SKKN Đổi mới dạy học lịch sử địa phương qua hình thức ngoại khoá ở trường THPT

SKKN Đổi mới dạy học lịch sử địa phương qua hình thức ngoại khoá ở trường THPT

Lịch sử địa phương (LSĐP) là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Dạy và học LSĐP không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống, trách nhiệm công dân mà còn nhận thức sâu sắc thêm Lịch sử dân tộc, có ý thức phấn đấu, học tập tu dưỡng rèn luyện góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Trong hướng dẫn thực hiện chương trình Bộ GD&ĐT đã xác định rõ việc học tập, tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu và giảng dạy LSĐP là một nhiệm vụ, một nguyên tắc trong giảng dạy và học tập Lịch sử. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về Lịch sử địa phương giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn những tài liệu học tập lịch sử trên lớp, có kĩ năng gắn kiến thức Lịch sử dân tộc với LSĐP. Do vậy hiện nay việc giảng dạy Lịch sử địa phương đã được chú ý và có nhiều đổi mới về phương pháp phù hợp với mục đích phát triển của ngành giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới.

 

doc 24 trang thuychi01 10012
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới dạy học lịch sử địa phương qua hình thức ngoại khoá ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
 TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ 
 **************** 
`
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỔI MỚI DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
 QUA HÌNH THỨC NGOẠI KHOÁ 
Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Lê Thị Huế
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Lịch sử
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU
01
1.1. Lí do chọn đề tài
02
1.2. Mục đích nghiên cứu
02
1.3. Đối tượng nghiên cứu
02
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
02
Phần 2: NỘI DUNG
03
2.1. Cơ sở lí luận
04
2.2. Cơ sở thực tiễn
04
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
06
2.3.1. Lựa chọn chủ đề ngoại khoá
07
2.3.2. Lập kế hoạch ngoại khoá
07
2.3.3. Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch
07
2.3.4. Tổ chức hs báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng
08
2.3.5. Các hình thức tổ chức ngoại khoá
08
2.3.5.1. Hội thi lịch sử
09
 a.Các bước tiến hành hội thi Lịch sử
09
 b. Tiến trình Hội thi
10
 c. Một số yêu cầu
10
 d. Một số hình thức, nội dung của Hội thi Lịch sử
11
2.3.5.2. Tham quan ngoại khoá Lịch sử
11
 a. Tác dụng của Tham quan ngoại khoá Lịch sử
12
 b. Nội dung của Tham quan ngoại khoá Lịch sử
12
 c. Tổ chức Tham quan ngoại khoá Lịch sử
12
2.3.5.3. Tổ chức Câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử”
14
 a. Tổ chức Câu lạc bộ
14
 b. Hoạt động của Câu lạc bộ
15
2..3.5.4. Viết báo nội bộ về Lịch sử
15
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
16
2.4.1. Kết quả đạt được
17
2.4.2. Ý kiến đồng nghiệp
18
Phần 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1.Kết luận
19
3.2.Kiến nghị 
19
3.2.1. Đối với Tổ chuyên môn
19
3.2.2. Đối với Nhà trường
20
3.2.3. Đối với Sở Giáo dục
20
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Lịch sử địa phương: LSĐP
Trung học phổ thông: THPT
Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN
Giáo dục và đào tạo: GD & ĐT
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử địa phương (LSĐP) là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Dạy và học LSĐP không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống, trách nhiệm công dân mà còn nhận thức sâu sắc thêm Lịch sử dân tộc, có ý thức phấn đấu, học tập tu dưỡng rèn luyện góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. 
Trong hướng dẫn thực hiện chương trình Bộ GD&ĐT đã xác định rõ việc học tập, tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu và giảng dạy LSĐP là một nhiệm vụ, một nguyên tắc trong giảng dạy và học tập Lịch sử. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về Lịch sử địa phương giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn những tài liệu học tập lịch sử trên lớp, có kĩ năng gắn kiến thức Lịch sử dân tộc với LSĐP. Do vậy hiện nay việc giảng dạy Lịch sử địa phương đã được chú ý và có nhiều đổi mới về phương pháp phù hợp với mục đích phát triển của ngành giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới.
	Tuy nhiên hình thức dạy học lịch sử địa phương hiện nay đa số vẫn nằm trong khuôn khổ một lớp học không mang lại hiệu quả cao, chưa kích thích được sự hứng thú học tập và chưa phát triển được năng lực sáng tạo, chưa giáo dục sâu sắc được tình yêu quê hương của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường và cả khi đã tốt nghiệp phổ thông. Vì thế, để đạt được mục tiêu đã đề ra của nền giáo dục, cần phải đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh, đặc biệt là hoạt động ngoại khóa, đây là một hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực của học sinh.
	Từ thực tế giảng dạy, với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông (THPT), chúng tôi nhận thấy hoạt động ngoại khóa có tác dụng rất tích cực đối với việc giáo dưỡng- giáo dục và phát triển tư duy học sinh góp phần gây hứng thú trong học tập Lịch sử. 
Hoạt động ngoại khoá về lịch sử cũng là một phần trong hoạt động ngoại khoá ở trường phổ thông và đã được nghiên cứu từ lâu. Cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về lịch sử cho đối tượng học sinh phổ thông THPT. 
	Tuy nhiên chưa có tài liệu nào bàn sâu về vấn đề ngoại khóa lịch sử địa phương. Vì những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đổi mới dạy học lịch sử địa phương qua hình thức ngoại khoá ở trường THPT” làm nội dung nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua hoạt động ngoại khóa Lịch sử địa phương:
- Rèn luyện cho học sinh tập dượt nghiên cứu, quan sát trực tiếp “sinh động” những di tích lịch sử.
- Cung cấp tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái độ, hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất đạo đức cho học sinh.
- Giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh của Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
-Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế.
-Xử lý, tổng hợp thông tin, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp.
-Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. 
Phần 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
Đổi mới giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách giáo dục. Trong nghị quyết TW2, khóa VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản đề ra nhiệm vụ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”
Điều 28 luật giáo dục yêu cầu “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm trong lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 
Với những nhiệm vụ cần thiết trong đổi mới giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh thì dạy học LSĐP thông qua hình thức ngoại khóa là một sự đổi mới rất tích cực. 
Hoạt động ngoại khoá là một hình thức dạy học có thể giúp học sinh có kết quả cao hơn trong học tập và góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em. Chính vì vậy mà hoạt động ngoại khoá đã được chú trọng nghiên cứu và thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Thậm chí nền giáo dục của nhiều nước còn chủ trương giảm thời lượng các giờ lên lớp và tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt đông ngoại khoá. Công trình nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục Mĩ cho thấy: Những học sinh thường xuyên tham gia vào các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn, có mối quan hệ và cảm xúc tốt hơn...
Các hình thức hoạt động ngoại khoá của các trường phổ thông của các nước trên thế giới thường tập trung chủ yếu vào các hoạt động như: trò chơi trí tuệ, câu lạc bộ nhạc, kịch, hội hoạ, thể thao, dã ngoại thực tế
Ở nước ta, từ những năm 1960 khi xây dựng chương trình giáo dục, Bộ giáo dục đã xác định rõ: ''Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các môn học đạt kết quả đầy đủ thì ở nhà trường cần tổ chức ngoại khoá Công tác ngoại khoá bổ sung và nâng cao chất lượng của nội khoá lên một bước''.
2.2. Cơ sở thực tiễn.	
Về thực trạng dạy học LSĐP ở trường THPT, tôi xin được đưa ra kết quả khảo sát học sinh và giáo viên ở trường THPT như sau: 
 - Quan điểm của giáo viên đối với việc dạy học LSĐP
Về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc dạy học LSĐP, 98% giáo viên cho rằng rất cần thiết và rất có ý nghĩa, có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng lẫn phát triển. Về mặt giáo dưỡng, 86% giáo viên cho rằng thông qua dạy học LSĐP không chỉ rèn luyện năng lực nhận thức, các thao tác tư duy cho học sinh, mà còn giúp các em liên hệ lí thuyết với thực tiễn cuộc sống. Về mặt giáo dục, 80% giáo viên cho rằng dạy học LSĐP không chỉ giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống của cha ông cho học sinh, mà còn giúp các em nâng cao nhận thức trách nhiệm đối với quê hương. Về phương diện phát triển, 82% giáo viên cho rằng dạy học LSĐP không chỉ góp phần nâng cao năng lực nhận thức lịch sử, liên hệ lí thuyết với thực tiễn mà còn có tác dụng rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh. Qua đó có thể khẳng định, dạy học LSĐP ở các trường THPT là yêu cầu cần thiết, không thể thiếu. 
 - Tình hình dạy học LSĐP ở các trường THPT.
Đa số giáo viên (76%) cho rằng việc dạy học LSĐP được thực hiện thường xuyên, 23% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng mới thực hiện và 1 ý kiến không quan tâm đến việc dạy học bộ môn này. Lí giải về việc dạy học LSĐP không được tiến hành thường xuyên, có 65% giáo viên cho rằng do không đủ thời gian, 35% giáo viên lại dành thời gian để ôn tập kiến thức cơ bản. Để dạy học các tiết học nội khóa LSĐP, 70% giáo viên kết hợp 3 phương pháp: trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan và sử dụng tài liệu thành văn. Chỉ có 19% giáo viên đơn thuần sử dụng phương pháp trình bày miệng và 11% sử dụng tài liệu thành văn. 87% giáo viên cho rằng hoạt động ngoại khóa có ưu thế trong dạy học LSĐP. Bên cạnh giờ nội khóa, cần phải tổ chức các hoạt động ngoại khóa (100%). Tuy nhiên, chỉ có 18% giáo viên trả lời đã thường xuyên thực hiện các giờ ngoại khóa, trong khi đó có 52% ý kiến trả lời thỉnh thoảng mới có hoạt động ngoại khóa, 9% ý kiến trả lời không bao giờ thực hiện và 21% không có ý kiến. Nguyên nhân chủ yếu là do không đủ thời gian (52%) và việc tổ chức gặp nhiều khó khăn (34%). Qua đó cho thấy, việc thực hiện các tiết dạy LSĐP đã được triển khai ở hầu hết các trường THPT, tuy nhiên, do còn có nhiều khó khăn, bất cập, nên hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu và chưa được tiến hành thường xuyên.
Từ thực tiễn trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện chương trình ngoại khóa sau khi các khối đã tiến hành xong các tiết học địa phương nội khóa nhằm trang bị cho các em những nhận thức chung nhất và toàn diện nhất về tiến trình phát triển lịch sử địa phương trong bối cảnh chung của lịch sử dân tộc.
Cách đây 2 năm, sau khi tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử địa phương theo hình thức bắt thăm câu hỏi trả lời và cho học sinh xem một số video clip về Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh Thanh Hóa, chúng tôi đã trực tiếp phỏng vấn học sinh tham gia ngoại khóa:
Hỏi: Em hãy cho biết suy nghĩ của em về buổi ngoại khóa này?
Em: Hà Thị Yêm (Lớp trưởng lớp 12C) trả lời: Việc tổ chức một buổi ngoại khóa lịch sử địa phương là rất có ý nghĩa, buổi ngoại khóa đã giúp chúng em có dịp hiểu biết thêm về quê hương đất nước, biết thêm những hình ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến xứ Thanh nhưng hình thức ngoại khóa này chưa hấp dẫn, ý thức tham gia của các bạn chưa cao.
Khi được phỏng vấn trực tiếp: Đồng chí nhận xét như thế nào về buổi ngoại khóa này? 
Cô giáo: Bùi Thị Kiều Oanh -Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Chúng tôi rất đồng tình với việc các đồng chí chọn lịch sử địa phương làm đề tài ngoại khoá, hình thức ngoại khóa này ít tốn kém về kinh phí nhưng còn nặng về cung cấp kiến thức, chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Vì vậy để một buổi ngoại khoá có hiệu quả hơn, thu hút được sự chú ý của học sinh nhiều hơn, theo tôi các đồng chí phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian hơn nữa, chịu khó tìm tòi để đưa ra những hình thức sinh động theo kiểu học mà chơi, chơi mà học
Sau buổi ngoại khóa, chúng tôi đã cho học sinh làm câu hỏi thu hoạch, kết quả kiểm tra như sau:
Điểm
 Yếu, kém
 Trung bình
 Khá
 Giỏi
Số lượng( em)
100/540
262/540
148/540
30/540 
Tỷ lệ ( %)
 18
48
 28
6
Kết quả kiểm tra và những ý kiến nêu trên đã làm cho tổ Sử - Địa - GDCD, đặc biệt là nhóm lịch sử chúng tôi rất trăn trở. Đã đến lúc cần xác định lại vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá, phát huy cao độ tính năng động sáng tạo, niềm hứng thú của học sinh để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
Vì thế, chúng tôi đã mạnh dạn tìm tòi, suy nghĩ, ứng dụng công nghệ thông tin để dàn dựng những buổi ngoại khoá lịch sử địa phương theo một hình thức mới mẻ, “hiện đại” hơn đó là tổ chức “Hội thi Lịch sử ” và tổ chức cho học sinh đi tham quan Di tích lịch sử Lam Kinh, Thành nhà Hồ, chiến khu Ngọc Trạo, Bảo tàng Thanh Hóa. Hình thức ngoại khoá mà chúng tôi đưa ra đã phát huy tối đa khả năng ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin - một trong những phương pháp dạy học mới, được tổ chức dưới dạng những trò chơi lí thú, hấp dẫn; hoặc cho học sinh cơ hội được tiếp xúc, quan sát thực tế, kết hợp giữa việc cung cấp kiến thức và giáo dục đạo đức, giáo dục thêm cho các em nhiều kỹ năng sống bổ ích. 
Sau khi đưa vào ứng dụng cho chương trình ngoại khoá toàn trường, hình thức ngoại khoá này đã mang lại kết quả khả quan, được các đồng chí trong tổ chuyên môn, BGH nhà trường và các giáo viên, học sinh trong trường ghi nhận.
Bởi vậy, chúng tôi viết ra tài liệu này với mong muốn sẻ chia một số kinh nghiệm trong vấn đề nâng cao hiểu biết cho học sinh về lịch sử địa phương thông qua hoạt động ngoại khoá lịch sử để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Kết quả của hoạt động ngoại khoá Lịch sử phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và lập kế hoạch hoạt động mà giáo viên Lịch sử là người quyết định. Hiện nay chưa có nhiều tài liệu nói rõ quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá lịch sử nhưng qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về lịch sử cho học sinh có thể thực hiện như sau:
2.3.1. Lựa chọn chủ đề ngoại khoá
Căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học và tình hình thực tế của dạy học nội khoá bộ môn, đặc điểm của học sinh và điều kiện của giáo viên cũng như của nhà trường để lựa chọn chủ đề của hoạt động ngoại khoá cần tổ chức. Việc lựa chọn này phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích sự tích cực, tự lực của học sinh ngay từ đầu.
2.3.2. Lập kế hoạch ngoại khoá
Khi lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá thì giáo viên cần phải xây dựng các nội dung sau:
- Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động, gồm có: mục tiêu về kiến thức; mục tiêu về kĩ năng và yêu cầu về phát triển năng lực, trí tuệ; mục tiêu về thái độ, tình cảm.
- Xây dựng nội dung cho hoạt động ngoại khoá dưới dạng những nhiệm vụ học tập cụ thể.
- Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết.
- Dự kiến những công việc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục khác.
- Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức.
2.3.3. Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch
Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch giáo viên cần phải chú ý những nội dung sau:
- Luôn theo dõi quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ để có thể giúp đỡ kịp thời, đặc biệt là những tình huống phát sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh những nội dung diễn ra không đúng kế hoạch.
- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô lớn như lớp, khối thì giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển các hoạt động. Đồng thời giáo viên cũng phải là người trọng tài để tổ chức cho học sinh có thể tham gia tranh luận hay bảo vệ ý kiến của mình về những nội dung hoạt động ngoại khoá.
- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô nhỏ như trong tổ, nhóm học sinh thì cần để cho học sinh hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên chỉ có vai trò hướng dẫn khi học sinh gặp khó khăn hoặc việc không xử lí được.
- Sau mỗi đợt tổ chức hoạt động ngoại khoá thì giáo viên phải đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp cho hợp lí để tổ chức những đợt ngoại khoá về sau đạt kết quả cao hơn.
2.3.4. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, tham gia hội vui, rút kinh nghiệm, khen thưởng.
Việc đánh giá kết quả của quá trình hoạt động ngoại khoá không giống như trong nội khoá, mà phải đánh giá thông qua cả quá trình hoạt động. Giáo viên đánh giá hiệu quả thông qua sự tích cực, sự hứng thú, sự sáng tạo của học sinh và cả những kết quả mà học sinh đạt được trong quá trình hoạt động. Trong đó sản phẩm của quá trình hoạt động là một căn cứ quan trọng để đánh giá. Do vậy, cần tổ chức cho học sinh giới thiệu, báo cáo sản phẩm đã tạo ra được trong quá trình hoạt động ngoại khoá. Mặt khác, việc làm này còn có tác dụng trong việc khích lệ, động viên tinh thần tích cực học tập của học sinh về sau. 
Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá như trên có thể đem lại hiệu quả cao nếu giáo viên biết vận dụng tốt các điều kiện và tổ chức hợp lí các hoạt động của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì giáo viên cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, học sinh và các yêu cầu giáo dục của bộ môn mà vận dụng quy trình trên một cách mềm dẻo sao cho quá trình hoạt động ngoại khoá đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.5. Các hình thức tổ chức ngoại khóa 
Việc phân chia các hình thức hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương chỉ mang tính chất tương đối, không phân biệt được rõ ràng. Có thể phân ra các hình thức hoạt động ngoại khóa về lịch sử theo số lượng học sinh tham gia, cũng có thể theo nội dung ngoại khóa hoặc theo thời gian và địa điểm diễn ra hoạt động ngoại khóa Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về Lịch sử thông thường nhất là: 
2.3.5.1. Hội thi Lịch sử
Hội thi là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Có rất nhiều chủ đề có thể tiến hành, ví dụ: Em yêu lịch sử Xứ Thanh; Thanh Hoá thời tiền sơ sử; Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ; Thanh Hoá với chiến dịch Điện Biên Phủ; Nhân vật và Di tích lịch sử Thanh Hoá...
a. Các bước tiến hành hội thi lịch sử: (Xem phụ lục 1)
- Bước 1: Nêu chủ trương tổ chức hội thi, gồm: Quyết định chủ đề và hình thức của hội thi; Lập bộ phận dự thảo kế hoạch tổ chức hội thi
- Bước 2: Dự thảo kế hoạch tổ chức hội thi, gồm: Những căn cứ để tổ chức hội thi; Mục tiêu; Nội dung thi; Đối tượng tham gia; Ban chỉ đạo hội thi; Ban tổ chức hội thi; Ban giám khảo; Quy chế và thang điểm thi; Chỉ tiêu khen thưởng; Thời gian, địa điểm tổ chức và tổng kết hội thi; Kinh phí cho hội thi 
- Bước 3: Thông qua kế hoạch hội thi và triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch hội thi, ban tổ chức và ban giám khảo họp triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của mình.
- Bước 4: Tổ chức thi và công bố kết quả (Do ban tổ chức và ban giám khảo thực hiện).
- Bước 5: Tổng kết hội thi ( Đánh giá toàn bộ các hoạt động của hội thi, rút kinh nghiệm, đề ra phương pháp mới và công khai tài chính hội thi).
Đây là các bước để tổ chức một hội thi. Tuy nhiên nếu hội thi có quy mô nhỏ, các bước tiến hành có thể đơn giản hơn. Kết quả của hội thi phụ thuộc vào chất lượng của việc thực hiện các bước tiến hành hội thi. Để đạt hiệu quả trong tổ chức cần chú ý:
- Xin ý kiến của ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức trong trường để có thể phối hợp thực hiện, họp tổ chuyên môn bàn về kế hoạch tổ chức hội thi.
- Lập kế hoạch chi tiết cho hội thi, bao gồm nội dung các công việc, phân công phụ trách, người thực hiện, thời gian, địa điểm cụ thể, nguồn kinh phí.
- Công bố chủ đề, nội dung, hình thức, thời gian thi cho đối tượng tham gia.
b. Tiến trình hội thi: ()
	 - Khai mạc (không nhất thiết phải đọc diễn văn, nhưng phải giới thiệu đại biểu và thí sinh dự thi)
	- Tổ chức thi theo hình thức đã lựa chọn.
	- Giữa các phần thi có thể chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ.
	- Công bố kết quả, trao giải hoặc quà lưu niệm: Giá trị giải thưởng không cần lớn, chủ yếu để động viên tinh thần. Nên có quà lưu niệm cho những học sinh tham gia nhằm khuyến khích, động viên học sinh.
c. Một số yêu cầu:
- Đối với thành lập ban tổ chức, ban giám khảo và thư ký hội thi:
+ Ban tổ chức: Nên chọn những người có năng lực chủ yếu trong ban giám hiệu nhà trường vì có nhiều vấn đề liên quan đến khâu tổ chức và tìm nguồn kinh phí cho hội thi.
+ Ban giám khảo: Nên mời những giáo viên giỏi chuyên môn, vô tư, không thiên vị. 
+ Ban thư ký: có khả năng tính toán nhanh, chính xác
- Đối với người dẫn chương trình cần: 
+ Kiến thức vững vàng.
+ Có khả năng diễn đạt vấn đề trước công chúng
+ Có thái độ khách quan, vô tư khi bình luận, đánh giá.
+ Chuẩn bị, nghiên cứu kỹ nội dung, kịch bản
- Chuẩn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_day_hoc_lich_su_dia_phuong_qua_hinh_thuc_ngoai.doc
  • docPhần phụ lục Sáng kiến kinh nghiệm Lê Thị Huế năm 2017(1).doc