SKKN Một số phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10 phần tự nhiên theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

SKKN Một số phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10 phần tự nhiên theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

 Kiến thức địa lí ngoài được tàng trữ ở kênh chữ còn được tàng trữ trong kênh hình.Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 rất chú trọng về hệ thống kênh hình để cung cấp, khai thác kiến thức đặc biệt là phần “ Địa lí tự nhiên”. Hệ thống kênh hình được đặt xen kẽ, quan hệ hữu cơ với kênh chữ trong mỗi bài học. Hình thức thể hiện kênh hình cũng rất đa dạng gồm: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, hình vẽ, bảng biểu.màu sắc hấp dẫn sinh động, phù hợp với từng đơn vị kiến thức.

Với những đặc điểm của hệ thống kênh hình như vậy đòi hỏi giáo viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò, đặc điểm của nó trong mỗi bài học để khai thác, sử dụng có hiệu quả.

Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở trường THPT qua nhiều năm cho tôi thấy hầu hết giáo viên đã có hướng khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa vào dạy học Địa lí, nhưng hiệu quả nhìn chung còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa khai thác hết kiến thức tiềm ẩn trong các kênh hình đó. Chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao trong một tiết giảng dạy còn nhiều hạn chế.

Mặt khác, do điều kiện thực tế của Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, phục vụ cho dạy học chưa có nhiều. Do đó để nâng cao hiệu quả giảng dạy và khắc phục những khó khăn của Nhà trường, bản thân tôi là một giáo viên, trong quá trình công tác tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh để giúp các em nắm vững kiến thức và luôn hứng thú học tập môn địa lí.

Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10 phần tự nhiên theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” làm đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà.

 

doc 20 trang thuychi01 20583
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10 phần tự nhiên theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC 
KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 10 PHẦN TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 
 Người thực hiện: Đỗ Thị Loan
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Địa lí
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu....
2
1.1. Lý do chọn đề tài.........
2
1.2. Mục đích nghiên cứu..
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. .....
2
2. Nội dung.......
3
2.1. Cơ sở lý luận ...............
3
2.1.1. Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí...........
3
2.1.2. Vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí....
3
2.3.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí.
3
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
4
2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện...
4
2.3.1. Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10..
4
2.3.2.Quy trình chung khi khai thác kênh hình.
5
2.3.3. Một số ví dụ cụ thể .
5
a. Ví dụ 1.
5
b. Ví dụ 2.................................................
6
c. Ví dụ 3............................................................
8
d. Ví dụ 4.............................
10
e. Ví dụ 5................................................................................
10
g. Ví dụ 6.. ......................................................................................
12
2.4. Hiệu quả.....................................................................................................
15
3. Kết luận và kiến nghị.............
17
3.1 Kết luận........................................................................................................
17
3.2 Kiến nghị......................................................................................................
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Kiến thức địa lí ngoài được tàng trữ ở kênh chữ còn được tàng trữ trong kênh hình.Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 rất chú trọng về hệ thống kênh hình để cung cấp, khai thác kiến thức đặc biệt là phần “ Địa lí tự nhiên”. Hệ thống kênh hình được đặt xen kẽ, quan hệ hữu cơ với kênh chữ trong mỗi bài học. Hình thức thể hiện kênh hình cũng rất đa dạng gồm: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, hình vẽ, bảng biểu...màu sắc hấp dẫn sinh động, phù hợp với từng đơn vị kiến thức.
Với những đặc điểm của hệ thống kênh hình như vậy đòi hỏi giáo viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò, đặc điểm của nó trong mỗi bài học để khai thác, sử dụng có hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở trường THPT qua nhiều năm cho tôi thấy hầu hết giáo viên đã có hướng khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa vào dạy học Địa lí, nhưng hiệu quả nhìn chung còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa khai thác hết kiến thức tiềm ẩn trong các kênh hình đó. Chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao trong một tiết giảng dạy còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, do điều kiện thực tế của Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ,phục vụ cho dạy học chưa có nhiều. Do đó để nâng cao hiệu quả giảng dạy và khắc phục những khó khăn của Nhà trường, bản thân tôi là một giáo viên, trong quá trình công tác tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh để giúp các em nắm vững kiến thức và luôn hứng thú học tập môn địa lí.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10 phần tự nhiên theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” làm đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện thêm kiến thức, kĩ năng cho giáo viên.
 Góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tập của học sinh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phần Địa lí tự nhiên lớp 10 chương trình sách giáo khoa ban cơ bản và giới hạn trong việc tạo kĩ năng khai thác, sử dụng kiến thức từ các hình vẽ trong sách giáo khoa của học sinh và giáo viên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp quan sát qua các tiết dự giờ thao giảng.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí
	Trong cấu trúc sách giáo khoa Địa lí nói chung và sách giáo khoa Địa lí 10 nói riêng gồm 2 phần là kênh chữ và kênh hình. Kênh chữ và kênh hình luôn đảm bảo tỉ lệ hợp lí giữa lí thuyết và thực hành. Mỗi thành phần thực hiện một số chức năng nhất định. Kênh chữ là thành phần cơ bản của SGK có liên hệ với thành phần ngoài bài viết. Bài viết Địa lí SGK thường mang tính chất giải thích minh họa và bao gồm các lí thuyết, giải thích, mô tả và các chỉ dẫnNhững thành phần ngoài bài viết của SGK có ý nghĩa về mặt phương pháp và kiểm tra đối với học sinh. Trong SGK còn có hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, thiết lập các mối liên hệ và phụ thuộc, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Các câu hỏi bài tập giúp học sinh định hướng hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình nắm vững tài tài mới. [1]
	Việc thực hiện các bài tập và câu hỏi trong SGK đòi hỏi học sinh phải dựa vào các nguồn kiến thức khác nhau, đó là kênh hình như biểu đồ, bản đồ, lược đồ, sơ đồ tranh ảnh,các kênh minh họa không chỉ có tác dụng cụ thể hóa bài viết mà còn là nguồn gây hứng thú đối với học sinh.
	Như vậy kênh hình trong SGK Địa lí gồm nhiều loại là bản đồ, lược đồ, biểu đồ, các bảng số liệu và tranh ảnh. Mỗi loại có những cách thể hiện khác nhau nhưng đều cùng một mục đích là truyền đạt các kiến thức đến người học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
2.1.2. Vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí
	Kênh hình góp phần hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để rèn luyện các kĩ năng.
	Kênh hình giúp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	Giúp cho giáo viên hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng
	Ngoài ra còn hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng và thiết kế bài dạy.
2.1.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí
	Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. Tập trung vào việc sử dụng kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế dùng theo cách minh họa kiến thức.
	Để có thể sử dụng tốt kênh hình Giáo viên cần: [3]
- Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ các kênh hình để hiểu rõ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mới cùng học sinh tiếp xúc với kênh hình.
- Cần lựa chọn nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học, đồng thời sử dụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình.
- Khi soạn bài cũng như khi lên lớp, Giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chính xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí.
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với từng loại phương tiện, thiết bị dạy học để tìm kiếm thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2. 1. Về phía giáo viên
Qua khảo sát thực tế và dự giờ đồng nghiệp khi dạy các bài có kênh hình, tôi nhận thấy:
- Phần lớn giáo viên có quan niệm đúng về chức năng, vai trò của các kênh hình thể hiện trong việc chuẩn bị chu đáo về giáo án, yêu cầu, mục đích của các kênh hình là gì và thể hiện yếu tố nào của đối tượng địa lí. 
- Hầu hết giáo viên đều đã vận dụng một cách sáng tạo khoa học kĩ năng sử dụng kênh hình cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, do đó đã pháp huy được tinh tư duy độc lập cho học sinh, giúp học sinh nắm vững, chắc nội dung bài học và giúp học sinh thêm yêu thích môn địa lí.
2.2. Về phía học sinh:
Do quan niệm đây là môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn, nếu không muốn nói là coi thường, số ít học sinh chăm học có ý thức song phương pháp học tập còn lúng túng, còn tình trạng học vét, ghi nhớ áy móc nên kiến thức không chắc, nhanh quên, không sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 (phần Địa lí tự nhiên)
Đối với chương trình địa lí 10 được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, thông tin đã được lựa chọn. Vậy giáo viên phải tổ chức học tập, phân tích, tổng hợp và xử lí thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được kiến thức vừa rèn luyện các kĩ năng và nắm được phương pháp học tập tạo điều kiện tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới, phát huy tích tích cực, độc lập của học sinh.
Những kênh hình trong sách giáo khoa không đơn thuần chỉ lả minh họa cho bài giảng mà chúng còn gắn bó hữu cơ với bài học và là một phần khồng thể thiếu được trong nội dung bài học.
	Sách giáo khoa địa lí 10 ban cơ bản phần địa lí tự nhiên có các kênh hình sau: (Không thống kê ở những bài học và nội dung bài học đã được giảm tải) [5]
Bài 2: - Hình 2.1: Các dạng kí hiệu.
Bài 5: - Hình 5.1: Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà.
	 - Hình 5.2: Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển động của chúng.
	 - Hình 5.4: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
Bài 6: - Hình 6.2: Các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc.
	 - Hình 6.3: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
Bài 7: - Hình 7.4: Hai mảng kiến tạo tách rời nhau.
	 - Hình 7.5: Hai mảng kiến tạo xô vào nhau.
Bài 8: - Hình 8.1: Hiện tượng uốn nếp.
	 - Hình 8.3: Địa lũy và địa hào.
Bài 9: - Hình 9.6 Vách biển và bậc thềm sóng vỗ.
Bài 11: - Hình 11.2: Phân phối bức xạ mặt trời.
	 - Hình 11.4: Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Bài 12: - Hình 12.1: Các đai khí áp và gió trên Trái Đất.
	 - Hình 12.4: Gió biển và gió đất.
	 - Hình 12.5 Qúa trình hình thành gió fơn.
Bài 15: - Hình 15: Sơ đồ tuần hoàn của nước.
Bài 16: - Hình 16.1: Chu kì tuần trăng.
	 - Hình 16.2: Vị tri của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày “triều cường”.
	 - Hình 16.3: Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày “triều kém”.
Bài 17: - Hình 17: Vị trí lớp phủ thỗ nhưỡng ở lục địa.
Bài 18: - Hình 18: Các vành đai của thực vật theo độ cao ở núi An- Pơ .
Bài 19 - Hình 19.11: Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn tây dãy Cáp ca.
Bài 20: - Hình 20.1: Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
2.3.2. Quy trình chung khai thác kênh hình
- Đọc tên.
- Xác định nội dung.
- Giá trị của hình trong việc diễn giải các dấu hiệu của khái niệm địa lí tự nhiên hay diễn giải các quy luật địa lí tự nhiên.
- Giá trị về tự nhiên, danh thắng.
2.3.3. Một số ví dụ cụ thể
a. Ví dụ 1: Bài 5: VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT, HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Phần I: Khái quát về vũ trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
Mục 2- Hệ Mặt Trời và mục 3 Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
( SGK- Ban cơ bản- Địa lí 10, trang 18)
Hình 5.2: Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển động của chúng
* Nội dung
	Hình 5.2 là hình vẽ minh họa về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Quan sát hình chúng ta thấy hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời ở trung tâm và các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
	Qũy đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của 8 hành tinh này cùng chiều, đều từ trái sang phải. Trái Đất của chúng ta là hành tinh thứ 3, tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
* Phương pháp khai thác
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi như:
+ Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh, đó là những hành tinh nào?
+ Nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh?
+ Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có những vận động chính nào?
+ Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong Hệ Mặt Trời tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
+ Trái Đất có điểm gì khác các hành tinh?
+ Trái Đất có những chuyển động chính nào?
- HS quan sát hình kết hợp với nội dung kênh chữ trả lời, sau đó GV có thể tổng kết mục 2 như sau: 
+ Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh: Kim tinh (nhỏ nhất) Mộc tinh lớn nhất, tiếp đến là Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Trái Đất, Kim tinh, Hải Vương tinh và Hỏa tinh.
+ Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là các hình elip, cùng nằm trên một mặt phẳng và đều có hướng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.(Vì HS quan sát thấy trên hình có các hình elip và hướng mũi tên).
+ Các hành tinh vừa tự quay, vừa chuyển động quanh Mặt Trời- Trái Đất là một trong 8 hành tinh của hệ Mặt trời.
+ Trái đất ở vị trí thứ 3 tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
+ Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống. (Vì HS dựa vào màu sắc của các hành tinh thấy Trái Đất được thể hiện bằng màu xanh trên hình 5.2).
+ Trái Đất vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
- Và từ sự tìm hiểu ở trên GV có thể chuyển ý sang mục 3 với một câu hỏi nâng cao dành cho HS khá giỏi như: Vì sao Trái Đất lại là hành tinh duy nhất có sự sống?
- Dựa vào kiến thức vừa lĩnh hội và kênh hình HS thấy rằng: Trái Đất ở vị trí thứ 3 (không gần Mặt trời quá, cũng không xa Mặt Trời quá) và Trái Đát tự quay quanh trục nên nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.
b. Ví dụ 2: Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
Phần II. Các mùa trong năm
( SGK- Địa lí 10, Ban cơ bản, trang 22 và 23)
 Hình 6.2: Các mùa theo dương lịch ở bán cầu bắc
* Nội dung
Đây là một hình vẽ thể hiện các mùa theo dương lịch ở bám cầu Bắc. Quan sát hình chúng ta có thể thấy được:
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời.
+ Vị trí của các ngày: Xuân phân (21/3),Hạ chí (22/6), Thu phân (23/9), Đông chí (22/12).
+ Các mùa trong năm: Xuân- Hạ- Thu- Đông.
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc của các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc.
* Phương pháp khai thác
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi như:
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí?
+ Ở bán cầu Bắc các mùa bắt đầu từ ngày nào?
+ Thời gian bắt đầu mùa của các nước dùng âm- dương lịch?
+ Mùa của bán cầu Bắc và bán cầu Nam diễn ra như thế nào?
+ Trong ngày hạ chí 22/6, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất?
+ Trong ngày đông chí 22/12, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất?
+ Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào? Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất?
- HS quan sát hình kết hợp với nội dung kênh chữ trả lời, sau đó GV có thể tổng kết nội dung như sau: 
+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí là không đổi.
+ Ở bán cầu Bắc các mùa bắt đầu từ ngày:
Mùa xuân bắt đầu từ ngày 21/3 đến ngày 22/6.
Mùa hạ bắt đầu từ ngày 22/6 đến ngày 23/9.
Mùa thu bắt đầu từ ngày 23/9 đến ngày 22/12.
Mùa đông bắt đầu từ ngày 22/12 đến ngày 21/3.
+ Căn cứ vào các ngày bắt đầu mùa của hình 5.2 và nội dung kênh chữ HS sẽ tính được ngày bắt đầu các mùa của các nước dùng âm- dương lịch, thời gian bắt đầu mùa của các nước được tính sớm hơn khoảng 45 ngày:
Mùa xuân từ 4 hoặc 5- 2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6- 5 (lập hạ).
Mùa hạ từ 5 hoặc 6- 5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8- 8 (lập thu).
Mùa thu từ 7 hoặc 8- 8 (lập thu) đến 7 hoặc 8- 11 (lập đông).
Mùa đông từ 7 hoặc 8- 11 (lập đông) đến 4 hoặc 5- 2 (lập xuân).
+ Mùa của bán cầu Bắc và bán cầu Nam diễn ra ngược nhau.
+ Vào ngày 22/6 (Hạ chí), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào bề mặt trái Đất ở chí tuyến bắc.
+ Vào ngày 22/12 (Đông chí), nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào bề mặt trái Đất ở chí tuyến nam.
+ Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày 21/3 (Xuân phân) và 23/9 (Thu phân). Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào bề mặt Trái Đất ở xích đạo.
- Từ sự tìm hiểu ở trên Gv tiếp tục đưa ra các câu hỏi nâng cao dành cho HS khá giỏi như:
+ Nguyên nhân sinh ra mùa?
+ Vì sao mùa của 2 bán cầu lại trái ngược nhau?
+ Vì sao ở vị trí Xuân phân và Thu phân thì 2 nửa cầu ngả về phía Mặt Trời như nhau nhưng lại có 2 mùa khác nhau ở 2 bán cầu?
- HS quan sát hình kết hợp với sự hiểu biết HS trả lời, sau đó GV có thể tổng kết nội dung như sau: 
+ Nguyên nhân sinh ra mùa: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương, nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo.
+ Mùa của 2 bán cầu ngược nhau vì: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương, nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo. Khi bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời (22/6) là mùa hạ thì bán cầu Nam lúc đó xa Mặt Trời (22/6) là mùa đông. Mùa xuân và mùa thu cũng diễn ra ngược lại.
+ Ở vị trí Xuân phân và Thu phân thì 2 nửa cầu ngả về phía Mặt Trời như nhau nhưng lại có 2 mùa khác nhau vì: 
 Từ 21/3 đến 22/6, do trục Trái Đất nghiêng nên nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên dẫn đến góc nhập xạ (góc hợp bởi tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất) lớn, điều đó làm cho nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt từ Mặt trời, nhưng do mặt đất vừa bị hóa lạnh vào mùa đông nên lúc này mới ấm lên, đó là mùa Xuân.
 Từ 23/9 đến 22/12, do trục Trái Đất nghiêng nên nửa cầu Bắc ngả xa Mặt Trời nên dẫn đến góc nhập xạ nhỏ dần, điều đó làm cho nửa cầu Bắc nhận được ít nhiệt từ Mặt trời, nhưng do mặt đất còn dự trữ lượng nhiệt trong mùa hạ nên lúc này nhiệt độ vẫn chưa thấp lắm, đó là mùa Thu.
c. Ví dụ 3: Bài 11: KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
Phần II: Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Mục 1: Bức xạ và nhiệt độ của không khí
( SGK- Địa lí 10, Ban cơ bản, trang 41)
 Hình 11.2- Phân phối bức xạ của Mặt Trời
* Nội dung
- Mặt Trời là một ngôi sao phát sáng khổng lồ, nguồn năng lượng Mặt Trời tỏa đi các hướng trong không gian.
- Hình 11.2 minh họa sự phân phối năng lượng Mặt Trời hướng tới Trái Đất.Quan sát hình chúng ta có thấy được nguồn bức xạ Mặt Trời được phân phối như sau;
+ 47% bề mặt Trái Đất hấp thụ.
+ 30% phản hồi vào không gian.
+ 19% khí quyển hấp thụ.
+ 4% tới bề mặt Trái Đất rồi bị phản hồi vào không gian.
* Phương pháp khai thác
Trái Đất là một hành tinh không tự phát sáng. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho bề mặt Trái Đất là bức xạ Mặt trời. Tuy nhiên khi dựa vào hình 11.2 HS mới chỉ nêu được sự phân phối của năng lượng Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất. Do đó sau khi yêu cầu HS cho biết nguồn bức xạ từ Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất được phân phối như thế nào, GV cần làm rõ: Nguồn bức xạ từ Mặt Trời tới Trái Đất, thì khí quyển chỉ trực tiếp hấp thụ được 19%, nhưng bề mặt Trái Đất hấp thụ được 47%, lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất hấp thụ được lại tỏa vào khí quyển.
Như vậy nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đối nóng. [5].
- Từ sự tìm hiểu ở trên Gv tiếp tục đưa ra câu hỏi như:
+ Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào yếu tố nào?
- HS quan sát hình kết hợp với nội dung kênh chữ trả lời, sau đó GV có thể tổng kết nội dung như sau: 
+ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_khai_thac_kenh_hinh_trong_sach_giao.doc