SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong

SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Có tài mà không có đức là người vô dụng

Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Như vậy tài và đức là hai vấn đề vô cùng quan trọng đối với con người. Tài để quán xuyến công việc, để giải tỏa khó khăn. Đức để hoàn thành trọng trách mà không kiêu ngạo, biết an ủi giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn. Tuy nhiên ở đây tôi xin đề cập đến chữ đức trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội

Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng hiệu quả của công tác này chưa thực sự cao. Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc như: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém, thiếu ước mơ hoài bão. Giáo dục đạo đức đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều cấp, nhiều ngành và của cả xã hội nhưng trước hết trách nhiệm đó là của các nhà trường - nơi giáo dục đạo đức con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời trong đó không thể phủ nhận vai trò, trách nhiệm của người thầy, người cô đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm bởi người giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa tổ chức trong và ngoài nhà trường, giữa giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.Thứ hai trách nhiệm đó thuộc về gia đình vì trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức của trường tăng lên.

Xuất phát từ những l‎ý do khách quan chủ quan như đã phân tích là một giáo viên chủ nhiệm tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong”.

 

doc 20 trang thuychi01 6150
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH 
Ở TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Người thực hiện: Vũ Thị Hoài Yên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
5. Phương pháp nghiên cứu
3
PHẦN II: NỘI DUNG
3
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
4
3. Đặc điểm của lớp 12C7
4
4. Cơ hội và thách thức
5
5. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
5
6. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
7
6.1. Nắm vững các văn bản qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
7
6.2. Giáo viên chủ nhiệm phải gương mẫu và không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
7
6.3. Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm
8
6.4. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục
9
6.5. Lập sổ chủ nhiệm
11
6.6. Lồng ghép công tác giáo dục đạo đức trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phòng chống tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường, kỹ năng sống, giao tiếp
12
6.7. Giáo dục học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp
15
7. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
7.1. Kết quả hai mặt giáo dục
16
7.2. Các hoạt động khác
16
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
1. Kết luận
17
2. Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Như vậy tài và đức là hai vấn đề vô cùng quan trọng đối với con người. Tài để quán xuyến công việc, để giải tỏa khó khăn. Đức để hoàn thành trọng trách mà không kiêu ngạo, biết an ủi giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn. Tuy nhiên ở đây tôi xin đề cập đến chữ đức trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội
Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng hiệu quả của công tác này chưa thực sự cao. Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc như: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém, thiếu ước mơ hoài bão. Giáo dục đạo đức đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều cấp, nhiều ngành và của cả xã hội nhưng trước hết trách nhiệm đó là của các nhà trường - nơi giáo dục đạo đức con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời trong đó không thể phủ nhận vai trò, trách nhiệm của người thầy, người cô đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm bởi người giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa tổ chức trong và ngoài nhà trường, giữa giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.Thứ hai trách nhiệm đó thuộc về gia đình vì trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức của trường tăng lên. 
Xuất phát từ những l‎ý do khách quan chủ quan như đã phân tích là một giáo viên chủ nhiệm tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
- Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong. 
- Đề xuất các biện pháp có hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng
- Nghiên cứu phương pháp giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Hồng Phong.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 12C7 trường THPT Lê Hồng Phong năm học 2018 - 2019
- Các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Lập bảng thống kê, so sánh
	- Phương pháp điều tra	
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
	- Phương pháp thử nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới này sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo. Vì vậy giáo dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 - 2020: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội” (ĐCSVN, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB.CTQG, 2011).	
Như vậy để thực hiện được phương hướng nhiệm vụ trên thì cần phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và của toàn xã hội trong đó nhà trường đóng một vai trò quan trọng, bởi đây là môi trường đào tạo những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” - có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. Hơn nữa hiện nay nhà trường đã và đang tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khâu then chốt của tiến trình ấy, được Đảng ta xác định là phải phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Giáo viên - người thầy đóng vai trò quyết định đối với thành bại của sự nghiệp giáo dục, đào tạo ở mọi thời đại. Đặc biệt chúng ta không thể không kể đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 
2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà trường với học sinh, là người gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với học sinh, là kênh truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của học sinh tới Ban Giám hiệu nhà trường và ngược lại. Trên thực tế, phần lớn đội ngũ giáo viên tại các trường THPT rất thiếu kinh nghiệm để có thể làm tốt vai trò của người quản lý lớp học. Trong khi đó ngành sư phạm chưa chú trọng đến kỹ năng làm công tác chủ nhiệm cho sinh viên dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên trẻ lúng túng với công tác này.
3. Đặc điểm của lớp 12C7
 - Tổng số học sinh lớp: 40, trong đó Nam: 22, Nữ: 18 
 - Mặt bằng kiến thức của các em thấp, kết quả hai mặt hai giáo dục đạt được của các em trong năm học 2017 - 2018 như sau: 
Lớp
12C7
Hạnh kiểm
Học Lực
Sĩ số 40
Tốt
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
16
(40%)
20
(50%)
2
(5%)
2
(5%)
0
(0%)
18
(45%)
22
(55%)
0
(0%)
0
(0%)
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể, thầy cô giáo bộ môn.
- Học sinh có ý thức xây dựng tập thể lớp.
- Giữa giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và ban giám hiệu luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục.
* Khó khăn:
- Nhiều học sinh ở cách xa trường điều kiện đường xá đi lại khó khăn, rất vất vả trong việc đi học như: Thôn 9 xã Hà Vinh, khu 12 phường Bắc Sơn.
- Một số học sinh chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức chủ yếu do tác động từ hoàn cảnh gia đình, xã hội, bạn bè lôi kéo.	
- Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của các em.
- Một số học sinh chưa xác định đúng đắn động cơ học tập.
- Có 5 học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo
- Có 9 học sinh thiếu thốn tình cảm (chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi).
4. Cơ hội và thách thức
Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12C7 đây là lớp có tỉ lệ học sinh yếu kém nhiều, năm học 2017 - 2018 lớp đứng thứ 12/19 về học tập cũng như rèn luyện đạo đức, các em còn rất nhút nhát, chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Nhiều em là học sinh cá biệt của lớp, trường. Đây là cơ hội để đưa lớp phấn đấu đi lên trong học tập và đặc biệt là uốn nắn, giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các em. Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức: Làm thế nào để đưa lớp có mặt bằng học tập thấp như vậy đi lên và giáo dục các em trở thành những người con ngoan trò giỏi, tham gia các hoạt động phong trào đầy đủ, nhiệt tình.
5. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
Qua thực tiễn nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Hồng Phong, bằng trải nghiệm thực của chính mình, tôi đã nghiệm ra rằng: giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một người thầy, người cô mà còn là một “Người quản lý”, là một “cầu nối ”, là một người bạn của các em học sinh; giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ, của các em. Như vậy có nghĩa là cùng một lúc giáo viên chủ nhiệm phải sắm rất nhiều vai, và vai nào cũng đòi hỏi phải hoàn thành xuất sắc. Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm được nhiệm vụ cụ thể của từng vai.
Với tư cách là một “Người quản lý”, giáo viên chủ nhiệm phải quản lý mọi hoạt động nề nếp của lớp, điều hành mọi hoạt động phong trào của lớp thật khoa học và hiệu quả, phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về những vấn đề diễn ra trong lớp mình chủ nhiệm. Như vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải có kế hoạch và tố chất của một con người hành động. Đối tượng quản lý trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm là con người, do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn, mà phải linh hoạt và hòa mình vào công việc thực sự. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng, thấy sai phải điều chỉnh cho phù hợp. Vì thế rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ tự quản cán bộ học sinh.
Với tư cách là “cầu nối”, giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa ban giám hiệu, giữa tổ chức trong và ngoài trường học, giữa giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm và đặc biệt là với gia đình các em.
Ví dụ: Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu lượm thêm một số thông tin về từng đối tượng học sinh về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm đưa ra phương pháp giáo dục hợp lý đối với từng cá nhân.
Cùng với hai tư cách đó tôi cũng muốn đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò “làm bạn” cùng các em học sinh. Theo tôi để làm được điều đó, mỗi giáo viên phải thực sự hiểu học sinh, phải “thâm nhập” vào thế giới nội tâm của trẻ, hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng. Điều khiến các em đến gần với thầy cô chủ nhiệm chính là sự qua tâm ân cần, cách nói chuyện thân tình chứ không phải là “đao to búa lớn”.
Mặt khác mấy năm gần đây chúng ta đều biết đến cụm từ “xây dựng trường học thân thiện” có nghĩa là tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh có cơ hội phát huy tính tích cực của mình, theo tôi để có được trường học thân thiện thì phải xây dựng lớp học thân thiện, để có được lớp học thân thiện thì phải bắt đầu từ mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm với tập thể lớp – giáo viên chủ nhiệm sẽ là linh hồn của lớp, là tâm điểm để học sinh bộc lộ và phát huy tính tích cực của mình.
Cũng về tư cách của giáo viên chủ nhiệm đó là giáo viên chủ nhiệm phải là người cha, người mẹ thứ hai biết yêu thương, quan tâm và thấu hiểu mọi tâm tư nguyện vọng của HS là chỗ dựa tin tưởng nhất để các em giãi bày mọi khúc mắc, phải “luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu”. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt sự việc xảy ra trong lớp để có cách xử lí kịp thời, triệt để.
Tóm lại theo tôi giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng là nhân tố quyết định, lực lượng quan trọng góp phần rất to lớn trong việc giáo dục học sinh. Vì vậy để làm công tác chủ nhiệm tốt giáo viên cần phải có những bước sau:
- Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý toàn diện lớp học và học sinh lớp mình cần nắm vững
+ Đặc điểm tình hình lớp để nắm rõ mặt mạnh, yếu của lớp.
+ Hoàn cảnh và những thay đổi, biện pháp giáo dục của gia đình như thế nào, những tác động của gia đình đến học sinh lớp mình chủ nhiệm.
+ Hiểu đặc điểm từng học sinh về trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, nguyện vọng, quan hệ bạn bè và xã hội.
+ Nắm được kết quả chất lượng năm học trước của từng em.
+ Phân loại đối tượng học sinh, từ đó dễ dàng phát hiện ra học sinh cá biệt để giáo viên có biện pháp giáo dục phù hợp.
+ Hình thành đội ngũ cán bộ lớp thông qua bỏ phiếu kín hoặc do các em bình bầu vào đầu năm học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban cán sự lớp. 
- Đề ra nội qui và những hình thức kỉ luật dựa trên nội qui của nhà trường, có thể điều chỉnh theo từng giai đoạn.
+ Trong từng tuần phải có tuyên dương phê bình kịp thời , thỉnh thoảng có khen thưởng vật chất chẳng hạn như lớp được tuyên dương, để động viên về mặt tinh thần.
- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức, giáo viên trong nhà trường với một bên là tập thể lớp chủ nhiệm. Do đó:
+ Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ chuyển những thông tin, những yêu cầu kế hoạch của nhà trường đến học sinh, muốn nội dung chuyển tải đạt hiệu quả cao, không phải bằng mệnh lệnh mà bằng cả sự gương mẫu, thuyết phục của giáo viên chủ nhiệm.
+ Ngược lại giáo viên chủ nhiệm là người phản ánh kịp thời những ý kiến, nguyện vọng của tập thể lớp với Ban giám hiệu và các tổ chức khác.
6. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
6.1. Nắm vững các văn bản qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm cần nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác một cách hiệu quả, tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng như: 
- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) bao gồm các nội dung: 
+ Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
+ Quyền của giáo viên, hành vi, ngôn ngữ, ứng xử, trang phục của giáo viên
+ Các hành vi giáo viên không được làm, khen thưởng và xử lý vi phạm.
- Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc: 
+ Quy định số 40/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 51/2008/QĐ - BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế 40.
+ Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông kèm theo thông tư số 58/2011/TT-BGD ĐT.
- Trên cơ sở nắm vững các vấn đề trên giáo viên chủ nhiệm tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của một nhà giáo xứng đáng là tấm gương cho học sinh noi theo. Hiểu cụ thể, rõ ràng mục tiêu giáo dục của cấp học, của lớp và chương trình dạy học, giáo dục của trường. Nhận định, đánh giá chính xác học sinh. Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. [4], [6].
6.2. Giáo viên chủ nhiệm phải gương mẫu và không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Theo tôi để làm tốt công tác chủ nhiệm thì trước tiên giáo viên chủ nhiệm phải thực sự gương mẫu và phải có chuyên môn vững vàng là tấm gương để học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh nói chung học tập, noi theo bởi giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đối với lớp chủ nhiệm thậm chí còn là “thần tượng” của các em. 
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, một bộ phận nhỏ nhà giáo chưa thực sự hiểu tâm lí học sinh dẫn đến có những biện pháp quản lí lớp chưa hiệu quả gây tác động ngược đến các em. Một số thầy cô có biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống; việc tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế, chậm đổi mới về phương pháp dạy - học. Cá biệt còn có một số nhà giáo xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học và có những biểu hiện tiêu cực khác. Những vi phạm này làm ảnh hưởng đến uy tín ngành giáo dục, tổn hại đến danh dự nhà giáo, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và còn ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục nhân cách thế hệ trẻ. 
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng yêu cầu ngành giáo dục phải phấn đấu để “Trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học, để mỗi thầy cô giáo thật sự là tấm gương sáng tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo”. Đó là truyền thống tốt đẹp có từ ngàn xưa đến nay. Chính vì vậy, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã phối hợp với Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Cuộc vận động đã chính thức được phát động vào ngày 20/11/2007.
Bên cạnh việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, giáo viên chủ nhiệm cần đẩy mạnh phong trào học tập và tự gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” với tinh thần như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Học hỏi là công việc phải tiếp tục suốt đời, không ai có thể tự mình đã biết đủ rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến kịp nhân dân”. Giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục.
Ngoài ra, giáo viên luôn sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kĩ năng và phương pháp vào trong quá trình giảng dạy, trong ứng dụng công nghệ thông tin, xử lí tốt các tình huống sư phạm, phương pháp quản lí học sinh nâng cao chất lượng học tập và các phong trào thi đua.
Thực hiện có trách nhiệm, khách quan, trung thực công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng. Xây dựng nhân tố điển hình về tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Cũng như: Nhà giáo dục học J.A Cômenski đã nói một cách hình ảnh rằng: “Dù cho tấm gương có mờ bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng chưa chắc chắn nó không phản chiếu được điều gì, cho dù cái bảng có sù sì đến bao nhiêu đi chăng nữa, chưa chắc đã không viết được gì trên đó”. Chúng ta hãy là tấm gương sáng để cho “cây đời mãi mãi xanh tươi” [1], [3], [5]
6.3. Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm
Để quản lý, giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu kỹ đối tượng mà mình quản lý, để tìm hiểu kỹ giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu kỹ từng học sinh trong lớp từ đó phân loại các em để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng, có sự lựa chọn những tác động sư phạm vào từng em sẽ phù hợp và có hiệu quả giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu từng học sinh một cách đầy đủ, chính xác về một số mặt sau:
	- Hoàn cảnh, điều kiện sống của từng học sinh:
	Mỗi học sinh sinh ra và lớn lên trong từng hoàn cảnh gia đình khác nhau. Tuổi tác, trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức của cha mẹ, điều kiện kinh tế của từng gia đình, mức độ quan tâm của các thành viên trong gia đình với co

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_lop_trong_viec_giao_duc.doc