SKKN Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập các tiết 24, 25, 27, 28 môn Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước

SKKN Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập các tiết 24, 25, 27, 28 môn Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước

 Theo điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) đã nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1]

 Cũng chính lí do đó mà trong quá trình giảng dạy hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học đòi hỏi người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn. Để từ đó học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu kĩ các phương pháp đó, vận dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp.

 Như chúng ta đã biết môn lịch sử cũng như các môn học khác có một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Thông qua môn học các em được bồi dưỡng, giáo dục về tư tưởng, tình cảm. Qua môn Lịch sử các em thấy được quá trình phát triển của một dân tộc, một đất nước, rộng hơn là cả xã hội loài người.

 

docx 18 trang thuychi01 10362
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập các tiết 24, 25, 27, 28 môn Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài.
 Theo điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) đã nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1]
 Cũng chính lí do đó mà trong quá trình giảng dạy hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học đòi hỏi người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn. Để từ đó học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu kĩ các phương pháp đó, vận dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp.
 Như chúng ta đã biết môn lịch sử cũng như các môn học khác có một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Thông qua môn học các em được bồi dưỡng, giáo dục về tư tưởng, tình cảm. Qua môn Lịch sử các em thấy được quá trình phát triển của một dân tộc, một đất nước, rộng hơn là cả xã hội loài người. 
 Trong thực tế môn lịch sử là môn học khô khan, phải ghi nhớ nhiều sự kiện lịch sử. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Yêu cầu của môn học đòi hỏi học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó khả năng tư duy của học sinh trung học cơ sở còn nhiều hạn chế. Vì thế việc sử dụng đồ dùng trực quan để giúp học sinh tái hiện kiến thức là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Hơn nữa việc sử dụng phương tiện đồ dùng trực quan phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất. Trong phương pháp dạy học mới thì đồ dùng dạy học nói chung và hệ thống kênh hình trong SGK nói riêng, không chỉ dừng lại ở giá trị minh hoạ cho hệ thống kênh chữ, mà chính các thiết bị, đồ dùng dạy học này còn là công cụ, là phương tiện cung cấp kiến thức, bởi chính nó cũng là nguồn kiến thức cần phải khai thác. Nhưng trong thực tế hiện nay, việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS chưa hoàn thành tốt vai trò của mình, nhiều giáo viên vẫn dạy học hoàn toàn bằng phương pháp truyền thống, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, nhiều em vẫn cho rằng môn lịch sử thật khô khan, nhàm chán với những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Muốn khắc phục được vấn đề này thì việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực với việc sử dụng thường xuyên các thiết bị đồ dùng dạy học trực quan như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh vào giảng dạy là vô cùng cần thiết, để tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động, chính xác, giúp học sinh dễ hình thành khái niệm lịch sử, hứng thú học tập, nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung bài học. 
 Vậy phải làm thế nào để khai thác tốt các đồ dùng trực quan phục vụ cho việc hình thành khái niệm, hình thành biểu tượng lịch sử, khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh? Phải làm thế nào để học sinh có hứng thú học tập trong giờ học lịch sử? Đó là câu hỏi mà mỗi người làm công tác giảng dạy môn Lịch sử cần phải trăn trở. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập các tiết 24, 25, 27, 28 môn Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước ”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Trong thực tế giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Tân Lập, nhất là giảng dạy môn lịch sử ở lớp 9 năm học 2015- 2016, 2016- 2017, bản thân tôi đã vận dụng nhiều phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học, trong đó có sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và hứng thú học tập của học sinh. Qua tiết học các em có hứng thú học môn lịch sử hơn và hiệu quả học tập của học sinh cũng được nâng lên rõ rệt. Vì thế tôi đề xuất một số kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập các tiết 24, 25, 27, 28 trong môn lịch sử lớp 9.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu và đưa ra một số kinh nghiệm trong tổ chức dạy học tiết dạy 24, 25, 27, 28 nhằm tái hiện sự kiện, cung cấp kiến thức, tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh lớp 9 trường THCS Tân Lập.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 - Thu thập thông tin: nghiên cứu bài dạy, tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến bài dạy.
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về tổ chức tiết dạy sử dụng đồ dùng trực quan (modul THCS 20). Tham khảo SGK, SGV Lịch sử 9.
 - Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú học tập của học sinh.
 - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
 - Phương pháp thực nghiệm, so sánh đối chứng: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp.
 - Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tích cực, yêu thích của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Theo nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW tại hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ghi: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. [2]
 Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động sao cho học sinh có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động, tích cực, tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế.
 Ở môn học Lịch sử trong nhà trường THCS cũng như tất cả các môn học khác, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy đã và đang diễn ra. Để việc đánh giá học sinh đạt hiệu quả cao, phát huy được tính thông minh, sáng tạo, khả năng tư duy của học sinh, việc hướng dẫn học sinh học tập môn học qua việc sử dụng đồ dùng trực quan là hết sức cần thiết. Đồ dùng trực quan vừa là nguồn kiến thức, vừa là phương tiện minh họa. Thông qua đó các em được tiếp cận kiến thức lịch sử một cách sống động, gần với quá khứ hơn. Khi giảng dạy đòi hỏi mỗi giáo viên phải sử dụng đồ dùng trực quan để truyền thụ kiến thức, khắc sâu bài học, kích thích tư duy của học sinh. Từ đó nội dung bài học sẽ được khắc sâu hơn, các em sẽ yêu thích học môn Lịch sử hơn. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Lịch sử được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu quả tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 2.2.1. Thực trạng chung
 Thực tế hiện nay ở các trường phổ thông việc dạy học lịch sử đang là một vấn đề cần phải có sự nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại. Học sinh hầu như quay lưng lại với môn học này. Các năm học gần đây tình trạng học sinh không biết “sử ta” khá phổ biến. Tỉ lệ học sinh THPT đăng kí các môn thi tốt nghiệp tự 
chọn là môn Lịch sử khá thấp. 
 Hiện nay việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THCS trên địa bàn huyện Bá Thước đang còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Đa số giáo viên khi giảng dạy đã lựa chọn, sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp với bài dạy. Vì thế đã nâng cao được hiệu quả giờ dạy và chất lượng học tập của học sinh. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ dạy chưa đạt được hiệu quả. Chúng ta vẫn sử dụng các đồ dùng có ở sách giáo khoa hoặc các đồ dùng có ở thư viện nhưng chỉ là sử dụng chiếu lệ hoặc sử dụng đồ dùng chưa đúng với nội dung của bài học. Giáo viên chưa chú trọng việc khai thác, củng cố kiến thức thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan. Mặt khác giáo viên còn ngại ứng dụng công nghệ thông tin vì thế việc khai thác triệt để đồ dùng có trong bài học còn nhiều hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho giờ dạy không đạt được hiệu quả, học sinh không có hứng thú học tập bộ môn này.
 2.2.2. Thực trạng riêng của nhà trường
 Xã Tân Lập, huyện Bá Thước thuộc vùng khó khăn, 100% dân cư sống bằng nghề nông, đất đai khô cằn lại hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên đời sống nhân dân còn nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy đa số các em phải lao động hàng ngày ở ngoài ruộng nương nên điều kiện cũng như thời gian học còn thiếu thốn.
 Xa trung tâm, nhà trường lại chưa đủ cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy học. Vì vậy việc áp dụng công nghệ thông tin cũng như một số phương pháp day-học còn gặp nhiều khó khăn.
 Học sinh đa số chưa yêu thích học tập môn Lịch sử. Các em còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, học đối phó. Thời gian các em chủ yếu đầu tư cho các môn thuộc khoa học tự nhiên. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một phần cũng do môn lịch sử là môn học khô khan, phải ghi nhớ nhiều sự kiện lịch sử. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để học sinh có hứng thú trong giờ học lịch sử từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
 Từ kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, tôi xác đinh trong giảng dạy môn Lịch sử mục tiêu quan trọng nhất là các em nắm được các kiến thức lịch sử đã học qua các thời kì. Hiện nay ngoài kênh chữ trong sách giáo khoa, giáo viên còn phải kết hợp các kênh hình trong tiết dạy. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là một yêu cầu rất quan trọng, không thể thiếu. Bởi vì qua sử dụng các đồ dùng trực quan sẽ giúp kích thích được tư duy cho học sinh. Các em được tưởng tượng, suy luận, hình dung được các sự kiện lịch sử đang diễn ra. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn lịch sử cũng giúp cho giáo viên chủ động trong việc khai thác, truyền thụ kiến thức lịch sử đến với học sinh.
 Qua quá trình dạy học, tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp
để làm sao cho bài giảng có sử dụng đồ dùng trực quan đạt được hiệu quả cao nhất từng bước nâng cao chất lượng bộ môn
 * Những nguyên nhân của thực trạng 
 Có nhiều nguyên nhân gây ra thực trạng trên, nhưng không thể phủ nhận một điều: học sinh không thích học môn Lịch sử và xem đây chỉ là môn học phụ. Vì thế các em chưa chú tâm học tập. Việc này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán đó là vì yêu cầu của GV bắt các em nhớ quá nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sử nào thầy cô cũng bắt học thuộc lòng. Việc HS chưa tích cực học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng không phải do bản thân môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phương pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói cách khác là người thầy chưa gây hứng thú học tập trong giờ học môn lịch sử. Nguyên nhân khác chúng ta cũng phải đề cập tới đó là điều kiện cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn huyện Bá Thước nói chung và trường THCS Tân Lập nói riêng còn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học. 
 2.2.3. Điều tra thực trạng
 Với SKKN này tôi áp dụng dạy ở lớp 9A các năm học 2015-2016 và 2016-2017, còn lớp 9B tôi vẫn thực hiện như các năm học trước.
 Kết quả khảo sát về mức độ yêu thích giờ học môn lịch sử ở lớp 9A sau khi học xong các tiết 24, 25, 27, 28 khi chưa áp dụng SKKN là như sau:
 Đầu năm học 2015-2016: Bảng 1
Lớp
Tổng số HS
Mức độ
Không yêu thích
Bình thường
Yêu thích
Rất yêu thích
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9A
27
22
81,5 %
4
14,8 %
1
3,7 %
0
0
9B
24
18
75 %
5
20,8 %
1
4,2 %
0
0
Tổng
51
40
78,4 %
9
17,7 %
2
3,9 %
0
0
 Đầu năm học 2016-2017: Bảng 2
Lớp
Tổng số HS
Mức độ
Không yêu thích
Bình thường
Yêu thích
Rất yêu thích
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9A
31
23
74,2%
6
19,3 %
2
6,5 %
0
0
9B
29
21
72,4 %
6
20,7 %
2
6,9 %
0
0
Tổng
60
44
73, 3%
12
20 %
4
6,7 %
0
0
 Qua bảng thống kê trên cho ta thấy được một thực tế rằng phần lớn học sinh không yêu thích môn học lịch sử tổng số học sinh yêu thích giờ học chỉ chiếm một tỉ lệ thấp (2/51 học sinh = 3,9%/100%; 4/60 học sinh = 6,7%/ 100%). Tại sao vậy ? Có lẽ đó cũng là lí do tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm nhỏ này giúp các em yêu thích môn học đồng thời khơi gợi ở em niềm say mê, sự hứng thú trong tiết học lịch sử. Từ đó để nâng cao chất lượng của giờ dạy- học môn lịch sử ở trường THCS Tân Lập.
 Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tôi đã trăn trở tìm tòi để tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập các tiết 24, 25, 27, 28 môn Lịch sử 9 Trường THCS Tân Lập.
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Để thực hiện tiết dạy lịch sử có hiệu quả nhất, tôi đã lựa chọn các hình ảnh minh họa, lược đồ, biểu đồ, bản đồ phù hợp với nội dung bài dạy. Sau đây là một số giải pháp tôi đã thực hiện khi sử dụng đồ dùng trực quan để giảng dạy môn Lịch sử ở lớp 9 (tiết 24, 25, 27, 28).
 2.3.1. Nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng. 
 Giáo viên phải xác định mục tiêu cần đạt của bài học, các đơn vị kiến thức học sinh cần nắm trong bài học. Kiến thức lịch sử đó thuộc phạm vi nội dung kiến thức lịch sử giai đoạn nào để từ đó lựa chọn kiến thức, lựa chọn các đồ dùng giảng dạy và các dạng bài tập phù hợp. Giáo viên cũng cần lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung của từng bài học, nghiên cứu kĩ các kênh hình liên quan đến nội dung bài học.
 2.3.2. Giáo viên soạn bài.
 Đây là một khâu khá quan trọng đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thời gian, công sức để chuẩn bị cho bài giảng. Khi soạn bài giáo viên phải lưu ý :
 - Câu hỏi, bài tập sử dụng trong tiết dạy phải phù hợp với nội dung cơ bản của chương, phần vừa học. 
 - Lựa chọn câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích sử dụng đồ dùng trong tiết học. 
 - Câu hỏi đưa ra khi khai thác đồ dùng trực quan phải phù hợp với trình độ học sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh và nhiều học sinh cùng lúc được làm việc.
 - Khi đưa câu hỏi cần dự kiến câu trả lời, mức độ trả lời của học sinh để từ đó định ra tiêu chuẩn đánh giá bằng thang điểm và phải có đáp án chính xác.
Khâu soạn bài của giáo viên phải được chuẩn bị kĩ mới quyết định đến sự 
thành công của giờ học.
 2.3.3. Chọn các đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong tiết dạy.
 + Giáo viên phải lựa chọn các đồ dùng trực quan phù hợp với từng bài dạy cụ thể. Thông thường ta có thể lựa chọn các đồ dùng trực quan để sử dụng như sau: 
 - Đồ dùng trực quan để minh hoạ cho kiến thức vừa học.
 - Đồ dùng trực quan để cung cấp kiến thức.
 - Đồ dùng trực quan để tường thuật diễn biến các trận đánh.
 - Đồ dùng trực quan để hình thành biểu tượng lịch sử.
 - Đồ dùng trực quan để nhận diện nhân vật, sự kiện, công trình kiến trúc lịch sử.
 - Đồ dùng trực quan để củng cố nội dung bài học, khắc sâu kiến thức.
 + Thông thường trong một tiết dạy tôi lựa chọn các đồ dùng trực quan minh hoạ trong sách giáo khoa, các đồ dùng có trong thư viện, đồ dùng tự làm hoặc trình chiếu bằng máy vi tính. 
 + Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải lưu ý: đồ dùng trực quan phải sinh động. Các hình ảnh, lược đồ đưa lên máy chiếu phải tạo được các hiệu ứng sinh động để gây được sự chú ý, tạo được hứng thú trong học tập của học sinh.
 2.3.4. Dự giờ, học hỏi, rút kinh nghiệm đồng nghiệp.
 - Giáo viên dự giờ của đồng nghiệp để học tập cách sử dụng đồ dùng trực quan khi giảng dạy . 
 - Thông qua dự giờ giáo viên cũng rút được kinh nghiệm khi sử dụng đồ dùng trực quan: sử dụng khi nào cho có hiệu quả, các câu hỏi khai thác đồ dùng trực quan có hợp lí không, việc sử dụng đồ dùng có tạo được hứng thú học tập cho học sinh không? 
 2.3.5. Thực hiện giảng dạy ở trên lớp.
 Khi thực hiện giảng dạy trên lớp giáo viên phải chuẩn bị các đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung bài dạy. 
 a. Đồ dùng trực quan để minh hoạ cho kiến thức vừa học: Sau khi trình bày xong nội dung kiến thức của từng mục, từng bài giáo viên đưa ra các hình ảnh minh họa cho nội dung bài học. Học sinh quan sát tranh, dùng miêu tả để nêu 
hiểu biết của mình về nội dung của tranh. Giáo viên bổ xung, chốt nội dung. 
 b. Đồ dùng trực quan để cung cấp kiến thức: giáo viên dùng đồ dùng để khai thác các kiến thức trong bài học thông qua hệ thống câu hỏi. Học sinh quan sát, thảo luận các câu hỏi và rút ra nội dung kiến thức của bài học
 c. Đồ dùng trực quan để trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ: Giáo viên có thể sử dụng lược đồ có ở thư viện nhà trường hoặc tạo lược đồ trên máy tính. Thông thường ta sử dụng lược đồ có sẵn ở thư viện nhà trường hoặc ở trong sách giáo khoa (phóng to). Vì làm như thế sẽ rèn cho học sinh kĩ năng dùng lược đồ tốt hơn. Giáo viên lưu ý học sinh các địa danh, các kí hiệu trên lược đồ. Học sinh dựa vào thông tin sách giáo khoa để trình bày diễn biến trận đánh thông qua lược đồ. Các em vừa kết hợp trình bày diễn biến với kĩ năng chỉ lược đồ. Giáo viên lưu ý học sinh khi sử dụng lược đồ phải chỉ chính xác các địa danh, gianh giới các vùng miền, các mũi tiến quân .
 d. Đồ dùng trực quan để hình thành biểu tượng lịch sử: Thông qua các tranh ảnh giáo viên có thể kết hợp dùng lời nói của mình, minh họa qua đồ dùng để khắc sâu biểu tượng lịch sử cho học sinh.
 e. Đồ dùng trực quan để nhận diện nhân vật, công trình kiến trúc lịch sử, minh họa cho sự kiện lịch sử: Giáo viên chọn các nhân vật lịch sử hoặc các địa danh, tranh ảnh tiêu biểu thông qua hệ thống câu hỏi để các em nhận diện được các nhân vật lịch sử hoặc các công trình kiến trúc lịch sử, các sự kiện lịch sử. Từ đó tạo dấu ấn về các nhân vật, sự kiện, kiến trúc trong lịch sử dân tộc và trên thế giới. 
 g. Đồ dùng trực quan để củng cố nội dung bài học, khắc sâu kiến thức: Giáo viên đưa hình ảnh, hướng dẫn học sinh khai thác hình ảnh hoặc sơ đồ tư duy. Từ đó rút ra kiến thức, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
 2.3.6. Giao nhiệm vụ cho học sinh. 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà: xem lại toàn bộ kiến thức trong chương, phần vừa học, sưu tầm thêm tài liệu có liên quan.
 - Tích cực tham gia hoạt động học: phát biểu ý kiến, làm bài tập, nhận xét bổ xung ý kiến của bạn.
 2.3.7. Khen thưởng để khuyến khích học sinh.
 - Trong khi thực hiện tiết dạy việc khen thưởng kịp thời của giáo viên khi học sinh làm đúng cũng hết sức quan trọng. Phần thưởng cho các em có thể là điểm số hoặc là một tràng pháo tay. Điều đó giúp kích thích sự hứng thú trong học tập và giúp học sinh nhớ lâu hơn các kiến thức lịch sử được học. 
 - Khi học sinh trả lời câu hỏi hoặc miêu tả nội dung của tranh minh họa có ý đúng đặc biệt là đối với học sinh có lực học yếu hoặc học sinh nhút nhát, giáo viên có thể gợi ý thêm để các em hoàn thiện câu trả lời hoặc công nhận luôn kết quả ấy để khuyến khích các em trong học tập.
 - Khi học sinh trả lời chưa đúng hoặc lúng túng trong cách diễn đạt khi miêu tả các sự kiện, diễn biến trận đánh, giáo viên nên động viên các em, gợi sự tìm tòi suy nghĩ của các em, tránh những lời nói làm các em cụt hứng.
 2.3.8. Công tác kiểm tra, đánh giá.
 Trong khi sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình giảng dạy giáo viên vẫn có thể cho điểm khi học sinh có cách khai thác nội dung kiến thức bài học đúng hoặc có cách mô tả độc đáo, sáng tạo. Điểm số này có thể lấy vào sổ (hệ số 1- điểm miệng) hoặc cho để động viên khuyến khích các em. Sau khi thực hiện xong tiết dạy ta cũng có t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_truc_quan_nham_nang_cao_tin.docx