SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử 9 ở trường THCS

SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử 9 ở trường THCS

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong các nhà trường đã và đang xây dựng một phong trào đổi mới cách dạy và cách học theo tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW.

Đổi mới phương pháp dạy học với tinh thần đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại, phát huy khả năng sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mới, kết hợp hài hòa với phương pháp dạy học truyền thống để có giờ dạy đạt hiệu quả và chất lượng. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Dạy cách học, cách nghĩ để giải quyết vấn đề, tự tìm ra con đường nhanh nhất cho bản thân trong quá trình tiếp thu kiến thức.

Thực trạng dạy học môn Lịch sử trong các trường THCS hiện nay gặp phải nhiều khó khăn. Môn Lịch sử lớp 9 có khối lượng kiến thức tương đối nhiều. Nội dung lịch sử trong một năm học bao gồm cả phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, với nhiều sự kiện, nhiều chuỗi kiến thức, phần đông học sinh không thích học lịch sử vì đây là môn học được các em coi là rất khó, lại là môn học phụ, nên việc dạy học lịch sử của giáo viên trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Do đó, muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, cần đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả dạy học. Đổi mới, sáng tạo phương pháp giảng dạy Lịch sử là hết sức quan trọng và cần thiết giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, giúp các em không chỉ nhớ kiến thức, mà biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Muốn làm được điều đó người giáo viên phải khơi dậy cho học sinh niềm đam mê, yêu thích môn học, phải biến kiến thức lịch sử xa xưa trở nên gần gũi, thực tế, phải làm sống dậy quá khứ hào hùng oanh liệt của thế hệ cha anh, phải biết “đau” trước cảnh đất nước lầm than, nhân dân cơ cực, Nói cách khác, giáo dục lịch sử không nên chỉ đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà cần chú trọng việc khơi dậy đam mê của học sinh, kích thích sự hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự tìm kiếm kiến thức ở nhà trường, kiến thức ngoài xã hội. Mỗi học sinh có thể thấy rằng mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích, giúp người học nhận ra những năng lực riêng của mình.

 

doc 19 trang thuychi01 19074
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử 9 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP NÂNG CAO
 CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 9
 Ở TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN - NGA SƠN
Người thực hiện: Mai Thị Hiên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THCS Chu Văn An
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
	 Trang
1. Mở đầu. 1
1.1. Lí do chọn đề tài. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2
1.5. Những điểm mới của SKKN. 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3
2.3.1.Những hoạt động tự nhận thức khi nghe giáo viên giảng bài 4
2.3.2. Tự học sách giáo khoa 7
2.3.3. Tự sưu tầm tranh ảnh, tư liệu... ngoài sách giáo khoa có 8
nội dung phù hợp.
2.3.4 Tự học bằng việc lập bản đồ tư duy. 11
2.3.5. Tự học trong các tiết học ngoại khóa trong trường . 12
2.3.6. Tự học trong Công tác công ích xã hội . 14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 14
 với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị . 15
3.1. Kết luận. 15
3.2. Kiến nghị. 15 
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong các nhà trường đã và đang xây dựng một phong trào đổi mới cách dạy và cách học theo tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW.
Đổi mới phương pháp dạy học với tinh thần đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại, phát huy khả năng sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mới, kết hợp hài hòa với phương pháp dạy học truyền thống để có giờ dạy đạt hiệu quả và chất lượng. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Dạy cách học, cách nghĩ để giải quyết vấn đề, tự tìm ra con đường nhanh nhất cho bản thân trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Thực trạng dạy học môn Lịch sử trong các trường THCS hiện nay gặp phải nhiều khó khăn. Môn Lịch sử lớp 9 có khối lượng kiến thức tương đối nhiều. Nội dung lịch sử trong một năm học bao gồm cả phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, với nhiều sự kiện, nhiều chuỗi kiến thức, phần đông học sinh không thích học lịch sử vì đây là môn học được các em coi là rất khó, lại là môn học phụ, nên việc dạy học lịch sử của giáo viên trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Do đó, muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, cần đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả dạy học. Đổi mới, sáng tạo phương pháp giảng dạy Lịch sử là hết sức quan trọng và cần thiết giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, giúp các em không chỉ nhớ kiến thức, mà biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Muốn làm được điều đó người giáo viên phải khơi dậy cho học sinh niềm đam mê, yêu thích môn học, phải biến kiến thức lịch sử xa xưa trở nên gần gũi, thực tế, phải làm sống dậy quá khứ hào hùng oanh liệt của thế hệ cha anh, phải biết “đau” trước cảnh đất nước lầm than, nhân dân cơ cực, Nói cách khác, giáo dục lịch sử không nên chỉ đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà cần chú trọng việc khơi dậy đam mê của học sinh, kích thích sự hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự tìm kiếm kiến thức ở nhà trường, kiến thức ngoài xã hội. Mỗi học sinh có thể thấy rằng mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích, giúp người học nhận ra những năng lực riêng của mình.
Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9, đây là giai đoạn lịch sử có nhiều bước ngoặt quan trọng, giáo viên có thể áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để truyền đạt bài giảng có hiệu quả như phương pháp phát vấn, hoạt động nhóm... kết hợp với đồ dùng trực quan như tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, sa bàn, phim tài liệu... nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc giúp học sinh tự học lịch sử dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ có giá trị thực tiễn cao, không chỉ bồi đắp kiến thức mà cả tâm hồn cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử 9 ở trường THCS” nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử 9 trong nhà trường THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện việc đổi mới sáng tạo trong dạy và học môn Lịch sử tại Trường THCS Chu Văn An, thông qua phương pháp phát triển khả năng tự học của học sinh trong việc tự nhận thức khi nghe giáo viên giảng bài, tự học sách giáo khoa, tự sưu tầm bản đồ, tranh ảnh, tư liệu ngoài sách giáo khoa, biết cách tự lập bản đồ tư duy, tự học trong công tác công ích xã hội và trong các tiết học ngoại khóa. Khi giáo viên sử dụng các phương pháp trên trong các nội dung của bài học lịch sử sẽ phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: các phương pháp giúp học sinh tự học lịch sử dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong nội dung giảng dạy lịch sử lớp 9 ở trường THCS Chu Văn An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp định lượng, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh tự giác chủ động trong mọi hoạt động dưới sự yêu cầu hướng dẫn của giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài mới, chuẩn bị phương tiện hỗ trợ trước khi đến lớp; học sinh tự thiết kế và làm việc với bản đồ tư duy; sử dụng các ca khúc cách mạng trong giảng dạy lịch sử; lồng ghép chương trình ngoại khóa vào tiết lịch sử địa phương.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến
Việc rèn luyện phương pháp tự học cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước, học thuộc kiến thức một cách chi tiết nhưng khi hỏi nội dung kiến thức bao trùm thì không trả lời được, không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Vì vậy, việc đi sâu vào hoạt động tự học của học sinh trong dạy học sẽ giúp các em học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy của bản thân
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã khảo sát chất lượng của học sinh môn Lịch sử lớp 9 tại trường THCS Chu Văn An và thu được kết quả như sau:
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
41
4
9.8
11
26.8
15
36.6
10
24.3
1
2.4
9B
39
2
5.1
7
17.9
15
38.5
13
33.3
2
5.1
Tổng
80
6
7.5
18
22.5
30
37.5
23
28.8
3
3.8
Bảng 1: Kết quả khảo sát cuối năm học 2016-2017
Thông qua bài kiểm tra, tôi nhận thấy những sai sót của học sinh:
- Học sinh thường trả lời câu hỏi bằng cách sao chép nguyên xi sách giáo khoa, trình bày lủng củng, chưa có tính độc lập tư duy.
- Học sinh trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày) còn một số câu hỏi mang tính tổng hợp, phân tích, so sánh, nhận xét, rút ra ý nghĩa, liên hệ thực tế... thì còn rất lúng túng hoặc chung chung, rất ít học sinh giành được điểm ở phần câu hỏi mang tính tư duy độc lập làm chủ kiến thức
- Đa số học sinh cho rằng lịch sử là bộ môn phụ, lại khó học nên tâm lý các em không thích bộ môn và cũng không giành nhiều thời gian học cho môn học này.
- Vì lượng kiến thức trong các tiết học tương đối nhiều, lại kèm theo nhiều sự kiện lịch sử cùng với các mốc thời gian, số tiết làm bài tập thì không có trong chương trình như các khối dưới, nên giáo viên cũng không có nhiều thời gian để dẫn dắt học sinh rèn luyện kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình thông qua lời nói nhằm phát triển khả năng đàm thoại trước mọi người
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Căn cứ vào tình hình thực tế trên, vấn đề đặt ra với giáo viên là làm như thế nào để giúp học sinh hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện, từ đó các em thấy được lịch sử là môn học bổ ích, dễ hiểu, các em sẽ trở nên yêu thích môn học, tự giác học tập, luôn tìm tòi và sáng tạo. Muốn vậy, trong các tiết giảng dạy, giáo viên cần khuyến khích năng lực tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua những hoạt động độc lập chủ yếu của học sinh như sau:
2.3.1.Những hoạt động tự nhận thức khi nghe giáo viên giảng bài
a) Sử dụng sách giáo khoa trên lớp:
Trước giờ học, học sinh có thể đã đọc bài viết trong sách giáo khoa ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy, trong quá trình giáo viên trình bày, học sinh kết hợp theo dõi bài giảng và bài viết trong sách giáo khoa. Do đó ở trên lớp, giáo viên không nên trình bày lại sách giáo khoa, điều đó làm mất hứng thú của học sinh khiến các em có suy nghĩ: ở trong sách đã có cả rồi nên không cần ghi chép hay lắng nghe và suy nghĩ. Đôi khi nên cho học sinh đọc to, cả lớp cùng nghe một đoạn trong sách giáo khoa để thay cho phần trình bày tài liệu mới, nếu phần đó chỉ cần thông tin tài liệu mới. Cũng có thể giáo viên để cả lớp tự đọc một đoạn trong sách rồi đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
Điều quan trọng trong việc sử dụng sách giáo khoa trên lớp là giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững những nội dung quan trọng cần ghi nhớ, phân tích những sự kiện cơ bản, rút ra kết luận khái quát, trả lời câu hỏi đặt ra. Giáo viên phải làm cho học sinh thấy được sự thống nhất giữa bài giảng với sách giáo khoa, hiểu được ý đồ của thầy khi bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa để làm nổi bật kiến thức cơ bản. Từ đó, học sinh tự lập dàn ý ghi chép, hiểu lôgic phát triển lịch sử. Việc ghi dàn ý trên bảng đen có ý nghĩa quan trọng để học sinh theo dõi nội dung sách giáo khoa, bài giảng và tự học ở nhà.
Bài giảng tốt của giáo viên không phải chỉ giúp cho học sinh ghi chép đầy đủ mà động viên tính tích cực tư duy của các em trong khi nghe giảng, tự mình lựa chọn vấn đề để ghi chép theo dàn ý trên bảng và tự đặt ra những vấn đề để giải quyết trên lớp hay tiếp tục suy nghĩ ở nhà.
Ví dụ: Khi dạy sử 9- Tiết 13- Bài 11- Mục I-Sự hình thành trật tự thế giới mới.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi vào sách giáo khoa và cho biết:
? Hội nghị Ianta(Liên Xô) được triệu tập trong hoàn cảnh nào
+ Khi học sinh trả lời, giáo viên kết hợp ghi bảng ngắn gọn sự kiện:
- Từ ngày 4 -> 11/2/1945 hội nghị Ianta được triệu tập
+ Sau đó giáo viên tiếp tục hỏi:
? Tại sao hội nghị chỉ có sự tham gia của nguyên thủ 3 cường quốc
Đây là câu hỏi yêu cầu các em nhớ lại giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế giới II, để thấy được sự thắng thế của phe đồng minh chống phát xít. Các em sẽ thấy được vai trò và sức mạnh của các cường quốc trong thế chiến II và đặc biệt là vai trò của Liên Xô đối với nhân loại
+ Tiếp đó GV yêu cầu một HS đọc to phần chữ nhỏ trong SGK trang 45 cho cả lớp nghe
+ Sau đó GV hỏi câu hỏi cuối tiểu mục trong SGK:
? Hội nghị Ian ta đã có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó.
Đây là lọai câu hỏi thông thường, HS rất dễ trả lời nếu các em theo dõi vào SGK
+ Trong khi học sinh trả lời, giáo viên kết hợp ghi bảng ngắn gọn sự kiện:
- Nội dung: phân chia khu vực ảnh hưởng (sgk)
-> Xác lập Trật tự hai cực Ianta
+ Sau đó giáo viên nêu câu hỏi đòi hỏi tư duy độc lập của HS:
? Tại sao những thỏa thuận quy định trong hội nghị đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới ( em hiểu như thế nào là “trật tự”, “khuôn khổ”)
? Tại sao gọi là trật tự hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực
Đối với hai câu hỏi trên, nếu HS không thể trả lời ngay thì GV cần đưa ra các câu hỏi gợi mở, hoặc lấy những ví dụ đơn giản, gần gũi, để các đôí tượng HS đều dễ hình dung và đưa ra câu trả lời. Từ đó, GV kết luận nội dung của tiểu mục và dẫn dắt sang tiểu mục mới.
Với cách dạy như trên, học sinh sẽ không bị nhàm chán bởi giáo viên chỉ tập trung nói lại và ghi lại những kiến thức đã có trong SGK, các em sẽ được làm việc tích cực bằng chính tư duy của mình để lí giải cho những kiến thức mà SGK đã cung cấp, đồng thời kết hợp ghi dàn ý vào vở như giáo viên đã ghi trên bảng, ngoài ra các em còn có thời gian để ghi thêm một số kiến thức mà các em cảm thấy quan trọng cần phải lưu lại .
b) Ghi bài trên lớp:
Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép trên lớp ở những công việc sau:
* Thứ nhất, ghi dàn bài học, theo dàn bài của giáo viên trên bảng đen và đối chiếu khi theo dõi sách giáo khoa để ghi những sự kiện chính.
* Thứ hai, vẽ lại trong vở ghi những hình vẽ giáo viên trình bày trên bảng đen để minh hoạ cho bài giảng (những hình vẽ đơn giản song có nội dung kiến thức).
Ví dụ: Khi dạy tiết 19-Bài 16- MụcII Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô(1923-1924). 
 Khi GV nói đến sự kiện:Nguyễn Ái Quốc trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
GV minh họa bằng hình vẽ đơn giản kết hợp với trình bày hình vẽ: chủ nghĩa đế quốc được Nguyễn Ái Quốc ví như con đỉa hai vòi, một vòi hút máu (bóc lột) giai cấp công nhân ở chính quốc, một vòi hút máu của nhân dân các nước thuộc địa, vì vậy muốn tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc thì công nhân ở chính quốc phải đoàn kết với nhân dân lao động thuộc địa chặt đứt hai vòi của nó, có như vậy mới tiêu diệt được kẻ thù chung của giai cấp công nhân ở chính quốc và nhân dân các nước thuộc địa
 Chủ nghĩa đế quốc
 Phong trào công nhân + Phong trào cách mạng
 ( chính quốc)	 (thuộc địa)
 * Thứ ba, ghi lại số liệu, niên đại quan trọng, lập các niên biểu, đồ thị (theo bài giảng giáo viên).
Ví dụ: Sau khi dạy xong Tiết 44-Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973). Giáo viên hướng dẫn HS lập niên biểu hệ thống lại các giai đoạn lịch sử của cách mạng 2 miền với những nhiệm vụ cơ bản nhất từ 1954 đến 1973:
Giai đoạn
Cách mạng miến Bắc
Cách mạng miền Nam
Từ 1954-1960
Hoàn thành cải cách ruộng đất
-Đấu tranh chống Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lương.
-“Đồng khởi” thắng lợi 
Từ 1961-1965
Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH
Đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
Từ 1965-1968
Vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất thực hiện nghĩa vụ hậu phương 
Đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
Từ 1969-1973
-Khôi phục và phát triển kinh tế-văn hóa
- Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương 
Đấu tranh chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ
Bảng niên biểu này giúp các em hệ thống được kiến thức trong suốt chặng đường dài của lịch sử thời kì đất nước bị chia cắt thành hai miền, các em sẽ không bị lẫn lộn nhiệm vụ của mỗi miền trong mỗi giai đoạn lịch sử
* Thứ tư, ghi các tài liệu lịch sử gốc, câu nói nổi tiếng của các danh nhân, câu trích trong tác phẩm các tác gia kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng và Nhà nước... ghi chép phải liên hệ sự kiện đang học với câu trích.
* Thứ năm, ghi các từ mới, các thuật ngữ sử học thường dùng để hiểu nội dung các khái niệm, các kiến thức cơ bản trong bài.
Cuối cùng, ghi lời hướng dẫn, dặn dò của giáo viên về việc tự học ở nhà.
2.3.2. Tự học sách giáo khoa
Việc tự học SGK thường được thực hiện khi giáo viên yêu cầu các em về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau. Tuy nhiên để các em chuẩn bị bài thường xuyên và đầy đủ thì giáo viên nên yêu cầu học sinh có vở soạn bài ở nhà trước khi đến lớp. Điều này có tác dụng tích cực đến ý thức, thái độ học tập của học sinh, các em được chuẩn bị bài ở nhà trước nên khi giáo viên dạy bài mới thì các em đã nắm được kiến thức cơ bản trong SGK thông qua việc trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi tiểu mục và cuối SGK. Đặc biệt hơn nữa, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các em đã có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tìm hiểu các thuật ngữ, tìm kiếm các nguồn tư liệu, giải thích những kiến thức các em còn băn khoăn. Điều đó sẽ khiến các em không cảm thấy nặng nhọc bởi vừa phải làm quen với hàng loạt kiến thức mới trong SGK, vừa phải độc lập tư duy giải quyết vấn đề GV đặt ra, vừa phải kết hợp ghi dàn ý theo bảng đen, lại còn tranh thủ ghi chép tích lũy thêm những kiến thức nâng cao. Thực tế các em đã được chuẩn bị bài từ trước, nên giờ học trên lớp sẽ không còn nặng nề, quá tải, ngược lại giờ học trên lớp sẽ giúp các em nhanh chóng lĩnh hội và khắc sâu kiến thức của tiết học
Để giúp học sinh tự học theo kiến thức trong SGK, giáo viên cần hướng dẫn các em thực hiện các bước như sau:
* Đọc và tự ghi tóm tắt ngắn gọn những vấn đề cơ bản của bài viết.
* Ghi lại những nội dung khó hiểu, đặc biệt là các thuật ngữ, khái niệm lịch sử.
* Hoàn thành, câu hỏi bài tập trong sách.
* Tự làm việc với bản đồ, tranh ảnh trong sách giáo khoa như tìm hiểu nội dung và trình bày diễn biến lịch sử theo bản đồ, tranh ảnh, rút ra nhận xét
Tất cả những công việc giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà đều được giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá và cho điểm vào đầu giờ học. Như vậy, việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp của bộ môn sẽ trở thành thói quen tốt, giúp các em không ngừng tìm tòi nâng cao hiểu biết, không bị giới hạn bởi những kiến thức trong SGK
Ví dụ: Khi dạy sử 9- Tiết 14- Bài 13- Mục I-Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học -kĩ thuật
- HS cần ghi lại ngắn gọn các nội dung cơ bản:
+ Những thành tựu trong lĩnh vực khoa học cơ bản
+ Những phát minh về công cụ sản xuất mới
+ Tìm ra những nguồn năng lượng mới
+ Sáng chế ra những vật liệu mới
+ Cách mạng xanh trong nông nghiệp
+ Tiến bộ trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc
+ Thành tựu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ
- Vì đây là phần kiến thức mang tính tổng hợp của các nghành khoa học nên có nhiều khái niệm khó hiểu. Vì vậy các em cần ghi lại những nội dung khó hiểu để tìm câu trả lời, trong trường hợp các em không thể tìm được câu trả lời thì giờ học ở trên lớp sẽ là mong đợi của các em để các em có thể tìm thấy đáp án dưới sự chỉ dẫn của giáo viên hoặc thông qua sự hiểu biết của các bạn trong lớp.
- Câu hỏi cuối tiểu mục I: Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật trong thời gian gần đây có những thành tựu nào quan trọng đáng chú ý?
Đối với câu hỏi này, tất cả các đối tượng HS đều có thể trả lời vì các em đã tóm tắt được những vấn đề cơ bản trước đó. HS cũng sẽ trả lời được một cách cụ thể chi tiết thành tựu của mỗi lĩnh vực dựa vào SGK nếu như GV yêu cầu.
- Trong mục này có nhiều kênh hình (chưa kể đến HS tự sưu tầm thêm ), tuy nhiên HS cần nêu được nội dung của các hình 24, 25, 26 (SGK)
Hình 24: Cừu Đôli, động vật đầu tiên ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính từ tế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu đang mang thai
Hình 25: Năng lượng xanh (điện mặt trời) ở Nhật Bản. Là một nước nghèo tài nguyên, Nhật Bản đã sớm áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến để tận dụng ánh sáng mặt trời phát minh ra điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
Hình 26: Năm 1969, Astrong nhà du hành vũ trụ người Mĩ là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã đặt chân lên mặt trăng
2.3.3. Tự sưu tầm tranh ảnh, tư liệu... ngoài sách giáo khoa có nội dung phù hợp
Việc sưu tầm này dựa trên cơ sở những kiến thức trong SGK, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm ở nhà để dùng minh họa cho tiết học ở trên lớp. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau:
* Lựa chọn những vấn đề cơ bản cần được làm nổi bật bằng các nguồn tư liệu (các nguồn tư liệu này có thể tìm trong các loại sách báo cũ có liên quan, trên internet hoặc trong các môn học liên môn)
Ví dụ: Tro

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_lich.doc