SKKN Vận dụng dạy học trải nghiệm qua bài cơ cấu, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ (Địa lý 10 - KNTT) nhằm phát triển năng lực số và định hướng nghề nghiệp cho học sinh

SKKN Vận dụng dạy học trải nghiệm qua bài cơ cấu, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ (Địa lý 10 - KNTT) nhằm phát triển năng lực số và định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ- TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Do vậy,việc phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi cho học sinh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục và chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia là việc làm cần thiết.

Vì vậy, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy – học. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn.

Thông tư 31/TT hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CP, mục 2 thông tư quy định các hình thức GDHN trong nhà trường phổ thông: “ Hướng nghiệp qua các môn học, hướng nghiệp qua các hoạt động lao động sản xuất, hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề, hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa”. Đứng trước chủ trương đó thì sở GD& ĐT tỉnh Nghệ An, tỉnh đoàn Nghệ An đã phối hợp với các trường đại học và tổng cục hướng nghiệp đã thực hiện “ chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp” thực hiện vào ngày 18/02/ 2023; cục hướng nghiệp tổ trực tuyến(đường linh: us06web.zoom.us/j/7976608753 -ngày 25/02/2023) với chủ đề “ khám phá bản thân”. Mặc dù các trường phổ thông đã thực hiện định hướng nghề nghiệp thế nhưng hiện nay có rất nhiều học sinh không xác định được mục tiêu trong quá trình học tập. Thậm chí học lớp 12 các em còn loay hoay trước sự lựa chọn quan trọng, mang tính quyết định cho tương lai đó là đi làm hay học tiếp; Nếu đi học tiếp thì học gì? Nếu đi làm thì làm gì? Do đó các em học sinh rất cần đến định hướng nghề nghiệp(ĐHNN) để giúp các em trả lời câu hỏi này. GDHN là một trong những hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông Việt Nam. GDHN giúp học sinh hiểu vê bản thân, hiểu về thế giới nghề nghiệp, hiểu về nhu cầu lao động của địa phương và đất nước.Qua đó, giúp học sinh có những quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, với gia đình và với sự phát triển của xãhội.

docx 54 trang Thu Kiều 07/10/2024 1892
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học trải nghiệm qua bài cơ cấu, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ (Địa lý 10 - KNTT) nhằm phát triển năng lực số và định hướng nghề nghiệp cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Tên đề tài:
VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI 
TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ 
 PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ( ĐỊA LÝ 10 – KNTT) NHẰM 
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ VÀ ĐỊNH HƯỚNG
 NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH
 Lĩnh vực: Địa Lí
 Năm học: 2022- 2023 MỤC LỤC
 Trang
 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài. 1
 II. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài 2
Mục tiêu nghiên cứu 2
 Đối tượng nghiên cứu 3
 Phương pháp nghiên cứu 3
 III. Tính mới của đề tài 4
 Phần II. NỘI DUNG
 Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương 5
 pháp dạy học trải nghiệm vào dạy học để hình thành năng lực số và 
 định hướng nghề nghiệp cho học sinh
I. Cơ sở lý luận viết sáng kiến kinh nghiệm 5
 1. Mục tiêu của dạy học hiện nay 5
 2. Mục tiêu của giáo dục trải nghiệm, hướng định hướng nghề nghiệp và 5
 hình thành năng lực số
 3. Khái niệm 5
 II. Cơ sở thực tiễn viết sáng kiến kinh nghiệm 7
 1. Vai trò của hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh. 7
 2. Sự cần thiết của việc tích hợp định hướng nghiệp và hình thành năng 7
 lực số trong chương trình địa lý ngành Dịch Vụ( địa lý 10) - THPT
 3. Thực trạng định hướng nghề nghiệp và hình thành NL số ở các 8
 trường phổ thông.
Chương II. Một số biện pháp hình thành và phát triển NLS và tích 13
hợp định hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 qua bài cơ cấu, vai trò, 
đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố 
ngành dịch vụ (Địa lý 10 – KNTT)
I. Quy trình hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh. 13
II. Một số một số biện pháp hình thành và phát triển năng lực số cho học 14 QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
 SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
 Viết tắt Viết đầy đủ
GD - ĐT Giáo dục và đào tạo
GDHN Giáo dục hướng nghiệp
HS Học sinh
GV Giáo viên
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
NXB Nhà xuất bản
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
HĐTN Hoạt động trải nghiệm.
ĐHNN Định hướng nghề nghiệp em tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên 
nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt khác, địa bàn sinh sống 
của học sinh của trường THPT Nghi Lộc3 có ở huyện Nghi Lộc, một số thì sống ở 
cửa Lò và TP Vinh nên rất thuận lợi cho HS đi trải nghiệm thực tế tìm hiểu về vai 
trò, đặc điểm và các nhân tố hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. 
Thông qua hoạt động trải nghiệm đó một mặt tôi hoàn thành kiến thưc, năng lực và 
phẩm chất của nội dung bài học mà sách giáo khoa yêu cầu, mặt khác tôi tích hợp 
giáo dục hướng nghiệp và hình thành năng lực số cho học sinh. Với cách làm này 
đã gây được sự hứng thú trong học tập, phát huy được khả năng tự học, sự sáng tạo 
và niềm đam mê khi học môn Địa Lý. Để có thể chia sẻ cùng quý thầy cô và các 
đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, tôi xin được trình bày 
đề tài: “Vận dụng dạy học trải nghiệm qua bài cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các 
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ( địa lý 10 – KNTT) 
nhằm phát triển năng lực số và định hướng nghề nghiệp cho học sinh ” làm đề 
tài sáng kiến kinh nghiệm.
 II. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài
 1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
 Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ và yêu cầu của ngành 
giáo dục đổi mới phương pháp dạy - học. Sự thay đổi cách dạy và cách học sẽ 
trang bị đầy đủ phẩm chất và năng lực cốt lõi cho học sinh. Trong các năng lực 
phải hình thành cho học sinh thì năng lực số được chương trình giáo dục phổ thông 
mới đặt ra trong mục tiêu hình thành và phát triển cho người học
 Việc giúp học sinh quen thuộc với dịch vụ số phục vụ trong cuộc sống, 
 trong học tập là một vấn đề cấp thiết. Đặc biệt là học sinh khối 10 năm học 2022
 – 2023 đã tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 để nâng cao chất lượng 
 dạy – học và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thì việc hình thành 
 năng lực số cho học sinh càng có vai trò quan trọng.
 Địa lý ngành dịch vụ là một phần của môn Địa Lý lớp 10. Nó trang bị cho 
HS những hiểu biết về cơ cấu các ngành kinh tế của dịch vụ, yêu cầu về chất 
lượng lao động của từng ngành, sự phân bố và đặc điểm hoạt động của từng 
ngành,Phần kiến thức này sẽ bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, trách 
nhiệm của bản thân đối với đất nước; đồng thời trang bị thêm những kiến thức, từ 
đó HS sẽ có cơ sở định hướng được nghề nghiệp của mình trong tương lại phù hợp 
giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các 
lĩnh vực của xã hội.
 Tôi muốn các em học sinh lớp 10 biết đến các ngành nghề, các ngành mà thị 
trường lao động đang quan tâm, dựa trên sở trường, năng khiếu, niềm đam mê 
của mình từ đó sẽ có những định hướng cơ bản về con đường lập nghiệp trong 
tương lại. Đồng thời khắc phục vấn đề: học sinh lớp 12 chuẩn bị làm hồ sơ thi tốt 
nghiệp và đại học còn rơi vào tình trạng thi trường nào? Học cái gì? Học tiếp hay 
đi làm? .. các em HS cứ loay xoay mãi; Có những HS không biết mình muốn gì 
nên lựa chọn nghề nghiệp là theo nhóm bạn hoặc theo ý định của bố mẹ.
 2 III. Tính mới của đề tài
 - Hiện nay trong quá trình giảng dạy ở các trường THPT nói chung và 
trường THPT nghi Lộc3 nói riêng, hầu như giáo viên áp dụng công nghệ thông tin 
để soạn giáo án powerpoint, AZTest kiểm tra trắc nghiệm hay ôn tập cho HS, thời 
kỳ dịch covid dạy học qua zoom, hay LMS, HS lĩnh hội kiến thức qua công 
nghệ số mà GV đã soạn thảo. Với đề tài này thì học sinh tự hình thành kiến thức 
tin học để phục phục vụ cho quá trình học tập của mình như:
 + Học sinh vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện nội dung học tập
 + Thuyết trình nội dung học tập của nhóm mình bằng powerpoint
 + Thể hiện nội dung nghiên cứu của nhóm bằng video,
 - Ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho hoạt động học nhằm hình 
thành và phát triển năng lực của học sinh.
 - Cho học sinh trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa tham gia vừa 
thiết kế và tổ chức thực hiện các chủ đề, qua đó tự khám phá, tự điều chỉnh bản 
thân, điều chỉnh cách hoạt động để sống và làm việc đạt một cách hiệu quả. Qua 
các hoạt động đó, HS tự lĩnh hội các kiến thức mới, xác định được sở trường và 
chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động.
 - Qua một đơn vị kiến thức mới mà HS tìm được trong phần dịch vụ, tôi định 
hướng cho học sinh tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến nó; Dựa trên các 
ngành nghề trong cơ cấu ngành dịch vụ trên địa bàn TP Vinh, huyện Nghi Lộc và 
thị xã Cửa Lò căn cứ vào trình độ, sự yêu thích để định hướng nghề nghiệp để phù 
hợp với thị trường lao động; Từ kiến thức ở một địa phương mình đang sinh sống 
HS sẽ có cái nhìn bao quát trên phạm vi rộng hơn về nguyên tắc lựa chọn nghề 
nghiệp trong tương lai.
 - Trang bị cho học sinh lớp 10 những kiến thức về lựa chọn nghề nghiệp, từ 
đó các em dựa trên sở trường của bản thân, niềm yêu thích và kinh tế gia đình để 
hình thành sớm con đường lập nghiệp trong tương lai. Như vậy, học sinh và gia 
đình đầu tư đúng hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
 4 Theo Stergioulas 2006, năng lực số là nhận thức, thái độ và khả năng của cá 
nhân trong việc sử dụng hợp lý các công cụ và phương tiện kỹ thuật số để xác 
định, tiếp cận, quản lý, tích hợp, đánh giá, phân tích và tổng hợp tài nguyên số, xây 
dựng kiến thức mới, tạo ra các hình thức truyền thông và giao tiếp với người khác 
trong các tình huống đời sống cụ thể nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xã hội 
mang tính chất xây dựng và suy ngẫm về quy trình này.
 Theo UNESCO (2018), khái niệm năng lực công nghệ số là khả năng tiếp 
cận, quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo thông tin một cách an toàn 
và hợp lý thông qua công nghệ kỹ thuật số phục vụ cho việc làm và lập nghiệp. 
Năng lực công nghệ số bao gồm các năng lực khác nhau liên quan đến kiến thức, 
kĩ năng CNTT
 Ủy ban Châu Âu (năm 2018): “Năng lực số liên quan đến việc sử dụng cũng 
như tham gia vào công nghệ số một cách tự tin, chủ động và có trách nhiệm phục 
vụ cho học tập, làm việc và tham gia vào xã hội. Năng lực số gồm có kiến thức về 
thông tin và số liệu, truyền thông và hợp tác, kiến thức truyền thông, tạo nội dung 
số, an toàn và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, giải quyết vấn đề và tư duy 
phản biện.
 Theo UNICEF – 2019, năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ 
năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới 
công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa 
được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù 
hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương.
 Như vậy, năng lực số chính là khả năng ứng dụng công công nghệ thông tin 
và truyền thông để phát triển các kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được thông 
tin; giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề an toàn, hiệu quả. Từ đó giúp mọi 
người có thể thành công trên môi trường số.
3.2. Khái niệm về học trải nghiệm.
 Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Bảy (2015): HĐTN là hoạt động diễn ra theo một 
quá trình xã hội bao gồm và liên hệ biện chứng giữa hoạt động dạy trải nghiệm(tổ 
chức, điều khiển các HĐTN của người học) với hoạt động học trải nghiệm (thông 
qua làm, thử nghiệm và suy ngẫm để rút ra kinh nghiệm). Qua đó có thể khẳng 
định, hệ thống và chiếm lĩnh những tri thức mới đáp ứng mục tiêu dạy học .
 Theo tiến sĩ Trần Thị Gái (2017): HĐTN có thể định nghĩa là hành động 
trong đó chủ thể được tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc tương tác trực tiếp với 
các đối tượng nào đó, qua đó hình thành được kiến thức, kĩ năng, xúc cảm về sự 
kiện, đối tượng đó. HĐTN trong dạy học là HS thực hiện các nhiệm vụ học tập với 
sự tham gia trực tiếp, tích cực hoặc tương tác trực tiếp với đối tượng học tập nhằm 
hình thành kiến thức, kĩ năng, năng lực và xúc cảm với đối tượng học tập.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_day_hoc_trai_nghiem_qua_bai_co_cau_vai_tro_cac.docx
  • pdfHOANG THI XINH- THPT NGHI LỘC 3- ĐỊA LÍ.pdf