SKKN Tổ chức thực hành theo nhóm môn Tin học 12 nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THPT Mường Lát

SKKN Tổ chức thực hành theo nhóm môn Tin học 12 nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THPT Mường Lát

“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ.

Như chúng ta đã biết, nếu chỉ học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là “tri thức chết”. Đối với học sinh THPT nói riêng cũng vậy, nếu các em chỉ tiếp thu kiến thức các môn học ở mức độ lý thuyết mà quên mất việc phải thực hành thì những kiến thức đó sẽ chẳng thể giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội. Với bộ môn Tin học thì điều đó lại càng thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.

Thực hành là một phần quan trọng trong chương trình tin học nói chung và trong Tin học 12 nói riêng. Việc đổi mới công tác thực hành, là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực. Thực hành sẽ tạo cơ hội cho học sinh bổ sung kiến thức, nắm vững các khái niệm về lý thuyết và rèn luyện kỹ năng, làm sáng tỏ những gì học tại lớp và học qua sách vở.

Qua thời gian trực tiếp giảng dạy Tin học tại trường THPT Mường Lát nói chung, môn Tin học 12 với những đặc thù nói riêng tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh yếu về kỹ năng thực hành trên máy. Các em còn thấy ngại khi giáo viên yêu cầu thực hiện thao tác trên máy, chủ yếu các em chỉ quan sát các em khác trong lớp thực hành (Hs khá – giỏi) nên đôi khi giờ thực hành có kết quả không như mong đợi.

Từ thực tế trên, tôi luôn băn khoăn và mong muốn tìm ra biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em sau những giờ thực hành có một kỹ năng, đạt được yêu cầu bài học. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc tìm ra phương pháp, cách tổ chức lớp học sao cho có hiệu quả nhất. Sau một thời gian hướng dẫn các em thực hành bằng cách chia nhóm thì tôi thấy kết quả thực sự thay đổi, chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức thực hành theo nhóm môn Tin học 12 nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THPT Mường Lát” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để chia sẻ với quý đồng nghiệp cùng tham khảo và có ý kiến xây dựng, để một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới biện pháp tổ chức dạy học ở trường THPT nơi mình đang công tác.

 

doc 12 trang thuychi01 14122
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức thực hành theo nhóm môn Tin học 12 nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THPT Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
TÊN ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIN HỌC 12 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM CHO HỌC SINH 
TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ DUYÊN
 CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
Năm học: 2016 – 2017
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ. 
Như chúng ta đã biết, nếu chỉ học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là “tri thức chết”. Đối với học sinh THPT nói riêng cũng vậy, nếu các em chỉ tiếp thu kiến thức các môn học ở mức độ lý thuyết mà quên mất việc phải thực hành thì những kiến thức đó sẽ chẳng thể giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội. Với bộ môn Tin học thì điều đó lại càng thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.
Thực hành là một phần quan trọng trong chương trình tin học nói chung và trong Tin học 12 nói riêng. Việc đổi mới công tác thực hành, là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực. Thực hành sẽ tạo cơ hội cho học sinh bổ sung kiến thức, nắm vững các khái niệm về lý thuyết và rèn luyện kỹ năng, làm sáng tỏ những gì học tại lớp và học qua sách vở. 
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy Tin học tại trường THPT Mường Lát nói chung, môn Tin học 12 với những đặc thù nói riêng tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh yếu về kỹ năng thực hành trên máy. Các em còn thấy ngại khi giáo viên yêu cầu thực hiện thao tác trên máy, chủ yếu các em chỉ quan sát các em khác trong lớp thực hành (Hs khá – giỏi) nên đôi khi giờ thực hành có kết quả không như mong đợi. 
Từ thực tế trên, tôi luôn băn khoăn và mong muốn tìm ra biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em sau những giờ thực hành có một kỹ năng, đạt được yêu cầu bài học. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc tìm ra phương pháp, cách tổ chức lớp học sao cho có hiệu quả nhất. Sau một thời gian hướng dẫn các em thực hành bằng cách chia nhóm thì tôi thấy kết quả thực sự thay đổi, chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức thực hành theo nhóm môn Tin học 12 nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THPT Mường Lát” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để chia sẻ với quý đồng nghiệp cùng tham khảo và có ý kiến xây dựng, để một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới biện pháp tổ chức dạy học ở trường THPT nơi mình đang công tác.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra biện pháp để nâng cao chất lượng thực hành Tin học 12 cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Qua đề tài này tôi mong muốn làm rõ vấn đề: Việc sử dụng phương pháp làm việc nhóm để dạy học các bài thực hành Tin học 12 có nâng cao chất lượng thực hành cho học sinh hay không?
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này, tôi sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu như: 
+ Phương pháp phân tích tài liệu (Phương pháp nghiên cứu lý luận).
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trong SKKN này sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh trình tự, nghĩa là tiến hành so sánh kết quả ban đầu trước thực nghiệm và kết quả sau thực nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Đổi mới PPDH
Để nâng cao chất lượng dạy học thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phương pháp dạy học phù hợp là yếu tố quyết định đến chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đổi mới các hình thức tổ chức để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp.
 2.1.2 Dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là một phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ tổ chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như: thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề,... Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu việt, cho phép rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh hiện đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học và trong nhiều trường THPT.
Phương pháp làm việc theo nhóm có những ưu điểm:
	Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không có ai là hoàn hảo, do đó làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của hình thức dạy học theo nhóm để phát huy được những điểm mạnh của nó.
	Thứ nhất, việc giảng dạy theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học tập hướng tới người học, khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải háp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác nó nâng cao được tính tương tác giữa các thành viên nhằm tác động tích cực đến người học như: Tăng cường động cơ học tập, nảy sinh nhữnh hứng thú mới, kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng và cáh giải quyết vấn đề, khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển được các mối quan hệ và quan tâm đến nhau.
	Thứ hai, các thành viên trong nhóm biết được sự phụ thuộc lẫn nhau.
Làm việc theo nhóm là cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giảng viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ  và sự phân công công việc trong nhóm, vì vậy mỗi thành viên trong nhóm tự ý thức được phải cố gắng hết mình không phải chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công của cả nhóm.
	Thứ ba, Giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm nâng cao được tính trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. Do mỗi thành viên trong nhóm được phân công thực hiện một vai trò nhất định, một công việc và trách nhiệm cụ thể. Các thành viên trong nhóm không thể trốn tránh trách nhiệm hoặc dựa vào công việc của người khác. Trách nhiệm của mỗi thành viên là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của nhóm. Hay nói cách khác, việc tổ chức dạy học theo nhóm không phải là hình thức nhằm thay thế học tập cá nhân mà là để giúp cá nhân thực hiện nhiệm vụ học tập của mình thông qua trao đổi, thảo luận với các thành viên cùng học. Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì những ưu điểm cơ bản trên sẽ phần nào nhấn mạnh được vai trò quan trọng của phương pháp giảng dạy theo nhóm. Vai trò của người dạy là điều khiển hoạt động của người học, còn người học là trung tâm của hoạt động đó. Kết quả của hoạt động này là những yêu cầu cụ thể và nhiệm vụ của bài học.
 (Nguồn:  )
2.2 Thực trạng
- Trên thực tế qua những năm giảng dạy bộ môn Tin học, thông qua học sinh, phụ huynh và qua trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như học sinh đều yêu thích và hứng thú với môn tin học. Tuy nhiên chất lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kỹ năng thực hành trên máy tính còn hạn chế, một số học sinh còn chưa có thái độ tích cực trong giờ thực hành để rèn kỹ năng. 
Những thuận lợi khi giảng dạy thực hành:
- Có sự quan tâm, chú trọng tới việc đổi mới phương pháp dạy học và thực hành của BGH nhà trường trong những năm qua. 
- Giáo viên nhiệt tình, có trình độ tay nghề vững vàng, được qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn hàng năm. 
- Phần lớn các em học sinh có ý thức học tập tốt, luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới và hứng thú với môn học. 
- Được nhà trường quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị dạy học. 
Bên cạnh đó còn không ít những khó khăn :
- Phần đa các em là người dân tộc thiểu số có điều kiện gia đình khó khăn nên việc tiếp xúc với máy tính là rất ít, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sử dụng máy tính cũng như thực hành của các em.
- Sĩ số học sinh trong một lớp còn khá đông, phòng máy lại ít máy, máy cũ hay hư hỏng vì thế số học sinh trên 1 máy còn cao, buộc các em phải thay nhau thực hành ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bài học. 
- Về thái độ học tập, do các em là học sinh cuối cấp nên rất nhiều em có tư tưởng chỉ chú trọng các môn học chính để thi đại học mà những môn còn lại các em không học hoặc học chống đối, thậm chí còn có tư tuởng rất ngại khi sử dụng máy tính để thực hành rèn luyện kỹ năng. 
- Tin học 12 học về một hệ Quản trị CSDL: HS chưa sử dụng một hệ QTCSDL nào nên chưa hình dung được cụ thể việc thực hiện các chức năng này. Để giải thích các chức năng duy trì tính nhất quán, tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời, Nên đòi hỏi giáo viên cần chú trọng phương pháp giảng dạy để đạt được mục tiêu là Tin học 12 có môi trường cho học sinh có thể phát huy cao các thiên chức: Nghe, Nhìn, Đọc, Nói, Viết và Làm. 
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Tiến hành khảo sát chất lượng thực hành bộ môn:
Sau một số giờ thực hành đầu năm, tiến hành khảo sát chất lượng tôi thấy học sinh còn rất ngại thực hành, thao tác cơ bản trên máy còn chưa chuẩn, đa số việc thực hành trên máy chỉ tập trung vào các em khá và giỏi, số còn lại các em chỉ quan sát, nên khi giáo viên hỏi thì không thực hiện được công việc theo yêu cầu. Vì thế, kết quả học tập còn chưa cao được thể hiện qua bảng sau:
Kết quả khảo sát thực hành đầu năm học 2016-2017
TT
Lớp
Sĩ số
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Kh 
TB
Yếu
K 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
12A
21
5
23.8
5
23.8
10
47.6
1
4.8
0
0.0
2
12B
32
3
9.4
8
25
14
43.7
5
15.6
2
6.3
3
12C
34
3
8.8
9
26.5
12
35.3
8
23.5
2
5.9
Tổng
87
11
12.6
22
25.3
36
41.4
14
16.1
4
4.6
2. Thiết kế bài dạy thực hành theo phương pháp nhóm phù hợp với nhiều đối tượng học sinh:
Đây là một phần không thể thiếu đối với một giáo viên trước mỗi giờ dạy, đặc biệt là với giờ thực hành với những đặc thù riêng. “ Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”. Để thiết kế được một bài dạy phù hợp với nhiều đối tựợng học sinh thì tối thiểu cần làm được những công việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm. Tìm ra được những kỹ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và những kiến thức kỹ năng dành cho học sinh giỏi. 
- Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần thiết. 
- Nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của chương, của bài để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện dạy và học. 
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy và học. 
- Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. 
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào một tiết dạy thực hành và thành công bước đầu. 
3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. 
Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã có bước đầu thành công nhưng đó mới chỉ là buớc khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều kiển các đối tượng học sinh trên lớp. 
Trong điều kiện CSVC của nhà trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng là chia nhóm thực hành. Với việc chia thành từng nhóm học sinh có điều kịên hỗ trợ lẫn nhau- bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là thụ động tiếp thu từ giáo viên. Với số lượng học sinh đông và số máy là có hạn nên căn cứ vào hai số lượng này mà giáo viên có phương án chia nhóm cho phù hợp. Có rất nhiều phương án để chia nhóm học sinh như: 
- Chia nhóm một cách ngẫu nhiên. 
- Chia nhóm theo đôi bạn cùng tiến. 
- Chia nhóm theo lực học 
- Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng
- Chia nhóm theo địa hình khu dân cư. 
Tuy nhiên, để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả buộc giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Dựa vào kết quả khảo sát tôi chia nhóm từ 2 đến 3 học sinh một máy sao cho trong mỗi nhóm có cả học sinh thực hành tốt và học sinh còn yếu kém. Không để tình trạng xếp nhóm ngẫu nhiên sẽ xảy ra trường hợp có nhóm toàn học sinh khá giỏi, nhóm khác lại toàn những học sinh yếu kém. Các học sinh có thể tự cử nhóm trưởng của nhóm mình. 
Các bước tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu nội dung thực hành. 
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. 
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến kích học sinh tích cực hoạt động. 
- Giáo viên quản lý, giám sát học sinh thực hành theo nhóm:
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi và bổ trợ khi cần. 
+ Chỉ rõ những kỹ năng, thao tác nào được dành cho học sinh yếu trong nhóm, những kỹ năng, thao tác nào dành cho học sinh khá và giỏi. 
+ Phát hiện những nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh. 
+ Luôn có ý thức giáo viên chỉ trợ giúp, tránh việc đi sâu can thiệp làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. 
+ Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng. 
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả bằng cách chỉ định một học sinh bất kỳ trong nhóm thực hiện các yêu cầu đặt ra của nội dung thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ thì gắn cho cả nhóm và đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm và các nhóm kiểm tra nhau theo vòng tròn. Làm như vậy các em sẽ có ý thức hơn trong thực hành. 
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành – nhận xét về kỹ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm. 
+ Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác. 
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ xung kiến thức. 
Giáo viên cũng có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến kích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm kết quả chưa cao. 
 4. Ví dụ minh họa về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực hành. 
Bài tập và thực hành 5
LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
Thiết kế bài học
Xác định mục tiêu và trọng tâm của bài. 
+ Học sinh biết tạo CSDL có nhiều bảng
+ Biết tạo liên kết giữa các bảng, sửa liên kết giữa các bảng. 
Xác định các kỹ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt:
+ Đối với học sinh yếu: Biết tạo cấu trúc CSDL gồm 3 bảng, tạo liên kết giữa các bảng theo yêu cầu cụ thể. 
+ Đối với học sinh khá- giỏi: Ngoài yêu cầu trên còn biết tạo liên kết giữa các bảng trong một số CSDL cụ thể, biết khai thác dữ liệu từ các bảng đã liên kết thông qua biểu mẫu. 
Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy và học, Phần mềm hệ QTCSDL Access. 
Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp. 
Chia nhóm học sinh đa dạng, các nhóm tự đề cử nhóm trưởng. 
Hoạt động 1:
 Tạo CSDL gồm 3 bảng có cấu trúc cho trước và nhập dữ liệu cho 3 bảng
Bảng Khach_Hang
Tên trường
Mô tả
Khoá chính
Ma_khach_hang
Mã khách hàng
Ten_khach_hang
Tên khách hàng
Dia_chi
Địa chỉ khách hàng
Bảng Mat_Hang
Tên trường
Mô tả
Khoá chính
Ma_hang
Mã mặt hàng
Ten_hang
Tên mặt hàng
Don_gia
Đơn giá (VNĐ)
Bảng Hoa_don
Tên trường
Mô tả
Khoá chính
So_don
Số hiệu đơn đặt hàng
Ma_khach_hang
Mã khách hàng
Ma_hang
Mã mặt hàng
So_luong
Số lượng
Ngay_giao
Ngày giao hàng
Mục tiêu : Tạo được 3 bảng theo yêu cầu. Nhập dữ liệu cho 3 bảng vừa tạo. 
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động theo nhóm: phân nhóm học sinh theo học lực, mỗi nhóm gồm cả học sinh khá giỏi và yếu kém. 
Giáo viên nêu yêu cầu chung của hoạt động 1 cho các nhóm. 
Hướng dẫn học sinh thảo luận theo các câu hỏi sau:
Câu 1. Các bước để tạo cấu trúc bảng
Câu 2. Khóa chính của mỗi bảng là trường nào ?
Câu 3. Nhập dữ liệu cho mỗi bảng các dữ liệu đó có gì đặc biệt ?
- Tổ chức cho các nhóm thực hành:
+ Yêu cầu mỗi học sinh hoàn thành ít nhất một cấu trúc bảng và nhập dữ liệu cho bảng đó. 
+ Nhóm trưởng hoàn thành nốt đối với bảng còn lại. 
+ Giáo viên thao tác cho các nhóm quan sát, đặc biệt quan tâm tới đối tượng là học sinh yếu có thể hướng dẫn thêm cách nhập dữ liệu. 
Với học sinh yếu chỉ dừng lại ở việc trả lời câu hỏi 1 và 3, học sinh khá giỏi phải hiểu ở mức độ tại sao lại chọn trường đó làm khóa chính, có cách chọn nào khác không ? Kiểm tra việc nhập dữ liệu của ba bảng có thống nhất không ?
Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động. Chú ý điều chỉnh một số lỗi học sinh hay mắc phải trong quá trình thực hành như : Chọn sai trường khóa chính; Sai kiểu dữ liệu của một số trường; Nhập dữ liệu không thống nhất.
Hoạt động 2 : Tạo liên kết cho các bảng. 
Mục tiêu: Biết các thao tác tạo liên kết giữa các bảng. 
Với đối tượng học sinh yếu : Biết tạo ra các mối liên kết giữa các bảng. 
Với đối tượng học sinh Khá - giỏi : Tạo ra các mối liên kết giữa các bảng và khai thác được thông tin giữa các bảng đó bằng biểu mẫu. 
Tổ chức thực hiện:
Giáo viên nêu yêu cầu chung của hoạt động 2 cho các nhóm. 
Hướng dẫn học sinh thảo luận theo các câu hỏi sau:
Câu 1. Giữa các bảng có mối quan hệ nào?
Câu 2. Làm thế nào để có thể khai thác dữ liệu từ 3 bảng?
Câu 3. Các bước tạo liên kết giữa 2 bảng?
Câu 4. Hãy nêu một vài ví dụ khai thác thông tin từ 3 bảng trên ?
- Tổ chức cho các nhóm thực hành:
Giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên cứu hướng dẫn trong SGK trang 59- 60 để tiến hành việc tạo liên kết.
Yêu cầu một học sinh khá nên thực hiện thao tác đó. Hướng dẫn lại cho cả lớp. 
Với đối tượng học sinh yếu : thực hiện các thao tác tạo các mối liên kết giữa các bảng. 
Với đối tượng học sinh Khá - giỏi : Tạo ra các mối liên kết giữa các bảng và khai thác được thông tin giữa các bảng đó bằng biểu mẫu. Trước khi học bài thực hành này học sinh đã được học về khái niệm biểu mẫu chính vì thế ta nên khai thác bài thực hành này theo 2 cách để nâng cao và khắc sâu kiến thức cho học sinh:
Cách 1 : Tạo cấu trúc CSDL có nhiều bảng ví dụ CSDL quản ký thi có 2 hoặc 3 bảng; CSDL quản lý thư viện có nhiều hơn 1 bảng, yêu cầu học sinh nhạp dữ liệu cho thống nhất và tạo liên kết giữa các bảng
Cách 2: Sau khi đã tạo được liên kết ta tiến hành khai thác dữ liệu từ nhiều bảng, ví dụ: Tạo biểu mẫu đưa ra danh sách các hóa đơn tên khách hàng, tên hàng, số lượng, ngày giao hàng theo từng hóa đơn. 
Giáo viên quản lý, giám sát học sinh thực hành theo nhóm, nhắc nhở điều chỉnh kịp thời các nhóm làm việc chưa hiệu quả. 
- Nhận xét đánh giá hoạt động 2. 
- Kiểm tra, cho điểm một số học sinh trong giờ thực hành. 
- Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét đánh giá, hoặc các nhóm nhận xét lẫn nhau. đánh giá các hoạt động tích cực của nhóm tạo cho các em có ý thức thi đua cao trong học tập. 
Giáo viên tổng kết, bổ xung kiến thức:
Nhấn mạnh lợi ích của việc tạo CSDL gồm nhiều bảng và cách tạo liên kết giữa chúng. Chỉ ra có nhiều cách để thực hiện một công việc. Chỉ có thể khai thác thông tin từ nhiều bảng nếu các bảng đã có liên kết. Chú ý trường liên kết của 2 bảng. 
Nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm, của toàn lớp để nhắc nhở động viên khuyến kích các em tạo không khí thi đua nhau trong học tập. 
2.4 Kết quả đạt được
Qua thời gian thực hiện phương pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự thu hút các đối tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối tượng học sinh khá và giỏi. Học sinh học tập một cách tích cực, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các em dần hình thành một thói quen làm việc và hợp tác nhóm, giúp nhau cùng học, cùng tiến bộ. 
Kết quả đạt được đã khả quan hơn so với đầu năm học rất nhiều, điều này được thể hiện qua sự so sánh giữa hai bảng kết quả sau:
Kết 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_thuc_hanh_theo_nhom_mon_tin_hoc_12_nham_nang_ca.doc