SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 phần Đại lí dân cư

SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 phần Đại lí dân cư

 Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Khoa học sư phạm nhấn mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để đảm bảo cho HS có thể huy động có hiệu quả kiến thức và năng lực của mình giải quyết các tình huống.

 Việc thực hiện phương pháp tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Điều đó góp phần nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có phẩm chất, năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của hiện đại.

 Bộ môn Địa lý có vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo từ xưa đến nay. Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục Địa lý nói riêng đã chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực. Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống.

 

doc 20 trang thuychi01 14052
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 phần Đại lí dân cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Khoa học sư phạm nhấn mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để đảm bảo cho HS có thể huy động có hiệu quả kiến thức và năng lực của mình giải quyết các tình huống.
	Việc thực hiện phương pháp tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Điều đó góp phần nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có phẩm chất, năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của hiện đại.
 Bộ môn Địa lý có vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo từ xưa đến nay. Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục Địa lý nói riêng đã chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực. Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống. 
 Trong chương trình Địa lý, một bộ phận Địa lý rất quan trọng được đưa vào đầu chương trình THPT, đó chính là Địa lý đại cương. Học sinh tìm hiểu Địa đại cương không chỉ hiểu được các khái niệm cơ bản trong địa lý, mà còn thu thập được vốn hiểu biết về tự nhiên, kinh tế xã hội - văn hóa, phong tục tập quán trên Thế giới và liên hệ với Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của Địa đại cương – những nội dung chứa đựng những tư duy, những khái niệm trừu tượng, là những khó khăn lớn đối với người học nội dung địa lý này. 
 Từ thực tế này đòi hỏi giáo viên Địa lý cần lựa chọn phương pháp - phương tiện..., những sáng tạo mới phù hợp với nội dung địa lý đại cương, nhằm tổ chức, định hướng cho học sinh thu thập thông tin, chinh phục tri thức một cách hiệu quả. 
 Bài được giới thiệu trong chương trình Địa lý 10 – Dân số và sự gia tăng dân số. Những nội dung trong bài không chỉ giúp HS có những kiến thức, những nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương mà mang ý nghĩa thời sự.
	Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 phần Đại lí dân cư
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 - phần Địa lí dân cư.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tôi nghiên cứu trong bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 - phần Địa lí dân cư chương trình sách giáo khoa ban cơ bản 
 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn địa lí, lịch sử, sinh học , giáo dục công dân dạy bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 - phần Địa lí dân cư. Nhằm tạo hứng thú học cho học sinh trong giờ học, phát triển tư duy, năng lực vận dụng kiến thức các môn học trong nhà trường của học sinh trong giải quyết các tình huuống học tập cụ thể ở từng môn học có liên quan .
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí lớp 10.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí lớp 10.
 - Vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 - phần Địa lí dân cư.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả nghiên cứu	
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp quan sát các tiết dự giờ thao giảng.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
5. Giả thiết khoa học
Nếu đề tài này được nghiên cứu thành công sẽ cho thấy hiệu qảu của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học Đại lý lớp 10, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn địa lí ở nhà trường phổ thông nói chung và chương trình Địa lí lớp 10 nói riêng.
6. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận 
PHẦN: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học địa lí
1.1 Cơ sơ lí luận
1.1.1 Vị trí của môn Địa lý trong nhà trường phổ thông: 
Cùng với những bộ môn khác, môn Địa đã góp phần cung cấp cho HS một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, về kinh tế - xã hội và những kĩ năng kĩ xảo. Như chúng ta đã biết, Địa lý là một môn học có tính tổng hợp. Nó nghiên cứu những vấn đề phức tạp về mặt không gian lãnh thổ, trong đó các yếu tố thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trong quá trình học tập Địa lý bồi dưỡng cho HS một thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn. 
 Bên cạnh đó Địa lý còn trang bị những kiến thức cơ bản cho học sinh thành những công dân tương lai đất nước, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
1.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của môn Địa lý trong nhà trường phổ thông: 
Môn Địa lý trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Địa lý còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Địa lý và các môn khác. Học môn Địa lý sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Địa lý. Cho nên tự nói cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, gắn với đời sống. 
	Xuất phát từ những căn cứ đó, chương trình đã nêu mục tiêu tổng quát của môn Địa lý: Môn Địa lý có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học, đó là góp phần chuẩn bị hành trang cho những con người có trình độ học vấn phổ thông để họ có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn. Đó là những người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng kiến thức Địa lý trong đời sống. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp và xây dựng Tổ quốc. 
1.1.3 Phương pháp dạy học tích hợp:
Những năm học gần đây, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Trước tình hình đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi mới, cải tiến nội dung và phương pháp soạn giảng để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Mỗi giáo viên phải thực hiện nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh. 
 Đề cập đến môn địa, trong lí luận dạy học những năm gần đây đã đề cao phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp. Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau có mối quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc. 
Việc thực hiện phương pháp tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực học sinh, giúp HS giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Điều đó góp phần nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có phẩm chất, năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của hiện đại .
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng của việc dạy và học Địa lý: 
Vài năm trở lại đây, việc dạy học môn Địa lý đang trở thành một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt cần được xã hội quan tâm. Vì trên thực tế, đa số học sinh hiện nay có những nhận thức lệch lạc, không chú ý đến môn Địa lý. Nhiều học sinh hầu như không học địa, nhiều tiết dạy học địa trôi đi trong mệt mỏi, chán nản cho cả thầy và trò. Trong khi đó, môn địa lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trang bị cho HS về những kiến thức khoa học và kiến thức thực tế, việc đổi mới chương trình Địa lý THPT luôn chú ý đào tạo toàn diện kĩ năng cho con người. Tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học địa của học sinh, cụ thể là:
Học sinh thờ ơ với bộ môn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học địa ở các trường phổ thông. Điều này xuất phát từ quan niệm thực dụng của cả phụ huynh và học sinh đang phổ biến hiện nay: chỉ tập trung vào các môn khoa học tự nhiên, coi môn Địa lý là môn học phụ.
Từ những nhận thức sai lầm về môn học nên các em có kết quả học không cao đối với môn học là tất yếu.
1.2.2 Nguyên nhân.
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh 
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được sự ham học và đam mê của HS đối với môn Địa lý.
 - Đối với học sinh:
+ Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Địa lý thậm trí giờ học địa lại suy nghĩ về tiết tiếp theo môn học khác.
	+ Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game, internet . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập.
Đứng trước tình hình đó, đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học đang là một vấn đề được các cấp lãnh đạo, nhà trường và giáo viên quan tâm. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tình trạng tản mạn, rời rạc trong kiến thức. 
Tóm lại, để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy mà dạy học theo hướng tích hợp là một phương pháp tiêu biểu.
2. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn vận dụng qua bài “Dân số và sự gia tăng dân số”
2.1. Vài nét về phương pháp dạy học tích hợp.
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. 
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. 
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration”- một từ gốc Latin (integer) - có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. 
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện.
Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của giáo viên.
Về phương pháp tích hợp trong môn Địa lý: có thể có các phương pháp tích hợp sau
- Tích hợp dọc: Tích hợp kiến thức từ các bài học Địa lý đã học ở các bài học, cấp học trước.
- Tích hợp kiến thức liên môn: Tích hợp kiến thức từ các môn học hoặc các lĩnh vực khác như: Toán học, Lịch sử, Sinh học, Giáo dục công dân, các lĩnh vực văn hóa – kinh tế - xã hội - đạo đức- lối sống...
Có thể áp dụng phương pháp tích hợp trong các hoạt động cụ thể sau:
- Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ.
- Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới.
- Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài.
- Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh, thiết bị công nghệ thông tin.
- Tích hợp thông qua nội dung từng phần hay tổng kết giờ học.
- Tích hợp thông qua hệ thống bài tập (ở lớp cũng như ở nhà ).
- Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra.
- Tích hợp gắn với đời sống xã hội, rèn kỹ năng sống cho HS.
Tóm lại, để việc dạy học theo hướng tích hợp trong môn Địa lý đạt hiệu quả tốt, thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp phải nắm vững nguyên tắc tích hợp: bám sát chuẩn kiến thức - kỹ năng, đảm bảo phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị và đối tượng học sinh. Việc tích hợp làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn và không làm quá tải nội dung bài học.
2.2. Dạy học bài “Dân số và sự gia tăng dân số” theo chủ đề tích hợp liên môn 2.2.1.Các bài học Địa lý và các kiến thức liên môn học sinh cần vận dụng để giải quyết các vấn đề của bài học.
* Kiến thức môn Địa lý: 
HS đã học và nắm vững kiến thức trong chương trình SGK lớp 7 và 9:
- HS trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số trên Thế giới. Nguyên nhân, hậu quả của bùng nổ dân số.
- HS trình bày được đặc điểm dân số nước ta: Số dân đông, GTDS nhanh, cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính có sự thay đổi. Nguyên nhân. hậu quả của dân số đông và gia tăng dân số nhanh.
* Kiến thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả
- Sức ép dân số đối với việc sử dụng tài nguyên (Than, dầu khí, sinh vật), sử dụng điện. 
- Thông qua đó mỗi HS phải có ý thức sử dụng tiết kiệm và nhiệt tình hưởng ứng chương trình “Giờ Trái đất” thông qua một số hoạt động “ Hành trình xanh” đi bộ, đạp xe đạp
* Kiến thức môn sinh học
 - Học sinh nắm được khái niệm sinh đẻ có kế hoạch.
- Học sinh biết được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- Học sinh biết một số biện pháp điều khiển giới tính
- Thông qua đó HS biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào. Hiện nay các em đang ở tuổi vị thành niên (người sắp đến tuổi trưởng thành) nên việc am hiểu về vấn đề sức khỏe sinh sản, tâm sinh lý thay đổi là rất cần thiết để trang bị đầy đủ kiến thức cho bản thân.
* Kiến thức môn Giáo dục công dân.
 - Nêu được tình hình dân số, việc làm và đường lối chính sách cơ bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước để giải quyết vấn đề dân số và việc làm.
- Nêu được tình hình tài nguyên, môi trường và những biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Hiểu được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện các chính sách.
- Thông qua bài học, mỗi học sinh tự mình rút ra được bài học sâu sắc về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, biết xử lý một cách hợp lý và đúng đắn mối quan hệ riêng - chung, gia đình – nhà trường và xã hội. Từ đó góp phần giáo dục nhân cách, ý thức trách nhiệm của mỗi con người trong bối cảnh hiện nay.
- Cụ thể, học sinh có thể liên hệ các bài Giáo dục công dân trong chương trình lớp 10: bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 
* Kiến thức môn Toán học: Vận dụng kiến thức, công thức toán học để tính được tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và làm bài tập 1 SGK/86 đồng thời để phát triển tư duy logic. 
* Kiến thức môn Lịch sử: Học sinh nắm được cốt lõi lịch sử của Việt Nam trong các phong trào giải phóng dân tộc để thấy được tình hình phát triển dân số của Việt Nam ta từ xưa đến nay.Liên hệ với bài Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng 8-1945: hiểu thêm về hậu quả của nạn đói lịch sử 1945. 
* Kiến thức văn hóa xã hội: Học sinh có những kiến thức văn hóa xã hội: về các phong tục tập quán, tư tưởng của các quốc gia, các dân tộc trên Thế giới và liên hệ với Việt Nam.
2.2.2. Dạy học bài “ Dân số và sự gia tăng dân số” theo chủ đề tích hợp liên môn. Ngày nay, các quốc gia trên Thế giới đang phải đối mặt với một số vấn đề chung có tính toàn cầu mà việc ngăn chặn và khắc phục những hậu quả nghiêm trọng cần có sự hợp tác, chung sức của toàn nhân loại như: Vấn đề dân số, môi trường,....
Nước ta là một quốc gia đông dân tháng 7/2016 dân số > 95 triệu người đứng thứ 14 trên Thế giới và thứ 3 trong Đông Nam Á. Cách đây 10 năm, tỷ lệ giới tính ở Việt Nam ngang bằng với mức độ trung bình của thế giới (100 bé gái thì có 105-107 bé trai), nhưng trong vài năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện cuộc vận động dân số với khẩu hiệu “Dừng lại ở 1-2 con để nuôi dạy cho tốt” đã góp phần hạn chế mức sinh, nhưng lại làm cho các gia đình phải cân nhắc, lựa chọn giới tính thai nhi để sinh bằng được con trai. Hệ quả là, khoảng cách tỷ lệ giới tính (114 bé trai/100 bé gái năm 2013) ở nước ta ngày càng tăng cao. Vì vậy, ý nghĩa bài học được đặt ra vẫn luôn luôn mang tính thời sự. 
Từ những nội dung đó tôi muốn xây dựng dự án này, trước hết giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học “Dân số và sự gia tăng dân số” đây là một trong những nội dung tiêu biểu trong chương trình Địa lý 10. Sau đó, từ những vấn đề được gợi ra trong bài, học sinh có những nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương. 
2.2.3.Giáo án minh họa tiến trình dạy học. 
Tiết 25
Bài 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
A. Mục tiêu bài học
* Về kiến thức.
- Biết được quy mô dân số, tình hình biến động dân số Thế giới, nguyên nhân chính là do sinh đẻ và tử vong.
- Hiểu được các thuật ngữ: tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Phân biệt được gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học và gia tăng dân số.
- Phân tích được hậu quả của gia tăng dân số không hợp lý.
- Biết tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và tỉ suất gia tăng dân số.
* Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
- Nâng cao kĩ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm, nhận định, đánh giá một số vấn đề liên quan đến 1 số vấn đề thực tế.
* Thái độ.
Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
* Năng lực. Học sinh hình thành năng lực:
- Năng lực tư duy tổng hợp, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, khả năng làm việc nhóm, tự quản lý và tổ chức các hoạt động học tập.
- Năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng bảng số liệu, năng lực tổng hợp kiến thức các môn học vào thực tế .
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 - SGK, SGV, một số tài liệu tham khảo, soạn thiết kế dạy học, một số tranh ảnh
 - HS chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
C. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp khi học bài mới)
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1. 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
HS hoạt động theo hình thức cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
KIẾN THỨC
KIẾN THỨC 
TÍCH HỢP
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
Giới thiệu khái quát về tình hình dân số TG. 
- HS dựa vào bảng số liệu SGK/82 
Nhận xét tình hình GT dân số trên TG và xu hướng phát triển dân số TG trong tương lai? 
- GV NX và chuẩn kiến thức.
I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_lien_mon_bai_dan_so_va_su.doc