SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 - THCS

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 - THCS

 Như chúng ta đã biết môn Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Nhà Bác học F-Ba-con đã chứng minh tầm quan trọng của việc học lịch sử trong việc hình thành và giáo dục trẻ em: " Muốn tinh phải học thơ, muốn đầu óc tập trung phải học sách Toán, muốn tư duy sáng suốt phải học lịch sử và các điều của luật pháp" ( Bàn về đọc sách)

Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai, nhất là đối với học sinh lớp 9 cuối cấp trung học cơ sở.

Tuy nhiên thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang rộ lên những tin, bài dở khóc dở cười về kiến thức làm bài thi môn Lịch sử của học sinh - có thể nói là sự mơ hồ về lịch sử. Hơn nữa bộ môn Lịch sử được xem là môn phụ, lại khó học, khó nhớ, khó viết, khó làm bài nên điểm kiểm tra cũng như thi cử rất thấp cho nên rất ít học sinh yêu thích học môn lịch sử, ngại học Lịch sử; cũng rất ít phụ huynh muốn con mình theo học bộ môn này.

Nhưng bên cạnh đó vẫn có những học sinh đam mê môn học, yêu thích môn học và mạnh dạn đăng ký tham gia bồi dưỡng và tham dự kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử ở các cấp; và cũng có nhiều người trưởng thành, thành đạt từ môn Lịch sử - như người ta thường nói "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống".

Vậy làm thế nào để bồi dưỡng có hiệu quả - thực hiện công cuộc "bồi dưỡng nhân tài cho đất nước" trở thành nỗi trăn trở của những nhà quản lý cũng như những người trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở các cấp học, bậc học.

Đối với bậc THCS, vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa nói chung và môn Lịch sử nói riêng đã được nhiều nhà trường chăm lo, đầu tư rất bài bản. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, kết quả mang lại không cao - đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử.

Qua thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong những năm gần đây, bản thân tôi đã lựa chọn những giải pháp thiết thực, phù hợp và mang lại hiệu quả, có nhiều học sinh đạt giải cấp Tỉnh. Bởi vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9- THCS

 

doc 20 trang thuychi01 25711
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 - THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
TIÊU ĐỀ
TRANG
 1
1. Mở đầu
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1-2
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
2
2.1 Cơ sở lí luận
2
2.2 Thực trạng của vấn đề
3
2.3 Giải pháp
3-16
3
Kết luận, kiến nghị
17-18
1. MỞ ĐẦU
 1.1 Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết môn Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Nhà Bác học F-Ba-con đã chứng minh tầm quan trọng của việc học lịch sử trong việc hình thành và giáo dục trẻ em: " Muốn tinh phải học thơ, muốn đầu óc tập trung phải học sách Toán, muốn tư duy sáng suốt phải học lịch sử và các điều của luật pháp" ( Bàn về đọc sách)
Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai, nhất là đối với học sinh lớp 9 cuối cấp trung học cơ sở.
Tuy nhiên thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang rộ lên những tin, bài dở khóc dở cười về kiến thức làm bài thi môn Lịch sử của học sinh - có thể nói là sự mơ hồ về lịch sử. Hơn nữa bộ môn Lịch sử được xem là môn phụ, lại khó học, khó nhớ, khó viết, khó làm bài nên điểm kiểm tra cũng như thi cử rất thấp cho nên rất ít học sinh yêu thích học môn lịch sử, ngại học Lịch sử; cũng rất ít phụ huynh muốn con mình theo học bộ môn này.
Nhưng bên cạnh đó vẫn có những học sinh đam mê môn học, yêu thích môn học và mạnh dạn đăng ký tham gia bồi dưỡng và tham dự kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử ở các cấp; và cũng có nhiều người trưởng thành, thành đạt từ môn Lịch sử - như người ta thường nói "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống".
Vậy làm thế nào để bồi dưỡng có hiệu quả - thực hiện công cuộc "bồi dưỡng nhân tài cho đất nước" trở thành nỗi trăn trở của những nhà quản lý cũng như những người trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở các cấp học, bậc học.
Đối với bậc THCS, vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa nói chung và môn Lịch sử nói riêng đã được nhiều nhà trường chăm lo, đầu tư rất bài bản. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, kết quả mang lại không cao - đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử.
Qua thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong những năm gần đây, bản thân tôi đã lựa chọn những giải pháp thiết thực, phù hợp và mang lại hiệu quả, có nhiều học sinh đạt giải cấp Tỉnh. Bởi vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9- THCS
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai. 
Đề tài này là nhằm đưa ra một số kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏi môn lịch sử (chọn đối tượng học sinh, phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được).
 	Góp phần tạo nguồn quan trọng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của phòng giáo dục dự thi cấp Tỉnh đạt kết quả.
 	Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường, của Phòng giáo dục thị xã Sầm Sơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
	- Là những học sinh giỏi bộ môn Lịch sử lớp 9 ở các trường THCS trong địa bàn thị xã Sầm Sơn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Quan sát thực tế, thực trạng về công tác chỉ đạo, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, quá trình học tập, chất lượng học tập, kết quả bài làm của học sinh giỏi.
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nghiên cứu chất lượng học sinh giỏi những năm trước.
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn có nhiều kinh nghiệm trong ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử.
- Trực tiếp kiểm nghiệm thực tế kết quả học tập của học sinh qua các bài tập, các bài khảo sát và bài thi cuả phòng giáo dục.
2. NỘI DUNG:
2.1 Cơ sở lí luận: 
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức lịch sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, (theo cố Tổng Bí thư Đỗ Mười) “cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
 	Chất lượng bộ môn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ nhiều sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Lịch sử đâu phải là một chuổi sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử đọc lại, người học sử học thuộc lòng”. Điều quan trọng là qua học tập, “chúng ta thấy được cái gì qua các thời đại lịch sử, và từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì, bài học gì, Mác, một nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu lịch sử, để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực”. Đây chính là cơ sở để những người quan tâm đến sử học và những thầy cô giáo giảng dạy môn lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí của bộ môn Lịch sử ở trường THCS và tìm ra những phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn, thu hút được nhiều học sinh yêu thích học lịch sử và học giỏi lịch sử.
2.2 Thực trạng của vấn đề:
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử ở trường THCS trong nhiều năm tôi nhận thấy:
 - Học sinh chưa thật sự yêu thích môn học này , khả năng đánh giá, nắm bắt sự kiện chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của sự kiện, vấn đề của lịch sử.
- Hiện nay một số học sinh và phụ huynh có thái độ chưa coi trọng bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần học. Học không biết sau này làm được gì? Do đó việc tuyển chọn học sinh có học lực khá giỏi vào đội tuyển sử rất khó khăn. Dẫn đến chất lượng bài thi học sinh giỏi môn lịch sử của các trường trung học Sầm Sơn trong những năm gần đây rất thấp.
 - Phương pháp giảng dạy cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
 - Kết quả học tập của học sinh còn thấp, đặc biệt là ở kì thi học sinh giỏi những năm trước đây.
- Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình môn học, qua quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi và thực nghiệm nhiều giải pháp, kết quả học sinh hứng thú, chăm chỉ học tập, nắm bắt sử liệu nhanh, so sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên, kết quả thi học sinh giỏi ngày càng cao.
Từ những cơ sở trên tôi quyết định chọn đề tài này, để nêu lên những kinh nghiệm của bản thân, đóng góp một số ý kiến vào quá trình đổi mới môn học, nâng cao khả năng nhận thức của học sinh, nhằm giúp các em đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi. 
2.3 Giải pháp:
Để đạt được kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
Giải pháp 1. Sử dụng phim tư liệu và công nghệ thông tin nhằm gây hứng thú cho học sinh, giúp các em yêu thích môn lịch sử.
Lâu nay nói đến môn lịch sử đa số học sinh đều ngại học vì kiến thức dài, phải ghi nhớ nhiều sự kiện..Vì vậy việc chọn lựa học sinh vào đội tuyển rất khó. Để thay đổi cách dạy truyền thống tôi đã đưa nhiều bộ phim tư liệu vào dạy cho học sinh. Qua những tiết học như vậy tôi thấy học sinh rất hứng thú học tập, chăm chú xem và hiểu bài ngay trên lớp, giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng. Từ đó rất nhiều học sinh thích học bộ môn lịch sử. Thậm chí nhiều học sinh xung phong vào đội tuyển học sinh giỏi.
Ví dụ khi dạy đến chương III: Việt Nam trong những năm 1939-1945.Tôi hướng dẫn cho học sinh xem bộ phim tư liệu: “ Nỗi đau lịch sử- Nạn đói khủng khiếp năm 1945” Học sinh xem phim và sẽ hiểu được dưới hai tầng áp bức Pháp – Nhật nhân dân ta đã bị đẩy đến thảm họa hơn hai triệu đồng bào bị chết đói.
Ví dụ Khi dạy chương V: Kháng chiến chống Pháp 1946-1954. Tôi hướng dẫn cho học sinh xem các bộ phim tư liệu: 
Phim tư liệu cuộc kháng chiến chống Pháp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp “ Những trận đáng chấn động thế giới” 
Điện Biên Phủ: Sự kiện và nhân chứng. 
 Ví dụ khi dạy chương VI: Việt Nam từ năm 1954- 1975. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. Tôi hướng dẫn cho học sinh xem bộ phim tư liệu “ Đường mòn Hồ Chí Minh” 
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Mĩ nhảy vào biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Vĩ tuyến 17 trở thành phòng tuyến quân sự của Mĩ. 
Mĩ ban hành Luật 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam thảm sát tập thể, các hình thức tra tấn thời trung cổ nhưng không lay chuyển được ý chí chiến đấu của nhân dân miền Nam .Bác Hồ quyết định : Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, quyết định mở Đường Trường Sơn. Thượng tá Võ Bẩm người gốc Liên khu V được giao nhiệm vụ dẫn đoàn quân sự đặc biệt mở đường 559. Chuyến đầu tiên đưa 10 vạn tấn hàng đi B – giữ bí mật tuyệt đối- chi viện người và của cho miền Nam. 
Đường Trường Sơn là một kì công trong lịch sử chiến tranh. Thể hiện quyết tâm sắt đá của Đảng ta “ Dù khó khăn đến mấy cũng phải mở đường Trường Sơn”- Con đường mòn, con đường ra tiền tuyến. “ Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”
Chuyên gia Mĩ đã nói: Cuộc chiến tranh này đã sử dụng những thành tựu tối
 tân nhất, những loại vũ khí tân tiến lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam. Mĩ chi 110 tỉ đô la cho cuộc chiến tranh này. Cứ 5 quả bom trên 1 mét đường Trường Sơn.
Nhà báo Pháp đã nói: Điều làm ta buồn phiền là đườn mòn Hồ Chí Minh
 không phá hủy được. Trên Đường mòn ấy, cộng sản đã được Đức Phật phù hộ.
Lịch sử là một môn học đặc thù, kiến thức lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Chính vì thế nhiệm vụ của dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ , vân dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Trong việc khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, thì những bộ phim tư liệu, phương tiện trực quan là yếu tố hết sức cần thiết. Tuy nhiên các đồ dùng truyền thống chưa đủ để truyền tải thông tin, chưa có tính sinh động, hấp dẫn để cuốn hút học sinh tập trung vào bài giảng... Có những bài kênh hình sách giáo khoa chưa đủ để học sinh nắm bắt được đầy đủ các thông tin sự kiện, nhân vật lịch sử... mà cần phải có những hình ảnh, những bức tranh bên ngoài đưa vào để minh hoạ cho bài giảng.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các nghành học, cấp học. Ứng dụng Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học mang lại ưu thế và hiệu quả cao trong dạy học bộ môn lịch sử. 
Giáo viên dùng lời nói , sử dụng hình ảnh, phim ảnh kết hợp với tổ chức cho học sinh phát hiện ... giúp học sinh học tập chú ý hơn, tạo được cảm xúc tìm tòi, nhận thức và khái quát hoá sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Cũng giống như các bộ môn khác lịch sử có nhiều khả năng để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên cùng một lúc các em huy động nhiều giác quan để học tập, do đó việc ghi nhớ sự kiện, địa danh, nhân vật tốt hơn, tái tạo quá khứ dễ dàng hơn. Không có đồ dùng trực quan dù giáo viên có dạy hay đến đâu, lời nói dù có sinh động, giàu hình ảnh đến mấy cũng khó có thể tái tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể, chính xác về quá khứ.
Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử, chỉ với một thao tác đơn giản, cùng một lúc giáo viên sẽ thực hiện được các nhiệm vụ: Cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng và đặt cơ sở cho việc hình thành khái niệm.
Ví dụ: Khi dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc( 1953-1954)
Để tổ chức học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao Pháp- Mĩ lại chọn Điên Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương ? ( Coi Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm)
Giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát lược đồ giáo khoa điện tử khắc hoạ về địa thế của Điện Biên Phủ, về sự gấp rút xây dựng lực lượng cơ động mạnh của quân Pháp ở đây. Kết hợp với phương pháp trao đổi, đàm thoại, nêu vấn đề ...Lược đồ được xây dựng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, có hiệu ứng sinh động, kèm theo hình ảnh...học sinh sẽ cảm nhận được các sự kiện lịch sử sâu sắc.
	Phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài như thế sẽ giúp các em hiểu rằng trước những đòn tấn công quyết liệt của quân dân ta, Na Va đã quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm hùng mạnh, chấp nhận giao chiến với ta. điều này xuất phát từ nhận định: Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn, bao quanh toàn là đồi núi trùng điệp nhưng lại là chìa khoá để bảo vệ Thượng Lào và chiếm lại các vùng đất đã mất ở Tây Bắc Việt Nam. Đối với Việt Minh nơi đây quá xa hậu phương, địa hình rừng núi hiểm trở nên tiếp tế sẽ khó khăn. Nếu chẳng may thất bại, Pháp sẽ dễ dàng mở một con đường tháo chạy sang Lào ...Từ nhận định này, được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm hùng mạnh với 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu lớn, với số quân tinh nhuệ  16.200 tên, được trang bị những loại vũ khí tối tân, hiện đại... nên cả Pháp và Mĩ đều nhận định: « Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm ».
	Ứng dụng công nghệ thông tin còn mở rộng tầm hiểu biết của học sinh ra thế giới bên ngoài. Thấy được sự tiến bộ vượt bậc của khoa học- kĩ thuật, trí thông minh của con người. Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức học hỏi, vận động, sáng tạo trong học tập và đời sống.
 Ví dụ khi dạy bài 9: Nhật Bản- SGK lớp 9
Giáo viên cho học sinh sử dụng loại kênh hình để khai thác kiến thức thì giáo viên cần cho học sinh quan sát và qua đó yêu cầu học sinh miêu tả, phân tích, và đánh giá các sự kiện lịch sử, rút ra mối liên hệ giữa các sự kiện.
 Khi cho học sinh quan sát các hình ảnh của nước Nhật:
+ Tàu chạy trên đệm từ đạt tốc độ 4000km/h
+ Cầu Sê-tô O-ha-si nối liền các đảo chính Hôn-Xiu và Xi-cô-cư.
Nhật Bản là một quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi như các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên với sự nỗ lực của bản thân, người dân Nhật Bản đã vươn lên và trở thành một trong ba trung trung kinh tế lớn của thế giới ( Mĩ – Tây Âu - Nhật Bản).
Nhật Bản rất chú trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong tất cả các lĩnh vực và cầu Sê-tô-O-ha-ri là một trong lĩnh vực về sự phát triển trong giao thông vận tải của nước này.
Cầu Sê-tô-O-ha-ri là một cây cầu lớn của Nhật Bản vượt biển dài 9,4km. Lũng cầu đôi, dành cho đường ôtô cao tốc và xe lửa. Tuyến đường này có bốn làn đường cho ôtô và một đường ray cho xe lửa.
Cầu Sê-tô-O-ha-ri được biết đến với sự thán phục hâm mộ với nhân dân thế giới. Một loạt tuyến đường cao tốc và đường ray được kết nối với nhau và chạy qua cây cầu nổi tiếng nối hai đảo chính Hôn –Xiu và Xi-cô-cư .
Qua quan sát các hình ảnh này giáo viên phải đặt các câu hỏi gợi mở để học sinh rút ra nhận xét đánh giá được sự phát triển thần kì về kinh tế và khoa học kỹ thuật của Nhật Bản. Cũng thông qua đó giáo dục cho học sinh ý thức tự lực tự cường, phấn đấu để vươn lên. 
Giải pháp 2. Tuyển chọn học sinh:
Trong công tác Bồi dưỡng HSG khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh rất quan trọng chẳng khác nào "chọn giống của nhà nông". Giáo viên cần lựa chọn đối tượng học sinh khá, giỏi, có kiến thức bộ môn, yêu thích môn học, có tính năng chuyên cần, thích học hỏi, chữ viết đẹp.
Trong những năm gần đây, việc thành lập các đội tuyển của nhà trường được tiến hành từ đầu năm học lớp 9 .Tuy nhiên tôi đã ngầm thành lập đội tuyển của mình trước đó thông qua các bài kiểm tra định kì ở các lớp dưới phát hiện học sinh có năng khiếu, có sự yêu thích học Lịch sử tôi trực tiếp gặp các em để tìm hiểu tâm lý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, giới thiệu các em tham gia vào đội tuyển để bồi dưỡng. Phân tích cho các em niềm tự hào, hãnh diện khi đỗ đạt. Đã là học sinh giỏi cấp Thị, cấp Tỉnh có giải thì đương nhiên bất cứ môn học nào cũng được hưởng chế độ ưu tiên ngang nhau và vinh quang như nhau. 
	- Bên cạnh đó, tôi còn gặp các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi tình hình học tập của các em để chọn ra những học sinh có năng lực, có tố chất thông minh và làm siêng. Học sinh đó phải học khá các môn khác, nhất là môn Toán, Ngữ văn, vì môn lịch sử cũng cần ở học sinh khả năng phân tích, tư duy logic và kết hợp những kiến thức văn, thơ minh họa cho bài viết thêm sinh động, giảm sự khô khan nhàm chán gây được thiện cảm cho người đọc.
Giải pháp 3. Xây dựng kế hoạch/ chương trình bồi dưỡng/ Tài liệu, giáo án chi tiết cụ thể:
 - Lên kế hoạch xây dựng khung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm theo tháng/ chuyên đề / thời gian thực hiện.
Tháng
Tên chủ đề
số tiết
Điều chỉnh
9
Ôn lại Lịch sử Lớp 6
Ôn lại lịch sử lớp 7
Ôn lại lịch sử lớp 8 phần lịch sử thế giới
Ôn lại lịch sử lớp 8 phần lịch sử Việt Nam
3 
3
6
6
10
A/ LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2
Luyện đề:
Chương II: Các nước Á, Phi, MĨ La tinh từ 1945 - nay.
 Luyện đề:
6
3
12
6
11
Chương III: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945-nay.
 Luyện đề
Chương IV:: Quan hệ quốc tế từ năm 1945-nay
 Luyện đề
Chương V:: Cách mạng khoa học kĩ thuật.
 Luyện đề
12
6
3
3
3
3
12
B/ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chương I: Việt Nam trong những năm 1919-1930
 Luyện đề 3
Chương II: Việt Nam trong những năm 1930- 1939
Luyện đề:
6
3
12
6
1
Chương III: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945
Luyện đề
Chương IV: Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến
Luyện đề:
12
6
6
3
2
Chương V: Việt Nam từ cuối năm 1946- 1954
Luyện đề:
Chương VI: Việt Nam Từ 1954 – 1975
Luyện đề
Lịch sử địa phương
12
9
12
9
12
3
Ôn luyện
24
 Giáo viên cần biên soạn chương trình, giáo án bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng buổi, về từng mảng kiến thức theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần. 
Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 4 năm liền (từ lớp 6 đến lớp 9 ). Hệ thống đề cương cho học sinh ôn luyện gồm 3 phần: Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương.
Chương trình lớp 6, 7 chọn những sự kiện tiêu biểu. 
Lớp 8 bao gồm: Lịch sử thế giới cận đại và lịch sử Việt Nam cận đại,
Lớp 9: Lịch sử Thế giới hiện đại và lịch sử Việt Nam.
Lịch sử địa phương từ lớp 6 -lớp 9. 
Giáo viên sưu tầm tài liệu bồi dưỡng, bộ đề thi các cấp  trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em  tiếp xúc làm quen với các dạng đề , luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu  hay để hướng dẫn cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức. 
 Nắm vững phương châm : dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao
 Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy, khả năng phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
 Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì cần có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh.
Giải pháp 4. Giáo viên dạy đội tuyển phải thường xuyên trao dồi kiến thức, tự học tự bồi dưỡng:
 Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức  tự rèn luyện, tích 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_boi_duong_hoc.doc