SKKN Vài kinh nghiệm về tổ chức hoạt động học trong bộ môn lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Vài kinh nghiệm về tổ chức hoạt động học trong bộ môn lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh

“Dân ta phải biết sử ta.

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"

Lịch sử là môn học mang tính nhân văn và phát triển con người. Nó không chỉ hướng con người biết về những mối quan hệ hiện tại, kết nối hiện tại với quá khứ, mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Môn học này không thể thiếu trong chương trình giảng dạy ở hầu hết các nước trên thế giới.

Với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đã và đang đưa đến rất nhiều cơ hội và những thách thức lớn cho các quốc gia dân tộc, một trong những cơ hội lớn nhất đó chính là các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ về khoa học – kĩ thuật để có thể “đi tắt đón đầu” [3], rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

 Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ thuận lợi, các quốc gia cũng gặp không ít những khó khăn thách thức, một trong những khó khăn thách thức đó chính là nguy cơ bị tụt hậu. Việt Nam cũng không tránh khỏi những nguy cơ thách thức đó. Vì vậy, tận dụng thời cơ và vượt qua những khó khăn thách thức chính là vấn đề không chỉ của riêng một nghành hay riêng một người, mà là sự chung tay nỗ lực của cả dân tộc Việt Nam, trong đó lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng.

Bài học về “con người” là chìa khóa thành công từ Nhật Bản, bài học từ việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ và các nước châu Âu. Tất cả đều gắn với vai trò của giáo dục.

 

docx 21 trang thuychi01 11618
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vài kinh nghiệm về tổ chức hoạt động học trong bộ môn lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Bác Hồ đã nói: 
“Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
Lịch sử là môn học mang tính nhân văn và phát triển con người. Nó không chỉ hướng con người biết về những mối quan hệ hiện tại, kết nối hiện tại với quá khứ, mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Môn học này không thể thiếu trong chương trình giảng dạy ở hầu hết các nước trên thế giới.
Với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đã và đang đưa đến rất nhiều cơ hội và những thách thức lớn cho các quốc gia dân tộc, một trong những cơ hội lớn nhất đó chính là các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ về khoa học – kĩ thuật để có thể “đi tắt đón đầu” [3], rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
 Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ thuận lợi, các quốc gia cũng gặp không ít những khó khăn thách thức, một trong những khó khăn thách thức đó chính là nguy cơ bị tụt hậu. Việt Nam cũng không tránh khỏi những nguy cơ thách thức đó. Vì vậy, tận dụng thời cơ và vượt qua những khó khăn thách thức chính là vấn đề không chỉ của riêng một nghành hay riêng một người, mà là sự chung tay nỗ lực của cả dân tộc Việt Nam, trong đó lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng.
Bài học về “con người” là chìa khóa thành công từ Nhật Bản, bài học từ việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ và các nước châu Âu. Tất cả đều gắn với vai trò của giáo dục. 
Việt Nam là đất nước có nền văn hiến, truyền thống hiếu học lâu đời. Thân Nhân Trung đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Giáo dục là quốc sách, đất nước muốn phát triển, dân giàu và nước mạnh đều phụ thuộc vào trình độ văn hóa cũng như nền giáo dục của nước nhà. 
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vì vậy, giáo dục hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, các nghành và của toàn xã hội. Yếu tố quan trọng bậc nhất để nâng cao chất lượng giáo dục đó chính là phải thay đổi phương pháp dạy học, chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của học sinh. Và đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới hình thức tổ chức dạy học. 
Trong các năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức dạy học đã được triển khai và bước đầu thu được kết quả nhất định, cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là đúng, là đáp ứng được yêu cầu của xã hội,
 đáp ứng được xu thế phát triển chung của đất nước, của thế giới.
Ở bộ môn lịch sử, do đặc thù so với các môn học khác, nên việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là rất cần thiết, bởi nếu trong một tiết dạy, việc tổ chức cho học sinh có những hoạt động học phong phú, phù hợp với đặc trưng kiểu bài sẽ thay vì việc truyền tải áp đặt một chiều với những con số và kiến thức khô khan, nặng nề bằng những giờ học sinh động, cuốn hút, khơi gợi học sinh hứng thú tìm tòi khám phá và đưa ra những kết luận của mình.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều thầy cô vẫn còn lúng túng. Do tâm lí, do thói quen khó bỏ, thiếu kiên trì với phương pháp dạy mới, vì theo lối cũ có phần nhẹ nhàng hơn, ít phải đầu tư tìm tòi nghiên cứu, đỡ tốn thời gian từ khâu thiết kế, soạn bài, chuẩn bị...., hoặc có khi là bài quá dài, quá nhiều kiến thức không đủ thời gian thực hiện dẫn đến ảnh hưởng đến ý tưởng thiết kế và tiến trình dạy học của các thầy cô.
Xuất phát từ nguyên nhân đó, cùng với kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2017-2018 vừa qua, tôi xin được mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vài kinh nghiệm về tổ chức hoạt động học trong bộ môn lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mong muốn góp phần nhỏ cùng các thầy cô trong sự nghiệp đổi mới giáo dục nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Có thể nói, phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng bậc nhất để mục tiêu, chất lượng, hiệu quả giáo dục phổ thông đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, kỳ vọng của xã hội, đất nước trong bối cảnh hội nhập. Tính cấp thiết việc đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra và đang quyết tâm thực hiện. Đây không phải là câu chuyện đơn giản, giải quyết trong một sớm một chiều mà cần có sự nỗi lực ý chí quyết tâm của đội ngũ các thầy cô. Bởi tâm lý ngại thay đổi do sống và làm việc quá lâu với thói quen cũ, đặc biệt, có nhiều thầy cô tâm huyết, nỗ lực trong việc tìm tòi đổi mới phương pháp, mỗi tiết dạy đều thể hiện tinh thần đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm, dùng nhiều hình thức để dẫn dắt, gợi mở, phát huy tính chủ động, tính cực của học sinh. Bên cạnh đó, còn nhiều thầy cô chỉ dạy phương pháp dạy học mới mang tính đối phó và nặng thành tích như chỉ khi thao giảng, có đồng nghiệp dự giờ..., hoặc còn lúng túng trong phương pháp tổ chức dạy học, có tổ chức hoạt động học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm nhưng kỹ thuật và phương pháp còn đơn sơ, thiếu sức hấp dẫn cuốn hút, thậm chí phản tác dụng, dẫn đến học sinh không hứng thú, thầy cô chán nản.
Vậy làm thế nào để đổi mới phương pháp dạy học một cách có hiệu quả và đồng bộ, khơi gợi sự đam mê và hứng thú đối với mỗi thầy cô trong quá trình tổ chức dạy học? Làm thế nào để thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều"[2] sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất một cách có hiệu quả nhất? Có những phương pháp kỹ thuật nào trong tổ chức hoạt động học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở bộ môn lịch sử? 
Mục đích nghiên cứu đề tài của tôi chính là đưa ra được những giải pháp
 góp phần giải quyết những câu hỏi đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường THPT. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp tổ chức hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở bộ môn lịch sử, từ đó đưa ra những phương pháp thiết thực đã được áp dụng có hiệu quả từ thực tiễn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Lập kế hoạch nghiên cứu
- Xây dựng đề cương
- Nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
+ Phương pháp trò chuyện
+ Phương pháp quan sát
+ Xử lí và đánh giá kết quả, tính %
- Tiến hành thực nghiệm.
Đề tài được tiến hành thực nghiệm tại các lớp 12B5, 12B7 - trường THPT
 Lam Kinh, được BGH nhà trường, ban chuyên môn tổ Sử - Địa – GDCD
 tạo điều kiện cùng sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các đồng nghiệp và học sinh.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận:
 	Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào “phát huy tính tích cực của người học”[1] chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Văn kiện nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [3]
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Ngày nay, khi tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế tri thức
 thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục là đòn bẩy quan trọng
 để đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển xã hội bền vững” [3]. 
Sự đổi mới dạy học lịch sử là yêu cầu quan trọng, cấp bách để hiểu đúng quá khứ, có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ cho hôm nay và mai sau. Mục tiêu của môn lịch sử không dừng lại ở kiến thức mà làm thế nào để những kiến thức đó thấm sâu vào nhận thức của học sinh, biến thành hiểu biết của chính các em một cách hứng thú. Do đó, phương pháp dạy học của mỗi giáo viên rất quan trọng. Thầy giáo dạy hay, học sinh mới yêu thích môn học. Tuy nhiên, “dạy hay” ở đây không có nghĩa là giọng giảng hay, thuộc lòng các con số, sự kiện theo kiểu “thầy đọc, trò chép” như lối cũ. “Thầy dạy hay” chính người tổ chức, dẫn dắt, khơi dậy được hứng thú học tập bộ môn, linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để học sinh tham gia và làm chủ hoạt động nhận thức, cung cấp những nhiệm vụ học tập có mức độ phù hợp với từng học sinh, tạo điều kiện cho từng học sinh được phép lựa chọn, tự lập kế hoạch, tựđưa ra mục đích hoạt động, tự mình hoặc hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhận xét đánh giá kết quả học tập của bản thân. Và như vậy, người thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh.
Mô hình phương pháp dạy học. Nguồn internet.
2.2 Thực trạng vấn đề:
Như chúng ta đã biết: Giảng dạy lịch sử là một công việc hết sức phức tạp, rất dễ sa vào nêu các sự kiện một cách khô khan, nặng nề thiếu sinh động, bởi vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp lịch sử, trình bày rõ sự phát triển của lịch sử đúng như nó đã diễn ra với những sự kiện và tư liệu chính xác.Trong đó việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh được coi trọng đặc điểm. Bởi vậy, với vai trò chủ đạo,người giáo viên  phải biết gây hứng thú học tập bộ môn. Phải hướng học sinh thực hiện vai trò chủ động của mình,từ đó giúp cho học sinh gắn liền kiến thức với tri thức cuộc sống.
Trong thực tế mấy năm qua, công cuộc đổi mới phương pháp theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm đã và đang được triển khai với sự đón nhận tích cực từ phía các thầy cô, nhất ở đối với bộ mộ lịch sử, bởi nếu áp dụng đổi mới đúng phương pháp cách thức, đúng như bản chất đổi mới, và thầy cô đầu tư
 công phu vào tiết dạy thì hiệu quả và chất lượng khác hẳn so với một tiết dạy
 truyền thống. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được thì việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THPT nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng vẫn còn nhiều những khó khăn thách thức. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử, tôi nhận thấy rằng:
Thứ nhất: Hoạt động đổi mới phương pháp còn dừng lại ở lý thuyết và hình thức thông qua tài liệu bồi dưỡng hay những buổi tập huấn. Thực tế, việc áp dụng đổi mới chưa thực hiện rộng rãi, có khi còn mang tính hình thức, đối phó. Chỉ những giờ dạy thao giảng, có đồng nghiệp đến sự mới thực hiện.
Thứ hai: Một số thầy cô còn thiếu kiên trì với cái mới, chưa đầu tư, tìm tòi nghiên cứu cho giờ dạy. Việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong mỗi giờ dạy còn ít.
Thứ ba: Tâm lý thói quen, lối cũ khó bỏ. Lại do đặc thù bộ môn, rằng lịch sử là phải ghi nhớ. Cộng thêm đó, SGK còn nặng kiến thức, nhiều những con số, sự kiện khô khan, khó học, khó nhớ. Hình thức thi kiểm tra đánh giá lại yêu cầu phải nhớ, phải thuộc nên tâm lý thầy cô là dạy theo kiểu “ôm đồm” kiến thức. Cái gì cũng muốn truyền tải đến học sinh vì sợ bỏ sẽ thiếu nên phương pháp
 truyền thống “thầy đọc, trò chép” vẫn còn là chủ yếu.
Thứ tư: Để thiết kế một giờ dạy theo phương pháp mới ở bộ môn lịch sử, thì cần đảm bảo về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Cần sự đầu tư công phu, có khi là thầy cô phải tự bỏ tiền để mua sắm thêm phương tiện, đồ dùng dạy học trong khi kinh phí hỗ trợ của nhà trường còn hạn chế.
Xin dẫn chứng cụ thể về thực trạng trong một tiết dạy lịch sử thường được tiến hành như sau: 
Ở tiết 2, bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925” chủ yếu sẽ diễn ra theo các bước truyền thống như: 
Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh lên bảng trả lời (học thuộc lòng và đọc thuộc)
Bài mới: 
+ Dẫn dắt: giáo viên sẽ tự dẫn dắt mà chủ yếu bằng cách tóm lược lại kiến thức ở tiết trước, học sinh lắng nghe. 
+ Tiến trình thực hiện bài mới, chủ yếu thông qua việc giáo viên đặt câu hỏi, học sinh theo dõi SGK và trả lời. Giáo viên kết luận, đồng thời nhấn mạnh kiến thức trọng tâm (bằng giọng giảng, bằng cách viết lên bảng), và học trò sẽ ghi vào vở. 
+ Phần củng cố: Giáo viên cũng sẽ tự củng cố, học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
+ Bài tập, dặn dò: Giáo viên (có thể hoặc không) giao bài tập, đồng thời dặn dò các em đọc trước bài mới.
 Như vậy, qua một tiết học theo cách dạy truyền thống, các em sẽ có được những gì? đã hoạt động những gì ngoài những nội dung đã ghi chép một cách đầy đủ về những hoạt động của tư sản, tiểu tư sản trong những năm từ 1919 đến 1925, về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1917 đến 1925 với những mốc thời gian, sự kiện khô khan?!
Có thể nói, phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng bậc nhất để
 mục tiêu, chất lượng, hiệu quả giáo dục phổ thông đáp ứng được yêu cầu đổi
 mới giáo dục, kỳ vọng của xã hội, đất nước trong bối cảnh hội nhập. Tính cấp thiết việc đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra và đang quyết tâm thực hiện. Đặc biệt đối với bộ môn lịch sử, việc đổi mới là cần thiết. Nếu việc thực hiện đổi mới đồng bộ cùng với nỗ lực quyết tâm từ các thầy cô, thì quan niệm về học bộ môn lịch sử là “khó”, rằng học lịch sử là phải “thuộc”, phải “chép” sẽ không còn. 
2.3. Giải pháp.
Như chúng ta đã biết, tiến trình tổ chức bài học theo phương pháp mới gồm có 5 bước, có thể tóm tắt như sau:
Các hoạt động
Nội dung
Cách tổ chức
1.
Khởi động, nêu vấn đề
- Huy động vốn kỹ năng để tiếp nhận kiến thức, kỹ năng mới. 
- Tạo hứng thú bài học
- Câu hỏi, bài tập 
- Quan sát tranh ảnh lược đồ, xem trích đoạn phim tư liệu
- Trò chơi
2.
Hình thành kiến thức.
Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các bài tập, nhiệm vụ.
- Tổ chức hoạt động cá nhân, tập thể, nhóm
- Các trò chơi như ghép đôi...
- Kết hợp trò chơi với hoạt động cá nhân, nhóm.
- Kỹ thuật mảnh ghép
- Vận dụng kiến thức liên môn
3. Luyện tập
Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết nhiệm vụ cụ thể
- Tập trung hình thành kỹ năng 
- Thực hành theo tình huống giả định
4. Vận dụng
Vận dụng Học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế
- Nhận biết, giải quyết tình huống, vấn đề mang tính thực tiễn. 
- Triển khai ở lớp, ở nhà, cộng đồng
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹ năng từ các nguồn,kênh thông tin.
- Tìm đọc trên sách, báo, mạng 
- Tham quan thực tế 
- Trao đổi với người thân...
Từ 5 bước đó, giáo viên sẽ vận dụng một cách linh hoạt, sử dụng những phương pháp và kỹ thuật tùy thuộc vào kiểu bài.
Có nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học đã được đưa ra, như: Kỹ thuật chia nhóm, làm việc theo nhóm, kỹ thuật “mảnh ghép”, kỹ thuật “khăn phủ bàn”, Sơ đồ tư duy [2] v.v....
Vậy, làm thế nào để trong giờ dạy người giáo viên có thể vận dụng tổng hợp và linh hoạt những kiến thức để giải quyết có hiệu quả các vấn đề ? Và làm sao để hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh phải bảo đảm được sự thống nhất, tương tác mà trong đó, giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, trọng tài; học sinh không chỉ là đối tượng của hoạt động dạy mà cũng chính là chủ thể của hoạt động học? 
Với thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, cùng với những kinh nghiệm của bản thân là giáo viên trực tiếp áp dụng phương pháp dạy học mới theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm đã được thực hiện cụ thể tại bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 – 1925” – tiết 2 (chương trình LSVN lớp 12) và “Ôn tập lịch sử thế giới cận đại” (chương trình LSTG lớp 11)
Thứ nhất, tổ chức hoạt động khởi động, nêu vấn đề.
Hoạt động khởi động (tạo tình huống xuất phát) rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh [1]. Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề mà ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết. Như vậy, hoạt động tạo tình huống xuất phát là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này, hoặc là giáo viên tự dẫn dắt vào bài , hoặc tổ chức trò chơi, v.v... làm
 mất quá nhiều thời gian và loãng nội dung bài học. 
Vì vậy, để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giáo viên cần: 
- Xác định rõ mục đích yêu cầu bài học.
- Xác định kiến thức trọng tâm của bài từ đó lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp. 
- Tìm kiếm từ nhiều nguồn thông tin, nhiều kênh (sách GK, sách tham khảo, các trang web...) để xác định và lựa chọn cái mình cần sử dụng vào nội dung hoạt động.
Sau đây là những ví dụ cụ thể do tôi thiết kế bài dạy và đã thựu hiện thành công:
Ví dụ 1: Ở bài “Ôn tập lịch sử thế giới cận đại” (LSTG lớp 11). 
Với kiểu bài tổng kết, ôn tập, giáo viên có thể lựa chọn những hình ảnh hoặc nội dung hết sức tiêu biểu của giai đoạn hay thời kì lịch sử gắn liền với nội dung bài học để khởi động/đặt vấn đề. Công phu hơn, giáo viên có thể tìm kiếm đoạn video tư liệu (thậm chí giáo viên có thể tự cắt ghép hình ảnh và nhạc) để dẫn dắt nêu vấn đề. 
Cụ thể, với bài ôn tập này, tôi đã sử dụng đoạn video tự cắt ghép (30s-1p), nội dung là những hình ảnh thời cận đại + nền nhạc Bettoven (bản sonate ánh trăng).
Hình ảnh cắt từ đoạn video
Sau khi cho các em xem xong, giáo viên đặt câu hỏi: 
Đoạn video trên gợi cho em nhớ đến thời kì lịch sử nào của nhân loại ?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên dẫn dắt: Đây là những hình ảnh của thời kì lịch sử thế giới cận đại. Suốt từ giữa chương trình học kì II của lớp 10 đến hết bài 7 của học kì I lớp 11, chúng ta đã học những nội dung chủ yếu của lịch sử cận đại Để ôn lại những kiến thức cơ bản của thời kì lịch sử này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay !
Ví dụ 2: Ở bài “Phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ 1919 – 1925” (tiết 2) – (LSVN lớp 12)
Đây là kiểu bài tiếp thu và hình thành kiến thức mới nên tôi sử dụng những hình ảnh đặc trưng về những hoạt động yêu nước dân chủ công khai trong những năm 1919 đến năm 1925 của các giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân, đặc biệt là một số hình ảnh về Nguyễn Ái Quốc để dẫn dắt HS liên hệ kiến thức đã học trước và nắm bắt kiến thức mới để tìm hiểu phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm từ 1919 đến năm 1925, từ đó đặt câu hỏi.
Hình ảnh minh họa được cắt từ bài giảng
Qua theo dõi những hình ảnh, gợi hứng thú học tập của học sinh khi tìm hiểu về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm 1925, đặc biệt là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này. Qua đó để thấy được nét mới trong phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ đó, giáo viên dẫn dắt vào bài mới: 
Đây là một số hình ảnh tiêu biểu phản ánh về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_vai_kinh_nghiem_ve_to_chuc_hoat_dong_hoc_trong_bo_mon_l.docx
  • docPhụ lục 1 - Giáo án minh họa LS lớp 11.doc
  • docPhụ lục 2 - GA minh họa LS lớp 12.doc