SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng bài toán quản lý thư viện khi dạy Chương II Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access môn tin học lớp 12 ở trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng bài toán quản lý thư viện khi dạy Chương II Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access môn tin học lớp 12 ở trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này. Tin học là một môn học mới ở các trường phổ thông nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với môn học này. Đặc biệt nội dung ở chương II của tin học lớp 12 là một nội dung khó đối với đa số học sinh. Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm ứng dụng bài toán quản lý thư viện khi dạy Chương II Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access môn tin học lớp 12 ở trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

doc 14 trang thuychi01 16952
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng bài toán quản lý thư viện khi dạy Chương II Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access môn tin học lớp 12 ở trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này. Tin học là một môn học mới ở các trường phổ thông nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với môn học này. Đặc biệt nội dung ở chương II của tin học lớp 12 là một nội dung khó đối với đa số học sinh. Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm ứng dụng bài toán quản lý thư viện khi dạy Chương II Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access môn tin học lớp 12 ở trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua nhiều năm giảng dạy môn Tin học 12, cũng như là năm học 2018 – 2019 tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này. Nội dung chương trình tin học 12 cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu và làm quen với hệ quản trị cơ sở dữ liệu (QTCSDL) Microsoft Access. Nhằm giúp cho học sinh hiểu được cách tổ chức, quản lí dữ liệu trên máy tính và thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access giúp học sinh bước đầu làm quen với các thao tác cơ bản để có thể xây dựng một chương trình quản lí trên máy tính. Đây là những kiến thức rất cần thiết đối với học sinh vì ngày nay các chương trình quản lí được sử dụng rất nhiều để giải quyết các bài toán quản lí ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Do gặp phải những khó khăn trên nên khi làm bài tập, tạo các đối tượng như Table, Form, Query, Report học sinh thường mắc rất nhiều lỗi, thậm chí có những lỗi các em mắc phải nhiều lần do không hiểu nguyên nhân xuất hiện lỗi. Vì vậy trong nội dung đề tài này giúp học sinh nắm vững và hiểu rõ hơn về Hệ quản trị CSDL Microsoft Access. Giúp học sinh bước đầu làm quen với các thao tác cơ bản để có thể xây dựng một chương trình quản lí đơn giãn trên máy tính. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh các lớp 12A1, 12A6, 12A10 và 12A11 của năm học 2018 - 2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Viết sáng kiến kinh nghiệm thường xuyên liên tục cũng là một nhiệm vụ của mỗi giáo viên, nhưng cần phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu đúng đắn và phù hợp với nhà trường trung học phổ thông. Sáng kiến kinh nghiệm đang trình bày của tôi dựa theo các luận cứ khoa học hướng đối tượng, cụ thể: thuyết trình, quan sát, điều tra cơ bản, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm,v.v phù hợp với bài học và môn học.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Khi học sinh học Chương II: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, mục tiêu là để các em có kĩ năng cơ bản sử dụng Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Ban đầu học sinh khá hứng thú vì được tìm hiểu một phần mềm mới. Nhưng qua các tiết học tìm hiểu các đối tượng như Table, Form, Query, Report, nhất thời quan sát giáo viên thực hiện, hướng dẫn thì các em thực hiện ngay được nhưng khi tuần sau quay lại thì các em đã quên các bước thực hiện. Và có lẽ học sinh vẫn chưa hình dung được ứng dụng thực tế của Access trong việc quản lí dữ liệu như thế nào. Ví dụ: Học Microsoft Word giúp soạn thảo một văn bản đẹp, khoa học. Học Microsoft Excel giúp tạo ra các bảng tính cho phép tính toán, thống kê nhanh chóng. Vậy học Microsoft Access sẽ được ứng dụng thế nào trong thực tế? Cái mà học sinh cần là thấy một sản phẩm cụ thể được tạo ra từ những gì mình đã học và sẽ học về Access. Từ đó mới kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh để có thể đạt được mục tiêu đề ra khi tìm hiểu nội dung này
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào giảng dạy trong các nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007. 
Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Với một số nội dung trong đề tài này, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện thông qua một số bài tập, dạng bài tập cụ thể.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa các năm qua, tôi nhận thấy khi học đến chương trình tin học lớp 12 đa số học sinh đều nhận xét bộ môn này rất khó. Các học sinh thường gặp khá nhiều lỗi thao tác. Tuy nhiên cũng có một số lượng không nhỏ học sinh rất yêu thích tin học và thích tìm hiểu một số bài toán, dạng toán, bài toán quản lý ngoài phạm vi sách giáo khoa.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ thực tiễn tôi đã đưa ra giải pháp là: “ Ứng dụng bài toán quản lý thư viện khi dạy Chương II Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access ” thay vì chỉ trình chiếu và dùng hệ QTCSDL Microsoft Access để mô tả trực quan cho học sinh xem để hiểu bài và áp dụng thực hành, làm bài tập về sau. Việc ứng dụng bài toán quản lý giới thiệu với học sinh để giúp học sinh có cái nhìn tổng quát, biết được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Thông qua việc sử dụng các đối tượng trong phần mềm để minh họa cho bài học hoặc yêu cầu học sinh làm lại các đối tượng đó khi thực hành. Từ đó giúp học sinh cảm thấy hứng thú với môn học và hiệu quả học tập cao hơn. Bài toán Quản lí thư viện được sử dụng để minh họa có thể  được xây dựng bằng hệ QTCSDL Microsoft Access. Để học sinh dễ hiểu hơn vì trong SGK có nội dung tìm hiểu quản lí mượn trả sách trong thư viện và đây cũng là hoạt động thường xuyên, quen thuộc, gần gủi của các em trong trường THPT Lê Lợi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Khi thực hiện thực nghiệm qua các đối tượng học sinh đã nêu trên, đa số các em tránh được các lỗi thường gặp, hiểu được sự quan trọng của Hệ QTCSDL cũng như là sự cần thiết của bài toán quản lý trong cuộc sống.
Một số không ít học sinh có tiến bộ rõ rệt khi thực hành tạo Table, Form, Query, Report.
- Nâng cao việc yêu thích học tin học đối với một bộ phận học sinh và một số em có định hướng nghề nghiệp sau này.
Khi bắt đầu tìm hiểu Chương II - Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access đã giới thiệu chương trình với học sinh trên máy chiếu:
Đây là chương trình Quản lí thư viện được làm từ Access. Chương trình này có thể giúp cho người thủ thư quản lí sách trong thư viện về số lượng, thể loại, tác giả,  Có thể tìm kiếm, tra cứu sách nhanh chóng, thuận tiện khi cần. Chương trình có thể quản lí được việc mượn và trả sách của học sinh và giáo viên. Chương trình còn cho phép thống kê và lập một số báo cáo cần thiết. Vậy sau khi các em học xong nội dung chương II thì có thể tạo ra một chương trình quản lí tương tự thế này.
Học sinh rất hứng thú và nhiều em thắc mắc:
- Để tạo ra được chương trình thế này thì có khó không và có mất nhiều thời gian không ?
- Để hoàn thành chương trình này cũng không khó nhưng khá mất thời gian, không phải trong 1 tiết học hay một buổi mà có thể làm xong được. Chương trình này có thể làm xong trong một tuần hoặc nửa tháng. Đây là một chương trình nhỏ, đối với những chương trình lớn thì phải mất cả tháng, cả năm và có thể cần một nhóm người cùng thực hiện.
Học sinh tỏ ra rất tò mò và ngạc nhiên.
- Qua các tiết học của chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu các kĩ năng cơ bản sử dụng Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Để các em có cái nhìn thực tế và dễ hiểu bài thì qua các tiết học của chương này thầy sẽ cùng các em tìm hiểu và xây dựng lại chương trình này.
Học sinh tỏ ra rất đồng tình và hứng thú.
Hình 1: Giao diện đăng nhập của chương trình quản lý thư viện
Khi tìm hiểu Bài 4. Cấu trúc bảng, Xây dựng và giới thiệu với học sinh các bảng dữ liệu của chương trình Quản lí thư viện ở trên, để các em có cái nhìn trực quan và thấy rõ được tầm quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu của bảng. Dưới đây là bảng lưu dữ liệu sách trong thư viện:
Hình 2: Cửa sổ cấu trúc bảng T_sach
Hình 3: Bảng danh sách sách
Các bảng trong chương trình cũng là các bài tập để học sinh thực hành thêm ở tiết thực hành.
	Ở Bài 6. Biểu mẫu, Tôi cũng giới thiệu với học sinh một số biểu mẫu của chương trình để các em thấy được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu bài này. Theo tôi đây là bài thú vị nhất trong chương 2. Các em có thể phát huy được tính sáng tạo của mình để thiết kế được một biểu mẫu đẹp. Vì vậy các em rất hứng thú khi xem một số biểu mẫu của chương trình.
Hình 4: Biểu mẫu quản lý sách nhà trường
	Ở Bài 7. Liên kết giữa các bảng, qua ví dụ trong SGK/57, học sinh đã phần nào hiểu được vì sao phải lập CSDL gồm nhiều bảng rồi sau đó muốn có được thông tin đầy đủ thì phải liên kết các bảng lại với nhau. Để các em hiểu kĩ hơn và có được cái nhìn trực quan, tôi đã giới thiệu và giải thích trên cửa số liên kết của chương trình Quản lí thư viện:
Hình 5: Sơ đồ liên kết của chương trình quản lý thư viện
	- Từ cửa sổ liên kết của chương trình ta thấy các bảng liên kết với nhau thông qua các trường khóa cùng tên và một bảng có thể liên kết với nhiều bảng.
	Đối với Bài 8. Truy vấn dữ liệu, đây là bài tương đối khó. Học sinh phải nắm được các biểu thức và các hàm để tạo các mẫu hỏi. Qua các ví dụ và bài thực hành trong SGK thì các em đã nắm được cách tạo một mẫu hỏi, nhưng các em không hình dung được các mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trên một chương trình quản lí. Tôi đã giải thích cho các em bằng việc tạo lại form tìm kiếm sách trong chương trình Quản lí thư viện:
Hình 6: Biểu mẫu tìm tên sách
- Để tạo được form trên ta phải tạo một form con để hiển thị thông tin sách tìm được, form con này được tạo từ mẫu hỏi như sau:
Hình 7: Mẫu hỏi ở chế độ thiết kế
	Ở trường tensach ta đặt điều kiện lọc là Like “*”&[timtensach], có nghĩa là tìm sách có tên được nhập vào ở ô tìm kiếm là một Textbox có tên timtensach. Nội dung SGK chỉ dừng lại ở mức học sinh biết cách tạo một mẫu hỏi. Vì vậy mục đích tôi giới thiệu với học sinh cách tạo form tìm kiếm sách trên, để các em nắm được kết quả của việc tạo mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trong chương trình quản lí, chứ không yêu cầu các em phải hiểu và nắm đuợc cách tạo một form tìm kiếm tương tự như trên. Nhưng đối với những học sinh giỏi thì sẽ rất hứng thú tìm hiểu kĩ hơn để có thể xây dựng được một chương trình quản lí.
	Đối với Bài 9. Báo cáo và kết xuất báo cáo, sau khi hướng dẫn xong nội dung các bước để tạo một báo cáo, tôi cũng giới thiệu với các em một số báo cáo của chương trình. Ví dụ báo cáo số sách chưa trả, báo cáo số sách mượn theo lớp, Giúp các em thấy rõ được mục đích và ưu điểm của báo cáo và đây cũng là những mẫu báo cáo để các em thực hành thêm.
Qua nghiên cứu chúng tôi muốn có một nghiên cứu khắc phục tình trạng trên và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng phần mềm quản lý thư viện để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL. Qua từng bài học, các em sẽ thấy được sản phẩm sau cùng cũng như chức năng, vai trò của từng đối tượng trong sản phẩm mà các em sẽ làm ra sau này. Từ đó, giúp các em say mê, hứng thú với môn học và khắc sâu nội dung hơn.
Kết quả kiểm tra bài thực hành ở chương II
Lớp
Tổng số
Điểm thực hành
Từ 3,5 đến dưới 5
Từ 5 đến dưới 6.5
Từ 6,5 đến dưới 8 
Từ 8 điểm trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
43
0
0
1
2.33
5
11.63
37
86.04
12A6
42
0
0
0
0
3
7.14
39
92.86
12A10
34
0
0
3
8.83
15
44.11
16
47.06
12A11
37
0
0
0
0
11
29.73
26
70.27
Cộng
156
0
0
4
2.56
34
21.79
118
75.64
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Dạy học là một nghệ thuật. Sử dụng tốt phương pháp dạy học là con đường tốt nhất để đạt được mục đích yêu cầu tiết dạy trong đó phương tiện dùng công cụ trực quan đặc biệt có hiệu quả tốt giúp người học hiểu và nắm chắc thông tin cần thiết. Việc ứng dụng phần mềm Quản lý thư viện để minh họa khi học sinh làm quen với hệ quản trị CSDL Microsoft Access cụ thể ở các bài học ở chương II đã nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Đây là một phương pháp dạy học rất hay, gây sự chú ý, hứng thú, sự tò mò cho học sinh. Và kích thích đến lòng yêu mến môn học hơn.
3.2. Kiến nghị.
Cần tăng cường thảo luận chuyên đề về việc phát hiện lỗi và hướng dẫn học sinh trong quá trình học về hệ quản trị CSDL Microsoft Access để giáo viên có thể chia sẽ trao đổi kinh nghiệm.
Xuất phát từ thực tiễn trên, với tâm huyết nghề nghiệp, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi vận dụng những phương pháp phù hợp nhằm giúp học sinh hứng thú với bộ môn từ đó học sinh có thể tiếp thu bài học một cách tốt nhất. 
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi gặp không ít khó khăn vì kinh nghiệm bản thân còn hạn chế. Vì vậy những thiếu sót là không thể tránh khỏi, tuy nhiên với một người đứng lớp đặc biệt môn Tin học chưa thực sự được người học và xã hội quan tâm đúng mức thì việc giúp học sinh có kỹ năng phát hiện lỗi trong quá trình học tạo lập cơ sở dữ liệu là vấn đề cần thiết hiện nay nhằm góp phần đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong muốn các quý đồng nghiệp quan tâm, chia sẽ và có thể ứng dụng đề tài này trong giảng dạy Tin 12 phần chương II để nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu cũng như viết báo cáo này, chắc chắn không thể nào tránh được những thiếu sót, vậy kính mong quý thầy, cô đóng góp ý kiến để nghiên cứu này ngày một hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN 
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Phan Đình Quyết
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa tin học 12	Hồ Sĩ Đàm chủ biên
[2]. Sách giáo viên tin học 12	Hồ Sĩ Đàm chủ biên
[3]. Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành ngày 26/8/2016.
[4]. Công văn số: 4622/BGDĐT-CNTT Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016 – 2017 ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[5]. Công văn số 2476/SGDĐT-VP Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018 - 2019 , ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.
[6]. Giáo trình Microsoft Access 2000 	Nguyễn Thiện Tâm chủ biên xuất bản năm 2000 NXBĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[7]. Đổi mới PPDH bằng CNTT – Xu thế của thời đại Quách Tuấn Ngọc chủ biên xuất bản năm 1999 NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
E. DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phan Đình Quyết
Chức vụ và đơn vị công tác:Phó Hiệu trưởng, Trường THPT Lê Lợi
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại 
Kết quả đánh giá xếp loại
Năm học đánh giá xếp loại
Những nghiên cứu về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan đối với môn tin học lớp 11 ở trường THPT Lê Lợi
Sở GD&ĐT
B
2009 - 2010
Ứng dụng các phần mềm Paperport 11, Adobe Acrobat 9, PDF-Viewer pro vào tạo lập sách điện tử phục vụ công tác giảng dạy ở trường THPT Lê Lợi 
Sở GD&ĐT
B
2010 - 2011
Sử dụng phần mềm iMindMap 5.3 để tạo bản đồ tư duy trong công tác giảng dạy môn Tin học ở trường THPT Lê Lợi
Sở GD&ĐT
B
2011 - 2012
Một số kinh nghiệm trong cài đặt và quản trị phần mềm V’Emis ở trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa
Sở GD&ĐT
B
2012 - 2013
Một số kinh nghiệm khi dạy chương trình con cho học sinh lớp 11 trường THPT Lê Lợi Thọ Xuân 
Sở GD&ĐT
B
2013 - 2014
Kinh nghiệm phát hiện lỗi trong dạy học lập trình Pascal cho học sinh lớp 11 ở trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa
Sở GD&ĐT
B
2014 - 2015
Kinh nghiệm ứng dụng ADOBE PRESENTER 9.0 trong thiết kế bài giảng E-LEARNING ở trường THPT Lê Lợi
Sở GD&ĐT
B
2015 - 2016
Một số kinh nghiệm trong ứng dụng phương pháp dạy học trực quan môn tin học lớp 10 THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa
Sở GD&ĐT
B
2016 – 2017
Kinh nghiệm dạy học tích hợp trong dạy học lập trình tin học lớp 11 ở trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa
Sở GD&ĐT
B
2017-2018

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ung_dung_bai_toan_quan_ly_thu_vien_k.doc