập định tính chương động lực học phát triển tuy duy, khả năng phân tích giúp cho học sinh thấy được những ứng dụng của những định lực cở bản và sự hình các định luật mở rộng tầm mắt kỹ thuật cho học sinh. Mặt khác, kỹ năng giải bài tập định lượng của chương cũng là kĩ năng giải bài tập vật lí cơ bản nên khi các em nắm được phương pháp giải các bài tập cơ bản ở chương này thì các em dễ dàng tiếp cận với các bài tập vật lí trong chương trình phổ thông. Như vậy, kiến thức về các bài tập động lực học mang tính thực tế giúp học sinh am hiểu về thực tế nhiều hơn từ đó kích thích tinh thần học tập học sinh. 
Chính những lí do đó, tôi chọn đề tài “Giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học chương “động lực học chất điểm” – vật lí 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lí tại trường thcs và thpt Quan hóa” để viết.
2. Mục đích nghiên cứu
 Phân tích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí tại trường THCS & THPT Quan Hóa ở bộ môn vật lí.
3. Đối tượng nghiên cứu
 - Các giải pháp dạy học để tạo hứng thú học tập khi học chương “Động lực học chất điểm”, chương trình vật lí 10.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Nghiên cứu thực nghiệm: Tìm hiểu nguyên nhân học sinh không yêu thích môn học vật lí THPT và đưa ra giải pháp.
- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu, các trang web, bài viết,có liên quan.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Mục tiêu giáo dục thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đất nước nên mục tiêu giáo dục ở nhà trường cũng phải bám sát và có những điều chỉnh cho phù hợp. Nên dạy học vật lý ở cấp THPT hiện nay nhằm giúp học sinh: 
- Đạt được một hệ thống kiến thức vật lý phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm: 
+ Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lý thường gặp trong đời sống và sản xuất. 
+ Các đại lượng, các định luật và nguyên lý vật lý cơ bản. 
+ Những nội dung chính của một số thuyết vật lý quan trọng nhất. 
+ Những ứng dụng phổ biến của Vật lý trong đời sống và sản xuất. 
+ Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của vật lý, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. 
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng: 
 + Quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lý trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày hoặc trong các thí nghiệm; điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn vật lý. 
 + Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của vật lý, kỹ thuật lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lý đơn giản. 
 + Phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặcquá trình vật lý cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra. 
 + Vận dụng kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lý, giải các bài tập vật lý và giải quyết những vấn đề đơn giản của cuộc sống và sản xuất ở mức độ phổ thông. 
+ Sử dụng các thuật ngữ vật lý, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lý thông tin. 
- Hình thành và rèn luyện thái độ tình cảm:
 + Có hứng thú học vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của Vật lý học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học. 
 + Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn vật lý, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được. 
+ Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.
 Từ những mục tiêu cần đạt được của giáo dục vật lí THPT, khi thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu trên mỗi giáo viên vật lí cần năm được các nguyên tắc chung cần thực hiện khi dạy một bài học vật lý gắn tạo hứng thú học tập cho học sinh như sau: 
 1. Xác định rõ mục tiêu bài, nội dung kiến thức. 
2. Xác định hệ thống các bài tập có nội dung phù hợp gắn với bài giảng. 
3. Xác định vấn đề thực tiễn đồng thời có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, thế giới quan khoa học cho học sinh ở từng bài học. 
4. Xác định những ứng dụng kỹ thuật của từng bài cũng như những ứng dụng của vật lý trong cuộc sống để xây dựng hệ thống bài tập định tính. 
5. Xác dụng cụ học tập cần thiết, cũng như các dụng cụ thí nghiệm, các phương tiện trực quan, công cụ hỗ trợ trong quá trình giảng dạy và học tập. 
6. Xác định tư liệu hỗ trợ học tập cho học sinh. 
Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý đến các nguyên tắc sau: 
1. Phải có khả năng thực hiện, phù hợp với hoàn cảnh thực tế. 
2. Những ứng dụng đưa ra hấp dẫn, có chọn lọc, đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với trình độ của học sinh. 
3. Mang tính phổ biến, hoặc tính thời sự. 
4. Bố trí thời gian hợp lý, trong quá trình giảng dạy luôn tạo sự thoải mái cho học sinh, ngữ điệu phù hợp, vui vẻ, nghiêm túc tránh sự nhàm chán.
2. Thực trạng vấn đề:
Chương trình Vật lí trung học phổ thông ở nước ta hiện nay (thể hiện thông qua nội dung sách giáo khoa của các lớp 10, 11 và 12) bao gồm nhiều phần khác nhau như cơ học, nhiệt học, điện học (điện một chiều, điện xoay chiều và dao động điện từ), quang học (quang hình, các dụng cụ quang học và quang lí), vật lí phân tử và hạt nhân. Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau.
 Những tưởng rằng, với một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức của các em trong đời sống thức tế ở chính gia đình của mình, việc giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn giản” ... Nhưng điều đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi.
 Sau khi học xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi cầm chiếc đồng hồ bấm giây trên tay, các em không biết phải điều chỉnh thế nào, thậm chí nhiều em còn chưa biết cả tác dụng của nó. “Phát hiện” này thật bất ngờ khi tác giả của nó là một số giáo viên thể dục khi sử dụng loại đồng hồ này trong một tiết dạy thể dục!
Các kiến thức vật lí về tĩnh học lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa vời” đối với các em. Quan sát người thợ sửa xe ô tô dùng một chiếc ống nước dài khoảng nửa mét tròng vào cán của chiếc cờlê rồi cầm ở đầu bên kia mà mở một chiếc ốc để lấy bánh xe ôtô ra ngoài, chắc hẳn vẫn còn là một “điều lạ” đối với một bộ phận học sinh hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các các định luật bảo toàn đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các định luật, cách giải các bài tập, ... chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những trang vở, các em nhìn bộ môn vật lí một cách khô khan, khó hiểu, mỗi giáo viên vật lí ở trong hoàn cảnh này sẽ có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh. Tình trạng này có lẽ mỗi giáo viên vật lí đều gặp nhiều mà đặc biệt là giáo viên miền núi như tôi.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lí tôi nhận thấy, nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân khách quan làm học sinh không hứng thú với môn học vật lí như sau:
- Nhiều giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. 
 - Còn một số giáo viên phân loại học sinh chưa tốt, chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém nên tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho các em không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa có phương pháp dạy phù hợp, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình.
- Môn vật lí là một môn học thực nghiệm nhưng một lượng lớn giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh sách giáo khoa, thí nghiệm còn hạn chế vẫn áp dụng hình thức “dạy chay”, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học; một số giáo viên thì ngại sử dụng nên đã làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên thụ động, không tạo được hứng thú và kích thích niềm say mê môn học của học sinh. 
 - Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của học sinh, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên. Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất của lớp mình giảng dạy.
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì, chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
3. Giải pháp
Dạy học vật lí gắn với thực tiễn sẽ góp phần làm phát triển nhân cách của học sinh thông qua việc khuyến khích các cách tư duy ngẫu hứng ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức, hình thành ở học sinh rất nhiều đức tính quan trọng và rất cần thiết cho việc học tập của các em cũng như trong đời sống sau này của các em, để học sinh học tập thoải mái hơn, tinh thần và thái độ học tập tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy giáo viên không những kích thích hứng thú học tập cho học sinh mà các hình thức và cách tổ chức học tập gắn với thực tiễn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Trong kiểu dạy học gắn với thực tiễn học sinh có thể tiếp cận với các vấn đề có nội dung rất thực tế, ví dụ: “Trong một tai nạn giao thông, một ôtô tải đâm vào một ôtô con đang chạy ngược chiều. Ôtô nào chịu tác dụng lớn hơn? Ôtô nào nhận gia tốc lớn hơn” Hãy giải thích? Mặt khác học sinh chỉ thực sự tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập khi vấn đề học tập cần giải quyết có mối liên hệ thực sự với thực tiễn đích thực mà các em đang sống và chỉ có những vấn đề như thế mới thực sự làm cho các em hứng thú tham gia giải quyết và cố gắng phát huy hết khả năng của mình để giải quyết. Chính vì vậy, với ngay cả những kiến thức cổ điển cũng cần phải đặt chúng vào các vấn đề của thực tiễn đích thực hôm nay. Và cũng cần phải dạy vật lý gắn với thực tiễn để thể hiện được tầm quan trọng cũng như tính đặc thù của môn học, từ đó giúp tạo được hứng thú, mở rộng hiểu biết của học sinh về thế giới xung quanh. Dưới đây tôi sẽ đưa ra một số giải pháp để tạo hứng thú cho học sinh học chương “ Động lực học chất điểm” – Vật lí 10:
3.1. Đặt tình huống vào bài mới
Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích. Nếu giáo viên tạo tình huống có vấn đề thành công sẽ kích thích được sự hoạt động tự chủ của học sinh trong các hoạt động giải quyết vấn đề tiếp theo.
3.1.1. Bài 9 - Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm.
Trong dân gian trước đây thường dùng câu “ Vụng chẻ khỏe nêm” để nói về tác dụng của cái nêm trong việc chẻ củi. Khi chẻ củi, với những khúc củi lớn người ta thường đặt cái nêm (là một miếng thép có tiết diện hình tam giác) cắm vào khúc củi sau đó lấy búa đập mạnh vào nêm. Tại sao khi gõ mạnh búa vào nêm thì củi dễ dàng bị bửa ra. Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài “Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm”.
 Lưu ý: Sẽ hiệu quả hơn khi mô tả tình huống này thông qua video clip về chẻ củi không sử dụng nêm và chẻ củi sử dụng nêm để học sinh quan sát và nhận thấy rằng dễ dàng chẻ được thanh củi lớn khi sử dụng nêm. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao dùng nêm sẽ chẻ được thanh củi lớn? Từ đó xuất hiện tình huống có vấn đề. (Vấn đề sẽ được giải quyết ở phần củng cố kiến thức cuối bài).
3.1.2. Bài 10 - Ba định luật Niu-tơn: bài này được chia làm 2 tiết nên sẽ tạo 2 tình huống có vấn đề tương ứng. Cụ thể: 
Tiết 1:
- Trong thực tế đời sống, nếu ta kéo một cái xe thì nó chuyển động, ngừng kéo thì nó lăn một ít rồi dừng lại. Rất nhiều hiện tượng tương tự như vậy dễ làm nảy sinh ý nghĩ cho rằng: muốn cho một vật duy trì được vận tốc không đổi thì phải có vật khác tác dụng lên nó. Quan điểm này được nhà triết học cổ đại A-ri-xtốt khẳng định và truyền bá đã thống trị suốt nhiều thế kỉ. Thực tế có phải như vậy không?
- Một trong những tác dụng của lực là gây ra sự biến đổi của vận tốc, tức là gây ra gia tốc cho vật? Lực có quan hệ như thế nào với khối lượng của vật và gia tốc mà lực gây ra cho vật? 
Để trả lời những câu hỏi này chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiết 1 của bài “ Ba định luật Niu –tơn”
Tiết 2: 
- Tại sao khi dùng tay đấm vào tường thì tay ta lại thấy đau? Ta sẽ có cảm giác như thế nào nếu lực do tay ta tác dụng vào tường mạnh hơn? Tại sao?
- Hiện tượng gì xảy ra khi đá quả bóng vào tường? Nếu đá mạnh quả bóng vào tường thì hiện tượng xảy ra như thế nào?Tại sao?
(Học sinh sẽ nhận ra được tồn tại lực tương tác giữa tay và bờ tường, giữa bóng và tường). Từ đó giáo viên hướng học sinh vào nội dung bài mới để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các lực tương tác đó là tiết 2 của bài “Ba định luật Niu-tơn”.
3.1.3. Bài 11 - Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn.
Tình huống 1: Cho học sinh xem một số hình ảnh và phim về hiện tượng thủy triều. Thủy triều là gì? những ai thường quan tâm đến thủy triều? nguyên nhân chính của hiện tượng này là do lực nào? 
Tình huống 2: Tại sao Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời cho ta có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông trong một năm. Tại sao Mặt Trăng chuyển động xung quanh trái đất cho ta một ngày, rồi một tháng. Nguyên nhân nào có hiện tượng như vậy? 
Tình huống 3: Cuối thế kỷ thứ 17, Niu-tơn từ hiện tượng quả táo rơi xuống đất, ông đặt câu hỏi: “tại sao quả táo rụng lại rơi xuống đất”. Chính là do Trái Đất hút quả táo và dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, và của các hành tinh quanh Mặt Trời, Niu-tơn đã cho rằng: trong tự nhiên mọi vật hút nhau bởi một lực, gọi là lực hấp dẫn. Theo Niu-tơn thì Trái Đất hút quả táo thì ngược lại quả táo cũng hút Trái Đất. Lực mà quả táo hút Trái Đất như thế nào so với lực mà Trái Đất hút quả táo? lực tương tác giữa chúng tuân theo định luật nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta đi tìm hiểu bài mới.
3.1.4. Bài 12 – Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
Tình huống: Giáo viên làm thí nghiệm đơn giản: treo vật nặng vào lò xo, lò xo bị biến dạng, lấy vật nặng ra lò xo trở về hình dạng ban đầu. 
Giáo viên đặt câu hỏi có vấn đề: lực nào tác dụng vào lò xo đưa lò xo về hình dạng ban đầu? 
Học sinh sẽ trả lời: lực đàn hồi của lò xo. 
Sau đó giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Lực đàn hồi của lò xo có đặc điểm như thế nào về điểm đặt, hướng và độ lớn? Để trả lời câu hỏi chúng ta đi tìm hiểu bài mới.
3.1.5. Bài 13 - Lực ma sát
Tình huống thực tế: Tại sao đi trên đường đất sét trơn trợt vào trời nắng ráo dễ dàng hơn khi đi vào trời mưa? Nếu bạn đi trên xe ôtô bị sa lầy trên quãng đường trơn trượt thì bạn có thể nêu ý kiến gì giúp đưa xe ra khỏi chỗ lầy không? Giải thích? (Vấn đề sẽ được giải quyết ở phần củng cố kiến thức cuối bài).
3.1.6. Bài 14 – Lực hướng tâm
Tình huống thực tế: Tại sao khi làm cầu, người ta phải làm cong vị trí cao nhất ở giữa cầu? Tại sao khi làm đường tại những đoạn cong phải thiết kế nghiêng về phía tâm cong? Tại sao các vận động viên đua xe đến tâm cong phải nghiêng người? Để trả lời những câu hỏi này chúng ta đi tìm hiểu bài mới.
3.1.7. Bài 15 – Bài toán chuyển động ném ngang
Chuyển động ném là một chuyển động thường gặp trong thực tế. Các em 
chắc hẳn cũng đã từng đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chuyển này, ví dụ: 
làm thế nào để vận động viên bóng rổ ném trúng bóng vào rổ? Làm thế nào mà pháo thủ bắn viên đạn rơi trúng mục tiêu? Bài học hôm nay sẽ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_khi_hoc_chu.docx