SKKN Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945

SKKN Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945

Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lại được chứng kiến các cuộc đấu tranh của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả đã hun đúc trong lòng Nguyễn Ái Quốc lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm ra đi tìm cứu nước, cứu dân. Qua nhiều năm bôn ba ở hải ngoại để tìm đường cứu nước, cứu dân. Đầu tiên, Người đến nước Pháp rồi đi các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Đến năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Người từ Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp) để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga.

Rồi đến ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai để chia nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng những yêu sách này được báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi. Nhờ đó nhân dân Pháp thấy được bộ mặt thật của thực dân Pháp ở Đông Dương, hiểu được nỗi bất hạnh và niềm khát vọng của nhân dân Việt Nam. Qua thực tiễn này Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng, muốn giải phóng dân tộc thì không thể bị động hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình.

Năm 1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba, khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp - và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc. Qua thực tiễn cách mạng năm 1924, Người chỉ ra rằng: "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây… Chính vì thế, Người không rập khuôn máy móc học thuyết về đấu tranh giai cấp mà đã áp dụng một cách linh hoạt vào điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Năm 1925 tại Quảng Châu Trung Quốc, Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam. Dưới tác động của Hội phong trào cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ mạnh mẽ.

doc 15 trang Mai Loan 04/07/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS
 MÔN: LỊCH SỬ
 VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ 
CHÍ MINH ĐỐI VỚI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG 
 THÁNG TÁM NĂM 1945 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Hải
 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
 Vĩnh Yên, tháng 3 năm 2013
 1
 BDHSG Lịch sử niềm khát vọng của nhân dân Việt Nam. Qua thực tiễn này Nguyễn Ái Quốc khẳng định 
rằng, muốn giải phóng dân tộc thì không thể bị động hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ bên 
ngoài mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình. 
 Năm 1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của 
Lênin. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba, khẳng 
định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản. 
Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành 
Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia Đảng Cộng sản 
Pháp - và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động 
Nguyễn Ái Quốc. Qua thực tiễn cách mạng năm 1924, Người chỉ ra rằng: "Cuộc đấu 
tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây Chính vì thế, Người không rập 
khuôn máy móc học thuyết về đấu tranh giai cấp mà đã áp dụng một cách linh hoạt vào 
điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Năm 1925 tại Quảng Châu Trung Quốc, Người sáng 
lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt 
Nam. Dưới tác động của Hội phong trào cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển, kết 
thành một làn sóng dân tộc dân chủ mạnh mẽ. 
 Cuối năm 1929 sự ra đời liên tiếp của các tổ chức cộng sản trong nước: Đông 
Dương Cộng sản đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (8/1929) và Đông Dương 
Cộng sản liên đoàn (9/1929), là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân 
tộc ở Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Tuy nhiên sự ra đời và cùng hoạt 
động không tránh khỏi sự riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, cách mạng trong 
nước đứng trước nguy cơ chia rẽ lớn. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản cùng với 
uy tín của Nguyễn Ái Quốc, Người đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản 
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị Người đã thông qua Chính cương vắn 
tắt, Điều lệ vắn tắt coi như Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị thực tiễn 
và lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.
 Cương lĩnh chính trị nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là 
chống đế quốc, giành độc lập dân tộc: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong 
kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và 
tổ chức quân đội công nông; tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao 
 3
 BDHSG Lịch sử Về phương pháp cách mạng, Hội nghị đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, nhấn 
mạnh đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. 
Nghị quyết hội nghị ghi rõ: "Phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào 
cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù". Trong những hoàn cảnh nhất định 
"với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa 
phương, cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to 
lớn. 
 Vận dụng “phương pháp làm việc biện chứng” của C. Mác, Hồ Chí Minh đã phân 
tích thực tiễn xã hội Việt Nam thuộc địa, không máy móc, coi vấn đề dân tộc thuộc địa 
thực chất là vấn đề nông dân, cũng không xem quyền lợi cơ bản của nông dân là vấn đề 
ruộng đất. Người nhấn mạnh yêu cầu khách quan của lịch sử cách mạng ở thuộc địa là 
giành độc lập dân tộc. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và quan điểm 
khởi nghĩa dân tộc là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cho thắng lợi của Cách 
mạng tháng Tám sau này. 
 3. Sáng lập mặt trận Việt Minh và chuẩn bị lực lượng chính trị 
 Sự nghiệp giải phóng dân tộc bị áp bức trước hết phải dựa vào sức mạnh bên 
trong của mỗi dân tộc. Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người cho rằng: "Cách mệnh 
là việc chung của cả dân chúng", lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm 
cả dân tộc: “dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều 
nhất trí chống lại cường quyền”, trong đó “công nông là gốc cách mệnh”, là “chủ cách 
mệnh”, còn “học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... là bầu bạn cách mệnh”. Mọi giới 
đồng bào đều phải đoàn kết dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng cách mạng để chống lại kẻ 
thù của dân tộc.
 Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì thông qua Cương lĩnh chính 
trị đầu tiên, nêu rõ: Đảng phải thu phục đại bộ phận công nhân, nông dân, đoàn kết với 
tiểu tư sản, trí thức, trung nông, tranh thủ hoặc trung lập phú nông, trung tiểu địa chủ và 
tư sản Việt Nam...; đồng thời thông qua chủ trương thành lập Hội phản đế đồng minh. 
Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng rộng rãi thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc 
của Hồ Chí Minh.
 5
 BDHSG Lịch sử là đế quốc và tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng. Đó là nơi tổ chức, giác ngộ 
và rèn luyện lực lượng chính trị cho cách mạng, một lực lượng cơ bản và có ý nghĩa 
quyết định trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
 4. Chuẩn bị lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ địa cách mạng 
 Ngay trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã quan tâm đào tạo 
cán bộ quân sự, nghiên cứu lý luận quân sự, đặt nền móng cho sự ra đời lực lượng vũ 
trang cách mạng Việt Nam. 
 Là một nhà hoạt động quốc tế, Hồ Chí Minh nghiên cứu nhiều vấn đề quân sự ở 
các nước trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc những nội dung tích cực, phù hợp của tinh 
hoa quân sự thế giới. Nghiên cứu về quân đội ở Trung Quốc, Người ghi chép Những 
hiểu bết cơ bản về quân sự. Người cũng quan tâm nghiên cứu, phổ biến kinh nghiệm tổ 
chức, xây dựng và hoạt động của lực lượng vũ trang ở cơ sở... Cách mạng phải có nơi 
đứng chân để giải quyết vấn đề tiềm lực. Đầu năm 1941, khi mới về nước Người chọn 
Cao Bằng làm nơi đứng chân đầu tiên vì đó là nơi "có phong trào tốt từ trước", "có hàng 
rào quần chúng bảo vệ", lại là nơi có địa thế hiểm yếu, “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, 
nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về xuôi thì cách mạng mới thắng lợi. Trong thời 
kỳ kháng Nhật cứu nước, khi vùng giải phóng ở Việt Bắc được mở rộng, bao gồm các 
tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hồ Chí 
Minh chỉ thị thành lập Khu giải phóng và củng cố thành căn cứ địa cách mạng cho cả 
nước.
 Trên cơ sở lực lượng chính trị phát triển mạnh ở Cao Bằng, các đội tự vệ cứu 
quốc ra đời. Cuối năm 1944, Người ra Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải 
phóng quân, xác định nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động và phương châm tác 
chiến của lực lượng vũ trang. Đó là Cương lĩnh quân sự đầu tiên của Đảng. Chấp hành 
chỉ thị này, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Đội Việt Nam tuyên truyền 
giải phóng quân được thành lập, lúc đầu có 34 chiến sĩ, do đồng chí Võ Nguyên Giáp 
chỉ huy. Ba ngày sau, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đánh thắng hai trận 
liên tiếp ở Phai Khắt và Nà Ngần. Đó là đội quân đàn anh. “Tuy lúc đầu quy mô của nó 
còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có 
thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”.
 7
 BDHSG Lịch sử Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ muốn gây cuộc 
khởi nghĩa bằng võ trang phải nhằm vào các điều kiện chủ quan:
 “1- Mặt trận cứu quốc đã thống nhất được toàn quốc.
 2- Nhân dân không thể sống được nữa dưới ách thống trị của Pháp – Nhật, mà đã 
sẵn sàng hy sinh bước vào con đường khởi nghĩa.
 3- Phe thống trị Đông Dương đã bước vào cuộc khủng hoảng phổ thông đến cực 
điểm về kinh tế, chính trị lẫn quân sự.
 4- Những điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa Đông Dương như 
quân Tàu đại thắng quân Nhật, Cách mạng Pháp hay Cách mạng Nhật nổi dậy, phe dân 
chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng, cách mạng các thuộc địa Pháp, 
Nhật sôi nổi và nhất là quân Tàu hay quân Anh – Mỹ tràn vào Đông Dương”. 
 Đảng và Hồ Chí Minh luôn dự đoán thời cơ, đánh giá chính xác xu thế phát triển 
của thời cuộc. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng 
minh không điều kiện, hàng ngũ chỉ huy của Nhật ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm; 
quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần; bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ. “Những điều 
kiện khởi nghĩa ở Đông Dương như đã chín muồi”. “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền 
độc lập đã tới”. 
 Tuy nhiên thời cơ này không tồn tại vĩnh viễn. Nó sẽ biến mất khi quân Đồng 
minh vào nước ta để tước vũ khí phát xít Nhật. Với bản chất thực dân đế quốc, chúng có 
thể dựng ra một chính quyền tay sai trái với ý chí và nguyện vọng của dân tộc ta. Đế 
quốc Pháp đang lăm le khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương. Bọn phản động trong 
nước cũng đang tìm cách thay thầy đổi chủ. Thời cơ cách mạng chỉ tồn tại trong khoảng 
thời gian từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào 
nước ta. Đó là lúc kẻ thù cũ đã ngã gục, nhưng kẻ thù mới chưa kịp đến, so sánh lực 
lượng có lợi nhất đối với cách mạng. 
 Ngày 16-8-1945 Hồ Chí Minh kêu gọi: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta 
đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta Chúng ta 
không thể chậm trễ". 
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam nhất tề nổi dậy 
với tinh thần: dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên 
 9
 BDHSG Lịch sử công. Ngày 2-9-1945, Lễ Độc lập được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. 
Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đọc 
Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của 
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
 Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là thắng lợi của đường lối giải phóng 
dân tộc đúng đắn của Đảng và tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh. "Chủ tịch Hồ Chí 
Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời 
mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu 
tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
 III. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI
 Câu 1: (2 điểm)
 Nguyên nhân thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 
(1/1930)? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị đó như thế nào? 
 1. Nguyên nhân thành công của hội nghị thành lập Đảng 
 - Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về ý thức hệ, đều có 
xu hướng vô sản, đều tuân theo điều lệ của Quốc tế Cộng sản. Đáp ứng đúng nhu cầu 
thực tiễn của Cách mạng Việt Nam lúc đó.
 - Do được sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản và uy tín cao của lãnh tụ Nguyễn Ái 
Quốc. 
 2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị
 - Trước yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động 
đứng ra triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Người chủ trì Hội nghị, chính uy 
tín năng lực của Người đóng vai trò quan trọng đưa đến sự hợp nhất các tổ chức cộng sản 
để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 - Người biên soạn Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được Hội nghị thông 
qua, văn kiện đó trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị thực tiễn và 
lâu dài.
 Câu 2: (2 điểm)
 11
 BDHSG Lịch sử

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_vai_tro_cua_lanh_tu_nguyen_ai_quoc_ho_chi_minh_doi_voi.doc