SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết ngoại khóa GDCD lớp 11 với chủ đề phòng chống Ma túy trong học đường

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết ngoại khóa GDCD lớp 11 với chủ đề phòng chống Ma túy trong học đường

Môn GDCD ở trường trung học phổ thông ngoài việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan, hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật, thể chế chính trị và những chính sách định hướng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì CNH, HĐH đất nước. Ngoài ra môn GDCD còn trang bị kĩ năng sống cần thiết để học sinh tự chủ trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.

Như vậy, mục tiêu, nội dung của môn học là góp phần trang bị kĩ năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống. Đồng thời, tự giác xác định phương hướng phát triển của bản thân sau khi tốt nghiệp THPT.

Ngoài những nội dung kiến thức bắt buộc trong sách giáo khoa, trong phân phối chương trình môn GDCD còn một yêu cầu bắt buộc giáo viên cần chủ động lựa chọn nội dung giảng dạy trong các tiết ngoại khóa mang tính thời sự, gần gũi với các em học sinh, vừa có tác dụng tích cực với các em như: vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề và giúp đỡ người khác một cách tích cực và phù hợp; giúp các em yêu đời hơn và làm chủ cuộc sống của chính mình.

Tuy nhiên, tiết ngoại khóa lại không có nội dung trong sách giáo khoa và sách giáo viên, chỉ có tài liệu hướng dẫn chọ chủ đề. Nên tôi đã vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình soạn giảng tiết ngoại khóa. Làm như vậy đã giúp học sinh thấy được chủ đề các em đang tìm hiểu có nhiều bộ môn cùng nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, từ đó sẽ gây được hứng thú khi các em tìm hiểu, các em thấy được vai trò trách nhiệm của mình đối với sự phát triển nói chung của xã hội, hơn nữa xóa đi thành kiến về bộ môn GDCD.

 

doc 18 trang thuychi01 8861
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết ngoại khóa GDCD lớp 11 với chủ đề phòng chống Ma túy trong học đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3
2.3.1. Chuẩn bị
4
2.3.2. Soạn giáo án
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
15
3. Kết luận và kiến nghị.
16
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn GDCD ở trường trung học phổ thông ngoài việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan, hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật, thể chế chính trị và những chính sách định hướng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì CNH, HĐH đất nước. Ngoài ra môn GDCD còn trang bị kĩ năng sống cần thiết để học sinh tự chủ trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Như vậy, mục tiêu, nội dung của môn học là góp phần trang bị kĩ năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống. Đồng thời, tự giác xác định phương hướng phát triển của bản thân sau khi tốt nghiệp THPT.
Ngoài những nội dung kiến thức bắt buộc trong sách giáo khoa, trong phân phối chương trình môn GDCD còn một yêu cầu bắt buộc giáo viên cần chủ động lựa chọn nội dung giảng dạy trong các tiết ngoại khóa mang tính thời sự, gần gũi với các em học sinh, vừa có tác dụng tích cực với các em như: vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề và giúp đỡ người khác một cách tích cực và phù hợp; giúp các em yêu đời hơn và làm chủ cuộc sống của chính mình. 
Tuy nhiên, tiết ngoại khóa lại không có nội dung trong sách giáo khoa và sách giáo viên, chỉ có tài liệu hướng dẫn chọ chủ đề. Nên tôi đã vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình soạn giảng tiết ngoại khóa. Làm như vậy đã giúp học sinh thấy được chủ đề các em đang tìm hiểu có nhiều bộ môn cùng nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, từ đó sẽ gây được hứng thú khi các em tìm hiểu, các em thấy được vai trò trách nhiệm của mình đối với sự phát triển nói chung của xã hội, hơn nữa xóa đi thành kiến về bộ môn GDCD. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Lứa tuổi các em đang hình thành những giá trị nhân cách tích cực song còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh sống, dễ bị kích động , dễ bị lôi kéo, tham gia vào các tệ nạn xã hội. Trong khi đó, các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ đưa ra những quyết định cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Vậy nên, trong các tiết ngoại khóa và các tiết cuối kì của các lớp đã hoàn thành trong phân phối chương trình bản thân tôi thường lựa chọn các chủ đề như: giáo dục về trật tự an toàn giao thông; giáo dục về môi trường, phòng chống HIV/AIDS, Ma túy; giáo dục kĩ năng sống Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết này tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm của tôi về việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết ngoại khóa GDCD lớp 11 với chủ đề phòng chống Ma túy trong học đường. Với việc chọn chủ đề này, tôi hy vọng sẽ cùng các bộ môn khác trong nhà trường sẽ giúp cho các em có thêm kĩ năng sống tích cực, giúp các em hợp tác với nhau trong học tập và giúp đỡ nhau trong cuộc sống khi gặp khó khăn, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp của giáo dục và đào tạo của Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Chủ đề phòng chống Ma túy trong học đường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Liên hệ thực tế, thu thập thông tin, thu thập ý kiến, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp có chuyên môn.
- Tham khảo SGK: môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 10 bài 7: Tác hại của Ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống Ma túy; môn Hóa học lớp 12 bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội.
- Tham khảo tài liệu Luật phòng chống Ma túy; Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT: “Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT”. Tác giả: Hoàng Văn Giao – Sở GD & ĐT Thanh Hóa.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thử nghiệm đối với học sinh ở 5 lớp: 11D1, 11D2, 11D3, 11D4, 11D5 trường THPT Triệu Sơn 4, năm học 2015-2016.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Với việc đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng phát huy tính tích cực học sinh, gắn hoạt động dạy - học với hoạt động xã hội, hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động thực tiễn khác. Mặc dù trong sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 đã có sự phối hợp hài hoà giữa lí thuyết với bài tập thực hành, giữa kiến thức các phân môn, nhưng phân phối chương trình vẫn chỉ dành thời lượng rất ít cho tiết thực hành ngoại khoá, mỗi khối lớp chỉ có 2 tiết cho cả năm học, mỗi kì 1 tiết và được bố trí vào gần cuối kì học( trước tiết ôn tập và kiểm tra học kì). Với sự bố trí như vậy, bản thân tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
+ Việc bố trí các tiết thực hành ngoại khoá vào cuối kì học, cuối năm học tôi thấy hợp lí ở chỗ sẽ có nhiều thời gian cho việc tìm hiểu của học sinh, lúc này học sinh sẽ thấy được các vấn đề được học có liên quan như thế nào với thực tiễn của bản thân, của các quan hệ xã hội và của địa phương thông qua việc tiếp thu kiến thức của cả học kì và qua việc tìm hiểu của các em về tình hình KT-XH ở địa phương. Tuy nhiên, việc bố trí vào thời gian này sẽ không gây được hướng thú của học sinh, học sinh không nhiệt tình học vì lúc này tiết ôn tập và tiết kiểm tra học kì đã được đẩy lên trước nhằm hoàn thành các con điểm và tổng kết điểm để có số liệu báo cáo Sở GD & ĐT.
+ Bản thân môn GDCD đã được cho là môn học không quan trọng đối với học sinh, nên tiết ngoại khóa chỉ có trong phân phối chương trình mà không có trong sách giáo khoa lại càng gây nên tâm lý không bắt buộc đối với các em, các em cho đó giống như bài đọc thêm, học cũng được không học cũng được. Trong khi đó giáo viên vẫn phải dạy đủ theo phân phối chương trình, cho nên lúc này giáo viên rất cần phải làm cách nào đó để vừa hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của mình, vừa gây được hứng thú cho các em trong tiết học ngoại khóa.
+ Căn cứ vào tài liệu phân phối chương trình THPT môn Giáo dục công dân thì đã có sự hướng dẫn mang tính định hướng cho tiết dạy ngoại khóa, như vậy là đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, trong sách giáo viên và sách Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ môn Giáo dục công dân lại không có phần hướng dẫn cụ thể hướng dẫn cho giáo viên yêu cầu cần đạt những gì trong tiết ngoại khóa.
+ Trong những lần tập huấn thay sách, học chuyên đề tiếp thu vấn đề mới, bồi dưỡng thường xuyên do Sở GD-ĐT tổ chức thì bản thân tôi chưa được tham dự các chuyên đề hướng dẫn dạy tiết ngoại khoá, việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên cũng rất hạn chế, tài liệu giảng dạy đa phần là do bản thân tự thu thập... Chính những thuận lợi và khó khăn ở trên đã làm ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy của giáo viên, sự hứng thú học tập, kết quả học tập của học sinh đối với môn học Giáo dục công dân nói chung và tiết ngoại khoá nói riêng. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
- Vấn đề về phòng, chống Ma túy cũng đã được đề cập ở các môn học như môn: GDQP lớp 10, môn Hóa học lớp 12 Nhưng được bố trí vào cuối năm học nên ý thức, thái độ học tập của học sinh chưa được đầu tư đúng mức. Do vậy, việc giáo dục kĩ năng sống phòng và chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn nghiện Ma túy cho học sinh cần phải thực hiện liên tục và thường xuyên hơn.
- Về phía Đoàn trường trong năm học đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các đoàn viên, thanh niên học sinh thông qua các bài viết dự thi, mít tinh, biểu diễn văn nghệ, kí cam kết về chủ đề phòng, chống Ma túy trong học đường.
- Với tiết ngoại khóa chưa có hướng dẫn cụ thể nội dung mà chủ yếu do Gviên tự lên kế hoạch, tự lựa chọn nội dung trên cơ sở hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo, trình Ban Giám hiệu nhà trường duyệt, sau đó tổ chức soạn giảng.
- Điều kiện vật chất của nhà trường hằng năm đã được bổ sung, nhưng kinh phí của nhà trường hạn hẹp cộng với học sinh của trường chủ yếu là con em nông dân, nên việc tổ chức cho các em học tập ngoại khóa theo hình thức tham quan, dự các phiên tòa xét xử, mời cán bộ, chuyên gia đến nói chuyện, trao đổi là việc không thể tổ chức được. 
- Tính đến khi kết thúc năm học, ngoài một số lớp vừa hoàn thành theo phân phối chương trình còn có một số lớp hoàn thành chương trình trước khoảng 1 đến 3 tiết (do không mất tiết, do học ở các tuần dự trữ). Để quản lí các em trong thời gian này thực sự là rất khó khăn nếu giáo viên không lựa chọn được nội dung giảng dạy phù hợp. Nên trong khoảng thời gian này tôi thường cho các em hoạt động thực hành ngoại khóa. 
Với thực trạng trên tôi nhận thấy: việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bài ngoại khóa giáo dục công dân giáo là rất cần thiết và hiệu quả trong giáo dục kĩ năng sống: phòng và chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn Ma túy góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Việt Nam: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
Nhằm khắc phục những khó khăn ở trên và gây hứng thú cho học sinh trong tiết học ngoại khóa tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc vận dụng kiến thức liên môn để soạn giảng tiết ngoại khóa ở khối lớp 11 với chủ đề: phòng chống Ma túy trong học đường như sau:
2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị
* Về phía giáo viên:
 - Thứ nhất: giáo viên lựa chọn nội dung: vừa phù hợp, vừa thuyết phục, vừa mang tính thời sự, vừa có ích với học sinh. 
- Thứ hai: Giáo viên chuẩn bị nội dung cho tiết dạy. Lúc này giáo viên cần phải dựa trên các câu hỏi sau:
+ Cách tổ chức, thực hiện như thế nào? 
+ Nội dung lựa chọn thuộc lĩnh vực nào? Nội dung dạy đó có lợi gì cho học sinh?
+ Lấy thông tin ở đâu? Lấy như thế nào?
+ Hình thành kĩ năng gì cho học sinh?
+ Học sinh có hứng thú với nội dung giáo viên lựa chọn hay không?
- Thứ ba: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trên các phương tiện thông tin, ở các môn học liên quan, ở thực tiễn cuộc sông.
* Về phía học sinh:
+ Học sinh phải cùng giáo viên chuẩn bị trước nội dung trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên.
+ Mỗi học sinh phải có một bài viết theo chủ đề giáo viên giao. Giáo viên vừa động viên vừa xác định cho học sinh bài viết sẽ được chấm cho điểm miệng, được đánh giá trong xếp loại hạnh kiểm và xếp loại đoàn viên.
2.3.2. Bước 2: Xây dựng giáo án
TIẾT PPCT : 33 NGOẠI KHÓA VỀ VẤN ĐỀ PHÒNG
 CHỐNG MA TÚY TRONG HỌC ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
- Tuổi trẻ cần hiểu biết về tác hại của Ma tuý để giúp mình và giúp mọi người tránh xa Ma túy.
- Giúp học sinh nhận thức đúng về công tác phòng chống Ma tuý và các tệ nạn xã hội là không phải của riêng ai.
- Phát động phong trào truy tìm "địa chỉ đen". 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Tài liệu Luật phòng chống Ma túy; Tài liệu hướng dẫn giảng dạy về phòng chống Ma túy do Sở GD & ĐT Thanh Hóa phát đầu năm học 2011 - 2012.
2. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT: “Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT”. Tác giả: Hoàng Văn Giao – Sở GD & ĐT Thanh Hóa.
3. Sách giáo khoa môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 7: Tác hại của Ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống Ma túy.
4. Sách giáo khoa môn Hóa học lớp 12 bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội.
5. Các tài liệu, hình ảnh, thông tin trên mạng Internet.
6. Sử dụng máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu, bài viết của học sinh cho bài ngoại khoá mà giáo viên đã giao trước .
Nhóm 1-Bàn 1,2: Tìm hiểu về tác hại của tệ nạn Ma tuý đối với nền kinh tế.
Nhóm 2-Bàn 3,4: Tìm hiểu về tác hại của Ma tuý đối với bản thân người sử dụng.
Nhóm 3-Bàn 5,6: Tìm hiểu về: Qúa trình nghiện Ma tuý.
Nhóm 4-Bàn 7,8: Tìm hiểu về: Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất Ma tuý.
Nhóm 5-Bàn 9,10: Tìm hiểu về: Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện Ma túy.
Nhóm 6-Bàn 11: Tìm hiểu về: Biểu hiện của những người lên cơn “ngáo đá”hay còn gọi là “phê Ma túy” và hậu quả của họ gây ra.
Nhóm 7-Bàn 12: Trách nhiệm của Học sinh trong phòng, chống Ma tuý.
3. Cách tiến hành các tiết ngoại ngoại khóa
 - Giáo viên giới thiệu một số tài liệu liên quan.
 - Giáo viên cho học sinh chia sẻ những nội dung đã chuẩn bị trước.
 - Giáo viên căn cứ các tài liệu mà mình đã chuẩn bị để nhận xét bài tìm hiểu của học sinh.
 - Cuối buổi học giáo viên động viên tinh thần học tập, tìm hiểu của học sinh bằng những nhận xét nêu lên những công việc mà học sinh đã chuẩn bị được và tiếp tục động viên các em tích cực hơn nữa trong công tác phòng, chống Ma túy.
4. Củng cố tiết học
 Yêu cầu viết bài thu hoạch: Sau khi tìm hiểu về vấn đề phòng chống Ma túy, em rút ra bài học gì cho bản thân.
5. Hoạt động tiếp nối
- Yêu cầu HS tuyên truyền rộng rãi về công tác phòng chống Ma túy ở địa phương.
- Tránh xa tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn Ma túy nói riêng. Bởi vì, thời gian mắc nghiện chỉ 3 ngày nhưng thời gian cai nghiện có khi cả đời.
NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY
TRONG HỌC ĐƯỜNG
1. Khái niệm về ma túy
Tài liệu tham khảo và phục vụ giảng dạy:
- Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 7.
- Hóa học lớp 12 bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội – Mục III. Hóa học với việc bảo vệ sức khỏe con người.
* Ma túy là một từ Hán - Việt đã có từ lâu. Ma là tê mê, túy là say sưa. Có lẽ trước đây ông cha ta ám chỉ là thuốc phiện và rượu.
* Chất Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành, các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội.
* Theo cách phân loại này các chất Ma túy được chia ra 3 nhóm sau:
+ Nhóm các chất Ma túy an thần:
Các chất Ma tuý trong nhóm an thần: Thuốc phiện, Morphine Heroine, Các chất Ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine và các opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan...)
Heroin
Cafein
Cấu trúc hóa học của Heroin và Cafein
Hoa quả cây anh túc – cây thuốc phiện 
 + Nhóm các chất ma túy gây kích thích:
Nhóm các chất ma tuý gây kích thích amphetamine, methamphetamine,...
 Tinh thể ma tuý đá - Methaphetamin
Đối tượng sử dụng ma tuý đá
+ Nhóm các chất ma túy gây ảo giác:
 Cần sa và các sản phẩm của nó, thảo mộc cần sa, nhựa tinh dầu cần sa.lysergide (LSD)
Cây cần sa
Cần sa sau khi sấy khô dùng để hút
2. TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN MA TUÝ
Tài liệu tham khảo và phục vụ giảng dạy:
- Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT: “Giáo dục phòng chống Ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT”. Tác giả: Hoàng Văn Giao – Sở GD & ĐT Thanh Hóa.
- Sách giáo khoa môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 7: Tác hại của Ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống Ma túy.
2.1. Tác hại của Ma tuý đối với bản thân người sử dụng
a) Gây tổn hại về sức khoẻ:
- Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần, nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động.
Hình ảnh minh họa
- Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt.
- Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.
b) Gây tổn hại về tinh thần: 
Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện Ma tuý). Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện Ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
c) Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng Ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, Người nghiện luôn có xu hướng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế.
Dẫn chứng: Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, mỗi người nghiện ma túy sử dụng khoảng 230.000 đồng/ngày (tương đương với 1/2 số tiền đóng học phí của học sinh THPT trong năm học) . Do đó số tiền thiệt hại là rất lớn. 
* Về nhân cách: Sử dụng Ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào Ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là Ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về Ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua Ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hoá về nhân cách. Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.
 Hình ảnh minh họa
 2.2. Tác hại của tệ nạn Ma tuý đối với nền kinh tế
- Hàng năm Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện Ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát Ma tuý.
Các lực lượng chức năng thường xuyên vận động, tuyên truyền nhân dân xóa bỏ cây thuốc phiện. Nguồn Internet
- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân bị ảnh hưởng, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng.
 Dẫn chứng: Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội năm 2015, toàn quốc thống kê được 201.180 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó có 13.769 người đang điều trị tại 142 cơ sở cai nghiện ma túy. Hiện có 57/63 tỉnh, thành phố triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, với 239 cơ sở, điều trị cho 43.720 người.
Những người nghiện Ma túy ngồi trong sân của Trung tâm cai nghiện 
Ma túy Ba Vì ở tỉnh Hà Tây
Điều trị cai nghiện cho những người nghiện Ma túy
- Ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch.
2.3. Tác hại của tệ nạn Ma tuý đối với trật tự, an toàn xã hội
- Tệ nạn Ma túy là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến ANTT (trộm, cướp, buôn bán Ma túy, buôn bán người, khủng bố...);
-  Tệ nạn Ma túy là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các Tệ nạn xã hội khác (mại dâm, cờ bạc...)
Dẫn chứng: Năm 2015 lực lượng chức năng đã phát hiện 19.517 vụ, bắt 29.963 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 1.510 kg heroin; 178 kg cocain cùng nhiều tang vật, tài sản khác.
3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN MA TUÝ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HỌC SINH NGHIỆN MA TUÝ
 Tài liệu tham khảo và phục vụ giảng dạy:
 - Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT: “Giáo dục phòng chống Ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT”. Tác giả: Hoàng Văn Giao – Sở GD & ĐT Thanh Hóa.
 - Sách giáo khoa môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 7: Tác hại của Ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống Ma túy.
3.1. Quá trình và nguyên nhân nghiện Ma tuý
a) Qúa trình nghiện ma tuý:
Sử dụng lần đầu tiên --> Thỉnh thoảng sử dụng --> sử dụng thường xuyên --> Sử dụng do phụ thuộc
Quá trình mắc nghiện nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yêu tố:
-  Độc tính của chất Ma túy
-  Tần suất sử dụng
-  Hình thức sử dụng (tiêm chích, hút, hít, uống)
-  Thái độ của người sử dụng
* Thời gian nghiện Ma túy chỉ mất 3 ngày nhưng khi cai nghiện có khi mất cả cuộc đời.
b) Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất Ma tuý:
+ Nguyên nhân khách quan:
* Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác độn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_giang_day_tiet_ngoai.doc