SKKN Tạo hứng thú học tập của học sinh qua việc lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam vào một số bài trong dạy học Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi

SKKN Tạo hứng thú học tập của học sinh qua việc lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam vào một số bài trong dạy học Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi

 Khi làm một việc nào đó, muốn đạt được kết quả tốt cần phải có sự đam mê, hứng thú. Khi tiếp thu một kiến thức mới, một vấn đề mới đòi hỏi con người phải hội đủ các yếu tố khả năng bẩm sinh của mỗi cá nhân đến các yếu tố tác động từ bên ngoài. Nếu sự tác động từ bên ngoài tốt tạo ra mức độ kích thích nhận thức của con người sẽ phát sinh những thái độ tích cực, dẫn đến kết quả đạt được sẽ cao hơn.

 Một trong những vấn đề chi phối kết quả giáo dục là thái độ học tập của học sinh. Điều này không những phụ thuộc vào năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm, ý thức tự giác,. của người học mà còn phụ thuộc vào môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú trong học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung, người học có hứng thú học tập hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học.

 Trong những năm gần đây chủ trương đổi mới trong dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng với phương châm lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Đặc biệt hiện nay Bộ giáo dục đã và đang đổi mới chương trình dạy học theo xu hướng dạy học tích hợp, các môn học có thể dạy học tích hợp liên môn. Những nội dung kiến thức liên quan giữa hai hay nhiều môn học giáo viên có thể vận dụng để học sinh hứng thú, hiểu rõ hơn vấn đề cần tìm hiểu.

 Đối với môn Địa lí lớp 10, có rất nhiều nội dung học có liên quan tới các môn học, lĩnh vực khác như Văn, Lí, Hóa, mà giáo viên có thể vận dụng vào bài dạy nhằm tạo hứng thú, yêu thích môn học cho học sinh và phát huy tính sáng tạo cũng như vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sinh động và tổng hợp, từ đó các em hiểu bài hơn cũng như làm tăng tính liên hệ thực tế của học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 12762
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập của học sinh qua việc lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam vào một số bài trong dạy học Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu.......................................................................................................... 2
1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm................................................ ...4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở 
trường Trung học phổ thông Lê Lợi..................................................................6
-Về phía giáo viên..............................................................................................6
-Về phía học sinh...............................................................................................6
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng.......................................................................6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...........................................8
-Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao tục ngữ để giảng dạy 
trong chương trình Địa lí 10...............................................................................8
- Các giải pháp và tổ chức thực hiện...................................................................9
-Những ví dụ cụ thể...........................................................................................10
2.4. Hiệu quả của việc vận dụng ca dao, tục ngữ vào liên hệ thực tiễn 
trong giảng dạy Địa lí 10..................................................................................16
- Hiệu quả thực tiễn...........................................................................................16
- Khảo nghiệm tính khả thi................................................................................17
- Tác dụng của sáng kiến đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của 
bản thân, của đồng nghiệp.................................................................................17
3. Kết luận, kiến nghị......................................................................................18
3.1. Kết luận......................................................................................................18
3.2. Kiến nghị, đề xuất......................................................................................28
Tài liệu tham khảo.............................................................................................20
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
"Tạo hứng thú học tập của học sinh qua việc lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam vào một số bài trong dạy học Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi"
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Khi làm một việc nào đó, muốn đạt được kết quả tốt cần phải có sự đam mê, hứng thú. Khi tiếp thu một kiến thức mới, một vấn đề mới đòi hỏi con người phải hội đủ các yếu tố khả năng bẩm sinh của mỗi cá nhân đến các yếu tố tác động từ bên ngoài. Nếu sự tác động từ bên ngoài tốt tạo ra mức độ kích thích nhận thức của con người sẽ phát sinh những thái độ tích cực, dẫn đến kết quả đạt được sẽ cao hơn.
 Một trong những vấn đề chi phối kết quả giáo dục là thái độ học tập của học sinh. Điều này không những phụ thuộc vào năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm, ý thức tự giác,... của người học mà còn phụ thuộc vào môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú trong học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung, người học có hứng thú học tập hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học.
 Trong những năm gần đây chủ trương đổi mới trong dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng với phương châm lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Đặc biệt hiện nay Bộ giáo dục đã và đang đổi mới chương trình dạy học theo xu hướng dạy học tích hợp, các môn học có thể dạy học tích hợp liên môn. Những nội dung kiến thức liên quan giữa hai hay nhiều môn học giáo viên có thể vận dụng để học sinh hứng thú, hiểu rõ hơn vấn đề cần tìm hiểu.
 Đối với môn Địa lí lớp 10, có rất nhiều nội dung học có liên quan tới các môn học, lĩnh vực khác như Văn, Lí, Hóa,mà giáo viên có thể vận dụng vào bài dạy nhằm tạo hứng thú, yêu thích môn học cho học sinh và phát huy tính sáng tạo cũng như vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sinh động và tổng hợp, từ đó các em hiểu bài hơn cũng như làm tăng tính liên hệ thực tế của học sinh.
 Trong một số năm trở lại đây, ở trường trung học phổ thông Lê Lợi, do nhiều nguyên nhân, một số em ít quan tâm tới môn Địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, hoặc không phải là môn học các em chọn để thi đại học và hai năm trở lại đây là thi trung học phổ thông quốc gia. Đa số các em từ khối 10 đã chọn các môn khối A, B, D hoặc là A1 để xét tuyển đại học, hầu như rất ít học sinh chọn khối C. Điều đó có thể thấy học sinh ít có hứng thú học tập, ngại trau dồi kiến thức về Địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng nên chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không hiểu được bản chất, vì thế nên dễ quên. Kết quả là là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao.
 Như đã đề cập tới ở trên, khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; Và khi nắm bắt được vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí, như sử dụng đồ dùng trực quan, tổ chức tham quan dã ngoại, tổ chức các chương trình ngoại khóa, tổ chức các trò chơi Địa lí,... riêng đối với bản thân tôi trong quá trình dạy học địa lí lớp 10, đã áp dụng một trong các biện pháp không kém phần hữu hiệu để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là: vận dụng ca dao, tục ngữ sao cho phù hợp với nội dung bài học để giảng dạy cũng tạo được sự mới lạ và thích thú đối với học sinh. Bởi vì, bản thân ca dao, tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh sẽ dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức Địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học.
 Việc sử dụng những câu tục ngữ, ca dao lồng ghép trong nội dung bài giảng bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí ở lớp 10. Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trung học phổ thông đề cập đến vấn đề tạo hứng thú học tập địa lí qua tranh ảnh, phim tư liệu, mô hình,...tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí, nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: "Tạo hứng thú học tập của học sinh qua việc lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam vào một số bài trong dạy học Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi" để ghi lại công việc mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy Địa lí lớp 10 trường trung học phổ thông Lê Lợi, bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của giờ học Địa lí được nâng lên rõ rệt.
1.2. Mục đích nghiên cứu
-Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí là hợp lí, có hiệu quả.
-Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao, tục ngữ do giáo viên cung cấp và gợi mở.
- Giúp học sinh có thể liên hệ kiến thức các môn học, các lĩnh vực với nhau.
-Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm vốn ca dao, tục ngữ Việt Nam.
-Nghiên cứu cách sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học một số bài Địa lí 10
(những bài có liên quan mà bản thân giáo viên biết), ý nghĩa Địa lí của ca dao, tục ngữ đó.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
-Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng, sử dụng các câu ca dao trong dạy học những phần, nội dung có liên quan tới bài học Địa lí mà bản thân biết. Không đi sâu tìm hiểu nghiên cứu tất cả những câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến địa lí 
khác (như ca dao, tục ngữ về địa danh,...).
Chỉ nghiên cứu phương tiện duy nhất "Sử dụng ca dao, tục ngữ để tạo hứng thú 
học tập cho học sinh". Ngoài ra, không đề cập tới các phương tiện tạo hứng thú 
học tập khác.
-Giới hạn về khách thể khảo sát:
Giáo viên giảng dạy môn Địa lí lớp 10.
Học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A5, 10A7 trường trung học phổ thông Lê Lợi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu tài liệu, lí thuyết có liên quan với đề tài như nghiên cứu quy trình dạy học để tạo hứng thú trong học tập Địa lí, nghiên cứu sách giáo viên, sách giáo khoa,...
-Phương pháp thử nghiệm: Soạn giáo án theo hướng của sáng kiến đưa ra và áp dụng vào thực tế giảng dạy.
-Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, thông tin: sử dụng phiếu thu thập ý kiến học sinh, thu thập các thông tin trực tiếp bằng cách dùng một số câu hỏi đặt ra để tìm hiểu mức độ hứng thú học tập môn Địa lí, soạn mẫu điều tra đưa đến học sinh lớp được nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về hứng thú học tập của các em.
-Phương pháp đo lường: kết quả kiểm tra đánh giá về điểm số và tìm hiểu nhận thức-thái độ-hành vi của học sinh đối với việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học (từ đó đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh)
- Nghiên cứu cách sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí 10 (những bài có liên quan mà bản thân đã biết), ý nghĩa địa lí của ca dao, tục ngữ đề cập trong bài.
- Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy chương trình Địa lí lớp 10 qua các năm học.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Tạo hứng thú học tập cho học sinh là như thế nào?
Các nhà nghiên cứu tâm lí học đưa ra nhiều khái niệm, luận điểm về tạo hứng thú trong học tập cho học sinh khác nhau. Nhà nghiên cứu Trần Thị Minh Đức cho rằng: "Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng đem lại cho cá nhân đó một sự hấp dẫn trong quá trình hoạt động".
 Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của mỗi con người. Con người sống cảm thấy hạnh phúc khi có hứng thú, công việc, hoạt động nào có hứng thú làm thì sẽ được thực hiện một cách dễ dàng và có kết quả cao hơn. Hứng thú chỉ được hình thành và phát triển khi con người ta hoạt động trong không khí thoải mái, tự nguyện. Đối với học sinh, sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê trong học tập. Trong bất cứ lúc nào nếu có hứng thú học tập học sinh sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nảy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú thì hiệu quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực: chán học, không muốn học, sợ học,...
 Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong 
nghị quyết Trung ương khóa VII (1-1993), được cụ thể hóa trong các chỉ thị 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999).
 Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải 
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh"
 Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên giáo viên cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, để từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
 Việc vận dụng ca dao, tục ngữ vào quá trình giảng dạy sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập và tiếp thu tri thức. Bởi lẽ: "Ca dao là thi ca truyền miệng, là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, năm chữ mô tả về phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học được người xưa đúc rút" [1]. Còn tục ngữ là "Câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền miệng từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác"[2]. Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét, giải thích của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu.
 Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Địa lí). Việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo các nguyên tắc tắc trên, nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới.
 Nội dung, chương trình Địa lí 10 rất phù hợp lồng ghép ca dao, tục ngữ để minh hoạ, khai thác tìm ra tri thức, liên hệ thực tiễn. Bởi vì: Địa lí 10 trang bị cho học sinh những kiến thức địa lí đại cương: các khái niệm, lượng kiến thức phong phú về tự nhiên, dân cư-xã hội, kinh tế và mối quan hệ giữa chúng. Trang bị cho học sinh các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho cuộc sống. Học sinh làm quen với cách tìm hiểu, giải thích các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng địa lí, giúp học sinh nhận thức được vai trò của tự nhiên với sản xuất, đời sống, mối quan hệ giữa tự nhiên với sản xuất, đời sống từ đó có những quan điểm nhận thức khoa học. Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao, tục ngữ đã được ông cha ta đúc rút để lại những kinh nghiệm thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên với con người, thiên nhiên với sản xuất, các quy luật của thời tiết, khí hậu, các quy luật tự nhiên,...Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ mà nó trở thành một phần trong kho tàng kiến thức của khoa học Địa lí. Tận dụng điều này, giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình, giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận 
xét.
 Để rèn luyện kĩ năng học đi đôi với hành (vốn là kĩ năng còn yếu của học sinh
khi học môn Địa lí) thì việc khai thác ý nghĩa địa lí của những câu ca dao, tục
ngữ giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiện tượng tự nhiên của cuộc sống bên ngoài.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường Trung học phổ thông Lê Lợi.
-Về phía giáo viên:
Đội ngũ giáo viên được đào tạo đạt và vượt chuẩn, có năng lực, nhiệt tình trong giảng dạy, nắm được các phương pháp giảng dạy, quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, có ý thức học hỏi đồng nghiệp và tự học để nâng cao trình độ, dự giờ để rút kinh nghiệm, soạn giáo án mẫu,...Đặc biệt, giáo viên đã chú trọng đến đặc trưng của bộ môn là sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học khi lên lớp.
-Về phía học sinh:
Trong những năm gần đây, việc học Địa lí đã có đủ phương tiện để phục vụ cho việc học tập như bản đồ, át lat Địa lí, sách tham khảo, tranh ảnh, sơ đồ,...
Học sinh đã làm quen với cách học mới, tích cực, chủ động hơn trong việc phát hiện kiến thức, có ý thức trong làm bài tập, chuẩn bị bài mới. Qua kiểm tra và chấm vở bài tập của học sinh cho thấy nhiều em đã đầu tư thời gian vào làm bài, soạn bài đầy đủ, có chất lượng, chịu khó tìm tòi kiến thức thực tế khi giáo viên yêu cầu.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại: một số em còn lười học, thiếu tính tích cực, chủ động trong học tập. Một số không chịu khó làm bài tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, thậm chí còn mượn vở bài tập của bạn để chép lại một cách thụ động. Trên lớp mất tập trung, không tham gia xây dựng bài, không có hứng thú học tập. Thông qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm của bộ môn Địa lí thì số học sinh có kết quả học tập từ khá trở lên chiếm khoảng 55%. Trong số đó có những em có triển vọng song chưa được đầu tư nhiều nên chưa thực sự phát huy được khả năng của bản thân. Số học sinh giỏi Địa lí còn ít. Các bài giảng, tài liệu môn Địa lí chưa thật sự phổ biến trong thư viện nhà trường nên quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
Hạnh kiểm của học sinh cũng phản ánh tình hình học tập của các em, các em hạnh kiểm tốt thường ngoan, chăm học và từ đó có kết quả học tập tốt, có sự đam mê trong học tập. Ngược lại những học sinh có hạnh kiểm chưa tốt thường có ý thức học tập kém, có tư tưởng chán học, kết quả học tập không cao, đòi hỏi giáo viên cần quan tâm hơn về tâm lí học sinh và đầu tư bài giảng để luôn tạo được mới lạ, lôi cuốn, thu hút sự tham gia tích cực của học sinh.
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng:
- Môn Địa lí là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội). Đồng thời không phải là môn học các em chọn để thi nên học sinh chưa 
thật sự chú ý.
- Học sinh chưa nhận thức đúng, không có hứng thú, chưa có phương pháp học 
tập thích hợp. 
 Khi khảo sát về tầm quan trọng của tạo hứng thú và vận dụng ca dao, tục ngữ trong học tập môn Địa lí có quan trọng, có cần thiết hay không thì tôi đã thu lại kết quả như sau:
- Đối với giáo viên:
Câu hỏi: Trong dạy học Địa lí tại trường thầy, cô có sử dụng ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến bài học không?
a. Không sử dụng.
b. Có sử dụng nhưng thỉnh thoảng.
c. Sử dụng thường xuyên.
Kết quả: có 25,0% lựa chọn đáp án a, 75,0% lựa chọn đáp án b, 0% lựa chọn đáp án c.
Câu hỏi: Khi sử dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học thầy, cô cho biết thái độ của học sinh như thế nào?
a. Phần lớn các em đều hứng thú hơn với môn học.
b. Chỉ một số ít học sinh hứng thú hơn với bài học.
c. Tất cả học sinh không hưởng ứng.
Kết quả: đáp án a có 33,3% lựa chọn, đáp án b có 66,7% lựa chọn, đáp án c có 0% lựa chọn.
Câu hỏi: Khi vận dụng ca dao, tục ngữ lồng ghép vào bài dạy thầy, cô thấy có hiệu quả hơn trong việc tiếp thu của các em không?
a. Không hiệu quả.
b. Chỉ hiệu quả đối với một số em.
c. Hiệu quả với đa phần học sinh.
Kết quả: đáp án a có 0% lựa chọ, đáp án b có 66,7% lựa chọn, đáp án c có 33,3% lựa chọn.
Câu hỏi: Theo thầy, cô nếu vận dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học thì vận dụng vào lúc nào của tiết học?
a. Mở bài.
b. Dạy bài mới(tư liệu minh hoạ, nguồn tri thức)
c. Củng cố, tổng kết.
d. Kiểm tra.
e. Tất cả các phương án trên.
Kết quả: tất cả đều chọn đáp án e.
- Đối với học sinh: 
Khi khảo sát về tầm quan trọng của hứng thú trong học tập các môn nói chung 
và môn Địa lí nói riêng có quan trọng, có cần thiết hay không? Thì 100% số em được khảo sát trả lời là rất cần thiết. 
Khi hỏi học sinh: Nhân tố quan trọng chủ yếu tạo nên hứng thú học tập cho học sinh phụ thuộc vào người dạy hay người học? thì thu được kết quả:
Bảng tổng hợp ý kiến của học sinh về nhân tố quan trọng tạo nên hứng thú trong 
học tập
Ý kiến của học sinh về nhân tố quan trọng tạo nên hứng thú trong học tập
 Tỉ lệ
 (%)
Người dạy
91,2
Người học
 8.8
Tổng số
100
Như vậy, đa số các em cho rằng việc hình thành hứng thú học tập Địa lí cho học sinh là yêu cầu quan trọng của giáo viên. Khi các em có nhận thức đúng thì các em có những mong đợi đối với giáo viên thật hợp lí để bài học được phong phú, lôi cuốn. Chính vì thế trong quá trình dạy học Địa lí lớp 10, tôi đã sử dụng một số phương pháp để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Sau đây tôi đưa ra một số giải pháp, cách làm của bản thân trong quá trình vận

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_cua_hoc_sinh_qua_viec_long_ghep_ca.doc