SKKN Vận dụng hiệu quả cách thức mở đầu trong bài oxi – ozon môn Hóa học 10 chương trình chuẩn

SKKN Vận dụng hiệu quả cách thức mở đầu trong bài oxi – ozon môn Hóa học 10 chương trình chuẩn

Điều 4 luật giáo dục đã nêu rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Như vậy để nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học bộ môn hóa học nói riêng, ngoài việc khắc sâu kiến thức của mỗi bài giảng bằng các phương pháp, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học, vận dụng kiến thức liên môn, liên hệ thực tiễn. thì điều quan trọng hơn đó là khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học tập cho học sinh ngay từ giây đầu tiên của bài giảng.

 Một sự khởi đầu thú vị, hấp dẫn sẽ phá đi những băn khoăn, e ngại, tạo nên sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh, tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học. Tôi đã “ VẬN DỤNG HIỆU QUẢ CÁCH THỨC MỞ ĐẦU TRONG BÀI OXI – OZON MÔN HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN”

 

doc 21 trang thuychi01 14324
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng hiệu quả cách thức mở đầu trong bài oxi – ozon môn Hóa học 10 chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG HIỆU QUẢ CÁCH THỨC MỞ ĐẦU 
TRONG BÀI OXI – OZON MÔN HÓA HỌC 10 
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
 	Người thực hiện: Đặng Thị Hương
 	Chức vụ: Giáo viên
 	 	SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
	Trang
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài	 2
1.2. Mục đích nghiên cứu. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	
2.1. Cơ sở lí luận. 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
 bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18
III. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận 19 
3.2. Kiến nghị 19	Tài liệu tham khảo 20	
I. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Điều 4 luật giáo dục đã nêu rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Như vậy để nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học bộ môn hóa học nói riêng, ngoài việc khắc sâu kiến thức của mỗi bài giảng bằng các phương pháp, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học, vận dụng kiến thức liên môn, liên hệ thực tiễn... thì điều quan trọng hơn đó là khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học tập cho học sinh ngay từ giây đầu tiên của bài giảng.
	Một sự khởi đầu thú vị, hấp dẫn sẽ phá đi những băn khoăn, e ngại, tạo nên sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh, tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học. Tôi đã “ VẬN DỤNG HIỆU QUẢ CÁCH THỨC MỞ ĐẦU TRONG BÀI OXI – OZON MÔN HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, tạo hứng thú, niềm say mê học tập bộ môn hóa học. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Môn hóa học lớp 10 chương trình chuẩn . BÀI 29, OXI – OZON 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 
Tham khảo tài liệu, sách báo, mạng intenet
Phân tích, tổng hợp khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết và nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
Phương pháp quan sát
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
2.1.1. Cấu trúc một bài lên lớp
Cấu trúc một bài lên lớp thông thường gồm các bước sau: 
(1) Tổ chức lớp
(2) Kiểm tra bài cũ
(3) Giảng bài mới 
 	Hoạt động 1: mở đầu
	Hoạt động 2, 3, 4...: Bài mới ...( mở đầu phần mới...)
(4) Củng cố, tổng kết bài học
(5) Hướng dẫn học bài, giao việc về nhà
Hoạt động mở đầu (khởi động) rất quan trọng và nhất thiết phải có mỗi khi vào bài hoặc chuyển phần, chuyển nội dung để gây hứng thú học tập cho học sinh. Đó là một yếu tố quyết định đến tính toàn vẹn của bài giảng, có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, tạo không khí hứng khởi cho các em khi bắt đầu vào bài học mới. 
2.1.2. Nhiệm vụ của phần mở đầu
Theo PGS, TS Trịnh Văn Biều, khâu mở đầu có nhiệm vụ sau:
- Giới thiệu mục đích bài học và các mục tiêu cần đạt được.
- Chuẩn bị cho học sinh tiếp thu tri thức mới: gây sự chú ý, kích thích tính tò mò ham hiểu biết, mong chờ được tiếp nhận tri thức, khơi dậy niềm hứng thú học tập và không khí vui vẻ thoải mái cho học sinh bước vào bài mới [1]
 Có thể đưa ra 7 kiểu mở đầu như sau:
(1) Vào bài theo phương pháp dẫn dắt logic: Giáo viên dẫn dắt từ kiến thức bài cũ sang bài mới bằng mối liên hệ logic hoặc từ kiến thức tổng thể chung đến kiến thức bộ phận của bài học
(2) Vào bài theo phương pháp kể chuyện: Giáo viên kể một mẩu chuyện có liên quan đến bài học từ đó dẫn dắt vào bài
(3) Vào bài bằng việc liên hệ thực tế: Giáo viên kể một mẩu chuyện thực tế từ đó dẫn dắt vào bài học. Kiểu vào bài này gây cho học sinh sự hứng thú, tò mò, mong muốn được giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, đồng thời làm cho học sinh thêm yêu thích môn học do thấy mức độ quan trọng của môn học trong thực tiễn
(4) Vào bài theo phương pháp trực quan: Giáo viên cho học sinh xem vật thật, tranh ảnh, hoặc thực hiện thí nghiệm hóa học. Cách này thường tạo nên những ấn tượng mạnh đối với học sinh.
(5) Vào bài theo phương pháp đặt câu hỏi: Giáo viên đặt câu hỏi thách đố, khêu gợi trí tò mò sau đó dẫn dắt vào bài
(6) Vào bài bằng phương pháp kiểm tra: Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi hay giải bài tập rồi từ kiến thức trong nội dung kiểm tra dẫn dắt vào bài
(7) Vào bài bằng phương pháp tổ chức hoạt động tập thể: như tổ chức trò chơi rồi từ đó dẫn dắt vào bài. Hình thức này đem lại hiệu quả ngay và rõ rệt, đó là học sinh sẽ cảm thấy thoải mái và thân thiện với giáo viên.[1]	
2.1.3. Những nguyên tắc của phần mở đầu bài giảng 
(1) Giới thiệu được mục tiêu bài học 
	Công việc đầu tiên khi bắt tay vào thiết kế hoạt động mở đầu là đọc toàn bộ nội dung kiến thức và xác định mục tiêu mà học sinh cần đạt ở bài học đó. Mục tiêu bài học chỉ đạo toàn bộ nội dung, phương pháp dạy học và là tiêu chí đánh giá thành tích học tập của học sinh. Ngay từ phần mở bài giáo viên thể hiện đúng mục tiêu bài học sẽ giúp giáo viên hoàn thành các hoạt động khác dễ dàng và hiệu quả hơn.
(2) Gây sự chú ý, kích thích sự tò mò ham hiểu biết, khơi dậy niềm hứng thú học tập bằng các yếu tố như vui nhộn, bất ngờ, lạ lẫm có tính sáng tạo cao tạo được động cơ học tập cho học sinh.
(3) Lựa chọn hình thức mở đầu phù hợp với nội dung từng bài, từng phần 
(4) Thời gian vừa phải 
	Giáo viên dự tính thời gian cho hoạt động mở đầu rồi quyết định cách thức hoạt động sao cho phù hợp. Hoạt động mở đầu cao nhất chỉ chiếm khoảng 5 phút. Không nên dành quá nhiều thời gian vào phần mở đầu, dẫn đến “cháy giáo án” làm ảnh hưởng đến các hoạt động còn lại.
(5) Tạo điều kiện cho học sinh học tập chủ động tích cực
	Khi thiết kế các hoạt động mở đầu, giáo viên cần chú ý đến hình thức phát huy tốt tính tích cực, chủ động của học sinh. 
(6) Phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của học sinh
	Giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của học sinh để lựa chọn hình thức mở bài phù hợp.[5]
2.1.4. Quy trình thiết kế phần mở đầu bài giảng : 
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đặc điểm của bài học
	Mục tiêu là các yêu cầu chung của bài học, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ. Giáo viên cần phải:
 	- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, ngoài ra phải kham thảo thêm sách hướng dẫn giáo viên, chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ GD-ĐT ban hành và các tài liệu liên quan.
	- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung của chương. Mỗi bài học là một mắt xích nhỏ liên kết cả chương trình, vì vậy việc xem xét vị trí của bài học trong chương giúp giáo viên có cái nhìn tổng thể, từ đó dễ dàng đặt ra hệ thống các mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện.
Bước 2: Tìm hiểu trình độ học sinh và cơ sở vật chất.
	Phân tích khả năng tiếp thu của học sinh trong lớp, đánh giá khách quan, nghiêm túc tình trạng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và tư tưởng hành vi của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của trường để xác định cách thức vào bài cho phù hợp.
 Bước 3: Tìm thông tin liên quan 
	Từ chủ đề của bài học, GV tìm kiếm những thông tin liên quan. Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin, sách giáo khoa, các trang mạng giáo viên chia sẻ. Với nguồn tư liệu phong phú như hiện nay, giáo viên cần lựa chọn những tư liệu hay, bổ ích, gần gũi với học sinh, tìm ra những thông tin về vấn đề của bài học trong thực tế cuộc sống, hình ảnh minh họa sinh động.
 Bước 4: Lựa chọn cách vào bài phù hợp.
	Tùy vào từng nội dung giảng dạy, tùy vào trình độ học sinh, tùy vào điều kiện vật chất của trường mà giáo viên đưa ra cách thức vào bài cho phù hợp, đôi khi cũng phải kết hợp nhiều hình thức cùng một lúc.
Bước 5 : Lựa chọn các phương tiện hỗ trợ (mô hình, mẫu vật, máy chiếu, hình ảnh...)
	 Sự bùng nổ về công nghệ thông tin đã tạo ra bước tiến dài trong dạy học, giáo viên có thể đưa ra các mô hình, mẫu vật để cụ thể hóa cái trừu tượng, cho học sinh xem tranh ảnh, flash, thí nghiệm trên máy chiếu là việc giáo viên nên làm giúp học sinh tiếp thu nhanh chóng với kiến thức mới. 
Bước 6: Thiết kế hoạt động của giáo viên và học sinh khi vào bài 
Sau các bước chuẩn bị, bước cuối cùng giáo viên thiết kế hoạt mở đầu như việc xây dựng một kịch bản. Người giáo viên cần đầu tư công sức để phác thảo các ý tưởng về những công việc học sinh sẽ làm, sắp xếp chúng một cách logic, sau đó chọn hình thức hoạt động, cách thức thực hiện và dự kiến các tình huống có thể xảy ra, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, các giáo viên giỏi giàu kinh nghiệm để chỉnh sửa, hoàn thiện. [5] 
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua thực tiễn giảng dạy, tìm hiểu và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy không ít giáo viên không chú trọng phần mở đầu hoặc mở đầu một cách qua loa, chiếu lệ hoặc thường xuyên lặp lại điệp khúc “ hôm trước chúng ta đã học bài...hôm nay chúng ta học bài...” khiến học sinh cảm thấy nhàm chán, kém hứng thú ngay từ giây đầu tiên của bài giảng. Nhiều giáo viên cho rằng chỉ cần học sinh chú ý vào bài giảng và nắm vững kiến thức là được, do đó chỉ tập trung cho nội dung bài học mà xem nhẹ việc mở đầu, tiết học như vậy chưa thể gọi là thành công. Ngoài ra, cũng có trường hợp giáo viên gặp khó khăn khi không biết mở bài thế nào cho hấp dẫn. Bởi lẽ không phải ai cũng dễ dàng trình bày tốt mọi phương pháp, có người kể chuyện rất hay nhưng sử dụng trực quan chưa tự tin, cũng có người sử dụng câu hỏi tốt nhưng liên hệ thực tiễn còn lúng túng...đã làm giảm đi hiệu quả của giờ dạy.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Thiết kế bài giảng 
Dựa vào các nguyên tắc và quy trình thiết kế phần mở đầu, tôi đã thiết kế bài giảng sau đây :
BÀI 29: OXI – OZON ( SGK HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
a) Hs biết: Vị trí, cấu hình electron ngoài cùng của oxi; Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Ozon là một dạng thù hình của oxi; Điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
b) Hs hiểu: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ); Ứng dụng của oxi, ozon.
c) Hs vận dụng: Giải các bài tập, phân biệt, so sánh oxi và ozon.
2. Kĩ năng
Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của oxi, ozon.
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất và điều chế.
Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất và điều chế oxi.
Tính % thể tích khí oxi, ozon trong hỗn hợp
Tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
 Biết vận dụng kiến thức liên môn, thực tiễn trong giải quyết vấn đề.
Trọng tâm: oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh nhưng ozon mạnh hơn oxi
3. Thái độ
Nghiêm túc, tích cực, chủ động, hợp tác tốt, linh hoạt trong hoạt động nhóm 
Hứng thú, ham học tập bộ môn hóa học.
Biết được vai trò quan trọng của oxi, ozon. Có thái độ tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường. 
4. Phát triển năng lực
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Phát triển năng lực thực hành hóa học
- Phát triển năng lực tính toán
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, vận dụng những kiến thức liên môn, liên hệ thực tiễn 
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: 
Máy tính, máy chiếu, loa, bút trình chiếu, phiếu học tập, giấy roki, các mẫu giấy nhỏ, bảng tuần hoàn lớn. 
Hoá chất: KMnO4 rắn, 4 bình O2 điều chế sẵn , mẩu than(C), magie, C2H5OH, nước.
Dụng cụ: ống nghiệm nhánh, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, giá đế gang, panh sắt, lọ chứa khí có nút nhám, mặt kính đồng hồ, đèn cồn, bật lửa.
Ảnh thợ lặn, bệnh nhân dùng bình dưỡng khí.
Máy tạo ozon và hoa quả .
2. Học sinh: 
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, kiến thức thực tế có liên quan, tham khảo các tài liệu, trên mạng internet...
Học sinh chuẩn bị trước nhiệm vụ do giáo viên yêu cầu (Dạy học theo dự án). Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động , mỗi nhóm 1 dự án: 
N1: Dự án 1: Vai trò của oxi và vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, thể hiện thái độ của bản thân trước vấn đề này – liên hệ thực tiễn địa phương em.
N2: Dự án 2: Vai trò của ozon và sự suy giảm tầng ozon
N3: Dự án 3: Tìm hiểu bí mật bình dưỡng khí
N4: Dự án 4: Tìm hiểu cơ chế hoạt động của máy tạo ozon
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức lớp, điểm danh: Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động, ngồi hướng mặt vào nhau.
2. Bài cũ ( Không kiểm tra bài cũ)
3. Tiến trình bài học 
Hoạt động 1 : Mở đầu bài giảng
Kết hợp hình thức 7: Tổ chức chò chơi và hình thức 3: Liên hệ thực tiễn
 GV: Tổ chức cho HS thi nhịn thở. Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên thi. GV giao cho 1 bạn trong lớp bấm thời gian xem ai nhịn được thở lâu hơn và trong thời gian bao nhiêu phút. Giáo viên trao thưởng cho bạn nào thắng cuộc là 1 hộp bút bi.
Sau khi kết thúc cuộc thi GV thông báo cho HS biết rằng mỗi chúng ta có thể nhịn ăn 4 – 5 ngày, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở quá vài phút. Qua đó thấy được việc hít thở là rất quan trọng, điều đó giúp chúng ta duy trì sự sống. Vậy chúng ta hít thở khí gì ?
HS: (Hít khí oxi...)  
GV: Chúng ta hít thở khí oxi và được bảo vệ khỏi tia cực tím bởi tầng ozon. Vậy oxi, ozon có những tính chất, ứng dụng gì, chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài học 29 oxi – ozon. Giáo viên giới thiệu nội dung chính của bài học.
Ngoài ra giáo viên có thể mở bài bằng cách khác (hình thức 3): Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu nói bất hủ: 
“Trăm năm trăm cõi người ta. Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Còn sinh viên khoa Hóa thì :
	“ Trăm năm trăm cõi người ta. Muốn sống thì phải thở ra hít vào”
GV hỏi: Người ta thở ra hít vào bằng khí gì vậy các em? (nói vui) đừng nói là heroin đó nhé
HS:...
GV: Ôxi ngoài việc giúp con người hô hấp, theo em nó còn có vai trò gì khác?
HS:...(Giúp cây cối và các sinh vật khác hô hấp, dùng làm bình dưỡng khí cho thợ lặn, bệnh nhân...)
GV (khẳng định): oxi có vai trò rất quan trọng trong sự sống của con người. Ở lớp 8, các em đã được học khái quát về oxi, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về nguyên tố này và dạng thù hình của nó: ozon.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vị trí, cấu tạo của oxi
* Phương pháp – kỹ thuật: 
Đàm thoại, Kỹ thuật đặt câu hỏi mở, lắng nghe và phản hồi tích cực 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- HS treo bảng tuần hoàn
- GV yêu cầu Hs :
+ Quan sát bảng tuần hoàn xác định: KHHH, KLNT, vị trí của nguyên tố oxi (ô, nhóm, chu kì). 
+ Viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, CTCT của phân tử O2 (đảm bảo quy tắc bát tử)
- HS trả lời
- Kết luận kiến thức
- GV sử dụng bài tập 1, SGK để củng cố luôn kiến thức.
A. OXI
I. Vị trí và cấu tạo
- KHHH: O
- KLNT: 16
- Cấu hình e: 1s22s22p4
- STT: 8
- Chu kì 2
- Nhóm VIA
- CTPT: O2 
- CTCT: O = O ( đảm bảo quy tắc bát tử) 
Hoạt động 3 : Khảo sát tính chất vật lí của oxi
* Phương pháp – kỹ thuật: 
 	Đàm thoại nêu vấn đề, Kỹ thuật KWL
* Dự án 3: Bí mật bình dưỡng khí: Chúng ta hít thở không khí hàng ngày trong điều kiện của môi trường sống. Tuy nhiên đối với người thợ lặn dưới biển sâu thì phải mang theo bình dưỡng khí. Người ta thấy rằng nếu hàm lượng oxi trong bình thấp hơn 10% thì thợ lặn sẽ bất tỉnh. Nếu ở độ sâu 10 – 15m mà thở bằng oxi tinh khiết thì sau 2-3h cũng sẽ bị co giật, bất tỉnh, nên người ta dùng hỗn hợp khí oxi – heli, vì heli không độc, không mùi, không vị
Ngày nay, người ta thường dùng hệ thống tái sinh không khí hô hấp và khử CO2 hiện đại bằng cách bổ sung lượng oxi thiếu hụt bằng quá trình:
	2Na2O2 + 2CO2 → 2 Na2CO3 + O2
	4 NaO2 + 2CO2 → 4Na2CO3 + 3O2
Quá trình này vừa thu CO2 vừa sinh ra O2
*Mở đầu: Hình thức 4 (Trực quan): GV đưa bình đựng khí oxi đã điều chế sẵn cho học sinh quan sát và cho HS quan sát hình ảnh thợ lặn và người bệnh sử dụng bình chứa O2 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV phát phiếu học tập KWL
Phiếu học tập KWL: Tìm hiểu tính chất vật lí của khí Oxi
Họ tên..............................................Lớp................
K 
W
L
- GV dùng các câu hỏi gợi ý HS hoàn thành phiếu học tập: 
+ Những kiến thức đã biết về tính chất vật lí của oxi đã học ở lớp 8?
+ Những điều muốn biết về oxi lỏng, oxi trong các bình dành cho thợ lặn cũng như bệnh nhân có trạng thái gì, làm thế nào để có trạng thái đó? Vì sao các loài sinh vật dưới nước có thể sinh sống được ?
+ Những kiến thức về tính chất vật lí của oxi sau bài học?
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi gợi ý để hoàn thành phiếu học tập
- GV quan sát giúp đỡ HS hoàn thành phiếu học tập, thu xác suất mỗi tổ 1 phiếu để chấm điểm
- HS phát biểu và kết luận kiến thức đã học được thông qua hoàn thành phiếu học tập KWL
- Đại diện nhóm 3 lên trình bày dự án 3
 II. Tính chất vật lí
- Chất khí
- Không màu
- Không mùi
- Không vị.
- Hơi nặng hơn không khí 
( ) 
- Nhiệt độ hóa lỏng: -1830C (Oxi lỏng có màu xanh da trời)
- Ít tan trong nước.
- Dự án 3
Hoạt động 4 : Nghiên cứu tính chất hóa học của oxi
* Phương pháp – kỹ thuật:
 Đàm thoại nghiên cứu, Kỹ thuật khăn phủ bàn
*Mở đầu: Hình thức 5 (đặt câu hỏi): Từ cấu hình e của oxi, khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử oxi chủ yếu nhường hay nhận e? Thể hiện tính oxi hóa hay khử?
HS: nhận e, thể hiện tính oxi hóa
GV giới thiệu thêm về độ âm điện của oxi và yêu cầu học sinh nhận xét về khả năng hoạt động hóa học của oxi
Gv tiếp tục: Vậy ngoài tính oxi hóa mạnh, oxi có tính khử không? Chúng ta nghiên cứu cụ thể bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV tiến hành các thí nghiệm minh họa tính oxi hóa mạnh của oxi: đốt Mg (đại diện kim loại), C (đại diện phi kim), C2H5OH ( đại diện hợp chất) trong oxi. 
- HS quan sát thí nghiệm, kết hợp tham khảo SGK và những kiến thức đã học, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập theo kĩ thuật khăn phủ bàn (GV hướng dẫn cách tiến hành ): 
1. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và độ âm điện lớn của oxi hãy dự đoán tính chất hoá học của oxi?
2. Oxi có thể tác dụng với những chất nào? Viết PTHH oxi tác dụng với các chất sau để minh họa: Mg, Na, Fe, Cu, C, P, S, C2H5OH, CO, C4H10
3. Ứng dụng của các phản ứng đốt cháy C, C2H5OH, C4H10 trong thực tiễn ?
- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm mang kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Kết luận kiến thức
III. Tính chất hoá học
- Oxi có 6 e lớp ngoài cùng, dễ nhận 2 e : O + 2 e → O2-
- Độ âm điện lớn (3,44)
 → oxi là phi kim hoạt động mạnh, có tính oxi hóa mạnh. 
- Trong hợp chất: O có số oxi hóa đặc trưng: -2 (trừ hợp chất với F, peoxit, supeoxit)
1. Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt...) 
 	 4 Na + O2 2Na2O 
 	 Mg + O2 MgO 
 	3Fe + 2O2 Fe3O4 
 	 2Cu + O2 2CuO
2. Tác dụng với phi kim (trừ halogen).
 	 4P + 5O2 2 P2O5 
 	 C + O2 CO2
 	 S + O2 SO2 
3. Tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
 	2CO + O2 2CO2 
C2H5OH +3O2 2CO2 + 3H2O
2C4H10 +13O2 8CO2 + 10H2O 
 Liên hệ thực tiễn: Có thể dùng than, cồn, butan ( gas) làm nhiên liệu
Lưu ý: oxi không có tính khử
Hoạt động 5 : Tìm hiểu ứng dụng của oxi
* Phương pháp – kỹ thuật :
Dạy học theo dự án
* Kiến thức liên môn, liên hệ thực tiễn :
Oxi vào cơ thể con người, đi theo các mạch máu nuôi dưỡng cơ thể. Con người hít thở bằng khí oxi và thải ra khí cacbonic còn cây xanh lại cần khí cacbonic để quang hợp và lại sản sinh ra khí oxi. Như vậy con người và thiên nhiên có mối quan hệ hữu cơ rất mật thiết với nhau. 
Hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt do sự khai thác rừng bừa bãi cũng như thảm họa cháy rừng và điều đó gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Từ đó, giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, yêu thiên nhiên...liên hệ với thực tiễn địa phương, bản thân học sinh có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường như là không xả rác bừa bãi, dọn vệ sinh sạch sẽ, không bẻ cây, ngắt cành ở nơi công cộng,.... 
*Mở đầu: Hình thức 4 và 3: (Trực quan và liên hệ thực tiễn) GV cho học sinh xem một số hình ảnh của quá trình luyện thép và cho biết hàng năm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_hieu_qua_cach_thuc_mo_dau_trong_bai_oxi_ozon_m.doc