SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp nắm vững phần chuyển động khi bắn của súng tiểu liên AK cho học sinh 11 THPT Hà Văn Mao

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp nắm vững phần chuyển động khi bắn của súng tiểu liên AK cho học sinh 11 THPT Hà Văn Mao

Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nói chung và môn giáo dục quốc phòng – An ninh nói riêng. Ngày nay nhờ có CNTT mà sự sáng tạo trong việc chuẩn bị các tiết dạy phong phú, đang dạng, khai thác có hiệu quả các thông tin trên mạng Interrnet tích hợp nghe, nhìn làm cho bài giảng phong phú đạt kết quả cao.

Ứng dụng CNTT trong giáo dục là yêu cầu cấp thiết và không còn mới xong đối với môn giáo dục quốc phòng đây là môn học mới được đưa vào chương trình chính khóa, môn học sen kẽ giữa lý thuyết và thực hành liên quan nhiều đến các kiến thức địa lý, y học, lịch sử truyền thống như việc xác định đường biên giới giữa các quốc gia, đường biên giới trên biển các kiến thức về cấp cứu chuyển thương, lịch sử truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam Đội ngũ giáo viên đa số là giáo viên giáo dục thể chất được đào tạo ngắn hạn và tham gia giảng dạy Giáo dục Quốc phòng, nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, phương pháp giảng dạy lý thuyết còn khiêm tốn đã chưa phát huy hết hiệu quả ứng dụng CNTT vào giảng, vì vậy tiết học còn khô khan, thiếu tính hấp dẫn, chưa tạo được sự hứng thú trong học tập. Đặc biệt hệ thống tranh ảnh và các thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu, chất lượng sử dụng chưa cao nên chất lượng các bài dạy còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn.

Vì vậy tôi chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp nắm vững phần chuyển động khi bắn của súng tiểu liên AK cho học sinh 11 THPT Hà Văn Mao”.

 

doc 17 trang thuychi01 8421
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp nắm vững phần chuyển động khi bắn của súng tiểu liên AK cho học sinh 11 THPT Hà Văn Mao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VÂN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nói chung và môn giáo dục quốc phòng – An ninh nói riêng. Ngày nay nhờ có CNTT mà sự sáng tạo trong việc chuẩn bị các tiết dạy phong phú, đang dạng, khai thác có hiệu quả các thông tin trên mạng Interrnet tích hợp nghe, nhìn làm cho bài giảng phong phú đạt kết quả cao.
Ứng dụng CNTT trong giáo dục là yêu cầu cấp thiết và không còn mới xong đối với môn giáo dục quốc phòng đây là môn học mới được đưa vào chương trình chính khóa, môn học sen kẽ giữa lý thuyết và thực hành liên quan nhiều đến các kiến thức địa lý, y học, lịch sử truyền thống như việc xác định đường biên giới giữa các quốc gia, đường biên giới trên biểncác kiến thức về cấp cứu chuyển thương, lịch sử truyền thống quân đội nhân dân Việt NamĐội ngũ giáo viên đa số là giáo viên giáo dục thể chất được đào tạo ngắn hạn và tham gia giảng dạy Giáo dục Quốc phòng, nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, phương pháp giảng dạy lý thuyết còn khiêm tốn đã chưa phát huy hết hiệu quả ứng dụng CNTT vào giảng, vì vậy tiết học còn khô khan, thiếu tính hấp dẫn, chưa tạo được sự hứng thú trong học tập. Đặc biệt hệ thống tranh ảnh và các thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu, chất lượng sử dụng chưa cao nên chất lượng các bài dạy còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn. 
Vì vậy tôi chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp nắm vững phần chuyển động khi bắn của súng tiểu liên AK cho học sinh 11 THPT Hà Văn Mao”.
2. Mục đích Nghiên cứu: 
	Ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng giúp học sinh có hình ảnh trực quan sinh động, nhanh chóng nhận biết vận dung, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Làm cho học là một quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Thông qua video, tranh ảnh và các tài liệu truyền hình tạo tình huống thực tế giúp học sinh có cái nhìn đa chiều, sinh động kích thích tư duy sáng tạo, óc phán đoán và suy luận giúp học sinh nắm vững phần chuyển động khi bắn của súng tiểu liên AK, củng như tăng cường hứng thú cho học sinh đối với môn học giáo dục quốc phòng- an ninh
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu: 
Học sinh lớp 11A1 với 42 HS và lớp 11A2 với 44 HS trường THPT Hà Văn Mao.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bài kỹ thuật sử dụng súng tiểu liên Ak giúp học sinh nắm vững phần chuyển động gây nổ của súng tiểu liên AK cho học sinh 11 trường THPT Hà Văn Mao
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra đánh giá.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp đối chiếu kết quả so sánh.
5. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu.
	- Khả năng ứng dụng đề tài vào thực tế cao.
	- Chương trình Giáo dục Quốc phòng – AN Ninh khối 11 THPT.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
1.1. Cơ sở lý luận 
Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá và thay đổi công nghệ trở thành xu hướng phát triển không ngừng của các quốc gia trên thế giới. Một thời đại mới - thời đại công nghệ thông tin đang đến rất nhanh và có tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt đời sống xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của các ngành khoa học khác và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người. Công nghệ thông tin đã và đang là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, nó cùng với một số ngành công nghệ cao khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm. 
Chỉ đạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011 – 2012, Bộ GD&ĐT đã nêu rõ nhiệm vụ “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học” [1]. Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT đã và đang có tác động mạnh mẽ làm thay đổi phương thức, phương pháp dạy học. 
Cụm từ “ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học” ngày càng được nhiều người nhắc đến trong các trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào việc thiết kế các “giáo án điện tử” đang rất được chú trọng trong các nhà trường cũng như trong chủ trương của các sở giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn không ít giáo viên có những hiểu biết chưa đúng về việc sử dụng “giáo án điện tử” để hỗ trợ trong dạy học. Giáo viên đã biến một tiết dạy “giáo án điện tử” thành một buổi trình chiếu cho học sinh xem và ghi bài. Họ biến máy chiếu thành một “bảng đen thứ hai” để thay thế cho việc phải viết bảng cho học sinh chép bài (hình thức “Chiếu-Chép”). Vì vậy, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa cao.
Do đó, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là rất cần thiết. Nó được xem là công cụ dạy học hiện đại của người thầy. Vậy công nghệ thông tin là gì? Vai trò của nó với dạy học nói chung và dạy học môn GDQP–AN nói riêng như thế nào? Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn GDQP–AN ra sao? Mỗi giáo viên sẽ sử dụng công cụ dạy học này như thế nào để mang lại hiệu quả cao?Đó là những vần đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đang thu hút sự quan tâm của giáo viên hiện nay. Đây cũng chính là những trăn trở của những người đã và đang công tác trong lĩnh vực giảng dạy nói chung, giảng dạy bộ môn GDQP–AN nói riêng. 
Giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – An ninh là quá trình dạy học mang tính đặc thù nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; những kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời giáo dục ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ về các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân nhân, an ninh nhân dân; đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.
Qua môn học giúp cho học sinh hiểu biết và vận dụng thành thục thao tác các kỹ năng quân sự cần thiết, biết sử dụng một số loại vũ khí bộ binh, thành thạo trong sử dụng súng tiểu liên AK (CKC). Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; xây dựng tác phong nhanh nhẹn; hình thành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và khi ra công tác.
Trong thời đại ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và CNTT, việc ứng dụng công nghệ, khai thác thông tin trên mạng Internet trở nên phổ biến, mọi tầng lớp trong xã hội có thể nhanh chóng tìm được các thông tin khác đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau. Sự bùng nổ về thông tin đặt ra nhu cầu tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và giải quyết vấn đề đáp ứng với yêu cầu của thời đại. Do đó đạo tạo ra con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao là mục tiêu hàng đầu của nhân loại và thế giới.
Đối với môn GDQP-AN cũng như các môn học khác tất cả đều nhằm mục đích tích cực hóa hoạt động của học sinh, kích thích tư duy sáng tạo, đem lại hiệu quả tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khó khăn.
	Trường THPT Hà Văn Mao đóng trên địa bàn của một trong 64 huyện nghèo của cả nước, đời sống của nhân dân trong khu vực còn rất nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp nên việc quan tâm tới việc học của con em mình còn nhiều hạn chế. Môn học giáo dục quốc phòng – an ninh là môn học mới được đưa vào học chính khóa và lại là môn học phụ nên mức độ quan tâm đâu tư chú ý của các em học sinh có phần coi nhẹ.Mặt khác đa phần giáo viên giảng dạy đều là giáo viên giáo dục thể chất chuyển qua giảng dạy giáo dục quốc phòng – an ninh, thời gian đào tạo chỉ có 6 tháng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học. Ngoài ra hệ thống cơ sở vật chất dụng cụ và thiết bị dạy học của môn giáo dục quốc phòng – an ninh còn thiếu nhiều và chất lượng chưa cao.
	Trong thực tế học sinh được tiếp xúc với vũ khí trang bị quân sự rất hạn chế. Đặc biệt ở độ tuổi học sinh việc trực tiếp được thực hành bắn đạn thật đối với súng quân dụng, do đó việc trải nghiệm với súng đạn là rất mới mẻ, khó khăn trong việc hình thành tư duy trực quan.
1.2.2. Thuận lợi 
	Được sự quan tâm, sự đánh giá đúng đắn của Ban giám hiệu về vị trí, vai trò môn học GDQP-AN, nhà trường đã quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.
* Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy:
Hiện nay, nhà trường có 02 giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn GDQP-AN đều có trình độ từ Đại học trở lên và được qua đào tạo qua 6 tháng giáo viên GDQP-AN. Đủ đáp ứng như cầu giảng dạy môn GDQP-AN theo phân phối chương trình (1 tiết/tuần).
100% giáo viên biết sử dụng máy vi tính và các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, máy bắn tập MBT-03, Thường xuyên được tập huấn kiến thức quốc phòng vào đầu mỗi năm học. Ngoài ra các giáo viên đều có kiến thức và trình độ tin học, được học tập bồi dưỡng kiến thức tin học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học.
Tất cả các giáo viên đều có sử dụng CNTT trong các tiết dạy, các tiết thao giảng; đã quen với việc ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy học soạn giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Điều này đã được đánh giá bằng chất lượng của giáo viên tham dự các hội thi và chuyên đề giáo dục trong nhà trường.
*Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng và quyết định việc định hướng tổ chức công tác giảng dạy. Giai đoạn đầu tiên khi mới tiến hành dạy rãi môn GDQP-AN (năm học 2006-2007) cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDQP-AN luôn là điều trăn trở, bức thiết, với tất cả những người làm công tác giáo dục. Từ năm học 2007-2008 đến nay, do Bộ giáo dục và đào tạo có sự thay đổi và cải cách SGK và chương trình giảng dạy nên nhà trường đã có được sự đầu tư của cấp trên tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác GDQP-AN. Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ công tác GDQP-AN nhà trường có 01 phòng học chuyên môn, 01 phòng đựng các dụng cụ và thiết bị, 01 máy bắn tập (MBT-03), 09 khẩu súng tiểu liên AK (cắt bổ), lựu đạn cắt bổ, lựu đạn tập, bông, băng, nẹp, cáng cứu thương, sân tập luyện rộng rãi có nhiều cây xanh bóng mát, tranh ảnh đầy đủ, Hàng năm, vào đầu mỗi năm học nhà trường cũng có kế hoạch để sửa chữa, mua sắm thêm các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập môn GDQP-AN.
Toàn trường có 02 phòng thực hành máy vi tính chuyên dùng được nối mạng LAN và Internet; 01 phòng máy vi tính phục vụ cho giáo viên truy cập internet đáp ứng nhu cầu tìm kiếm tài liệu, thông tin phục vụ công tác giảng dạy; tất cả các phòng học đều được trang bị máy chiếu Projecter; 01 máy scanner và một số các máy vi tính , máy in, máy photocopy phục vụ cho công tác quản lý, kế toán, khảo thí, thư viện, văn thư lưu trữ,
Như vậy, xuất phát từ thực tế nhà trường cho thấy Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với CNTT nhằm ứng dụng vào đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN, các hoạt động ngoại khóa và tập luyện môn GDQP-AN. Đồng thời Ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học.
III. Giải pháp thực hiện. 
 Ứng dụng CNTT thiết kế nội dung giảng dạy bằng phần mềm powerpoit.
Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Trong quá trình thực hiện, việc đánh giá và đưa ra mô hình ứng dụng và nguyên tắc khai thác tư liệu để đạt hiệu quả trong giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng – An Ninh Giáo viên có nhiều thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Tuy nhiên, để có được một tiết học với 45 phút như vậy, người giáo viên phải tâm huyết, say mê sáng tạo tìm tòi, có những ý tưởng độc đáo nhằm thiết kế một bài giảng đạt mức chuẩn, sinh động, kích thích được học sinh vào hoạt động nhận thức một cách chủ động thì giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng bài giảng, phải thiết kế hình ảnh, các đoạn clip, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp trong bài giảng, phải đảm bảo qui trình soạn giảng và sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện theo mô hình của bài giảng dưới đây.
* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: 
- Kiến Thức: Nhận biết được súng AK, biết được tính năng cấu tạo và nguyên lý chuyển động của súng, đồng thời biết lấy đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng, biết cách bắn trúng mục tiêu cố định.
- Kỹ Năng: Biết tháo lắp bảo quản súng, biết lấy đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng. 
- Thái độ: Rèn luyện tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, nâng cao trình độ ngắm bắn, đảm bảo độ chính xác nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bài bắn.
* Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản	
Cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn, cũng như phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm trọng tâm, trọng điểm của bài.
Xác định trọng tâm kiến thức bài học: Nhận biết súng tiểu liên AK , các bộ phận chính của súng, cấu tạo tính năng của đạn, nguyên lý chuyển động của súng. Biết cách tháo lắp và bảo quản giữ gìn vũ khí trang bị 
Các loại tranh, ảnh, hình vẽ về Súng AK, các bộ phận chính của súng. Các đoạn clip về chuyển động của súng khi bắn, cách ứng dụng thực tế của súng AK trong chiến đấu. Nhằm chuyển tải các kiến thức cơ bản của bài giảng một cách sinh động, dễ hiểu, khắc sâu kiến thức về nhận biết, cấu tạo, tính năng chiến đấu của súng AK .
Trong đó cần nhấm mạnh trọng tâm giúp học sinh nắm vững chuyển động của súng khi bắn.
* Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học. 
Xác định cấu trúc của kịch bản.
Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản:
	+ Xác định các bước của quá trình dạy học
	+ Xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác (phim, ảnh, text) – hoạt động của thầy, trò và công cụ hỗ trợ.
	+ Xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động
	+ Hình dung (lắp ghép) thành tiến trình dạy học.
Chuẩn bị kho tư liệu cần thiết cho giáo án: Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi và nội dung cần thiết cho các hoạt động. Phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Khi soạn giáo án điện tử đó là nên hết sức thận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide Hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu, các file flash  sử dụng để minh họa hay theo hướng nguồn tri thức để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Bước này xem như là bước lập dàn ý, giáo viên dễ dàng biến nó thành bài soạn, các ý tưởng của bài dạy được trình bày dưới dạng các trang (slide) Việc xây dựng dàn ý bài dạy dưới dạng các slide, điều quan trọng là luôn luôn vạch ra được mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các slide. Nếu không chú ý điều này, giáo án điện tử dễ trở thành một tập các ảnh và chữ hơn là một bài soạn. Các tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau, chúng ta có thể khai thác các đoạn phim này trên các trang web (gdqp.edu.vn; thư viện điện tử; https://vi.wikipedia.org) trên các trang web chúng ta có thể dễ dàng khai thác các thông tin và hỉnh ảnh, clip phục vụ cho việc thiết kế bài giảng. Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh cần xác định mục đích sử dụng của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà chúng ta định đưa vào các slide. Một điều lưu ý là hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Khi cần sử dụng vào bài dạy giáo viên chỉ cần một đoạn phim ngắn khoảng một vài phút. Vậy giáo viên cần xử lí bằng cách nào? Lúc này ta phải dùng phần mềm trên máy vi tính để cắt đoạn phim ấy. Giáo viên có thể dùng một trong các phần mềm sau để cắt đoạn phim. Đối với hình ảnh sử dụng vào bài dạy cần phải đẹp mắt, rõ nét, tránh các hình ảnh bị nhòe khó quan sát và giảm sự hấp dẫn, lôi cuốn của hình ảnh. Để có hình ảnh rõ nét, ảnh đẹp giáo viên cần ứng dụng các phần mềm Photoshop hoặc phần mềm Paint để cắt dán hình ảnh.
Bước 4: Xác định tư liệu cho các hoạt động
- Phim (video), 
- ảnh (image), các hình ảnh về các loại súng AK cũng như bản plat về chuyển động của súng tiểu liên AK khi bắn. Nên sử dụng cả ảnh tĩnh và ảnh động.
- hoạt cảnh chiến đấu thực tế trong chiến đấu của súng tiểu liên AK
- Tìm kiếm tư liệu
- Xử lý tư liệu
- Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động
* Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản dạy học
+ Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp
+ Cài đặt (số hóa) nội dung
Tạo hiệu ứng trong các tương tác Tạo hiệu ứng, liên kết các trang (slide)  Liên kết nội dung, các trang trong giáo án: Việc liên kết khá đơn giản nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì liên kết giúp giáo viên tích hợp các nội dung giúp tiết kiệm diện tích trang khi soạn cũng như khi trình chiếu. Liên kết các trang của giáo án giúp bài giảng chặt hơn, bài giảng có tính liên tục. Ngoài ra, liên kết giúp giáo viên khỏi phải quay lại trang trước khi đang dạy. Liên kết giúp giáo viên chủ động về nội dung, giảm tải bài giảng, chủ động được thời gian trình chiếu. Khi cần thiết thể hiện nội dung khác có liên quan đến phần đang giảng.
* Bước 6: Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện
+ Trình diễn thử
 	+ Soát lỗi
 	+ Kiểm tra tính logic, hợp lý của các thành phần
+ Chỉnh sửa
+ Hoàn thiện
Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung thiết kế bài giảng hoàn thiện giáo án điện tử theo một trình tự các bước lên lớp. Giáo viên cần thực hiện chạy lại các slide để kiểm tra các lỗi chính tả, các hình ảnh, âm thanh cũng như hiệu ứng, cách sắp xếp hình ảnh, VIDEO... xem đã hợp lý hay không, để đảm bảo việc thiết kế đã tối ưu hóa các phương pháp dạy học phát huy được khả năng vận dụng bài giảng tương tác giữa thầy và trò theo ý tưởng của người dạy.
Khi giảng dạy cần lưu ý: Nguyên tắc của việc sử dụng trực quan: nêu vấn đề trước khi cho học sinh quan sát hình ảnh, các đoạn clip hay sơ đồ, bản đồtrên cơ sở đó giúp học sinh khai thác và rút ra kết luận. Nếu làm ngược lại thì những tư liệu mà chúng ta đưa ra chỉ mang tính chất minh hoạ, không đem lại hiệu quả cho bài học. Để tạo nên hiệu quả,  khi sử dụng các hình ảnh trực quan (không có âm thanh), sơ đồ, bản đồ lời nói của giáo viên phải đi liền với các hiệu ứng để cho kênh âm thanh và kênh hình ảnh luôn kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.
IV. Phân tích hiệu quả giáo dục của đề tài:
1. Trước thực nghiệm sư phạm:
Để đảm bảo tính khách quan và sự tin cậy, tôi tiến hành so sánh kết quả bài kiểm tra 1 tiết môn GDQP-AN lớp 11 của hai nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng. Kết quả tính toán được trình bày trên 
LOẠI
NHÓM THỰC NGHIỆM(11A1)
NHÓM ĐỐI CHỨNG(11A2)
TRƯỚC THỰC NGHIỆM
TRƯỚC THỰC NGHIỆM
Số lượng
%
Số lượng
%
Giỏi
3
7
4
9
Khá
16
38
18
41
TB
21
50
20
45
Y-K 
2
5
2
5
Qua bảng số liệu trên ta thấy các giá trị điểm bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm đối chứng và thực ng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang_day_giup_nam_vun.doc
  • docBIA SKKN long (1).doc