SKKN Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh

SKKN Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh

Thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hưởng ứng và thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Digital Transformation progamme) được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ- TTg và phê duyệt ngày 03/06/2020, và chương trình Số Hóa (Digitallization) do bộ Công an đang triển khai trên toàn quốc, bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng đang nỗ lực thực hiện chương trình chuyển đổi Thiết Bị Công Nghệ Số và Số Hóa Giáo Dục nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng toàn diện để đáp ứng xu thế và hòa nhập “Cuộc Sống Số” toàn cầu. Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đã có những công văn hướng dẫn về chuyển đổi Thiết Bị Số đáp ứng nhu cầu dạy học trực tuyến trong giai đoạn ứng phó với đại dịch Covid-19, công văn 2718/SGD&ĐT-VP được ban hành ngày 07/12/2022 “Về việc báo cáo sử dụng hình thức dịch vụ giáo dục thanh toán không dùng tiền mặt”. Để các chương trình nói trên được thực hiện đạt hiệu quả cao thì cần sự vào cuộc quyết liệt và phối hợp chặt chẽ của nhà trường, gia đình và xã hội, muốn công tác phối hợp diễn ra nhịp nhàng, có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phải đóng vai trò chính trong công tác kết nối và thực hiện.

Thay vì trước đây chúng ta chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức mà ít quan tâm đến các kĩ năng mềm, các kĩ năng sống cần thiết nhằm giúp các em chững chạc, tự tin bước ra xã hội sau khi hoàn thành chương trình phổ thông. Vì vậy chúng ta cần thực hiện các hoạt động kết nối, phối hợp, thực hiện để chăm sóc và giáo dục học sinh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay với cuộc sống số, khi học sinh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, ở mọi lúc mọi nơi thì việc giáo dục kĩ năng sống, giáo dục những thói quen tốt, phát huy các năng lực sẵn có cho học sinh là rất cần thiết, vậy muốn các hoạt động giáo dục nói trên đạt hiệu quả thì cần kết nối và phối hợp để thực hiện.

docx 56 trang Thu Kiều 20/09/2024 1050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
 -----&*&-----
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 VAI TRÒ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP VỚI CÔNG TÁC PHỐI HỢP 
 GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC
 CHĂM SÓC, GIÁO DỤC HỌC SINH
LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
NHÓM TÁC GIẢ: 1. NGÔ VĂN HIẾU
 2. NGUYỄN ANH TUẤN
 3. NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 
NĂM THỰC HIỆN: 2022 - 2023
ĐIỆN THOẠI: 036 39 66 256 – 0988 209 178 – 0972 436 598 2.3. Kết quả..............................................................................................................18
3. Xây dựng hình ảnh giáo viên chủ nhiệm.............................................................18
3.1. Mục đích ...........................................................................................................18
3.2. Cách thức thực hiện..........................................................................................18
3.3. Kết quả..............................................................................................................19
CHƯƠNG III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHỐI HỢP VÀ TỔ CHỨC THỰC 
HIỆN........................................................................................................................19
I. Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường..........................................................19
1. Ban Giám hiệu nhà trường ..................................................................................19
1.1. Mục đích ...........................................................................................................19
1.2. Cách thức thực hiện..........................................................................................19
1.3. Kết quả..............................................................................................................20
2. Ban thường vụ Đoàn trường và đội bảo vệ trường..............................................21
2.1. Mục đích ...........................................................................................................21
2.2. Cách thức thực hiện..........................................................................................21
2.3. Kết quả..............................................................................................................22
3. Đội ngũ giáo viên bộ môn ...................................................................................23
3.1. Mục đích ...........................................................................................................23
3.2. Cách thức thực hiện..........................................................................................23
3.3. Kết quả..............................................................................................................23
4. Công đoàn nhà trường .........................................................................................24
4.1. Mục đích ...........................................................................................................24
4.2. Cách thức thực hiện..........................................................................................24
4.3. Kết quả..............................................................................................................26
II. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình .....................................26
1. Phối hợp với gia đình học sinh ............................................................................26
2. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh ........................................................29
III. Phối hợp với các tổ chức xã hội liên quan.........................................................30
1. Phối hợp với chính quyền và công an địa phương ..............................................30
2. Phối hợp với chủ nhà trọ .....................................................................................33
3. Phối hợp với các tổ chức nhân đạo, từ thiện .......................................................34
IV. Đổi mới phương pháp các hoạt động giáo dục trong tiết sinh hoạt cuối tuần và 
sinh hoạt 10 phút đầu giờ ........................................................................................37
1. Đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần...........................................................................37
2. Đổi mới hoạt động sinh hoạt 10 phút đầu giờ .....................................................39
V. Tính khoa học và tính sư phạm trong công tác phối hợp giữa nhà trường, gia 
đình và xã hội với việc chăm sóc, giáo dục học sinh THPT ...................................42
1. Tính khoa học......................................................................................................42 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
 BGH Ban giám hiệu
 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
 GVBM Giáo viên bộ môn
 HS Học sinh
 THPT Trung học phổ thông
 GV Giáo viên 
 TH Tiểu học
 THCS Trung học cơ sở 
 MC Master of ceremoney 
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 
 GDTX Giáo dục thường xuyên
 GDCD Giáo dục công dân trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 GVCN đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, phối hợp giữa nhà trường, 
gia đình và xã hội nhằm chăm sóc và giáo dục học sinh trung học phổ thông 
(THPT) để phát triển kĩ năng toàn diện theo xu hướng phát triển Số hoá trong mọi 
lĩnh vực đời sống.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Các lớp do các thành viên nghiên cứu đề tài làm chủ nhiệm và giảng dạy 
gồm: Lớp B khóa 2020-2023 và lớp D2 khóa 2021-2024 trường THPT Thanh 
Chương 3.
 - Phối hợp giữa GVCN, nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, 
giáo dục học sinh.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 - Các văn bản chỉ đạo
 + Nghị quyết số: 29- NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội 
nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua.
 + Quyết định số 749/QĐ- TTg “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 
năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt 
ngày 03/06/2020.
 + Công Văn 2718/SGD&ĐT-VP được ban hành ngày 07/12/2022 “Về việc 
báo cáo sử dụng hình thức dịch vụ giáo dục thanh toán không dùng tiền mặt” của 
sở GD&ĐT Nghệ An.
 - Các khái niệm liên quan
 + Khái niệm về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
 + Khái niệm về chuyển đổi số.
 + Khái niệm về số hoá.
 - Thu thập thông tin
 + Thu thập thông tin từ bạn bè, người thân.
 + Thu thập thông tin từ các giáo viên bộ môn.
 + Thu thập thông tin từ các đoàn thể trong nhà trường.
 + Thu thập thông tin từ các tổ chức xã hội.
 - Điều tra nghiên cứu hồ sơ
 2 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC
 1. Cơ sở lý luận
 1.1. Các văn bản chỉ đạo
 - Nghị quyết số: 29- NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội 
nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua.
 - Quyết định số 749/QĐ- TTg “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 
2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt 
ngày 03/6/2020.
 - Công Văn 2718/SGD&ĐT-VP được ban hành ngày 07/12/2022 “Về việc báo 
cáo sử dụng hình thức dịch vụ giáo dục thanh toán không dùng tiền mặt” của sở 
GD&ĐT Nghệ An.
 1.2. Các khái niệm về giáo dục kĩ năng toàn diện
 - Khái niệm về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, 
cốt lõi, cấp thiết; từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương 
pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của 
Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục- đào 
tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học, đổi 
mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
 Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển 
những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên 
quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính 
hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải 
pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
 Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng 
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát 
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn 
với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã 
hội.
 Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và 
bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. 
Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất 
lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
 4 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
 Công tác chủ nhiệm và vai trò giáo viên chủ nhiệm trong công tác chăm sóc 
giáo dục học sinh từ lâu đã được nhiều tác giả là các nhà giáo dục, tâm lý sư phạm 
quan tâm, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau và nhiều công trình đã công bố 
trên các bài báo, tạp chí. Các nghiên cứu đó đã tập trung làm rõ được nội dung, tầm 
quan trọng, cũng như đề xuất một số giải pháp thiết thực trong việc chăm sóc giáo 
dục cho học sinh THPT ở nhiều khía cạnh khác nhau.
 Tuy nhiên, những bài viết hay công trình nghiên cứu đó chủ yếu chỉ mang 
tính chất “khái lược”, “hàn lâm” chưa đi vào cụ thể, thực tiễn của mỗi trường, 
mỗi địa phương khác nhau. Đặc biệt, đối với huyện Thanh Chương có bảy trường 
THPT và một trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên (GDTX), là địa bàn miền núi, có 
nhiều khó khăn và đặc thù riêng, có nhiều giải pháp đã đưa ra nhưng chưa sát thực, 
chưa phù hợp thực tiễn trên địa bàn.
 Bằng thực tiễn trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, cũng như kết quả đã 
đạt được chúng tôi nhận thấy cần phải đi sâu, cụ thể hơn nội dung phối hợp giáo 
dục và chăm sóc học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, qua đó đề xuất những 
giải pháp cơ bản và mô hình mới trong giai đoạn hiện nay.
 2.2. Thực trạng về đạo đức và lối sống học sinh hiện nay
 Trong thời gian qua tình hình an ninh trật tự xã hội và an ninh trường học 
trong huyện Thanh Chương có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện tượng học sinh bỏ 
học sa đà vào quán chơi games online ngày càng trở nên phổ biến. Một số học 
sinh cá biệt chậm tiến còn vi phạm đạo đức học sinh như gây gổ đánh nhau, xúc 
phạm đến danh dự nhà giáo, thậm chí còn gây thương tích đến thân thể giáo viên. 
Trong những năm gần đây, hiện tượng hung khí đồng hành với sách vở khi học 
sinh đến trường ngày một nhiều hơn. Đi cùng đó là các vụ việc học sinh sử dụng 
hung khí, hành xử theo kiểu giang hồ, xã hội đen khi giải quyết mâu thuẫn Hiện 
tượng này làm cho các bậc phụ huynh không còn an tâm bởi các bất trắc có thể 
phát sinh khi con cái đến trường. Một điều tiêu cực mới nảy sinh trong những năm 
gần đây là hiện tượng nữ học sinh đánh nhau, thậm chí là “kéo bè kéo cánh” đánh 
nhau có tổ chức. Những học sinh cá biệt trong trường thường “liên kết” với thanh 
niên đã bỏ học “vô công rỗi nghề” ở địa phương, tập trung ở một số hàng quán 
gần cổng trường, “liên kết” với học sinh cá biệt ở các trường khác để đánh nhau 
hoặc trộm cắp xe đạp, lấy xe đạp của bạn đi cắm ở các hiệu cầm đồ làm cho tình 
hình an ninh ở khu vực trường thêm phức tạp, nhà trường khó quản lí. Bên cạnh 
đó, sự xâm nhập ngày càng sâu hơn của tệ nạn xã hội vào môi trường học đường 
càng làm cho an ninh trường học trở nên phức tạp hơn. Trên địa bàn huyện nhà, số 
lượng học sinh đánh lô đề, tài xỉu qua mạng Interner ngày càng có dấu hiệu gia
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_vai_tro_giao_vien_chu_nhiem_lop_voi_cong_tac_phoi_hop_g.docx
  • pdfNgô Văn Hiếu, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hoài Thương- Trường THPT Thanh Chương 3- Chủ nhiệm.pdf