SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí Lớp 10 ở trường Trung học phổ thông qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí Lớp 10 ở trường Trung học phổ thông qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập

Trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định và được triển khai sớm ở các môn học và cấp học. Nghị quyết số 29-NQ/TW; Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cũng đã nêu rõ:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỷ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhập và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Văn kiện của Đại hội Đảng XII tiếp tục nhấn mạnh:“Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mụ tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học”. Như vậy, định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Để thực hiện tốt định hướng trên giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu tri thức và phát triển năng lực của từng cá nhân. Đó cũng là xu hướng thế giới trong cải cách phương pháp giáo dục và phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Đối tượng nhận thức của môn Địa lí có tính không gian, thời gian và có quan hệ với nhau, có tính thực tiễn cao và có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống đối với học sinh. Tuy nhiên sự đổi mới trong môn học chỉ có ý nghĩa thực sự và mang tính khả thi khi nó được tiến hành đồng bộ với nhiều đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh được lựa chọn môn học. Đây thực sự là một thách thức cho giáo viên Địa lí khi mà học sinh sẽ cân nhắc môn học tự chọn có hay không môn Địa lí. Vì vậy để tạo nên sức hút cho bộ môn thì mỗi giáo viên đều cần ý thức được phải đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học như một nhiệm vụ sống còn. Theo cách đó xây dựng và thiết kế các hoạt động dạy học là một đổi mới bắt buộc và tất yếu. Phương châm “Học mà chơi- Chơi mà học” được đề cao trong hoạt động dạy học đặc biệt với môn Địa lí sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc về bài học, gúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả.

Qua thực tế giảng dạy Địa lí ở trường THPT Lê Viết Thuật những năm vừa qua, tôi nhận thấy việc vận dụng trò chơi học tậpvào giảng dạy là một phương pháp tích cực, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát huy năng lực tư duy phù hợp với yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Thông qua trò chơi, nội dung bài học được truyền tải đến học sinh bằng con đường ngắn nhất, dễ hiểu nhưng cũng rất sâu. Học sinh được tham gia trực tiếp vào việc hình thành nội dung bài giảng cho nên các em tiếp thu bài một cách tự nhiên, không ngượng ép và khô cứng. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số 4.0 với việc xuất hiện ngày càng


nhiều trò chơi trên truyền hình và ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí thì hình thức dạy học này càng mang lại nhiều hứng thú, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát triển tư duy của học sinh ngày càng cao.

docx 66 trang Thu Kiều 06/10/2024 1823
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí Lớp 10 ở trường Trung học phổ thông qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 ------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở 
 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA VIỆC 
 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP
 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ
 NĂM HỌC: 2022 - 2023 MỤC LỤC
 Trang
MỤC LỤC ................................................................................................................3
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................2
3.1. Khách thể nghiên cứu .........................................................................................2
3.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2
5.2. Phạm vi nghiên cứu: ...........................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài.................................................................3
8. Đóng góp mới của đề tài........................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC 
TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT .........................5
1. Một số khái niệm ...................................................................................................5
1.1. Trò chơi ..............................................................................................................5
1.2. Trò chơi học tập..................................................................................................5
2. Phân loại trò chơi học tập ......................................................................................6
3. Đặc trưng và hình thức tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Địa lí THPT........6
3.1. Đặc trưng của trò chơi học tập trong dạy học Địa lí THPT................................6
3.2. Hình thức tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Địa lí THPT .........................6
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC 
TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT .........................8
1. Thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Địa lí ở trường THPT ...........8
2. Đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh THPT ........................10
2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT ........................................................10
2.2. Trình độ nhận thức của học sinh THPT............................................................11
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI HỌC................12
TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT .......................12
1. Nguyên tắc và yêu cầu tổ chức các trò chơi học tập trong dạy học Địa lí lớp 10....12
1.1. Nguyên tắc tổ chức các trò chơi học tập trong dạy học Địa lí lớp 10...............12
1.2. Yêu cầu tổ chức các trò chơi học tập trong dạy học Địa lí lớp 10....................12 DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên viết tắt Nội dung đầy đủ
 HS Học sinh.
 GV Giáo viên.
 TN Thực nghiệm.
 ĐC Đối chứng.
 THPT Trung học phổ thông.
 PPDH Phương pháp dạy học
 GDPT Giáo dục phổ thông. nhiều trò chơi trên truyền hình và ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin 
trong dạy học Địa lí thì hình thức dạy học này càng mang lại nhiều hứng thú, khơi 
dậy tiềm năng sáng tạo, phát triển tư duy của học sinh ngày càng cao.
 Với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy học Địa lí phù hợp với xu 
thế giáo dục hiện đại, phù hợp với chương trình lớp 10 mới, đáp ứng mục tiêu hình 
thành và phát triển năng lực học sinh, tôi đã tiến hành chọn đề tài: “Nâng cao hiệu 
quả dạy học Địa lí lớp 10 ở trường trung học phổ thông qua việc thiết kế và tổ 
chức trò chơi học tập”.
2. Mục đích nghiên cứu
 - Nghiên cứu phương pháp dạy học Địa lí trong đó “trò chơi” là phương 
pháp phù hợp để hình thành được các năng lực cho học sinh, đặc biệt năng lực 
sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề.
 - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học theo hướng 
phát triển năng lực học sinh. Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, đáp ứng yêu 
cầu đổi mới và chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
 Nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí lớp 10 ở trường trung học phổ thông qua 
việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
 Thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Địa lí lớp 10.
4. Giả thuyết khoa học
 Nếu áp dụng trò chơi học tập vào trong dạy học Địa lí lớp 10 theo định 
hướng phát triển năng lực HS thì sẽ góp phần tạo hứng thú, tích cực hóa hoạt động 
nhận thức của HS. Thông qua trò chơi sẽ giúp cho việc lĩnh hội tri thức, hình thành 
biểu tượng Địa lí một cách dễ dàng và sâu sắc hơn so với việc dạy học truyền 
thống.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về thiết kế và tổ chức trò chơi học 
tập trong dạy học Địa lí.
 - Nghiên cứu chương trình Địa lí lớp 10 giáo dục phổ thông 2018.
 - Khảo sát, nghiên cứu thực tế giảng dạy sử dụng trò chơi Địa lí ở lớp 10.
 - Thiết kế các trò chơi học tập áp dụng trong các hoạt động dạy và học Địa lí 
lớp 10.
 - Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả đề tài.
 2 8. Đóng góp mới của đề tài
 - Đề tài đã hoàn thiện được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và tổ 
chức trò chơi học tập trong dạy học Địa lí ở cấp THPT nói chung và lớp 10 nói 
riêng theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
 - Đưa ra một số phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức trò chơi học tập Địa lí.
 - Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập ở chương trình Địa lí lớp 10 
THPT theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
 - Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm.
 - Kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho việc dạy và học Địa lí theo 
định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT.
 4 Như vậy, trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập 
của học sinh. Thông qua trò chơi giúp học sinh chiễm lĩnh tri thức mới hoặc củng
cố kiến thức, luyện tập kĩ năng góp phần phát triển năng lực bản thân.
2. Phân loại trò chơi học tập
 Căn cứ vào chức năng nhận thức, vận động và cảm xúc của trò chơi học tập 
được phân thành ba nhóm như sau:
 Nhóm 1: Trò chơi phát triển nhận thức
 Đây được coi là nhóm trò chơi mà người tham gia trò chơi huy động nhận 
thức chuyển nhận thức sẵn có thành những hành vi, hành động để thực hiện việc 
chơi. Trong quá trình chơi, nhiều cấp độ nhận thức “ Biết -> Hiểu -> Vận dụng -> 
Giải quyết ” được hình thành đan xen trên cơ sở thống nhất. Các trò chơi nhận thức 
chia thành các nhóm nhỏ:
 - Trò chơi phát triển cảm giác, tri giác.
 - Trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ.
 - Trò chơi phát triển tưởng tưởng và tư duy.
 Nhóm 2: Trò chơi phát triển các giá trị
 Khi tổ chức các trò chơi, nội dung chơi, luật chơi, hình thức chơi dựa trên 
những giá trị căn bản của xã hội. Cộng thêm, tính kích thích, gay cấn của trò chơi 
sẽ gúp người chơi phát triển những giá trị cốt lõi của con người. Mọi trò chơi đều 
hướng tới giáo dục của con người.
 Nhóm 3: Trò chơi phát triển vận động
 Các trò chơi vận động tập trung hướng tới vận động của tứ chi (chạy, nhảy, 
leo, đuổi, đá) đòi hỏi người chơi phải có thể lực để thực hiện yêu cầu trò chơi. 
Bên cạnh đó, trò chơi phát triển vận động nhằm mục đích phát triển sự vận động 
của người chơi.
3. Đặc trưng và hình thức tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Địa lí THPT
3.1. Đặc trưng của trò chơi học tập trong dạy học Địa lí THPT
 - Trò chơi phải nằm trong chương trình Địa lí bậc THPT, mở rộng, củng cố 
và vận dụng kiến thức Địa lí bậc THPT; vừa phải có tác dụng gây hứng thú học 
tập, kích thích tinh thần học tập và phát huy được các năng lực chuyên biệt trong 
môn Địa lí cho học sinh.
 - Trò chơi Địa lí phải mang đầy đủ tích chất của trò chơi thông thường, đó 
là: Có luật chơi, hình thức chơi, có sự thi đua và gây hứng thú giữa các cá nhân, 
các nhóm, các tổ học sinh.
3.2. Hình thức tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Địa lí THPT
 6 CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC 
 TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
1. Thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Địa lí ở trường THPT
 Trong những năm gần đây, xu hướng HS lớp 12 chọn bài thi tổ hợp Khoa học 
xã hội trong kì thi tốt nghiệp THPT ngày càng nhiều. Tuy nhiên tâm lý các em vẫn 
coi đây là môn phụ, ít dành sự quan tâm đến việc học Địa lí cả trên lớp cũng như ở 
nhà. Một phần vì tâm lý học sinh còn chủ quan do được mang Atlat vào phòng thi. 
Một phần do HS chưa có hứng thú nhiều với môn Địa lí bởi vì các tiết học của giáo 
viên còn khô khan, chưa tạo được sự hứng thú để thu hút các em; việc truyền thụ 
kiến thức của nhiều giáo viên còn nặng về lý thuyết, nội dung thiếu sinh động, hấp 
dẫn nên càng làm cho các em ít có sự quan tâm đối với bộ môn này. Qua quá trình 
tìm hiểu và nghiên cứu, tôi nhận thấy vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy 
học theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạo của học sinh đặc biệt sử dụng trò 
chơi học tập là rất quan trọng, gúp bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn.
 Để đánh giá được thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học hiện nay, 
tôi đã tiến hành khảo sát nhu cầu sử dụng trò chơi vào học tập đối với HS và giảng 
dạy đối với GV. Việc khảo sát được được tiến hành bằng việc sử dụng phần mềm 
Google Forms trên số lượng 182 học sinh lớp 10 của trường THPT Lê Viết Thuật 
và THPT Hà Huy Tập tôi thu được kết quả như sau:
 Bảng 1: Kết quả khảo sát ban đầu về sử dụng trò chơi học tập 
 trong dạy học (Dành cho HS)
 Mức độ cần thiết (Đơn vị: %)
 Không Rất 
STT Các vấn đề/nội dung Ít cần Cần 
 cần cần 
 thiết thiết
 thiết thiết
 Áp dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 
 1 sẽ gúp cho HS hứng thú, say mê với 7,5 44,2 32,5 15,8
 bài học hơn.
 Áp dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 
 2 sẽ làm cho quá trình học tập trở nên có 6,5 68,5 20,0 5,0
 ý nghĩa và có tính mục đích rõ rệt hơn.
 Áp dụng trò chơi trong dạy học Địa lí sẽ 
 3 gúp cho HS sáng tạo, vận dụng được tri 6,5 60,5 28,0 5,0
 thức vào các tình huống khác nhau.
 Áp dụng trò chơi trong dạy học Địa lí
 4 sẽ gúp HS phát huy được tính tích 24,8 55,0 15,0 5,2
 cực, lĩnh hội được kiến thức tốt hơn.
 Sử dụng các phần mềm Quizizz, 
 5 Powerpoint ....để tạo trò chơi trong giờ 9,5 55,0 23,3 12,2
 học có cần thiết không.
 Có nên đã áp dụng trò chơi học tập 
 6 trong dạy học Địa lí không. 12,5 40,5 30,1 16,9
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_dia_li_lop_10_o_truong_trung.docx
  • pdfĐặng Thị Hà - Trường THPT Lê Viết Thuật - Địa Lí.pdf