SKKN Ứng dụng phần mềm Camtasia Studio nâng cao chất lượng dạy học trực quan môn Tin học lớp 12

SKKN Ứng dụng phần mềm Camtasia Studio nâng cao chất lượng dạy học trực quan môn Tin học lớp 12

Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa học – kỹ thuật (CMKH-KT) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.

Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT) là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong Giáo dục - Đào tạo, ICT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của Công nghệ thông tin ”. Như vậy, ICT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:

Học mọi nơi (any where)

Học mọi lúc (any time)

Học suốt đời (life long)

Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau

Từ lí do trên, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng phần mềm Camtasia Studio nâng cao chất lượng dạy học trực quan môn Tin học lớp 12

 

doc 20 trang thuychi01 24656
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng phần mềm Camtasia Studio nâng cao chất lượng dạy học trực quan môn Tin học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa học – kỹ thuật (CMKH-KT) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.
Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT) là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong Giáo dục - Đào tạo, ICT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của Công nghệ thông tin ”. Như vậy, ICT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:
Học mọi nơi (any where)
Học mọi lúc (any time)
Học suốt đời (life long)
Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau
Từ lí do trên, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng phần mềm Camtasia Studio nâng cao chất lượng dạy học trực quan môn Tin học lớp 12”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
* Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách học.	
Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
 Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;
Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”.
Trong “Chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”
* Tính sư phạm trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học
Đối với nghề dạy học, tiêu chí của bài học không giống như những bài thuyết trình, những bản báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không như các đối tượng Hội nghị, Hội thảo. Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng có ứng dụng CNTT cần đảm bảo không những tính nội dung mà còn phải đặt mạnh tiêu chí về tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học sinh (HS), tính thẩm mĩ của trang trình chiếu, sự thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học và các phương pháp dạy học (PPDH). Vì vậy, người giáo viên muốn sử dụng CNTT để dạy học có hiệu quả thì không những phải có kiến thức tối thiểu về các phần mềm (không phải chỉ đơn thuần là “viết” chữ lên các trang trình chiếu) mà còn cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luận dạy học và về các PPDH tích cực, sau đó mới là sự linh hoạt và sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu sao cho hấp dẫn một cách có ý nghĩa.
Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDH trong nhà trường chúng ta hiện nay, trong đó, việc giảng bằng các trang trình chiếu PowerPoint đang được nhiều giáo viên trường THPT thực hiện. Đương nhiên, không phải và cũng không cần thiết biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng máy tính, cho dù ở trường nào đó có đủ khả năng về cơ sở vật chất cũng như các kĩ năng thích hợp cho công việc. Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu PowerPoint thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học, về tính hấp dẫn của của bài giảng, chí ít cũng có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết thông thường. Cần tránh việc chạy theo phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạm dụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý. Cũng không nên tầm thường hoá việc dạy bằng PowerPoint. Nhiều người quan niệm trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen, thậm chí không bằng bảng đen (vì họ không được viết xóa thoải mái như dùng bảng đen). Cái “lí” của họ cũng có thể đúng, bởi vì thực tế, một số giáo viên dạy bằng PowerPoint nhưng cuối cùng học sinh chẳng ghi được gì vào vở, không thu nhận được kiến thức gì quan trọng ngoài sự “thú vị” một cách chung chung!
        Như vậy có nghĩa là, sử dụng máy tính để dạy học phải đạt được yêu cầu cao nhất là:hiệu quả giờ học.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
- Giải pháp để phát huy tối đa hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học: Để sử dụng có hiệu quả phần mềm PowerPoint, soạn giáo án điện tử và các phần mềm khác .Với những vấn đề đó phương án sử dụng phần mềm để hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong soạn bài giảng điện tử (E- learning ) đó là phần mềm CAMTASIA STUDIO
- Do điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường nên phạm vi nghiên cứu và thực hiện là với môn Tin học tại các lớp mà tôi đã từng giảng dạy của trường THPT Tĩnh gia 2 trong các năm học trước đây mà đặc biệt là năm học 2016-2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết trong thực tế dảng dạy
- Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin trong thực tế giảng dạy giảng dạy
- Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu thực tế. 
II - NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận.
	Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy học, chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới hướng tới nền kinh tế tri thức.
Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay gọi là kỷ nguyên công nghệ thông tin. Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con người cũng đã tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được đã hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
	Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp học sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa Tin học vào nhà trường nói chung và phổ cập ở bậc tung học phổ thông nói riêng là một việc làm cần thiết để các em làm quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến. 
	Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với học sinh lớp 12 khi học bộ môn Tin học này mang tính chất ứng dụng cao đòi hỏi học sinh học thực thụ như học nghề, nghĩa là học tới đâu làm được tới đó trong khi việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của môn học là máy tính. Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kĩ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện nay.
	Để giảng dạy tốt bộ môn Tin học lớp 12 có chất lượng, đạt kết cao thì giáo viên ngoài tinh thông về bộ môn Tin học, cần nắm chắc phương pháp dạy học trực quan hay còn gọi trực quan hoá thông tin thông qua các công cụ trực quan.
2.2 Cơ sở thực tiễn.
	Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính nhưng khi soạn giáo án, giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện trên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng tranh luận sôi nổi của học sinh. Để làm được điều này thì đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. 
	Khó khăn lớn nhất hiện nay ở các trường học khi áp dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy vẫn là trang thiết bị nghe nhìn, phương tiện dạy học... còn nhiều thiếu thốn và bất cập. Để áp dụng phương pháp này vào dạy Tin học thì phải có máy chiếu (Projecter), máy vi tính đó là chưa kể đến việc nếu áp dụng đồng loạt thì mỗi lớp cũng đều phải được trang bị.
Đây là bộ môn đặc trưng muốn đạt chất lượng cao đòi hỏi các em phải tiếp xúc với máy tính nhiều, nhưng thời lượng trên lớp còn ít thì các em chưa thể thực hành hết các kiến thức đã học mà nếu có thực hành hết thì sẽ chóng quên. Bên cạnh đó, do hoàn cảnh kinh tế nói chung còn khó khăn, đặc biệt là phần đa các gia đình học sinh trên địa bàn nhà trường đóng không có điều kiện để mua máy tính cho con em học. Theo thống kê của tôi trong một số năm gần đây thì chỉ một hoặc hai lớp có 10 đến 11 em là gia đình có máy vi tính, còn phần đa là không có. 
	 Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh không cao, không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu. 
 Trải qua thực tế nhiều năm giảng dạy chương trình Tin học lớp 12, đặc biệt là nội dung "Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Microsoft Access" tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự hứng thú trong học tập điều đó dẫn đến hiệu quả học tập về cả lý thuyết và kỹ năng thực hành chưa cao, bằng phương pháp khảo sát thực trạng học tập của 4 lớp 12 tôi giảng dạy trong năm học vừa qua căn cứ trên kết quả bài kiểm tra tổng hợp 45 phút số 1(Tiết 11 PPCT Tin học lớp 12), kết quả như sau:
- Về khâu tiếp nhận và nhớ lý thuyết:
Lớp
Sĩ số
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A4
46
8
17
15
32
20
43
3
6.5
12A6
46
7
15
12
26
20
43
7
15
12A7
45
8
17
9
20
22
49
6
13
12A9
47
6
13
14
29
20
43
7
15
- Về kĩ năng thực hành:
Lớp
Sĩ số
Tự thao tác sau khi có hướng dẫn
Thao tác cần có hướng dẫn thường xuyên
Chưa biết thao tác
SL
%
SL
%
SL
%
12A4
46
17
36.9
25
53.4
4
8.7
12A6
46
15
32.6
20
43.5
11
23.9
12A7
45
10
22.2
15
33.3
20
44.4
12A9
47
8
17
12
25.5
27
57.4
Qua kết quả trên thì đa phần các em nắm kiến thức lí thuyết còn yếu và khi tìm hiểu thông qua những học sinh học tập chưa đạt yêu cầu như trên thì cho thấy:
+. 80% học sinh cho biết lý do là vì giờ học lý thuyết thuần túy, các bước làm diễn tả theo ngôn ngữ phần mềm (Tiếng Anh) nên các em hay quên và mong muốn thầy giáo làm mẫu ngay trong giờ học lý thuyết sau mỗi thao tác.
+. 20% còn lại đưa ra nhiều lý do khác nhau ví dụ như áp lực về năm học cuối cấp các em tập trung tối đa cho các môn thi tốt nghiệp, đại học, thậm chí có không ít em trình bày thẳng thắn là không thích học môn Tin học, .v..v..
Do đó dẫn đến hiệu quả trong các giờ thực hành chưa cao nếu không có sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên. Từ thực tế trên tôi luôn suy nghĩ phải đưa ra những giải pháp như thế nào để các em phải ghi nhớ lí thuyết tốt hơn ngay trong giờ học trên lớp để dành tối đa thời gian học tại phòng máy cho việc rèn luyện kỹ năng thực hành mà tránh tình trạng vừa thực hành vừa đọc lại lý thuyết hay quá thụ động trông chờ giáo viên. Sau một thời gian trăn trở tôi đã mạnh dạn ứng dụng phần mềm Camtasia Studio vào trong giảng dạy nội dung Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access để nâng cao hơn nữa tính trực quan trong bài giảng tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2.3 Các giải pháp thực hiện.
2.3.1 Giới thiệu phần mềm Camtasia Studio
- Camtasia Studio là phần mềm quay phim màn hình được đánh giá tốt rất cao hiện nay để:
Tạo ra các video sinh động phục vụ cho bài giảng trên lớp
Tạo ra các bài tập cho học sinh trên phòng máy
Ghi lại bài học cho học sinh vắng mặt không bị mất kiến thức
- Tôi ứng dụng phiên bản Camtasia Studio 8, các bạn đồng nghiệp có thể download phần mềm tại địa chỉ sau:  
- Hướng dẫn cài đặt và cấu hình tối thiểu của máy tính để cài đặt Camtasia Studio 8 các bạn có thể tham khảo trong phần phụ lục.
2.3.2 Ứng dụng phần mềm Camtasia Studio 8 trong hỗ trợ trực quan bài học:
- Trong phạm vi sáng kiến tôi trình bày 2 mức độ ứng dụng Camtasia Studio 8 để hỗ trợ hoạt động trực quan hóa khi dạy nội dung Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access trong chương trình Tin học lớp 12.
2.3.2.1 Mức độ ứng dụng 1: Sử dụng Camtasia Studio 8 để tạo ra các đoạn video ngắn gọn và đơn giản chỉ có hình ảnh, cách làm như sau: (Các bạn có thể xem hệ thống hình minh họa các bước làm tương ứng trong phần phụ lục)
Bước 1: Khởi động phần mềm Camtasia Studio 8, trên giao diện chính của phần mềm nhấn vào nút Record the screen ở phía trên bên trái màn hình để quay Video màn hình. (Hình 3 - Phần phụ lục).
Bước 2: Ngay sau đó sẽ có một cửa sổ nhỏ xuất hiện tại phía cuối của màn hình, tại đây bạn có thể lựa chọn:
Full screen: Quay toàn bộ màn hình.
Custom: Quay một phần màn hình.
Nếu bạn chọn chế độ ghi hình theo kích thước tùy chọn Custom, 1 vùng lựa chọn với đường viền mờ sẽ xuất hiện trên màn hình. Chọn điểm bắt đầu và kết thúc bằng cách bấm và di chuột qua toàn bộ diện tích cần ghi hình. Sau đó bấm biểu tượng Rec màu đỏ để ghi hình thao tác, có thể nhấn F10 để ngừng quay Video (Hình 4 - Phần phụ lục).
Bước 3: Quá trình quay phim màn hình bắt đầu, nếu muốn xóa đoạn quay Video này thì nhấn vào Delete, muốn tạm dừng nhấn vào Pause, còn muốn dừng thì nhấn vào Stop. (Hình 5- Phần phụ lục)
Bước 4: Cửa sổ Preview xuất hiện với 3 lựa chọn:
- Delete: Xóa video vừa rồi.
- Produce: Xuất ra một định dạng bất kỳ.
- Save and Edit: Lưu một file thô và tiến hành chỉnh sửa trong phần mềm chính.
Ở đây chúng ta chọn Save and Edit. (Hình 6 - Phần phụ lục)
Bước 5: 
- Trong hộp thoại Editing Dimensions chọn kích thước theo chuẩn có sẵn hay tự thay đổi ở mục Width và Height để phù hợp với nhu cầu sử dụng. 
- Quan sát giao diện phần mềm này có 3 phần chính: 
+ Phần bên phải hiển thị video để quan sát
+ Phần bên trái hiển thị thanh công cụ để tùy chỉnh Video theo ý muốn
+ Phần dưới cùng là phần Timeline: Bạn có thể tùy chỉnh kích thước hiển thị của mỗi phần bằng cách kéo chuột sang ngang hoặc lên xuống. Phóng to, thu nhỏ màn hình bằng cách kích chuột trái vào màn hình và sử dụng lăn chuột giữa. (Hình 7 - Phần phụ lục)
Bước 6: Để tùy chỉnh con trỏ chuột nhấn vào More, chọn Cursor Effects. Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh kích thước con trỏ ở mục Cursor size, cũng như hiệu ứng kích chuột trái và kích chuột phải. (Hình 8 - Phần phụ lục)
Bước 7: Để thêm phụ đề cho Video nhấn vào More, chọn Captions. Sau đó nhấn vào Add caption media rồi gõ chữ muốn thêm vào ô trống. (Hình 9 - Phần phụ lục)
Bước 8: Khi cắt một đoạn Video đi, bạn có thể chọn một đoạn chuyển cảnh bằng cách nhấn vào phần Transitions, sau đó kéo và thả vào đoạn cắt vừa rồi. (Hình 10 - Phần phụ lục)
Bước 9: Sau khi hoàn tất công đoạn chỉnh sửa, nhấn vào Produce and share để lưu lại định dạng theo ý muốn: Lưu trên máy tính, ghi ra đĩa, chia sẻ trực tiếp lên YouTube,Google Drive, hoặc trang web Screencast.com được tích hợp sẵn. Sau đó nhấn Next để tiếp tục. (Hình 12 - Phần phụ Lục). Ở đây chúng ta chọn Custom production settings. Cửa sổ tiếp theo cho phép bạn lựa chọn định dạng lưu trữ cho đoạn Video. Sau đó nhấn Next để tiếp tục. (Hình 13- Phần phụ lục). Bạn cứ việc chọn Next cho tới khi gặp cửa sổ Video Options, thì nhấn vào Options  để chọn nơi lưu trữ ảnh mà bạn muốn đánh dấu lên đoạn Video. Sau đó nhấn Next cuối cùng là chọn Finish để hoàn tất và xuất ra Video theo định dạng mong muốn. (Hình 14 - Phần phụ Lục).
- Áp dụng đối với giờ học lý thuyết: Tích hợp các đoạn video tạo ra vào bài giảng điện tử cho học sinh quan sát, minh họa thao tác, ngay trong một tiết học vì trên thực tế sau khi học một kỹ năng thì học sinh luôn mong muốn giáo viên làm mẫu ngay trong giờ, nhưng trên thực tế thì lại rất khó thực hiện vì những lý do sau:
+ Thời lượng của một tiết học hay của một bài học lý thuyết không đủ để cho giáo viên có thể làm mẫu hết các thao tác trên máy tính các kỹ năng cho học sinh quan sát.
+ Trong quá trình thao tác minh họa trực tiếp trên máy có thể phát sinh ra những tình huống mà bản thân giáo viên cũng không lường hết được.
+. Máy tính dùng giảng dạy phải cài hệ điều hành Windows XP và Microsoft Office 2003 cho thống nhất với các thao tác và hệ thống hình minh họa trong sách giáo khoa hiện hành.
Nhưng với việc giáo viên ứng dụng Camtasia Studio để tạo ra các video thao tác mẫu tích hợp trong bài giảng thì hoàn toàn có thể khắc phục tốt những khó khăn trên.
- Đối với giờ học thực hành trên máy: Các đoạn video tạo ra minh họa các thao tác trong giờ học lý thuyết tôi copy vào trong hệ thống máy tính của phòng học thực hành theo tiến trình bài học và
Trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đính kèm video thao tác sắp xếp dữ liệu trong bài học số 5: "Các thao tác cơ bản trên bảng" để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
2.3.2.2 Mức độ ứng dụng 2: 
Sử dụng Camtasia Studio 8 tạo ra các đoạn video gồm cả âm thanh và hình ảnh với mục đích là hệ thống hóa lại kiến thức một cách logic dùng hệ quản trị có sở dữ liệu Microsoft Access giải quyết bài toán quản lý nói chung. 
Sau đây tôi trình bày cụ thể phương pháp xây dựng các video hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong kỳ 1được tích hợp vào giáo án 02 tiết ôn tập cuối kỳ (Tiết 17 và tiết 18 trong PPCC Tin học lớp 12) mà tôi đã thực hiện, đó là bài toán "Quản lý học sinh" bằng 02 bảng, một bảng chứa thông tin học sinh và một bảng chứa điểm học kỳ 1 của học sinh.
Đoạn Video 01 thực hiện các thao tác:
Khởi động Access
Tạo tệp cơ sở dữ liệu mới và đặt tên là QL_Học_Sinh.mbd
Đoạn Video 02 thực hiện các thao tác:
Tạo cấu trúc 03 bảng DANH_SACH và DIEM_HK1, DIEM_HK2 theo yêu cầu đề bài bằng chế độ thiết kế gồm các thao tác:
Nhập tên trường
Chọn kiểu dữ liệu cho các trường, thiết lập thuộc tính
Mô tả các trường
Chỉ định khóa chính
Lưu cấu trúc bảng
Đoạn Video 03 thực hiện các thao tác sau với CSDL đã lập
Thay đổi cấu trúc bảng DANH_SACH
Thay đổi thứ tự các trường
Thêm vào bảng một trường
Xóa trường vừa thêm vào bảng
Thay đổi khóa chính DIEM_HK1
Đoạn video 04 thực hiện thao tác xóa và đổi tên bảng
Xóa bang DIEM_HK2 khỏi CSDL QL_Học_Sinh.mdb
Đổi tên bảng DIEM_HK1 thành DIEM_HK_1
Đoạn video 05 thực hiện các thao tác cập nhật dữ liệu cho bảng DANH_SACH
Mở bảng nhập dữ liệu cho 05 bản ghi
Thêm và xóa một bản ghi trong bảng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_phan_mem_camtasia_studio_nang_cao_chat_luong_d.doc
  • docBia PHU LUC.doc
  • docBia SKKN.doc
  • docPHU LUC.doc