SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Tin học 12 bằng phương pháp thảo luận nhóm

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Tin học 12 bằng phương pháp thảo luận nhóm

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không còn là tài sản riêng. Học sinh có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và cách học.

Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà nó còn là công cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học; là phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả. Công nghệ thông tin giúp cho người học mở rộng sự hiểu biết với tầm nhìn xa, trông rộng qua hệ thống mạng kết nối trong nước và toàn thế giới.

Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.

Qua việc dạy tin học ở trường THPT Yên Định 1, tôi thấy phần lớn học sinh lớp 12 đều tiếp thu bài học một cách thụ động, chỉ có một số ít học sinh có điều kiện thực hành đầy đủ, yêu thích môn học mới tiếp thu và hiểu bài tốt.

Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học Tin học 12 bằng phương pháp thảo luận nhóm” nhằm giúp các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như từ thực tế, các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kĩ năng và giá trị mới; hơn nữa các em còn có thể khám phá các ý tưởng theo sở thích, nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành viên trong nhóm.

 

doc 18 trang thuychi01 13922
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Tin học 12 bằng phương pháp thảo luận nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TIN HỌC 12
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
Người thực hiện: Lê Chí Cường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HÓA NĂM 2016MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HS:	Học sinh
GV:	Giáo viên
CTGDPT: 	Chương trình giáo dục phổ thông	
GD&ĐT:	Giáo dục và đào tạo
BGDĐT:	Bộ giáo dục đào tạo
THPT:	Trung học phổ thông 
SGK:	Sách giáo khoa
VD:	Ví dụ
TH:	Thực hành
HSG: 	Học sinh giỏi
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không còn là tài sản riêng. Học sinh có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và cách học.
Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà nó còn là công cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học; là phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả. Công nghệ thông tin giúp cho người học mở rộng sự hiểu biết với tầm nhìn xa, trông rộng qua hệ thống mạng kết nối trong nước và toàn thế giới.
Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời. 
Qua việc dạy tin học ở trường THPT Yên Định 1, tôi thấy phần lớn học sinh lớp 12 đều tiếp thu bài học một cách thụ động, chỉ có một số ít học sinh có điều kiện thực hành đầy đủ, yêu thích môn học mới tiếp thu và hiểu bài tốt. 
Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học Tin học 12 bằng phương pháp thảo luận nhóm” nhằm giúp các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như từ thực tế, các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kĩ năng và giá trị mới; hơn nữa các em còn có thể khám phá các ý tưởng theo sở thích, nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành viên trong nhóm.
2. Mục đích nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi nhằm mục đích:
- Nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khi học môn Tin học 12;
- Giúp học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức.
- Rèn luyện khả năng giao tiếp, diễn đạt, hoạt động nhóm của học sinh
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình Tin học 12;
- Học sinh khối 12 năm học 2015-2016 tại trường THPT Yên Định 1
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Qua thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Yên Định 1
- Tham khảo các tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên tin học, các bài viết và các tư liệu trên mạng Internet, đặc biệt là bài viết và các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn tin học;
- Tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp;
- Lấy các ý kiến từ phía học sinh;
- Kết hợp vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trên lớp;
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy có vận dụng sáng kiến để có những điều chỉnh hợp lí.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007. 
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/09/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2011.
- Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 
- Thảo luận nhóm giúp cho từng thành viên trong nhóm quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là khi phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc. 
- Trong hoạt động nhóm, mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân lại được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp với nhau để đạt mục tiêu chung. Đây chính là mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào hoạt động trong học đường, giúp cho học sinh làm quen dần, thích nghi dần với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể, cộng đồng. 
- Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi với nhau. Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế dạy học tin học ở trường THPT các năm qua, tôi thấy phần lớn học sinh lớp 12 tiếp thu bài học một cách rất thụ động, các em thường không chuẩn bị bài trước ở nhà, ít học sinh chịu học bài cũ (vì các em tập trung cho các môn học có thi để xét tốt nghiệp, xét tuyển sinh). Hầu như các em chỉ quan sát giáo viên làm rồi làm theo mà các em không biết, không hiểu tại sao phải làm như vậy. Tuy nhiên cũng có một số ít học sinh có điều kiện thực hành đầy đủ và yêu thích môn học tiếp thu và hiểu bài tốt.
3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
	Dưới đây là đề xuất dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm, áp dụng cho chương trình Tin học 12 nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức.
a. Một số cách chia nhóm thảo luận:
Cách 1: Chia nhóm theo chỗ ngồi
Theo cách này, giáo viên có thể chia nhóm theo chỗ ngồi gồm 2 bàn cạnh nhau thành một nhóm (khoảng 8 học sinh) để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau thời gian thảo luận đại diện nhóm trình bày ý kiến của cả nhóm.
Ví dụ: Trong chương 1, chương trình Tin học 12, giáo viên có thể chia nhóm theo chỗ ngồi ở các nội dung sau:
- Bài 1, mục 3 “Hệ cơ sở dữ liệu” (trang 9, SGK): Giáo viên có thể cho các nhóm thảo luận về nội dung “Các thành phần của hệ cơ sở dữ liệu”.
- Bài 1, mục 3 “Hệ cơ sở dữ liệu” (trang 15, SGK): Giáo viên có thể cho các nhóm thảo luận về “Một số ứng dụng hệ cơ sở dữ liệu”.
- Bài 2, mục 3 “Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu” (trang 18, SGK): Giáo viên có thể chia nhóm để thảo luận về “Vai trò của người quản trị cơ sở dữ liệu”.
Khi hết thời gian thảo luận nhóm, giáo viên có thể chỉ định bất kì nhóm nào trình bày kết quả thảo luận của nhóm và yêu cầu những nhóm trình bày sau không trình bày lặp lại ý của các nhóm trước đã trình bày. Cuối cùng, giáo viên nhận xét, kết luận.
Cách này rất dễ tổ chức trong giờ học và giáo viên cũng dễ quản lí, theo dõi. Bên cạnh đó, tính hiệu quả của cách tổ chức nhóm này cũng rất cao.
Cách 2: Chia nhóm theo tổ
Các nhóm được xây dựng dựa trên các tổ đã được chia sẵn trên lớp để thảo luận các vấn đề giáo viên giao cho nhóm (tùy theo đặc điểm của lớp mà có các nhóm tương ứng, thông thường trong lớp học sẽ có 4 tổ và giáo viên sẽ chia làm 4 nhóm để thảo luận). Sau khi các nhóm thảo luận, đại diện nhóm sẽ lên trình bày ý kiến của nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến và cuối cùng giáo viên nhận xét, kết luận ý kiến của từng nhóm.
Ví dụ trong chương trình Tin học 12 ta có thể chia nhóm theo tổ ở những nội dung sau:
- Trong bài 1, mục 2 “Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức” (trang 7, SGK): Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận về công việc khai thác hồ sơ.
Nhóm 1: Thảo luận về thao tác “Sắp xếp”
Nhóm 2: Thảo luận về thao tác “Tìm kiếm”.
Nhóm 3: Thảo luận về thao tác “Thống kê”.
Nhóm 4: Thảo luận về thao tác “Lập báo cáo”.
- Trong bài tập và thực hành 1 “Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu” (trang 21, SGK): Giáo viên có thể chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm một nội dung để thảo luận.
Nhóm 1: Tìm hiểu nội qui thư viện; thẻ thư viện; phiếu mượn, trả sách; sổ quản lí của thư viện.
Nhóm 2: Liệt kê các hoạt động chính của thư viện
Nhóm 3: Liệt kê các đối tượng cần quản lí trong thư viện?
Nhóm 4: Liệt kê các thông tin cần quản lí của đối tượng mượn, trả?
- Trong bài 3, mục 3 “Các đối tượng chính của Access” (trang 26, SGK): Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm một đối tượng để thảo luận.
Nhóm 1: Thảo luận về đối tượng Bảng (Table)
Nhóm 2: Thảo luận về đối tượng Mẫu hỏi (Query)
Nhóm 3: Thảo luận về đối tượng Biểu mẫu (Form)
Nhóm 4: Thảo luận về đối tượng Báo cáo (Report)
- Bài 13 “Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu” (trang 101, SGK): Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm rồi giao cho mỗi nhóm một nội dung để thảo luận.
Nhóm 1: Thảo luận về “Chính sách và ý thức” để bảo mật thông tin
Nhóm 2: Thảo luận việc “Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng”
Nhóm 3: Thảo luận về “Mã hóa thông tin và nén dữ liệu”
Nhóm 4: Thảo luận về “Lưu biên bản”
Cách chia nhóm theo tổ thích hợp trong các bài yêu cầu học sinh tự tổ chức tìm hiểu và viết báo cáo.
Cách 3: Chia nhóm theo sở thích
Cách này thực hiện dựa trên việc các học sinh tự do lựa chọn nhóm tham gia sau khi giáo viên đã công bố nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời gian nhất định, kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học sau.
Một số nội dung có thể áp dụng chia nhóm theo sở thích trong chương trình Tin học 12 là:
- Khi dạy về bài 1, mục 2 (trang 5, SGK) “Các công việc thưởng gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức”, giáo viên có thể cho học sinh tự chọn nhóm để tham gia, trong đó:
Nhóm 1: Tìm hiểu về công việc tạo lập, cập nhật hồ sơ
Nhóm 2: Tìm hiểu về công việc khai thác hồ sơ
- Trước khi học bài 3 (trang 26, SGK) “Giới thiệu Microsoft Access”, giáo viên có thể cho học sinh tự chọn nhóm tham gia nghiên cứu, thảo luận các nội dung trước, sau đó vào tiết học các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến.
Nhóm 1: Tìm hiểu về đối tượng Bảng (Table).
Nhóm 2: Tìm hiểu về đối tượng Mẫu hỏi (Queries).
Nhóm 3: Tìm hiểu về đối tượng Biểu mẫu (Form).
Nhóm 4: Tìm hiểu về đối tượng Bảo cáo (Report).
- Bài 2, mục 4 (trang 19, SGK) “Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu”, giáo viên cũng có thể cho học sinh tự chọn nhóm tham gia thảo luận, trong đó:
Nhóm 1: Thảo luận về bước “Khảo sát cơ sở dữ liệu”
Nhóm 2: Thảo luận về “Thiết kế cơ sở dữ liệu”
Nhóm 3: Thảo luận về bước “Kiểm thử cơ sở dữ liệu”.
Cách chia nhóm theo sở thích phù hợp trong những mảng bài tập, mảng vấn đề tương đối lớn, đòi hỏi cần nhiều thời gian.
Cách 4: Chia nhóm đánh giá
Khi chia nhóm đánh giá thì một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình, nhận xét và đánh giá ý kiến trình bày của nhóm kia.
Một số nội dung trong chương trình Tin học 12 có thể áp dụng chia nhóm đánh giá là:
- Trong bài 3, mục 5, phần a (trang 31 SGK): “Chế độ làm việc với các đối tượng”. Để học sinh biết và hiểu rõ về 2 chế độ làm việc với các đối tượng là “Chế độ thiết kế” và “Chế độ trang dữ liệu” giáo viên có thể chia lớp ra thành 4 nhóm để nghiên cứu, thảo luận.
Nhóm 1: Tìm hiểu về chế độ thiết kế
Nhóm 2: Tìm hiểu về chế độ trang dữ liệu
Nhóm 3: Nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm 1 khi nhóm 1 trình bày xong
Nhóm 4: Nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm 2 khi nhóm 2 trình bày xong
- Trong bài 4 (trang 34 SGK): “Cấu trúc bảng”; ở mục 1 “Các khái niệm chính”; phần “Kiểu dữ liệu”. Để làm rõ và sử dụng được các kiểu dữ liệu trong một trường, giáo viên cho các nhóm thảo luận các vấn đề sau:
Nhóm 1: Giải thích những điểm giống và khác của kiểu dữ liệu Text với kiểu dữ liệu Memo?
Nhóm 2: Giải thích những điểm giống và khác của kiểu dữ liệu Number với kiểu dữ liệu AutoNumber? 
Nhóm 3: Nhận xét, bổ sung cho nhóm 1 khi nhóm 1 trình bày ý của mình xong. Sau đó giáo viên đánh giá và kết luận cho 2 nhóm.
Nhóm 4: Nhận xét, bổ sung cho nhóm 2 khi nhóm 2 trình bày ý của mình xong. Sau đó giáo viên đánh giá và kết luận cho 2 nhóm.
- Trong bài 5, mục 2 (trang 43 SGK): “Sắp xếp và lọc”, giáo viên cũng có thể chia lớp thành 4 nhóm, trong đó:
Nhóm 1: Tìm hiểu về thao tác “Sắp xếp”
Nhóm 2: Tìm hiểu về thao tác “Lọc”
Nhóm 3: Nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm 1 khi nhóm 1 trình bày xong
Nhóm 4: Nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm 2 khi nhóm 2 trình bày xong
Cách chia nhóm đánh giá có thể áp dụng với những nội dung vừa sức đối với học sinh. Đây là cách thảo luận nhóm rất tốt, phát huy được năng lực, tính tích cực, chủ động của học sinh.
b. Nội dung và thời gian thảo luận:
Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.
Thời gian thảo luận căn cứ vào nội dung thảo luận và năng lực học sinh.
Ví dụ 1: Trong bài 2 (trang 16 SGK): “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu”; mục 3 “Vài trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu”. Giáo viên cho các nhóm cùng thảo luận nội dung “Vai trò của người quản trị cơ sở dữ liệu”: Các nhóm thảo luận trong 5 phút và đại diện trình bày trong thời gian 2 phút.
Ví dụ 2: Trong bài 4 (trang 34 SGK): “Cấu trúc bảng”; ở mục 2 “Tạo và sửa cấu trúc Bảng” phần các tính chất của trường. Để làm rõ các kiểu dữ liệu trong một trường, giáo viên có thể chia thành 4 nhóm với câu hỏi là: Nêu ý nghĩa của tính chất cơ bản của trường và cho ví dụ?
Nhóm 1: Tìm hiểu tính chất Fieldsize. Cho ví dụ.
Nhóm 2: Tìm hiểu tính chất Format. Cho ví dụ.
Nhóm 3: Tìm hiểu tính chất Caption. Cho ví dụ.
Nhóm 4: Tìm hiểu tính chất Default Value. Cho ví dụ
Các nhóm thảo luận trong 4 phút. Đại diện nhóm trình bày trong khoảng thời gian 2 phút, sau đó cả lớp trao đổi, bổ sung và cuối cùng Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến cho các nhóm.
c. Vai trò của giáo viên và nhóm trưởng:
- Vai trò của giáo viên
Thứ nhất: Trong thời gian học sinh thảo luận, giáo viên là người hướng dẫn, giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm, từ đó giáo viên có thể có những can thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả cao. Muốn vậy, khi giám sát hoạt động nhóm giáo viên cần:
Chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện, không được tranh thủ làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận. Giáo viên cần phải di chuyển, giám sát mọi hoạt động của lớp.
Chú ý lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó, giáo viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng học sinh, từng nhóm để điều chỉnh kịp thời.
Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động hay không? Nếu có, giáo viên tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm.
Thứ hai: Trong tiết học, giáo viên phải chú ý nhận biết bầu không khí xem các nhóm hoạt động “thật” hay “giả”.
Thứ ba: Giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để thay đổi không khí hoạt động của nhóm. Nếu vấn đề quá khó, học sinh không đủ khả năng giải quyết, hoặc ngược lại, nếu vấn đề quá dễ sẽ khiến học sinh không có gì phải làm. Cả hai trường hợp này đều có thể làm giảm đi độ “nóng” của bầu không khí trong lớp.
Thứ tư: Giáo viên cần khen ngợi, khuyến khích và gợi ý cho học sinh trong quá trình thảo luận nếu thật sự cần thiết.
Thứ năm: Giáo viên định rõ lượng thời gian hoạt động nhóm cụ thể, và nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời gian quy định.
Thứ sáu: Giáo viên cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến học sinh trong suốt buổi thảo luận nhóm. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm. Đối với những vấn đề nhạy cảm thường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy bối rối, ngại ngùng khi phải nói trước mặt giáo viên, trong trường hợp này giáo viên có thể quyết định tránh không xen vào hoạt động của nhóm khi thảo luận.
- Vai trò của nhóm trưởng
Thứ nhất: Phải có khả năng tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, hướng dẫn các thành viên thảo luận đúng với nội dung đã giao.
Thứ hai: Phải biết linh hoạt và nhạy bén, có khả năng điều động tất cả các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào thảo luận; theo dõi, quan sát từng người để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; lắng nghe ý kiến đóng góp thảo luận của các thành viên trong nhóm mình, động viên khuyến khích những bạn ít nói, rụt rè; phát huy tính năng động, sáng tạo của các bạn trong nhóm.
Như vậy, vai trò của nhóm trưởng là rất quan trọng. Vì vậy, trong quá giảng dạy giáo viên cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn các nhóm trưởng cho thích hợp. Tuy nhiên, nhóm trưởng không phải là người quyết định hết tất cả cho buổi thảo luận.
d. Trình bày kết quả thảo luận:
Kết quả thảo luận của nhóm có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ lớn, và có thể do một người thay mặt nhóm trình bày hay cả nhóm trình bày, mỗi người trình bày một phần nội dung trong bài thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp để được giáo viên và các nhóm khác trong lớp nhận xét, bổ sung. Sau khi nhóm thảo luận trình bay xong, giáo viên phải chốt lại nội dung và cho học sinh ghi nội dung bài học.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp, đến nay sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã hoàn thành và được vận dụng vào giảng dạy cho học sinh, giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học 12.
Chất lượng các giờ học có vận dụng sáng kiến cho thấy các em hứng thú học tập hơn, học sinh hiểu bài sâu sắc hơn. Học sinh không còn thụ động chép bài, làm theo giáo viên nữa. Thay vào đó các em phải tự tìm hiểu, thảo luận để nắm vững kiến thức.
Việc thực nghiệm được tiến hành vào năm học 2015-2016 tại trường THPT Yên Định 1, chọn các lớp 12A3, 12A8 tiến hành thực nghiệm giảng dạy bằng phương pháp thảo luận nhóm, lớp đối chứng 12A1, 12A9 giảng dạy bình thường theo truyền thống.
Ban
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Tên lớp
Sĩ số
Tên lớp
Sĩ số
Tự nhiên
12A3
46
12A1
49
Cơ bản
12A8
46
12A9
49
Trong quá trình giảng dạy, tôi theo dõi đánh giá tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh. Kết thúc thực nghiệm tôi tiến hành phân tích, xử lý kết quả từ các mẫu báo cáo bằng phương pháp toán học.
a. Kết quả điểm bài kiểm tra 
Ban
Lớp
Sĩ số
Kết quả điểm bài kiểm tra
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
Tự nhiên
Thực nghiệm
46
8
17.3
26
56.5
12
26.2
Đối chứng
49
29
59.2
17
34.7
3
6.1
Cơ bản
Thực nghiệm
46
10
21.7
26
56.6
10
21.7
Đối chứng
49
29
59.2
18
36.7
2
4.1
Tổng
Thực nghiệm
92
18
19.5
52
56.5
22
24
Đối chứng
98
58
59.2
35
35.7
5
5.1
Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá của bài kiểm tra
Quan sát bảng và biểu đồ trên ta thấy, kết quả điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. 
b. Hứng thú học tập của học sinh
Ban
Lớp
Sĩ số
Mức độ hứng thú (%)
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tự nhiên
Thực nghiệm
46
12
26.1
26
56.5
8
17.4
0
0
Đối chứng
49
0
0
20
40.8
20
40.8
9
18.4
Cơ bản
Thực nghiệm
46
10
21.7
26
56.6
10
21.7
0
0
Đối chứng
49
2
4.1
18
36.8
22
44.9
7
14.2
Tổng
Thực nghiệm
92
22
24
52
56.5
18
19.5
0
0
Đối chứng
98
2
2.1
38
38.7
42
42.8
16
16.4
Biểu đồ kết quả kiểm tra mức độ hứng thú của học sinh
Từ bảng và biểu đồ trên cho ta thấy: Hứng thú học tập của học sinh giữa hai nhóm khối lớp thực nghiệm và đối chứng không giống nhau. Tỷ lệ học sinh biểu hiện trong các mức độ hứng thú học tập ở hai khối lớp có sự chênh l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_tin_hoc_12_bang_phuong_phap_t.doc