SKKN Vận dụng ca dao, tục ngữ, bài hát dạy một số bài Địa lí 10 để tạo hứng thú học tập cho học sinh
Thực tế hiện nay ở trường Trung Học Phổ Thông (THPT), đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn Địa lí vì các em nghĩ đây là môn phụ. Mặt khác đối với học sinh, Địa lí là một môn khoa học xã hội phải học thuộc lòng nhiều, mà các bài học lí thuyết chính là những nội dung khó nhớ, dễ quên. Cộng với xu thế chung khối khoa học xã hội hiện nay ít ngành nghề, cơ hội việc làm và thu nhập cho tương lai cũng thấp hơn nhiều so với các ngành khoa học tự nhiên, nên học sinh lựa chọn học các môn khoa học xã hội rất ít trong đó môn Địa lí cũng không tránh khỏi. Điều đó làm cho học sinh ngại trau dồi kiến thức về bộ môn Địa lí. Dẫn đến các em không có động lực và hứng thú ở tiết học, giờ học thiếu tập trung, việc chuẩn bị bài cũng mang tính đối phó bởi đã có sẵn các loại sách tham khảo không cần phải tư duy. Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, vì thế nhanh quên. Một yếu tố thực tế nữa là dung lượng kiến thức trong từng bài, từng tiết học còn dài và nặng khiến một bộ phận không nhỏ học sinh chưa thích thú với môn học, dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao.
Điều đáng mừng, mấy năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã mở rộng khối thi và xét tuyển Đại học có môn Địa cùng với các môn tự nhiên là khối thi. Cho nên, ngay từ đầu năm lớp 10 tôi đã đưa ra cho các em một số khối thi mới có môn Địa, rồi phân tích cho các em thấy tại sao lại chọn môn Địa để học.
Sự hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học. Khi học sinh có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; không những vậy khi học sinh nắm bắt được vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì học sinh lại có thêm hứng thú. Vậy muốn cho học sinh có hứng thú trong từng tiết học và tập trung vào việc xây dựng bài thì đòi hỏi người giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những kĩ thuật để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là: sử dụng ca dao, tục ngữ, bài hát có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy. Sử dụng hợp lý ca dao, tục ngữ, bài bát vào bài học Địa lí là một cách làm đa dạng hóa các phương pháp dạy học, tránh hiện tượng học sinh bị nhàm chán với cách thức tổ chức dạy học truyền thống. Từ đó góp phần đa dạng hóa các kênh thông tin, làm cho bài học trở nên gần gũi hơn với cuộc sống, học sinh cũng nắm bắt nhanh hơn, hiểu sâu hơn, dễ học thuộc bài và cốt lõi là học sinh có hứng thú trong học tập bộ môn Địa lí.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ, BÀI HÁT DẠY MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ 10 ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH” Người thực hiện: Lê Thị Hoàng Lan Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: môn Địa Lí THANH HÓA NĂM 2019 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Mở đầu 2 1.1 Lí do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 2 Nội dung 4 2.1 Cơ sở lí luận 4 2.2 Thực trạng vấn đề 4 2.3 Giải pháp 5 2.4 Hiệu quả 13 3 Kết luận và kiến nghị 16 3.1 Kết luận 16 3.2 Kiến nghị 16 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Thực tế hiện nay ở trường Trung Học Phổ Thông (THPT), đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn Địa lí vì các em nghĩ đây là môn phụ. Mặt khác đối với học sinh, Địa lí là một môn khoa học xã hội phải học thuộc lòng nhiều, mà các bài học lí thuyết chính là những nội dung khó nhớ, dễ quên. Cộng với xu thế chung khối khoa học xã hội hiện nay ít ngành nghề, cơ hội việc làm và thu nhập cho tương lai cũng thấp hơn nhiều so với các ngành khoa học tự nhiên, nên học sinh lựa chọn học các môn khoa học xã hội rất ít trong đó môn Địa lí cũng không tránh khỏi. Điều đó làm cho học sinh ngại trau dồi kiến thức về bộ môn Địa lí. Dẫn đến các em không có động lực và hứng thú ở tiết học, giờ học thiếu tập trung, việc chuẩn bị bài cũng mang tính đối phó bởi đã có sẵn các loại sách tham khảo không cần phải tư duy. Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, vì thế nhanh quên. Một yếu tố thực tế nữa là dung lượng kiến thức trong từng bài, từng tiết học còn dài và nặng khiến một bộ phận không nhỏ học sinh chưa thích thú với môn học, dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao. Điều đáng mừng, mấy năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã mở rộng khối thi và xét tuyển Đại học có môn Địa cùng với các môn tự nhiên là khối thi. Cho nên, ngay từ đầu năm lớp 10 tôi đã đưa ra cho các em một số khối thi mới có môn Địa, rồi phân tích cho các em thấy tại sao lại chọn môn Địa để học. Sự hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học. Khi học sinh có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; không những vậy khi học sinh nắm bắt được vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì học sinh lại có thêm hứng thú. Vậy muốn cho học sinh có hứng thú trong từng tiết học và tập trung vào việc xây dựng bài thì đòi hỏi người giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những kĩ thuật để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là: sử dụng ca dao, tục ngữ, bài hát có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy. Sử dụng hợp lý ca dao, tục ngữ, bài bát vào bài học Địa lí là một cách làm đa dạng hóa các phương pháp dạy học, tránh hiện tượng học sinh bị nhàm chán với cách thức tổ chức dạy học truyền thống. Từ đó góp phần đa dạng hóa các kênh thông tin, làm cho bài học trở nên gần gũi hơn với cuộc sống, học sinh cũng nắm bắt nhanh hơn, hiểu sâu hơn, dễ học thuộc bài và cốt lõi là học sinh có hứng thú trong học tập bộ môn Địa lí. Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT bản thân tôi thấy bộ môn này có nhiều nội dung các bài học thường mang nặng tính trừu tượng, được trình bày dưới dạng lí thuyết nên rất khô khan, khó nhớ. Nếu giáo viên giảng bài hoặc phân tích nội dung nào đó mà có thể áp dụng được những câu ca dao, tục ngữ đã đúc kết thành kinh nghiệm thì học sinh dễ học, dễ nhớ và có hứng thú, động lực học tốt hơn. Từ những thực tiễn nêu trên cộng với một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình mà tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ, BÀI HÁT DẠY MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ 10 ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH” để đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý nhằm biến các nội dung bài học Địa lí khô khan, khó nhớ, phải học thuộc lòng nhiều trở nên sinh động, dễ hiểu, nhớ lâu, tạo hứng thú say mê trong học tập đồng thời góp phần làm đa dạng hoá các phương pháp dạy học Địa lí. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp: - Học sinh có động lực, hứng thú trong tiết học, chủ động xây dựng bài. - Học sinh tiếp thu bài tốt hơn, học Địa lí với tư tưởng dễ nhớ, khó quên. - Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao, tục ngữ do giáo viên cung cấp và gợi mở. - Bản thân có điều kiện trau dồi thêm kinh nghiệm trong giảng dạy sử dụng ca dao, tục ngữ, bài hát để truyền đạt kiến thức cho học sinh tốt hơn và các em sẽ thấy môn Địa lí rất gần gũi với cuộc sống xung quanh ta. 1.3. Đối tượng - Học sinh lớp 10A1, 10A8, 10A9 (là những lớp thực nghiệm), còn lớp 10A2 và 10A7 (là lớp đối chứng) trường THPT Yên Định 2, Yên Định - Thanh Hoá. - Chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng, sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, bài hát trong dạy học những phần, nội dung có liên quan đến bài học Địa lí 10 cơ bản mà tôi có thể áp dụng được. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Kinh nghiệm thực tế giảng dạy Địa lí lớp 10. - Phương pháp thử nghiệm. - Phương pháp khảo sát điều tra. - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp trò truyện, phỏng vấn 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: ‘‘Phương pháo giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh’’ Như vậy rõ ràng, từ việc đổi mới phương pháp dạy học nên giáo viên cần vận dụng các kĩ thuật soạn giảng sao cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của người học. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ, bài hát vào trong dạy học Địa lí là một kĩ thuật dạy học cụ thể chứ không đơn giản chỉ là một ví dụ minh họa cho bài học. Cho nên trong quá trình dạy học, tôi thấy cách dùng ca dao, tục ngữ, bài hát vào giảng dạy đã có hiệu quả. Ca dao là gì? Ca dao là tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người (theo sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 trang 18). Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thể hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ. Ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học của người xưa. Ca dao của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cánh riêng biệt. Từ bao đời nay, ca dao gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Tục ngữ là gì? Tục ngữ là câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân (theo sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 trang 18). Tục ngữ là câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền miệng từ người này sang người khác từ nơi này đi nơi khác. Nói chung tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét giải thích của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu... Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câu tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp. 2.2. Thực trạng của vấn đề Bản thân ca dao, tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên có thể lồng ghép, liên kết ca dao, tục ngữ, bài hát với kiến thức Địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu, vừa dễ nhớ và tăng thêm phần hấp dẫn cho bài học. Ca dao, tục ngữ là loại hình văn học độc đáo của dân gian Việt Nam, là những sáng tác dân gian được truyền miệng, phổ biến rộng rãi từ đời này sang đời khác, được chỉnh sửa cho phù hợp với từng địa phương. Nó thể hiện mọi mặt của cuộc sống trong quá trình lao động sản xuất của con người, thể hiện những quan sát, những kinh nghiệm về sản xuất, về thời tiết, về trồng trọt, chăn nuôiMặc dù cho đến ngày nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại, sự hiểu biết của loài người về Thế giới đã có nhiều tiến bộ song những câu ca dao, tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị. Các kiến thức Địa lí mang nặng tính lí thuyết và một số bài học rất khó nhớ, khó nắm kiến thức. Vì vậy với những nội dung cụ thể thì việc lựa chọn các kĩ thuật khác nhau để truyền tải cho học sinh là điều giáo viên nên làm. Trong khi nếu chúng ta sử dụng ca dao, tục ngữ, bài hát vào dạy học môn Địa lí thì sẽ đáp ứng được cho học sinh dễ hiểu và vừa dễ nhớ. Mặt khác dạy học có sử dụng ca dao, tục ngữ, bài hát sẽ tạo cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập. Chương trình Địa lí 10 không phải bài nào cũng có thể sử dụng ca dao, tục ngữ hay bài hát để giảng dạy. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ, bài hát để dạy học Địa lí yêu cầu giáo viên phải nắm vững các nguyên tắc sư phạm, nắm vững lí luận dạy học. Khi đưa nội dung ca dao, tục ngữ vào quá trình giảng dạy phải đảm bảo tính vừa sức của học sinh, tuỳ vào các tình huống cụ thể, nội dung cụ thể mà có thể áp dụng chứ không phải áp dụng, lồng ghép một cách tùy tiện, ngẫu hứng. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện Với đặc thù của bộ môn nên khi giảng dạy có thể đề cập ca dao, tục ngữ, bài hát vào phần mà liên hệ được. Chính những câu ca dao, tục ngữ, bài hát đã làm cho nội dung bài học sinh động, có tính hấp dẫn niềm đam mê học tập bộ môn Địa, làm đa dạng hoá phương pháp giảng dạy, đem lại thành công cho tiết dạy – học Địa lí. Để biến các nội dung bài học Địa lí khô khan, khó nhớ trở nên sinh động, dễ hiểu hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh, giúp học sinh dễ học, dễ nhớ thì đòi hỏi giáo viên phải chịu khó, khi soạn bài phải cân nhắc thật kỹ những nội dung cần đưa vào bài giảng sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cho nên giáo viên cần phải vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt đúng chỗ, đúng nội dung, sát với bài học và xem ca dao, tục ngữ, bài hát như là một kĩ thuật dạy học chứ không phải là một nội dung chính để giảng dạy. Do sự phong phú về nội dung của ca dao, tục ngữ như: thể hiện các quy luật tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên - tự nhiên, giữa tự nhiên - đời sống sản xuất của con người, dự báo về thời tiết khí hậu, mối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền nên khi dạy học Địa lí có thể sử dụng được nhiều câu ca dao, tục ngữ. Ở phần nội dung này tôi cũng xin liệt kê và đưa ra các câu ca dao, tục ngữ, bài hát đã được tôi ứng dụng trong việc giảng dạy ở một số bài Địa lí 10. 2.3.1. Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT Các năm học trước, khi dạy bài 6: mục III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ, tôi chỉ yêu cầu học sinh dựa vào hình 6.3 cho biết: ? Ngày 22/6 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? Thời gian được chiếu sáng như thế nào? ? Ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? Thời gian được chiếu sáng như thế nào? Đáp án: - Ngày 22/6: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích che khuất nên mùa xuân, hạ bán cầu Bắc ngày dài hơn đêm. - Ngày 22/12: Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời vì vậy góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích che khuất nên mùa xuân, hạ bán cầu Nam ngày dài hơn đêm. Nhưng năm học này (2018 - 2019) khi tôi dạy bài 6: mục III (Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ) ngoài câu hỏi nêu trên, để khắc sâu thêm kiến thức về biểu hiện, nguyên nhân ngày, đêm dài ngắn theo mùa, tôi yêu cầu các em trả lời câu hỏi số 1 trong phần câu hỏi và bài tập (trang 24 sách giáo khoa). Hãy giải thích câu tục ngữ Việt Nam: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Tôi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích tại sao lại có hiện tượng như vậy. Đáp án: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. Tháng 5 âm lịch của Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch ở bán cầu Bắc là mùa hè. Ngày 22/6: Tia bức xạ Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất tại chí tuyến Bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên dẫn đến hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. Vì vậy mới có câu: “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và chiếu vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (chí tuyến Nam), thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Nam dài nên ở đây có ngày dài, đêm ngắn (mùa hè). Trong khi đó mùa theo dương lịch thì độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau. Vì vậy ở Việt Nam vào thời điểm này là mùa đông nên có hiện tượng đêm dài, ngày ngắn do đó có câu: “ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. 2.3. 2. Bài 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH Khi dạy đến gió địa phương (gió fơn) tôi yêu cầu học sinh quan sát hình 12.5 và trả lời câu hỏi. ? Ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió khi sang sườn đông như thế nào? ? Khi gió lên cao nhiệt độ không khí giảm bao nhiêu độ/ 1000m, khi xuống thấp nhiệt độ không khí tăng bao nhiêu độ/ 1000m? Đáp án: - Ảnh hưởng: + Sườn tây: gió mát và ẩm thổi tới, lên cao gặp lạnh cộng với gặp bức chắn địa hình nên mưa. + Sườn đông: Khi gió vượt qua đỉnh núi hơi nước đã giảm (do đã trút xuống sườn tây) nên bị khô vì vậy khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi. - Gió lên cao 1000m thì nhiệt độ không khí giảm 6oC. Khi xuống thấp nhiệt độ không khí tăng theo tiêu chuẩn không khí khô là 10oC . Để học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức hơn về loại gió này (vì đến lớp 12 học sinh sẽ học gió fơn ở bài 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA phần khí hậu) tôi đã đọc một số câu trong bài hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” sáng tác Hoàng Hiệp: “Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư”. Sau đó tôi đặt câu hỏi ? Dựa vào hình 12.5 (xem đây là dãy Trường Sơn Bắc) kết hợp với kiến thức đã học em hãy cho biết : - Anh đang ở đâu? Vì sao lại mưa? - Em đang ở đâu? Vì sao có nắng rực rỡ? Đáp án: - Anh ở sườn tây (nước Lào). Ở đó có hiện tượng mưa vì: trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan (khối khí nhiệt đới vịnh Bengan - TBg). Khối khí này có nguồn gốc ở biển, với tính chất nóng ẩm. Khối khí TBg di chuyển theo hướng tây nam, xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, khi thổi đến khu vực Bắc Trung Bộ gặp bức chắn địa hình (dãy Trường Sơn Bắc) trút mưa ở sườn đón gió (sườn tây) nên mới có câu: “Anh lên xe, trời đổ cơn mưa”. - Em ở sườn đông (Việt Nam). Có nắng về rực rỡ vì khối khí TBg (gió mùa tây nam) trút mưa ở sườn tây khi vượt sang sườn đông, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ không khí tăng theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi nên sườn khuất gió có gió khô và rất nóng (còn gọi là gió Lào - gió fơn) nên câu: “Em xuống núi nắng về rực rỡ” là như vậy. 2.3. 3. Bài 16: SÓNG, THUỶ TRIỀU, DÒNG BIỂN Khi dạy mục II. Thuỷ triều, sau khi tìm hiểu nguyên nhân hình thành thuỷ triều chủ yếu là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Tôi cho học sinh tìm hiểu đặc điểm của thuỷ triều yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi . ? Dựa vào hình 16.1 và 16.2 hãy cho biết khi nào có dao động thuỷ triều lớn nhất? ở đó Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào? Đáp án: - Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì dao động thuỷ triều lớn nhất. - Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng: không trăng và trăng tròn. ? Dựa vào hình 16.3 hãy cho biết khi nào có dao động thuỷ triều nhỏ nhất? ở đó Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào? Đáp án: - Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất. - Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng: Trăng khuyết. Để khắc sâu thêm kiến thức nguyên nhân hình thành thuỷ triều và đặc điểm biểu hiện của thuỷ triều tôi đọc câu ca dao: “Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa. Mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm”. Và yêu cầu học sinh cho biết câu ca dao trên có quan hệ như thế nào đến hiện tượng thuỷ triều? Đáp án: - Đầu tháng (ngày mồng 1, 2, 3, 4) là những ngày không có trăng thì dao động thuỷ triều lớn do lúc này Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì dao động thuỷ triều lớn. Và tôi đã sử dụng video về hiện tượng triều cường ở Thành phố Hồ Chí Minh để minh họa. Từ đó tôi đặt tiếp câu hỏi: ? Trong một tháng, thuỷ triều lớn nhất mấy lần? vào thời điểm nào? Đáp án: - 2 lần: + Ngày trăng tròn (giữa tháng). + Ngày không trăng (đầu tháng). Tôi đã chốt kiến thức về nguyên nhân, biểu hiện dao động thủy triều lớn nhất qua câu ca dao trên. 2.3.4. Bài 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ Khi dạy đến mục 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư (thuộc phần I) tôi đặt câu hỏi: ? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư? Đáp án: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư: - Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (quyết định đến sự phân bố dân cư). - Tính chất của nền kinh tế, - Điều kiện tự nhiên, - Lịch sử khai thác lãnh thổ, - Chuyển cư Sau đó tôi yêu cầu các em lấy ví dụ cụ thể về câu tục ngữ để nói đến một trong những biểu hiện nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, câu tục ngữ đó hàm ý nói về nhân tố nào? Đáp án: - Câu tục ngữ: “Đất lành chim đậu”. - Câu tục ngữ đó nói về điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ? Em hiểu câu tục ngữ đó như thế nào? Liên hệ với địa phương em? Sau khi học sinh trả lời, tôi chốt kiến thức ý câu tục ngữ này cho các em hiểu: Trong cách nhìn của dân gian thì nơi nào có cò nói riêng và chim nói chung về “đậu” tức là đến tụ tập để ở, để sinh sống là “đất lành”, cho nên có câu: “Đất lành chim đậu”. Trong tâm thức của dân gian thì chim, cò về ở là điềm lành, điềm tốt. Đó là cách nhìn ít nhiều mang màu sắc “phong thuỷ”. Nhưng chân lí của cách nhìn này là chim, cò chỉ về sinh sống ở vùng đất có môi trường sinh thái được bảo vệ tốt. Cũng cần lưu ý rằng, câu: “Đất lành chim đậu” còn được dùng với nghĩa rộng để nói về sự lựa chọn môi trường sống và hoạt động của con người. 2.3.5. Bài 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Dạy phần 2.c và 2.d: Đặc điểm phần I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp, để tạo hứng thú cho học sinh, kiểm tra xem mức độ hiểu biết và nắm kiến thức của các em như thế nào tôi đã đặt câu hỏi. ? Vận dụng kiến thức môn vật lí, hóa học và sinh học em hãy giải thích câu ca dao sau (tôi chỉ áp dụng cho lớp 10A1): “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Đáp án: - “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ” nghĩa là lúa đang rất cần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng. - Khi trời có sấm là giữa hai đám mây tích điện trái dấu có sự phóng điện tạo thành tia lửa điện (gọi là sấm). Lúc có sấm tức là tạo ra sự phóng điện trong không khí, nhiệt độ lúc này là khoảng 2000oC làm cho các phản ứng hóa học xảy ra. Liên kết N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết => N2 phản ứng ngay với O2 N2 + O2 → 2NO - NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (khí có màu nâu). 2NO + O2 → 2NO2
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_ca_dao_tuc_ngu_bai_hat_day_mot_so_bai_dia_li_1.doc