SKKN Thành một địa chỉ cung cấp thông tin phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

SKKN Thành một địa chỉ cung cấp thông tin phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

Hiện nay công tác giáo dục hướng nghiệp được coi là nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường. Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp nhằm hỗ trợ cho học sinh chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng bản thân. Hướng nghiệp tốt sẽ thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội.

Mục đích của người học là muốn hướng đến một tương lai tươi sáng, muốn chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất. Nhưng hiện nay đang còn nhiều học sinh trung học phổ thông lúng túng trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Có em chọn lựa nghề nghiệp không phù hợp, làm những ngành nghề trái với chuyên môn đào tạo. Kết quả là phải chuyển nghề khác gây lãng phí cho gia đình, xã hội.

 

doc 23 trang thuychi01 5792
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thành một địa chỉ cung cấp thông tin phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG WEBSITE  
THÀNH MỘT ĐỊA CHỈ CUNG CẤP THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Đỗ Xuân Tiến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục hướng nghiệp
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
MỤC LỤC
TRANG
MỤC LỤC
01
1. MỞ ĐẦU
02
 1.1. Lí do chọn đề tài
02
 1.2. Mục đích nghiên cứu
02
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
03
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
03
2. NỘI DUNG
04
 2.1. Cơ sở lí luận
04
 2.2. Thực trạng về công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay
04
 2.2.1. Một số nét về công tác giáo dục hướng nghiệp
04
 2.2.2. Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động hướng nghiệp
05
 2.3. Giải pháp thực hiện: Xây dựng Website  thành một địa chỉ cung cấp thông tin phục vụ công tác hướng nghiệp
06
 2.3.1. Quá trình xây dựng 
06
 2.3.2. Nội dung cơ bản của 
06
 2.3.3. Sử dụng Website  trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp
07
 2.3.3.1 Sử dụng Website trong hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông.
07
 2.3.3.2. Sử dụng Website trong hướng nghiệp ngoài nhà trường phổ thông
10
 2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp
10
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
12
 3.1. Kết luận
12
 3.2. Kiến nghị
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
14
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHI TIẾT SỬ DỤNG WEBSITE
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay công tác giáo dục hướng nghiệp được coi là nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường. Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp nhằm hỗ trợ cho học sinh chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng bản thân. Hướng nghiệp tốt sẽ thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội. 
Mục đích của người học là muốn hướng đến một tương lai tươi sáng, muốn chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất. Nhưng hiện nay đang còn nhiều học sinh trung học phổ thông lúng túng trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Có em chọn lựa nghề nghiệp không phù hợp, làm những ngành nghề trái với chuyên môn đào tạo. Kết quả là phải chuyển nghề khác gây lãng phí cho gia đình, xã hội.
Bản thân tôi được phân công nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp Thanh Hóa. Được tiếp xúc với học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố, tôi nhận thấy có nhiều em mới chỉ chú tâm vào việc học văn hóa. Nhiều em chưa ý thức được việc tìm hiểu nghề nghiệp, khi được hỏi về nghề nghiệp tương lai các em rất bối rối. Nhằm giúp các em tìm hiểu về hoạt động giáo dục hướng nghiệp tôi đã xây dựng Website  là một kênh thông tin phục vụ công tác hướng nghiệp. Học sinh có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân một cách tự giác, giúp các em tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nghề nghiệp và xây dựng được kế hoạch nghề nghiệp tương lai.
Nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng Website  thành một địa chỉ cung cấp thông tin phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông” để nghiên cứu. Mục đích giúp cho học sinh lựa chọn cho mình một nghề nghiệp tương lai phù hợp, học đúng ngành, làm đúng nghề. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức lao động, ý thức nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp cho học sinh những thông tin về nghề nghiệp. Giúp học sinh tìm hiểu nghề nghiệp phù hợp sở thích, năng lực, cá tính và giá trị nghề nghiệp.
Cung cấp cho học sinh những đặc điểm cơ bản của các nghề trong xã hội. Giải đáp những băn khoăn về nghề nghiệp.
Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại các nhà trường.
Mở rộng đối tượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp từ học sinh phổ thông đến thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Xây dựng Website  thành một địa chỉ cung cấp thông tin phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông”.
Đề tài được nghiên cứu ứng dụng trực tiếp cho học sinh, phụ huynh, giáo viên phổ thông có nhu cầu hướng nghiệp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu....
Nghiên cứu tài liệu về công tác giáo dục hướng nghiệp để chọn lựa những thông tin phù hợp với học sinh.
Đánh giá kết quả ứng dụng của đề tài qua hoạt động thực tiễn. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
 Ngày 19/3/1981 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/CP “Về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”. Là dấu mốc quan trọng cho công tác hướng nghiệp ở bậc trung học phổ thông.
 Thông tư 31 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 17/8/1981 nêu rõ vị trí và nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Thực hiện công tác hướng nghiệp là yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục.
 Hội nghị lần thứ hai BCH TW khóa VIII (12/1996) đã nêu lên 6 quan điểm định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục là một hoạt động có mục đích, có chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện giáo dục nhằm giáo dục và đào tạo học sinh trở thành những người lao động có trình độ, có kỹ năng nghề nghiệp.
 Cuối thập kỷ 80 thế kỉ XX do khủng hoảng kinh tế và lạm phát tiền tệ, đời sống của người dân bấp bênh. Đã dẫn đến việc họ không muốn cho con em mình theo một số nghề có thu nhập quá thấp, lại không có viễn cảnh phát triển. Hình thành ý thức chạy đua vào đại học, cao đẳng. Xu thế tách rời giữa học với hành, giáo dục với lao động sản xuất. Công tác hướng nghiệp bị coi nhẹ, đã kéo theo bao hệ luỵ như: Việc chạy đua trong thi cử và trong đào tạo đại học, dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” hiện nay.
 Tại Đại hội IX của Đảng, Trung ương đã khẳng định phải từng bước đi vào kinh tế tri thức ngay trong quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất. Đòi hỏi người lao động phải chuẩn bị sẵn sàng cho một nghề nghiệp cụ thể phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân.
Bắt đầu từ năm học 2005 – 2006 đến nay, giáo dục hướng nghiệp được đưa vào hoạt động chính khóa trong nhà trường và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở bậc học phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đã mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội và giáo dục.
2.2. Thực trạng về công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay
 2.2.1. Một số nét về công tác giáo dục hướng nghiệp
Giáo dục hướng nghiệp là một trong những hoạt động giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-GDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm: “... Giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”
Giáo dục hướng nghiệp được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông. Thời lượng kiến thức đươc bắt đầu thực hiện từ lớp 9 đến lớp 12. Nội dung chương trình ban đầu được thiết kế từ 27 tiết ở mỗi khối lớp, sau khi tích hợp một số chủ đề vào các môn học như GDCD, Công nghệ... đến nay đã rút xuống còn 9 tiết.
Các hình thức tổ chức phổ biến hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Tổ chức tại lớp học do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp hướng dẫn theo từng nội dung chủ đề. Tổ chức hoạt động tập thể do giáo viên chuyên trách đảm nhận (Hoạt động tập thể trong nhà trường có thể lồng ghép với các chủ đề, chủ điểm của nhà trường). Bên cạnh đó hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn được các Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp triển khai một cách một cách đầy đủ, chính xác, hiệu quả đến với học sinh phổ thông.
2.2.2. Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động hướng nghiệp
Công tác tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở hầu hết các cơ sở giáo dục trong thời gian qua gặp khó khăn bởi nhiều nguyên nhân:
+ Thứ nhất là hiện nay chưa có đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên trách về hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
+ Thứ hai là hiện nay đang còn thiếu nguồn tài liệu dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
+ Thứ ba là thời lượng dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp khá ít (9 tiết/lớp/năm học) nội dung chương trình nặng về lí thuyết.
+ Thứ tư là các trường chuyên nghiệp tổ chức hoạt động giáo dụng hướng nghiệp nhưng chủ yếu về tư vấn tuyển sinh, giới thiệu trường, ngành học của từng trường.
+ Thứ năm là hệ thống các cổng thông tin hướng nghiệp hiện nay chỉ tập trung vào hoạt động tuyển sinh.
Những khó khăn và hạn chế nêu trên có ảnh hưởng tới hoạt động cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục hướng nghiệp. Đã đòi hỏi mỗi người cần phải nỗ lực tìm hướng giải quyết.
Từ nhiều nguyên nhân khó khăn đã dẫn đến những hạn chế cần phải khắc phục trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay là: 
+ Cần có một địa chỉ cung cấp thông tin phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp. Nguồn thông tin phải đảm bảo tính khoa học (Cung cấp đầy đủ kiến thức về chương trình giáo dục hướng nghiệp dành cho học sinh phổ thông), đảm bảo tính thời sự (Kiến thức hướng nghiệp được liên tục cập nhật thông tin mới về nghề nghiệp, về hệ thống các trường chuyên nghiệp...), ngoài ra còn đảm bảo tính gần gũi, thân thiện (Người có nhu cầu hướng nghiệp có thể tiếp cận mọi lúc, mọi nơi. Nếu cần được hỗ trợ đã có hoạt động tư vấn, giải đáp băn khoăn về nghề nghiệp)
2.3. Giải pháp thực hiện: Xây dựng Website  thành một địa chỉ cung cấp thông tin phục vụ công tác hướng nghiệp
2.3.1. Quá trình xây dựng 
Năm học 2014 – 2015 qua thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp tại Trung tâm KTTH – HN Thanh Hóa bản thân tôi nhận thấy cần có sự đổi mới trong cách tiếp cận thông tin đến học sinh. Làm sao để ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả vào phục vụ công tác hướng nghiệp. 
Qua thực tế trong quá trình công tác hướng nghiệp, được sự đồng thuận của Ban Giám đốc Trung tâm tôi đã thực hiện một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp từ năm học 2015 – 2016 đó là: Xây dựng Website  chuyên cung cấp thông tin hướng nghiệp. Website ra đời ngày 14 tháng 10 năm 2015 trên hệ thống truy cập Intenet trực tuyến.
2.3.2.Nội dung cơ bản của  
Giao diện trang chủ của Website  sẽ cung cấp đến người truy cập những nội dung sau:
BLOCK BÊN TRÊN:
Để vào các chuyên mục và tiện ích trên website, người truy cập có thể sử dụng menu chính (Biểu tượng hình ngôi nhà) bên trên. Menu các chuyên mục, bài viết nằm sổ ngang.
Ngay dưới menu, là một số liên kết tiện dụng. Bài viết, tin tức về các lĩnh vực. Bấm vào bài viết để xem nội dung đã đưa. Trình tự hiển thị mới trước, cũ sau. Có thể tra cứu bài viết cùng chủ đề bằng cách di chuột tới các bài phía dưới. Bấm vào mỗi nút để xem: 
	Chuyên mục: Hướng nghiệp
Nội dung chính được thể hiện ở đây là các bài viết về hoạt động giáo dục hướng nghiệp dành cho học sinh phổ thông. Qua nội dung bài viết người đọc có thể hiểu được vai trò của giáo dục hướng nghiệp với học sinh.
Chuyên mục: Ngành nghề
	Nội dung cơ bản ở chuyên mục này là giới thiệu các ngành nghề trong xã hội. Ở mỗi ngành người đọc sẽ được tiếp cận với các bài viết về các trường có đào tạo ngành học. Nội dung đào tạo của ngành, điều kiện và những yêu cầu để có thể học tập các ngành học. Những ngành nghề được giới thiệu bao gồm: 
An ninh – Quốc phòng 
Công nghệ thông tin
Du lịch
Điện tử viễn thông 
GTVT – Hàng không
Giáo dục hướng nghiệp phổ thông
Khoa học tự nhiên – xã hội – nhân văn
Kinh tế – tài chính
Ngành luật
Nông – Lâm – Ngư nghiệp
Sư phạm – quản lý giáo dục
Tài nguyên môi trường
Văn hóa nghệ thuật 
Xây dựng – Kiến trúc
Y dược
+ Chuyên mục: Tài liệu
	Nội dung chính của chuyên mục này bao gồm những bài viết có liên quan đến công tác giáo dục hướng nghiệp để học sinh có thể tham khảo.
+ Chuyên mục: Tư vấn học đường
Đến với chuyên mục này người đọc sẽ được tiếp cận với những thông tin hữu ích phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp:
Cẩm nang 
Trắc nghiệm
Tư vấn ngành nghề 
Tư vấn tâm lý 
BLOCK BÊN PHẢI:
	Nội dung chính bao gồm tin mới, cập nhật hiển thị những tin chính, bài viết mới nhất của website. Để tham khảo bài viết cụ thể thì người đọc vào nội dung mục: Chuyên mục. Bên cạnh đó người đọc có thể tương tác trực tuyến bằng Facebook khi vào mục: Hướng nghiệp học đường trên Facebook và cũng có thể theo dõi số người truy cập Website khi vào Mục Thống kê truy cập.
BLOCK BÊN DƯỚI:
Tiện ích Facebook; G+ cung cấp cho người truy cập dụng cụ hỏi đáp trực tuyến. Nhấn nút “Gửi câu hỏi” để gửi nội dung yêu cầu. Câu hỏi sẽ được duyệt, trả lời và công bố tại trang “Hỏi đáp”. Bạn cần điền đầy đủ, chi tiết thông tin cần hỏi để được nhận được câu trả lời tốt nhất.
Tiện ích RSS: cung cấp giải pháp lấy tin tự động dành cho các phần mềm đọc RSS.
Tiện ích tra cứu thông tin: Tại đây bạn có thể tra cứu thông tin đã đưa trên website. Phần tra cứu sẽ cho kết quả tại trang tin.
2.3.3. Sử dụng Website  trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp
2.3.3.1 Sử dụng Website trong hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông
* Nội dung, chương trình hướng nghiệp phổ thông:
Để hiểu cách sử dụng Website  trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung, chương trình hướng nghiệp phổ thông:
a. Chương trình cũ: Từ năm học 2008 – 2009 theo cuốn: “Sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12” với thời lượng: 9 tiết/năm học/lớp.
Lớp 10:
Chủ đề 1: Em thích nghề gì?
Chủ đề 2: Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình.
Chủ đề 3: Tìm hiểu nghề dạy học.
Chủ đề 4: Vấn đề giới trong chọn nghề.
Chủ đề 5: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Chủ đề 6: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và Dược.
Chủ đề 7: Tìm hiểu thực tế một cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc nông nghiệp.
Chủ đề 8: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Xây dựng.
Chủ đề 9: Nghề tương lai của tôi.
Lớp 11:
Chủ đề 1: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Giao thông - Vận tải và Địa chất
Chủ đề 2: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực Kinh doanh, Dịch vụ.
Chủ đề 3: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Năng lượng, Bưu chính - Viễn thông, Công nghệ Thông tin.
Chủ đề 4: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng. 
Chủ đề 5: Giao lưu với những tấm gương vượt khó, điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi. (Làm gì sau khi tốt nghiệp THPT).
Chủ đề 6: Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động.
Chủ đề 7: Tôi muốn đạt được ước mơ.
Chủ đề 8: Tìm hiểu thực tế trường Đại học, Cao đẳng, TCCN tại địa phương.
Lớp 12:
Chủ đề 1: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.
Chủ đề 2: Những điều kiện để thành đạt trong nghề.
Chủ đề 3: Tìm hiểu hệ thống đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề của trung ương và địa phương.
Chủ đề 4: Tìm hiểu hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng.
Chủ đề 5: Tư vấn chọn nghề.
Chủ đề 6: Hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh.
Chủ đề 7: Thanh niên lập thân, lập nghiệp.
Chủ đề 8: Tổ chức tham quan hoặc hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp.
b. Chương trình mới: Từ năm học 2012 – 2013 theo cuốn: “Tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12” với thời lượng: 9 tiết/năm học/lớp.
Lớp 10: Gồm 3 chuyên đề: 
Chuyên đề 1: Tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn hướng học, chọn nghề của bản thân.
Chuyên đề 2: Tìm hiểu nghề nghiệp
Chuyên đề 3: Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp.
Lớp 11: Gồm 3 chuyên đề: 
Chuyên đề 1: Tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn hướng đi sau THPT và chọn nghề của bản thân. 
Chuyên đề 2: Tìm hiểu nghề nghiệp
Chuyên đề 3: Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp.
Lớp 12: Gồm 3 chuyên đề: 
Chuyên đề 1: Tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn nghề của bản thân. 
Chuyên đề 2: Tìm hiểu nghề nghiệp
Chuyên đề 3: Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp.
 Nhìn chung: Dù chương trình hướng nghiệp theo nội dung cũ hay mới thì đều xoay quanh 3 vấn đề:
Thứ nhất: Tìm hiểu bản thân.
Thứ hai: Tìm hiểu nghề nghiệp.
Thứ ba: Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp.
** Sử dụng Website  vào hoạt động hướng nghiệp phổ thông:
Chuyên đề 1: Tìm hiểu bản thân.
Để giúp học sinh tìm hiểu bản thân  đã xây dựng các chuyên mục như: Hướng nghiệp, Giáo dục hướng nghiệp phổ thông, Tư vấn học đường. Học sinh có thể vào mục: Trắc nghiệm để biết mình có những tố chất và phù hợp với nhóm nghề nghiệp nào. Mục: Tư vấn tâm lý cung cấp kiến thức bổ trợ để học sinh hiểu được bản thân mình.
 Chuyên đề 2: Tìm hiểu nghề nghiệp
Sau khi học sinh đã tìm hiểu được bản thân và muốn đi vào tìm hiểu các ngành nghề thì  đã xây dựng chuyên mục Ngành nghề bao gồm các ngành như: An ninh – Quốc phòng, Công nghệ thông tin, Du lịch, Điện tử viễn thông, GTVT – Hàng không, Khoa học tự nhiên – xã hội – nhân văn, Kinh tế – Tài chính, Ngành luật, Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Sư phạm – quản lý giáo dục, Tài nguyên môi trường, Văn hóa nghệ thuật, Xây dựng – Kiến trúc, Y dược.
Học sinh có thể tham khảo các thông tin nghề nghiệp cụ thể, tìm hiểu các trường đào tạo, điều kiện tuyển sinh... qua các bài viết.
Chuyên đề 3: Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp.
Khi học sinh đã hiểu được bản thân, nắm vững được nghề nghiệp và muốn bắt tay vào xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân mình thì  cung cấp cho học sinh Bảng kế hoạch nghề nghiệp.
Lưu ý: 
+ Đối với học sinh phổ thông khi tìm hiểu nội dung kiến thức hướng nghiệp ở  có thể nắm vững chương trình hướng nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12 (Dù đang học, hay chưa học trung học phổ thông).
+ Đối với các bậc phụ huynh có thể tham khảo  để nắm bắt được kiến thức về hướng nghiệp. Có thể định hướng cho con em theo học ngành nghề phù hợp với nhu cầu và năng lực của cá nhân.
+ Đối với các thầy cô giáo ở bậc giáo dục phổ thông có thể xem  là một kênh thông tin hỗ trợ các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. 
2.33.2. Sử dụng Website trong hướng nghiệp ngoài nhà trường phổ thông
Website  sau một thời gian đi vào hoạt động đã được đón nhận và hưởng ứng tích cực. Chỉ qua một vài thao tác ngắn để đến với website. Truy cập vào nội dung Website người đọc sẽ hiểu được bản thân, hiểu được nghề nghiệp và xây dựng được kế hoạch nghề nghiệp.
Website  được tích hợp tính năng với mạng xã hội Facebook. Khi các em tham khảo nội dung các bài viết hướng nghiệp có băn khoăn về nghề nghiệp thì hỏi (Chat trực tiếp) nếu cần.
Website  được tích hợp tính năng Gmail. Nếu có nhu cầu hỏi về nghề nghiệp thì có thể gửi thư về theo địa chỉ: huongnghiephocduong@gmail.com và tôi đã giải đáp thắc mắc.
Website  đã cung cấp cho các em học sinh THPT những thông tin về thế giới nghề nghiệp, về các hoạt động lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho các em. Là cầu nối giao lưu nghề nghiệp của bản thân tôi (giáo viên làm công tác hướng nghiệp) với học sinh có nhu cầu tham vấn, tìm hiểu nghề nghiệp. Nhiều câu hỏi về nghề nghiệp của các em được tôi trả lời thỏa đáng.
 2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Qua việc sử dụng Website  trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã thu được một số hiệu quả:
Thứ nhất: Việc sử dụng như một địa chỉ cung cấp thông tin phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đã mang lại hiệu quả. Số lượng truy cập Website  đạt hơn 40 nghìn lượt sau một thời gian hoạt động.
Thứ hai: Website  trở thành kênh tương tác nghề nghiệp của giáo viên hướng nghiệp với học sinh có nhu cầu hướng nghiệp.
Thứ ba Việc xây dựng Website:  đã giúp bản thân tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi, nâng cao năng lực về hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Trước khi thực hiện đề tài này bản thân tôi rất băn khoăn, trăn trở về việc đổi mới trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Làm sao để học sinh có thể nắm bắt đầy đủ nội dung, chương trình hướng nghiệp phổ thông. Trong khi học sinh chỉ được tìm hi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thanh_mot_dia_chi_cung_cap_thong_tin_phuc_vu_cong_tac_g.doc