Kết hợp vừa giảng vừa luyện vào dạy bài 4 - Cấu trúc bảng – SGK Tin học 12 nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt kiến thức ngay tại lớp

Kết hợp vừa giảng vừa luyện vào dạy bài 4 - Cấu trúc bảng – SGK Tin học 12 nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt kiến thức ngay tại lớp

Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì năm 2016 cả nước ta có khoảng hơn 200000 sinh viên các trường chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm như mong muốn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là rất nhiều các cơ quan tuyển dụng việc làm yêu cầu người xin việc ngoài kiến thức chuyên môn cần phải thành thạo tin học ứng dụng và ngoại ngữ. Yêu cầu này đối với các sinh viên xuất thân từ khu vực nông thôn đúng là một bài toán khó đang cần cả xã hội chung tay tháo gỡ. Vì sao vây? Ở đây tôi xin được trình bày về khía cạnh Tin học: Tin học là công cụ phục vụ tất cả các ngành khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị văn hóa xã hội, dịch vụ Bản thân là một người giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học ở trường THPT tôi nhận thấy mình có trách nhiệm phải cùng tham gia vì muốn các em có kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thì các em phải được trang bị đầy đủ và nắm vững kiến thức tin học ở trường THPT. Chẳng hạn những tri thức về bảng tính điện tử, hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể được ứng dụng trong việc xử lý thông tin trên các bảng thống kê, lưu trữ, tìm kiếm, kết xuất thông tin, cập nhật thông tin trên những cơ sở dữ liệu, cùng với các chức năng tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tìm kiếm dữ liệu, việc quản trị cơ sở dữ liệu cũng quan tâm ngày càng nhiều hơn đến các chức năng tổng hợp, phân tích, khai thác dữ liệu để lấy ra những thông tin có hàm lượng trí tuệ, trợ giúp việc quyết định và các hoạt động trí tuệ khác. Mà kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu học sinh được tiếp thu ở chương trình môn Tin học lớp 12. Đối với các em học sinh lớp 12 thì kỳ thi THPT Quốc gia sắp đến gần, biết bao những lo âu về kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi: thi khối gì, môn gì, thi trường nào rồi năm nay sẽ thi như thế nào. Hầu như tất cả thời gian và tâm trí của các em gắn liền với kỳ thi THPT Quốc gia. Các em không quan tâm gì tới các môn học được xem là môn phụ không tham gia kỳ thi, trong đó có môn Tin học. Trong giờ học môn Tin, phần lớn học sinh không ghi chép bài, làm việc riêng, không chú ý nghe giảng, xây dựng bài. Vì vậy người giáo viên cần phải nắm bắt được tâm lý của các em, nghiên cứu bài giảng thật tốt, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực không những thu hút sự chú ý của học sinh mà còn giúp các em nắm vững kiến thức ngay trên lớp. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng để tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Kết hợp vừa giảng vừa luyện vào dạy bài 4 - Cấu trúc bảng – SGK Tin học 12 nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt kiến thức ngay tại lớp”.

doc 22 trang thuychi01 6632
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kết hợp vừa giảng vừa luyện vào dạy bài 4 - Cấu trúc bảng – SGK Tin học 12 nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt kiến thức ngay tại lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các giải pháp thực hiện
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận.	
18
3.2. Kiến nghị.
18
Tài liệu tham khảo
19
Danh mục các đề tài SKKN
20
 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì năm 2016 cả nước ta có khoảng hơn 200000 sinh viên các trường chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm như mong muốn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là rất nhiều các cơ quan tuyển dụng việc làm yêu cầu người xin việc ngoài kiến thức chuyên môn cần phải thành thạo tin học ứng dụng và ngoại ngữ. Yêu cầu này đối với các sinh viên xuất thân từ khu vực nông thôn đúng là một bài toán khó đang cần cả xã hội chung tay tháo gỡ. Vì sao vây? Ở đây tôi xin được trình bày về khía cạnh Tin học: Tin học là công cụ phục vụ tất cả các ngành khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị văn hóa xã hội, dịch vụ Bản thân là một người giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học ở trường THPT tôi nhận thấy mình có trách nhiệm phải cùng tham gia vì muốn các em có kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thì các em phải được trang bị đầy đủ và nắm vững kiến thức tin học ở trường THPT. Chẳng hạn những tri thức về bảng tính điện tử, hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể được ứng dụng trong việc xử lý thông tin trên các bảng thống kê, lưu trữ, tìm kiếm, kết xuất thông tin, cập nhật thông tin trên những cơ sở dữ liệu, cùng với các chức năng tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tìm kiếm dữ liệu, việc quản trị cơ sở dữ liệu cũng quan tâm ngày càng nhiều hơn đến các chức năng tổng hợp, phân tích, khai thác dữ liệu để lấy ra những thông tin có hàm lượng trí tuệ, trợ giúp việc quyết định và các hoạt động trí tuệ khác. Mà kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu học sinh được tiếp thu ở chương trình môn Tin học lớp 12. Đối với các em học sinh lớp 12 thì kỳ thi THPT Quốc gia sắp đến gần, biết bao những lo âu về kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi: thi khối gì, môn gì, thi trường nào rồi năm nay sẽ thi như thế nào. Hầu như tất cả thời gian và tâm trí của các em gắn liền với kỳ thi THPT Quốc gia. Các em không quan tâm gì tới các môn học được xem là môn phụ không tham gia kỳ thi, trong đó có môn Tin học. Trong giờ học môn Tin, phần lớn học sinh không ghi chép bài, làm việc riêng, không chú ý nghe giảng, xây dựng bài. Vì vậy người giáo viên cần phải nắm bắt được tâm lý của các em, nghiên cứu bài giảng thật tốt, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực không những thu hút sự chú ý của học sinh mà còn giúp các em nắm vững kiến thức ngay trên lớp. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng để tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Kết hợp vừa giảng vừa luyện vào dạy bài 4 - Cấu trúc bảng – SGK Tin học 12 nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt kiến thức ngay tại lớp”.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Để học sinh nắm vững kiến thức về hệ quản trị Microsoft Access thì đối tượng bảng là một nội dung vô cùng quan trọng trong khối kiến thức thuộc môn Tin học 12 vì đây là đối tượng cơ bản trong Microsoft Access được sử dụng xuyên suốt chương trình.
Thứ hai: Ở trường THPT Triệu Sơn 4 có 02 phòng thực hành Tin học, mỗi phòng được trang bị khoảng 20 chiếc máy vi tính hoạt động tốt do đó cần phải kết hợp luyện kiến thức thông qua thực hành tại máy nhằm khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Thứ ba: Vừa giảng vừa luyện là một đặc điểm nổi bật của việc dạy học môn Tin.
Thứ tư: Qua tìm hiểu tôi thấy hầu hết các sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên Tin học trực thuộc các trường THPT chủ yếu tập trung vào chương trình mônTin học 11, rất ít sáng kiến thuộc chương trình Tin học 12 được nghiên cứu và triển khai vào áp dụng trong giảng dạy và trường THPT Triệu Sơn 4 cũng không tránh khỏi tình trạng đó.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh lớp 12D1 và lớp 12D2 nắm vững kiến thức bài Cấu trúc bảng ngay trong giờ học theo thời khóa biểu ở trường (tiết phân phối chương trình 7 và 8).
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Bảng, các kiểu dữ liệu của các trường thuộc bảng, tạo cấu trúc bảng, xác định và tạo khóa chính cho bảng, các thao tác với bảng.
 1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để xây dựng và hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu có thể kể đến như:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu đặc điểm của môn Tin học ở trường phổ thông nói chung và nội dung chương trình môn Tin học 12 nói riêng 
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra sự tiếp thu bài của học sinh lớp 12D1 và lớp 12D2 qua phiếu điều tra sau:
Phiếu điều tra về việc dạy và học môn Tin học 12
 Các em hãy đọc kỹ các câu hỏi sau đây và hãy chọn phương án trả lời đúng với bản thân mình nhất.
Câu 1: Theo em môn Tin học 12, cụ thể nội dung sử dụng phần mềm Microsoft Access có khó không? Vì sao?
Đáp án: Có Không
Vì:  .. ..
Câu 2: Sau khi nghe thầy cô giảng bài trên lớp như hiện nay (nghe giảng, quan sát thao tác mẫu kết hợp ghi chép kiến thức), em có thể tự mình thao tác trên máy tính với phần mềm Microsoft Access được không?
Đáp án: 	Có Không
Câu 3: Nếu kết hợp vừa nghe thầy cô giảng bài vừa được thực hành các thao tác trên máy tính, em nghĩ mình sẽ hiểu bài hơn không?
Đáp án: Có Không
Câu 4: Về nhà các em thường giành bao nhiêu thời gian để học môn Tin học.
Đáp án: ..
Câu 5: Gia đình em có máy tính để phục vụ học môn Tin học không?
Đáp án: Có Không
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê kết quả bài kiểm tra định kỳ của học sinh về nội dung tạo và sửa cấu trúc bảng, kết quả điểm trung bình môn Tin học 12 học kì I của học sinh các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khóa VIII) đã nêu rõ mục tiêu giáo dục như sau:
“Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên như lời căn dặn của Bác Hồ” (trích Nghị quyết 1997, tr.28-29).
“Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (trích Luật Giáo dục, Chương II, mục 2, điều 23).
Môn Tin, cũng như mọi môn học, xuất phát từ đặc điểm vị trí của mình, phối hợp cùng các môn khác và các hoạt động khác nhau trong nhà trường hoàn thành mục tiêu trên. Muốn đạt được điều đó, môn Tin học có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong thời đại hiện nay. Thứ nhất môn Tin học có tính phổ dụng. Nhờ vậy, Tin học đã nhanh chóng được ứng dụng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực rất khác nhau của đời sống thực tế. Thứ hai, môn Tin là môn học công cụ. Những tri thức và kỹ năng Tin học cùng với những phương pháp làm việc trong Tin học trở thành công cụ để học tập những môn học khác trong nhà trường, là công cụ của nhiều ngành khoa học khác nhau, là công cụ để hoạt động trong đời sống thực tế và vì vậy là một phần không thể thiếu của trình độ văn hóa phổ thông của con người mới [1]. Do đó để các em học sinh lớp 12 sau khi rời mái trường THPT có đủ điều kiện và khả năng bước vào một môi trường mới thì yêu cầu học sinh không chỉ lĩnh hội được tri thức, mà điều quan trọng hơn là phải biết vận dụng những tri thức đó. Tin học phải rèn luyện cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo và những phương pháp tư duy cần thiết. Để thực hiện được điều này, trong phương pháp dạy học Tin học có một đặc điểm rất quan trọng: Vừa giảng vừa luyện. Vậy giảng là gì? Luyện là gì? Tại sao phải kết hợp vừa giảng vừa luyện? 
Giảng ở đây được hiểu là giảng giải. Trong giờ dạy, giáo viên thường dùng lời nói để lập luận, dẵn dắt tìm tòi, giải thích. Vì vậy, nếu như trong môn Ngữ Văn người thầy hay dùng lời lẽ hình tượng thì trong môn Tin, giáo viên cần đặc biệt quan tâm tính chính xác, lôgic của lời nói.
Luyện tập về nguyên tắc phải diễn ra ngay trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, đan kết với quá trình chiếm lĩnh tri thức, chứ không phải chỉ thực hiện sau quá trình này. Luyện tập là học tập thông qua ví dụ áp dụng cụ thể hoặc củng cố hoặc thực hành trên máy tính là một hình thức luyện tập đặc trưng của môn Tin học.
Tại sao phải kết hợp vừa giảng vừa luyện? Luyện tập có một vai trò rất quan trọng trong môn Tin. Vì các tri thức, kỹ năng Tin học được sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ về mặt lôgic, nếu người học bị một lỗ hổng nào trong hệ thống đó thì rất khó hoặc thậm chí thông thể tiếp thu những phần còn lại. Do đó việc luyện tập củng cố kiến thức phải diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để đảm bảo lấp kín hết các lỗ hổng, làm cho học sinh nắm vững từng mắt xích của hệ thống tri thức, kỹ năng; mắt xích này làm tiền đề cho mắt xích kia.
Một số nghiên cứu của Biggs (2003) cho thấy rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa các hoạt động của người học với hiệu quả học tập. Tỉ lệ tiếp thu kiến thức của người học tăng lên cao khi được vận dụng đa giác quan vào hoạt động học tập; được sử dụng trong thực tế và đặc biệt nếu được dạy lại (truyền đạt lại) cho người khác [2].
Tháp học tập (Learning Pyramid) thể hiện tỉ lệ phần trăm khả năng tiếp thu kiến thức tương ứng với các hoạt động học tập [3].
Qua phân tích trên tôi thấy với nội dung giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm Microsoft Access nói riêng và tin học ứng dụng nói chung nếu kết hợp vừa được nghe giáo viên giảng bài, quan sát giáo viên làm mẫu các thao tác vừa trực tiếp được thực hiện các thao tác đó tại máy tính với bạn thì khả năng học sinh tiếp thu kiến thức sẽ rất cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
Bản thân qua nhiều năm được phân công giảng dạy nội dung Tin học 12 tôi nhận thấy rằng nếu không vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học vào trong các bài giảng thì kết quả đạt được sẽ không như mong đợi. Đa số các giờ học môn tin học các em thường không tập trung vào bài học, chủ yếu làm việc riêng như làm đề thi các môn thi THPT Quốc gia hay làm bài tập về nhà môn khác không chú ý đến bài giảng. Về nhà các em lại giành thời gian ôn thi bỏ bê môn học. Kết quả học sinh không nắm vững được kiến thức, bài kiểm tra đạt yêu cầu còn thấp. Cụ thể năm học 2015 – 2016 kết quả tổng kết học kì I môn tin học ở hai lớp 12C1, 12C2 như sau:
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ HS giỏi
Tỉ lệ HS khá
Tỉ lệ HS trung bình
Tỉ lệ HS yếu
Tỉ lệ HS kém
12C1
44
0%
18,2%
70,4%
11,4%
0%
12C2
45
0%
20%
64,5%
13,3%
2,2%
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giáo viên chưa nghiên cứu kỹ nhu cầu của học sinh tại các lớp để sử dụng phương pháp dạy học thích hợp. Học sinh ở các lớp này tuy có tư duy Toán học tốt nhưng mục tiêu của các em là các môn thi THPT Quốc gia, đặc biệt là các môn sẽ đăng kí xét tuyển vào các trường đại học và chuyên nghiệp. Thời gian học thêm thì khá nhiều do đó các em không có thời gian để ôn bài, làm bài tập ở nhà cho môn Tin học. 
	Nội dung chính môn Tin học 12 là giới thiệu và hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Microsoft Access. Muốn sử dụng được phần mềm này việc đầu tiên là phải tạo được cơ sở dữ liệu, tức là phải xây dựng được các bảng.Vì vậy học sinh phải nắm được kiến thức bài 4 “Cấu trúc bảng”. Nhưng sau khi tìm hiểu, trao đổi và khảo sát học sinh tôi nhận ra rằng với cách giảng dạy hiện nay mà các đồng nghiệp đang sử dụng để giảng dạy nội dung làm việc với Microsoft Access nói riêng và nội dung tin học ứng dụng văn phòng là giảng giải kết hợp trình chiếu thao tác để học sinh quan sát là không còn phù hợp. Phương pháp giảng dạy này không những không gây được hứng thú cho người học mà còn làm giờ học càng thêm nặng nề, lượng kiến thức càng nhiều. Trên lớp các em chỉ nghe và nhìn, không được thao tác lại các kiến thức; về nhà các em lại không tự ôn tập được vì gia đình không có máy tính nên đến tiết thực hành các em dường như quên hết kiến thức, trở về vạch xuất phát ban đầu. Vì vậy qua thống kê sổ đầu bài và sổ điểm về kết quả học tập của hai lớp 12C1 và 12C2 năm học 2015 – 2016 tôi thu được bảng số liệu sau:
Lớp
Sĩ số
Số HS được kiểm tra miệng ở các tiết học thuộc bài 4 và bài tập thực hành 2
Điểm trung bình bài kiểm tra định kì (thực hành) về thao tác với bảng
Số lượng
Tỉ lệ đạt điểm từ 5 trở lên
Tỉ lệ điểm dưới 5
Tỉ lệ điểm giỏi
Tỉ lệ điểm khá,TB
Tỉ lệ điểm yếu, kém
12C1
44
9
66,7%
33,3%
0%
85,6%
14,4%
12C2
45
10
70%
30%
0%
82,2%
17,8%
	Kết thúc bài 4 “Cấu trúc bảng” rất nhiều học sinh cho biết em không thể thao tác tạo và sửa cấu trúc bảng được. Với môn Tin học 12 trên lớp chúng em không thể tập trung vào bài học nếu thầy cô chỉ có giảng, còn các em chỉ nghe và nhìn, rất là khó nhớ các thao tác. Về nhà các em không có máy tính để thực hành nên không thể ôn tập được như các môn học khác. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã trao đổi với các đồng nghiệp cũng như sử dụng một số biện pháp sư phạm như phương pháp quan sát, phỏng vấn, kiểm tra đánh giá với học sinh để tìm ra nguyên nhân. Từ những bài học về thất bại và thành công trong công tác giảng dạy của bản thân, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy kết hợp vừa giảng vừa luyện vào giảng dạy nội dung bài 4 “Cấu trúc bảng” SGK Tin học 12 đối với 2 lớp 12D1 và 12D2 thuộc ban khoa học tự nhiên năm học 2016 – 2017.
2.3 . Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để giờ dạy và học đạt kết quả tốt nhất tôi đã giàng thời gian chuẩn bị bài giảng thật sự chu đáo từ phần trình chiếu đưa ra các kiến thức cơ bản, sử dụng máy chiếu để trình chiếu phần thao tác mẫu đồng thời sử dụng phần mềm Netsupport School để show đến từng máy tính giúp học sinh quan sát được dễ dàng. Phần ôn luyện kiến thức tôi chuẩn bị trước các phiếu hướng dẫn luyện tập trong đó ghi rõ thứ tự, nội dung luyện tập, yêu cầu luyện tập, thời gian tập luyện (phân nhóm học sinh luyện tập). Trong quá trình học sinh luyện tập giáo viên quan sát, theo dõi, kiểm tra toàn bộ lớp, chú ý phát hiện các sai sót, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2.3.1. Các khái niệm chính.
* Bảng: (Giáo viên giảng các khái niệm bảng, trường, bản ghi, kiểu dữ liệu).
- Câu hỏi 1: Các em hãy nêu một số ví dụ về bảng?
Trả lời: Thời khóa biểu, bảng điểm, bảng danh sách lớp
- Câu hỏi 2: Bảng dùng để làm gì?
Trả lời: Bảng dùng để lưu trữ dữ liệu.
Giáo viên nêu ví dụ bảng trong Microsoft Access giải thích thêm về bảng rồi nêu kiến thức.
Ví dụ: Bảng BANG_DIEM12 sau lưu trữ một số thông tin cá nhân và điểm thi khảo sát đầu năm của học sinh lớp 12 gồm nhiều cột và hàng. Mỗi hàng của bảng dùng để lưu thông tin của một học sinh trong lớp, Access gọi là bản ghi (record). Mỗi cột của bảng dùng để lưu một thông tin (thuộc tính) của học sinh, Access gọi là trường (field).
- Dữ liệu trong Access được lưu trữ dưới dạng các bảng, gồm có các cột và các hàng.
- Bảng là đối tượng quan trọng nhất trong số các đối tượng của Access vì bảng chứa toàn bộ dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu (CSDL). Giữa các bảng có mối liên hệ với nhau (Học sinh sẽ học mối liên kết giữa các bảng ở bài 7).
- Mục đích của mỗi bảng trong CSDL hoặc chứa thông tin của chủ thể, hoặc chứa thông tin về mối quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Câu hỏi 3: Học sinh quan sát bảng dữ liệu BANG_DIEM12 đưa ra tên các trường và dữ liệu bản ghi thứ 02.
- Mỗi trường có một kiểu dữ liệu (Data Type): Kiểu dữ liệu là kiểu của dữ liệu lưu trong một trường. Các kiểu dữ liệu thường dùng là:
Kiểu dữ liệu
Mô tả
Kích thước lưu trữ
Text
Dữ liệu kiểu văn bản gồm các kí tự
Từ 0 đến 255 kí tự
Number
Dữ liệu kiểu số
1, 2, 4, 8 byte
Date/Time
Dữ liệu kiểu ngày/giờ
8 byte
Currency
Dữ liệu kiểu tiền tệ
8 byte
AutoNumber
Dữ liệu kiểu số đếm, tăng tự động cho bản ghi mới và thường có bước tăng là 1.
4 hoặc 16 byte
Yes/No
Dữ liệu kiểu boolean (lôgic)
1 bit
Memo
Dữ liệu kiểu văn bản
Từ 0 – 65536 kí tự
Luyện: Ví dụ 1: Phiếu học tập số 1 (làm tại lớp)
Hãy dựa vào bảng BANG_DIEM12 điền tên các trường và kiểu dữ liệu thích hợp vào phiếu học tập sau:
STT
Tên trường
Kiểu dữ liệu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Giáo viên trình chiếu và phát phiếu học tập số 1 đến từng nhóm học sinh. Học sinh ngồi tại vị trí từng nhóm quan sát, trao đổi hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau đó giáo viên chọn một nhóm nêu và giải thích bài làm của mình cho cả lớp. Cuối cùng giáo viên nhận xét và đưa ra kiến thức. 
Kết quả đạt được như sau:
2.3.2. Tạo và sửa cấu trúc bảng
a) Tạo cấu trúc bảng
Câu hỏi 4: Nêu các cách để tạo cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên nêu kiến thức:
Để tạo cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế, ta thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Nháy đúp chuột vào Creat table in Design view
Cách 2: Nháy nút lệnh, rồi nháy đúp Design view
Giáo viên vừa thao tác mẫu để học sinh quan sát vừa giảng giải nêu cách thực hiện tạo cấu trúc bảng (Sử dụng phần mềm Netsupport School show bài giảng đến từng máy tính của học sinh).
Kết thúc phần giảng bài giáo viên củng cố lại kiến thức cho học sinh bằng các Slide sau:
Thao tác 1: Tạo một CSDL mới (Slide 1)
Thao tác 2: Tạo cấu trúc bảng ở chế độ thiết kế (Slide 2)
Slide 3: Cửa sổ tạo cấu trúc bảng
Thao tác 3: Thao tác với cửa sổ tạo cấu trúc bảng gồm:
 - Lần lượt gõ tên các trường vào cột Field Name
 - Chọn kiểu dữ liệu trong cột Data Type bằng cách nháy chuột vào mũi tên xuống ở bên phải ô thuộc cột Data Type rồi chọn một kiểu trong danh sách mở ra.
 - Mô tả nội dung trường trong cột Description (nếu cần thiết)
 - Lựa chọn tính chất của trường trong phần Field Properties 
Với mỗi trường có thể chọn một số tính chất như:
Field Size (kích thước trường): thiết lập kích thước dữ liệu. Chỉ áp dụng cho các trường có kiểu dữ liệu Number và Text.
Format (định dạng): Để thiết lập định dạng dữ liệu khi hiển thị, áp dụng cho hầu hết các kiểu dữ liệu trừ ra kiểu: Memo, OLE, Yes/No
Input Mark: Thiết lập mặt nạ dữ liệu cho các trường. Kiểu này có thể áp dụng cho các trường kiểu Text, Number, Date/Time, Currency
Default Value: Thiết lập giá trị ngầm định cho trường mỗi khi ra lệnh thêm mới một bản ghi. 
Slide 4: Kết quả thu được như sau
Cần chú ý lựa chọn các tính chất của trường phù hợp với từng bảng cụ thể. 
Với bảng trên nhất thiết cần phải lựa chọn một số tính chất sau cho các trường Điểm Văn, Điểm Toán và Tổng điểm (Slide 5)
Thao tác 4: Chỉ định khóa chính cho bảng
Câu hỏi 5: Khóa chính là gì?
Câu hỏi 6: Tại sao lại phải tạo khóa chính cho bảng?
Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa trang 37 và trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét và nêu kiến thức, sau đó giới thiệu thao tác tạo khóa chính cho bảng.
 Cụ thể thao tác như sau:
Kết quả: 
Chú ý: Khi tạo bảng trong Access, người dùng luôn được nhắc hãy chỉ định khóa chính cho bảng. Nếu không chỉ định khóa chính, Access sẽ hỏi người dùng có tạo một trường làm khóa chính, có tên là ID và kiểu dữ liệu là AutoNumber hay không và tự động tạo ra trường này.
Thao tác 5: Lưu cấu trúc bảng.
Bước 1: Nhấn chuột vào nút trên thanh công cụ
Bước 2: Gõ tên bảng vào ô Table Name rồi nhấn chọn OK trong hộp thoại Save As.

Tài liệu đính kèm:

  • docket_hop_vua_giang_vua_luyen_vao_day_bai_4_cau_truc_bang_sgk.doc