SKKN Ứng dụng dạy học STEM nhằm xây dựng mô hình trồng và kinh doanh rau sạch ở trường phổ thông – một mũi tên trúng nhiều mục tiêu giáo dục, dạy học

SKKN Ứng dụng dạy học STEM nhằm xây dựng mô hình trồng và kinh doanh rau sạch ở trường phổ thông – một mũi tên trúng nhiều mục tiêu giáo dục, dạy học

Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

 Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động. Có một thực tế là chỉ một số ít học sinh có khả năng học để thi đại học là có khả năng và duy trì được hứng thú học với chương trình nặng về lí thuyết như hiện nay. Còn với đại đa số học sinh cảm thấy phù hợp hơn với hoạt động thực tiễn, cảm thấy có hứng thú hơn với việc được tham gia vào các bài thực hành. Những hoạt động học này làm các em cảm thấy “dễ hiểu” hơn, có ích hơn, có thể dễ dàng nhận thấy kết quả luôn. Hơn thế nữa theo luật lao động, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là bước sang tuổi 18, tuổi có thể tham gia sản xuất lao động nhưng đa số chưa có năng lực tạo ra các sản phẩm được thị trường chấp nhận. Mà lẽ ra, quá trình học tập ở trường phổ thông phải là lúc để chuẩn bị cho các em những kĩ năng cần thiết để tạo ra lực lượng lao động cung cấp cho thị trường lao động sau này. Nhưng rõ ràng là những hoạt động như vậy không dễ tìm ra và không thường xuyên xuất hiện ở các trường phổ thông. Tìm kiếm về phương pháp giáo dục cho phép khắc phục bất cập nói trên tôi thấy giáo dục STEM như là một cứu cánh và thực tế đang được các nước phát triển như Mỹ áp dụng mạnh mẽ trong khoảng 2 thập niên gần đây. Còn ở Việt Nam phương pháp này đang còn mới mẻ với cả thầy và trò, nghiên cứu về giáo dục STEM mới là những bước đầu chập chững.

 

docx 13 trang thuychi01 13712
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng dạy học STEM nhằm xây dựng mô hình trồng và kinh doanh rau sạch ở trường phổ thông – một mũi tên trúng nhiều mục tiêu giáo dục, dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..trang 2
1.1. Lí do chọn đề tàitrang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.trang 3
1.3. Đối tượng nghiên cứutrang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...trang 3
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...trang 4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...trang 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.trang 6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.trang 7
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.. trang 10
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊtrang 11
3.1. Kết luậntrang 11
3.2. Kiến nghị..trang 11
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 
 Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động. Có một thực tế là chỉ một số ít học sinh có khả năng học để thi đại học là có khả năng và duy trì được hứng thú học với chương trình nặng về lí thuyết như hiện nay. Còn với đại đa số học sinh cảm thấy phù hợp hơn với hoạt động thực tiễn, cảm thấy có hứng thú hơn với việc được tham gia vào các bài thực hành. Những hoạt động học này làm các em cảm thấy “dễ hiểu” hơn, có ích hơn, có thể dễ dàng nhận thấy kết quả luôn. Hơn thế nữa theo luật lao động, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là bước sang tuổi 18, tuổi có thể tham gia sản xuất lao động nhưng đa số chưa có năng lực tạo ra các sản phẩm được thị trường chấp nhận. Mà lẽ ra, quá trình học tập ở trường phổ thông phải là lúc để chuẩn bị cho các em những kĩ năng cần thiết để tạo ra lực lượng lao động cung cấp cho thị trường lao động sau này. Nhưng rõ ràng là những hoạt động như vậy không dễ tìm ra và không thường xuyên xuất hiện ở các trường phổ thông. Tìm kiếm về phương pháp giáo dục cho phép khắc phục bất cập nói trên tôi thấy giáo dục STEM như là một cứu cánh và thực tế đang được các nước phát triển như Mỹ áp dụng mạnh mẽ trong khoảng 2 thập niên gần đây. Còn ở Việt Nam phương pháp này đang còn mới mẻ với cả thầy và trò, nghiên cứu về giáo dục STEM mới là những bước đầu chập chững.
 Mặt khác, giáo dục nước ta hiện nay chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh. Minh chứng cho điều này là một loạt câu chuyện đau lòng về mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên tràn ngập các mặt báo trong thời gian gần đây. Cụ thể, khoảng 17 giờ 30 ngày 22 tháng 3 năm 2019, em N.T.H.Y, là học sinh của lớp 9A Trường trung học cơ sở Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đang ở lại trực nhật theo lịch phân công thì bất ngờ bị một nhóm bạn cùng lớp xông vào tát, đấm, đá, lột quần áo và quay lại video. Nguyên nhân sau đó được xác định là do em quá hiền nên bị các bạn khác bắt nạt. Hay vào ngày 08/05/2019 tại trường Tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng trong giờ kiểm tra học kỳ 2 của khối lớp 2 vừa qua cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang đã liên tiếp tát vào mặt một học sinh trong lớp chỉ vì em làm bài chậm. Bên cạnh đó cô giáo này cũng tát vào tai, dùng thước đánh vào chân, vào mông nhiều học sinh khác trong lớp. Toàn bộ những hành vi này của cô đã được camera ghi lại và sau đó đoạn phim này cũng được phát tán nhanh đến chóng mặt trên mạng xã hội (nguồn internet)
 Những minh chứng nêu trên chứng tỏ các nhà giáo dục nước ta chưa có một mô hình rõ ràng và hiệu quả để gắn liền lí thuyết với thực tiễn, gắn dạy học với giáo dục đạo đức, lối sống một cách thiết thực. Để góp phần khắc phục vấn đề này tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng dạy học STEM nhằm xây dựng mô hình trồng và kinh doanh rau sạch ở trường phổ thông – một mũi tên trúng nhiều mục tiêu giáo dục, dạy học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích gắn kết lí thuyết và thực tiễn đời sống. Đồng thời thông qua sáng kiến kinh nghiệm này để giáo dục lao động, giáo dục kỉ luật một cách công bằng trong nhà trường phổ thông cũng như giáo dục kĩ năng sống cho các em.
 Một một đích quan trọng nữa của sáng kiến kinh nghiệm là hướng tới xây dựng lòng tin giữa các em học sinh, một thứ mà chúng ta thấy nó đang ngày càng trở nên hiếm hoi trong xã hội hiện đại. Từ đây là những bước đầu để xây dựng lòng tin giữa con người với nhau trong xã hội ở tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài đầu tiên là hứng thú học tập môn Sinh học trước và sau khi áp dụng mô hình STEM. Chúng tôi sẽ xem xét xem có sự thay đổi tích cực nào trong ý thức, động cơ học tập cũng như thái độ biểu hiện của các em hay không?
 Mặt khác chúng tôi cũng sẽ hướng tới theo dõi về ý thức kỉ luật của học sinh: xem việc thực hiện nội quy, ý thức tự giác trong học tập lao động của các em có tiến bộ so với trước khi thực hiện đề tài hay không?
 Ngoài ra đề tài này còn nghiên cứu kĩ năng sống của học sinh xem có thay đổi hay không? Thay đổi theo hướng nào, có tích cực hơn trước không?...
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Dựa trên các tài liệu chính thống đã được các tác giả có uy tín nghiên cứu và công bố.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tác giả thiết kế các phiếu điều tra thông tin, phát phiếu điều tra thông tin, phỏng vấn trực tiếp
 - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: xử lí các số liệu thu được bằng toán học, hoặc có thể sử dụng các phần mềm máy tính để xử lí số liệu thu được.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 a. Phương pháp dạy học STEM cho phép gắn kết lí thuyết với thực hành
 STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường có tính sáng tạo cao và sử dụng trí óc có tính chất công việc ít lặp lại trong thế kỷ 21.
 Giáo dục STEM không phải là để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà là phát triển cho học sinh các kỹ năng có thể được sử dụng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Vâng, đó chính là kỹ năng STEM. Kỹ năng STEM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ bốn nhóm kỹ năng là: Kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng toán học.
 Trong sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi chọn cây rau sạch là sản phẩm được tạo ra trong ứng dụng dạy học STEM. Đây là đối tượng thực vật được nghiên cứu nhiều trong Sinh học cơ thể thực vật ở lớp 11. Nếu trước kia các em chỉ được nghiên cứu chúng trong sách vở thì nay trong mô hình này học sinh lại được thực hành, được nghiên cứu, được tương tác thực tế với chúng, và đặc biệt được tạo ra chúng như là một sản phẩm của quá trình nghiên cứu, chăm sóc.
 b. Giáo dục kỉ luật tích cực phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, lấy ngăn ngừa cái xấu, khuyến khích điều tốt đẹp làm hướng chủ đạo
 Sự công bằng trong môi trường lớp học, trường học rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Chỉ khi sống trong một môi trường bình đẳng không có cảnh cá lớn nuốt cá bé thì khi lớn lên các em sẽ có những hành động lên án hoặc thậm chí chống lại những cảnh người bóc lột người, từ đó xây dựng lên một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn vậy, thầy cô phải là người đầu tiên cần công bằng với các em, mọi hình thức giáo dục kỉ luật mà giáo viên đưa ra phải đảm bảo được thực hiện công bằng giữa các học sinh, không thiên vị, không nể tình riêng.
 Bên cạnh đó, giáo dục phải lấy ngăn ngừa cái xấu, khuyến khích điều tốt đẹp làm hướng chủ đạo. Để thực hiện nguyên tắc này người giáo viên phải lên án kịp thời mọi hành vi sai trái, lệch chuẩn của học sinh với thái độ nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Còn đối với những điều tốt đẹp thì sẽ luôn tuyên dương, khuyến khích. Hơn thế nữa giáo viên còn phải là người dẫn đường, định hướng hướng cho các em đi đến chân, thiện, mỹ. Ngăn ngừa điều xấu từ trong trứng nước sẽ làm cho chúng không có điều kiện để bộc lộ ra.
 c. Nguyên tắc các bên cùng có lợi là cơ sở giúp học sinh chủ động, tích cực, tự giác và tự nguyện tham gia mô hình.
 Một điều không thể phủ nhận được trong thực tế là: bản chất mối quan hệ giữa con người với nhau đa phần đều dựa trên lợi ích, hai bên cùng có lợi. Chỉ có mối quan hệ cộng sinh như vậy mới tồn tại bền vững. Thế nhưng giáo dục của chúng ta bây giờ dường như lại xem nhẹ hoặc thậm chí quên mất điều này. Tôi tin rằng, thời kì phong kiến đã qua từ lâu nhưng trong xã hội ta hoặc cũng có thể là trong giáo dục đâu đó còn ảnh hưởng tư tưởng nho giáo “quân tử Tàu” cho rằng tiểu thương là phường con buôn, là tầng lớp dưới đáy của xã hội. Đây là quan điểm sai lầm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển đất nước. Nên nhớ rằng ở đất nước Israel của những người Do Thái - những người thông minh nhất thế giới họ dạy cho học sinh kinh doanh từ tiểu học. Các em biết sử dụng tiền, thậm chí biết làm ra tiền ngay từ lúc còn bé. Điều này là thiết thực cho tương lai của các em. Một người muốn có thành công, muốn ảnh hưởng tích cực đến nhiều người khác thì trước hết phải biết lo cho mình, phải biết tạo ra lợi ích của mình trước đã. Đừng cho điều đó là ích kỉ, đừng giáo dục cho các em là phải vô tư cống hiến, vô tư làm việc, hy sinh vô điều kiện mà không cần để ý đến bản thân. Một người không có khả năng tự lo cho mình thì lấy cơ sở gì để khẳng định họ có khả năng lo cho người khác?
 Trong mô hình giáo dục ở đề tài này tôi lại hướng cho các em kinh doanh và thu lợi từ chính sản phẩm rau sạch mà các em làm ra. Thực tế số tiền mà các em thu được sẽ quay lại phục vụ cho chính việc học tập của các em ở trường, giảm gánh nặng chi tiêu cho gia đình và xã hội. Có nhiều người cho rằng không nên đưa mối quan hệ này vào giáo dục vì rất tế nhị. Song tôi cho rằng đây là nhu cầu tất yếu của con người. Khi thấy được lợi ích của mô hình các em sẽ tự nguyện, tích cực tham gia mà không cần phải lôi kéo gì. Còn gì thú vị hơn là kết hợp được việc học tập với việc tạo ra lợi ích cho chính mình?
 d. Các hình thức xử lí là hợp với luật quy định, không xâm phạm quyền lợi trẻ em
 Vì mục tiêu thứ hai của sáng kiến kinh nghiệm này là hướng tới giáo dục kỉ luật tích cực học sinh nên mọi quy định cũng như các biện pháp giáo dục, xử lí vi phạm trong sáng kiến kinh nghiệm này đưa ra đều xây dựng dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, luật bảo vệ quyền lợi của trẻ em và thanh thiếu niênNhằm đảm bảo cho chúng phù hợp với quy định của nghành, không xâm phạm quyền lợi trẻ em, thanh thiếu niên. Cụ thể hơn, ở trường phổ thông, khi học sinh tham gia vào những hoạt động như: chăm sóc vườn trường, làm đẹp khuôn viên trường lớp, bảo vệ môi trường thì đó là giáo dục lao động chứ không phải bóc lột sức lao động trẻ em. Hoạt động trồng và kinh doanh rau sạch mà nội dung sáng kiến kinh nghiệm này đề cập đến cũng không phải là lách luật để dựa vào đó trừng phạt học sinh. Nó hoàn toàn là giáo dục lao động, là phục vụ lợi ích bản thân học sinh, gia đình học sinh. Và một lần nữa tôi khẳng định đây không phải là hình thức bóc lột sức lao động trẻ em. Nhà trường và giáo viên không liên quan đến số tiền mà các em thu được từ hoạt động này. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú học tập môn Sinh cho thấy đa phần học sinh chưa thực sự thích học môn này. Lí do được các em đưa ra là: Môn Sinh chủ yếu là lý thuyết được đưa ra một cách áp đặt, ít thông qua các thí nghiệm rồi mới rút ra kết luận như môn Vật lí (20%). Hoặc liên quan đến động cơ học tập (40%), các em cho rằng học môn Sinh thì nghành thi có giá nhất là nghành Y nhưng ngành này có thời gian học lâu (6 năm) và điểm đầu vào lấy rất cao. Bên cạnh đó một lí do rất đáng lưu tâm (chiếm 40% số ý kiến) được các em đưa ra là: đa số giáo viên dạy khi vào lớp thường mang theo bộ mặt rất nghiêm khắc, không biết pha trò, không biết cười với học sinh khiến các em không có hứng thú học các môn nói chung và môn Sinh hoc nói riêng. Qua đây chúng ta nhận thấy một điều, ngoài những lí do khách quan thì học sinh bây giờ còn chủ động đòi hỏi chất lượng dạy học tốt hơn tương xứng với số tiền mà các em bỏ ra giống như quan hệ mua bán trên thị trường mặc dù các em không nói thẳng ra. Với yêu cầu thứ 3 này của các em thì chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực tế giáo viên bây giờ. Chúng ta giật mình nhận ra rằng nghành giáo dục khi tuyển người dạy chỉ quan tâm đến kiến thức mà chưa quan tâm đến năng khiếu sư phạm của họ. Thực tế thì phong cách sư phạm của giáo viên có thể tạm chia thành 2 nhóm. Nhóm một là các giáo viên được trời phú cho khiếu hài hước, họ có thể dễ dàng gia công kiến thức môn học vào những tình huống hài hước gây cười cho cả lớp. Vì vậy mà giờ học nhẹ nhàng hơn, các em học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Tôi khẳng định số giáo viên như vậy trong toàn nghành là rất ít, và đây đúng là của hiếm của nghành. Còn nhóm 2 thì sao? Nhóm này là đa số giáo viên không có năng khiếu hài hước. Không phải vì họ không muốn học sinh được giảm stress trong giờ học mà vì họ không có khả năng để pha trò, họ không có khí chất để làm điều đó. Một khi đã không có năng khiếu này mà bắt ép họ phải làm cho học sinh cười thông qua các tình huống học tập là một điều khiên cưỡng, chưa kể có thể gây ra tác dụng ngược lại. Vậy phải làm thế nào để đa số các giáo viên thuộc nhóm 2 này dạy học một môn học bất kì nói chung và dạy môn Sinh học nói riêng lôi kéo được sự quan tâm của người học? Câu trả lời là hãy để cho các em thấy rõ được giá trị thực tế, sự gần gũi và cần thiết của môn học đối với cuộc sống để từ đó tự hình thành động cơ học tập.
 Một khía cạnh khác của giáo dục hiện nay là vấn đề giáo dục kỉ luật học sinh. Khi thăm dò ý kiến của giáo viên về việc sẽ xử lí như thế nào với học sinh vi phạm kỉ luật trong giờ học? Kết quả như sau: 40% số giáo viên bắt học sinh chép phạt nhiều lần, 55% giáo viên bắt học sinh đứng góc lớp, có tới xấp xỉ 5% số người được hỏi người cho rằng nên làm ngơ xem như không thấy gìMấy ngày nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng tranh luận khá nhiều về hình thức phạt quỳ của một cô giáo trường Trung học cơ sở Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội. Người chê trách cũng có, người cảm thông cho cô giáo cũng nhiều. Suy cho cùng, giáo dục bằng bạo lực chưa bao giờ là phương pháp tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Bởi, phạt mà học trò không tiến bộ, phụ huynh phải lên tiếng, giáo viên phải nhận hình thức kỷ luật thì hình phạt đó trở thành một thảm họa cho người thầy. Nói chung cách giải quyết cho vấn đề này còn chưa thống nhất, chưa có một chế tài xử lí chung, rõ ràng, minh bạch. Nghành giáo dục giao phó cho giáo viên, tin tưởng vào việc dùng nhân cách giáo viên để giáo dục học sinh mà quên mất rằng mỗi giáo viên có vốn sống khác nhau, tính cách khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, chưa kể là có người tâm lí thực sự có vấn đề. Như vậy, bên cạnh một số giáo viên có thể xử lí vấn đề phát sinh trong tiết học một cách nhẹ nhàng thì có rất nhiều giáo viên lúng túng, thậm chí nổi nóng mà xử lí một cách rất bản năng như câu chuyện đã nói ở trên. 
 Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đề xuất một giải pháp tích hợp chung cho cả 2 vấn đề nêu trên. Như vậy sẽ kết hợp được cả dạy học và giáo dục một cách hiệu quả thông qua một mô hình học tập tuy là khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng thực tế đã có từ lâu trên thế giới mà chúng ta ít quan tâm. Theo tôi chúng khá đơn giản và đa số trường phổ thông đều có thể thực hiện được mà lại đem lại hiệu quả không ngờ không chỉ cho học sinh, cho Nhà trường, cho giáo viên mà còn là cho cả cộng đồng và xã hội. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a. Xây dựng mô hình học tập thông qua sản phẩm kết nối giữa lí thuyết và thực tiễn: Vườn rau sạch đồng thời cũng là vườn thí nghiệm
 - Sử dụng quỹ đất của vườn trường: Hiện nay ở đa số các trường đều có một diện tích đất để không khá rộng, đặc biệt là ở các trường nông thôn, các trường miền núi. Diện tích đất này ở nhiều trường bị bỏ hoang rất lãng phí vì vậy việc sử dụng diện tích đất trống này cho vườn trường trồng rau sạch cũng đồng thời là vườn thí nghiệm rất hợp lí và hiệu quả. Ngay từ đầu năm học mỗi lớp được chia một diện tích đất nhất định. Còn ở các trường thành phố không có quỹ đất nhiều thì có lẽ thầy cô sẽ được chứng kiến sự sáng tạo của các em: học sinh sẽ tận dụng các thùng xốp, thùng nhựa bỏ đi để trồng rau hay thậm chí mô hình trồng trên các giá đứng để tận dụng cả không gian bên trên
 - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các lớp tự tìm hiểu mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP (nội dung của tiêu chuẩn này sẽ được đề cập ở phần phụ lục). VietGAP (viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practice) là một bộ quy trình sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành đối với từng sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Các em có thể tự tìm hiểu vấn đề này thông qua sách báo, mạng internet Việc tìm hiểu về quy trình này không chỉ có tác dụng ngay lập tức với các em ở thời điểm hiện tại mà còn có tác dụng rất lâu dài đến tận sau này. Thậm chí sẽ hình thành cho các em một thói quen để định hình về thực phẩm sạch, sử dụng thực phẩm sạch
 - Mỗi lớp tự làm đất từ đầu năm học và nhận trồng một loại rau theo quy hoạch của Đoàn trường. Việc quy hoạch này rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến khả năng tiêu thụ sản phẩm rau sạch của mỗi lớp. Vấn đề này cần được thực hiện dựa trên một quy trình điều tra về nhu cầu sản phẩm trên một diện rộng. 
 - Quá trình chăm sóc vườn rau của lớp mỗi thành viên phải áp dụng kiến thức sinh học cơ thể thực vật vào việc chăm sóc cây rau, phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn VietGap. Mỗi kiến thức đã học ở môn Sinh học sẽ trở nên sống động, thực tế hơn rất nhiều. Thậm chí các em phải vận dụng tích hợp kiến thức của nhiều môn trong thực hành sản xuất ở mô hình nông nghiệp sạch này. Chẳng hạn để xác định xem trong rau có còn tồn dư lượng NO3- hay không các em phải tiến hành thực hành phân tích hóa sinhTất cả mọi hoạt động này đều diễn ra một cách tự nhiên, không khiên cưỡng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao hơn thì giáo viên nên gợi ý cho các em. Ví dụ nên hỏi: Nếu bón nhiều phân đạm và thời tiết âm u trong nhiều ngày thì trong lá cây tồn tại chất gì? Rau như vậy có được gọi là rau sạch không? Để xác định được hàm lượng chất này còn dư trong rau thì cần tiến hành thí nghiệm gì? Hay một số thí nghiệm ở sinh học cơ thể thực vật lớp 11 khác cũng có thể được thực hiện hiệu quả ở đây: thí nghiệm xác định công thức phân bón, thí nghiệm xác định mật độ trồng, thí nghiệm xác định tính hướng sáng, hướng hóa, hướng nướcThậm chí giáo viên có thể hướng dẫn cho các em thực hiện bài lai giống ở lớp 11 rồi đợi kết quả ở lớp 12Cứ như vậy quá trinh học tập diễn ra rất tự nhiên, sự kết hợp giữa kiến thức lí thuyết với thực tiễn và kĩ năng được diễn ra như một sự tất yếu. Một lưu ý nữa là giáo viên nên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_day_hoc_stem_nham_xay_dung_mo_hinh_trong_va_ki.docx