SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 1

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 1

Như chúng ta đã biết: Mục tiêu của môn Đạo đức ở lớp 1 nhằm giúp học sinh :

- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình ; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

 Bên cạnh đó, môn Đạo đức còn giáo dục cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản như : kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, các phương tiện, đồ dùng dành cho môn học Đạo đức chưa nhiều và chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, hình thức dạy học, phương pháp dạy học chưa phát huy hết được tính sáng tạo, hình thành kĩ năng sống, còn nặng về lý thuyết, hình thức.

 

doc 21 trang thuychi01 9254
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
-------------------***---------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
VÀO DẠY ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1 
 Người thực hiện : Lê Thị Liên
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thiệu Dương
 SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ) : Đạo đức
THANH HÓA NĂM 2018
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết: Mục tiêu của môn Đạo đức ở lớp 1 nhằm giúp học sinh :
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình ; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. 
 	Bên cạnh đó, môn Đạo đức còn giáo dục cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản như : kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề... 
Tuy nhiên, các phương tiện, đồ dùng dành cho môn học Đạo đức chưa nhiều và chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, hình thức dạy học, phương pháp dạy học chưa phát huy hết được tính sáng tạo, hình thành kĩ năng sống, còn nặng về lý thuyết, hình thức.
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực đột phá, trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các nhà trường. Qua việc giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng công nghệ thông tin, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng lôgíc, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.
Là một giáo viên Tiểu học đang giảng dạy ở trường Tiểu học Thiệu
Dương tôi nhận thấy được việc giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin  để nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức tin học cho bản thân có tác dụng to lớn trong giáo dục để tổ chức các hoạt động nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm  mỹ, tình cảm kĩ năng xã hội Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng học tập của học sinh, học sinh được học qua máy tính một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay.
Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu nội dung chương trình, quy trình dạy học
môn Đạo đức lớp 1, những ứng dụng của Công nghệ thông tin vào dạy học, tôi đưa ra một số kinh nghiệm bước đầu về “ Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy Đạo đức cho học sinh lớp 1” một cách thiết thực và có tính khả thi bằng cách xác định các dạng bài trong chương trình Đạo đức lớp 1 khi ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ có kết quả cao.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ thông tin vào môn Đạo đức lớp 1.
- Tìm hiểu thực trạng khi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn đạo đức lớp 1.
- Đổi mới phương pháp dạy học khi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Đạo đức lớp 1 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận: 
Nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học nói chung và môn Đạo đức nói riêng để làm căn cứ cho việc thực hiện sáng kiến.
- Phương pháp thực nghiệm: 
Tiến hành thực nghiệm ở lớp 1E trường Tiểu học Thiệu Dương.
- Phương pháp thăm dò: Thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh khi
 ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số chủ đề môn Đạo đức.
- Phương pháp đàm thoại với các em học sinh trong giờ học.
- Phương pháp quan sát ở mỗi buổi học.
- Phương pháp điều tra.
.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận. 
 	 Công nghệ thông tin mở ra nhiều triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách kiến tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ngày càng có nhiều điều kiện ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học theo nhóm, cá nhân, cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. 
 	Chỉ thị số 55/2008/CT – BộGDĐT ngày 30/ 9/ 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đã được triển khai tới từng giáo viên.Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học mà cụ thể là đối với học sinh lớp 1, các em lần đầu tiên đi học. Con đường nhận thức của các em chủ yếu mang tính cảm tính và phụ thuộc nhiều vào trực quan. Ở lứa tuổi này, các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Vì thế, tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, mang tính không ổn định và thường gắn với trực quan. Các em thích quan sát các sự vật, hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn.
Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Đạo đức lớp 1, sách thiết kế bài giảng đạo đức 1 và tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học môn Đạo đức lớp 1 tại Trường Tiểu học Thiệu Dương để đi sâu nghiên cứu các biện pháp, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Đạo đức lớp 1. 
2.2. Thực trạng của việc dạy và học môn Đạo đức lớp 1.
 Môn Đạo đức có vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống và hình thành nên tính cách của học sinh. Môn Đạo đức là một trong những môn học có nhiều nhiều phương pháp và hình thức tổ chức nhiều nhất ở Tiểu học. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, vẫn còn nhiều điều bất cập: Các phương
 tiện, đồ dùng dành cho môn học Đạo đức chưa nhiều và chưa được quan tâm
 đúng mức. Cụ thể là : 
 + Các giờ học đạo đức phần lớn dựa vào vở bài tập Đạo đức 1 nhưng tranh có trong cuốn bài tập này là tranh đen trắng hoặc xanh trắng và đều là tranh tĩnh. Điều này chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 1 và không gây hứng thú học tập cho các em. Như vậy chưa thực sự đáp ứng được định hướng đổi mới phương pháp dạy học Đạo đức ở lớp 1.
 + Mặt khác với cách dạy thông thường (không ứng dụng Công nghệ thông tin), khi chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học cho các tiết Đạo đức ở lớp 1, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn : Khả năng về hội hoạ còn hạn chế nên việc phóng to tranh sao cho chuẩn, thẫm mĩ mất rất nhiều thời gian và công sức. Các băng hình có sẵn cho môn Đạo đức rất hạn chế và rất ít gặp. 
 + Đặc biệt hơn nữa, đối với các tiết thực hành kĩ năng giữa học kì và các tiết dạy về tìm hiểu địa phương lâu nay được xem là những tiết “khó dạy” đối với chúng tôi cả về nội dung và phương tiện, phương pháp dạy học. Những tiết học này không có trong vở bài tập và không có trong Sách giáo viên Đạo đức 1. Nên trong quá trình thực hiện, nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng hoặc tổ chức giờ học còn đơn điệu.
 Vì vậy, dạy học môn Đạo đức ở lớp 1 đã đạt được phần lớn đã những mục tiêu đề ra, nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa thật sự hấp, hứng thú đối với học sinh. 
 Hiện nay, cơ sở vật chất của các nhà trường đã được quan tâm và nâng lên đáng kể dã có máy chiếu đa năng, kết nối mạng Internet và giáo viên cũng đã trang bị cho mình máy tính cá nhân. Đội ngũ giáo viên đã tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về tin học, đặc biệt là thiết kế bài giảng trên phần mềm Power Point ... Mạng Internet có nhiều diễn đàn và có cả một thư viện giáo án điện tử với đầy đủ các môn học ở mọi bậc học. Công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh và giúp giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hình thức dạy học. Cho nên, tại thời điểm này, nhiều giáo viên đã mạnh dạn ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học. Song vấn đề đặt ra là 
ứng dụng như thế nào cho hợp lí để đem lại hiệu quả như mong muốn. 
* Kết quả của việc Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy Đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Dương. 
 Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công phụ trách lớp 1E. Ngay ở những tuần học đầu tiên tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát, thống kê và phân loại các em cụ thể như sau: 
TSHS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
31
12
38,7%
13
41,9%
6
19,4%
 Xuất phát từ mục tiêu của môn Đạo đức, đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 1, thực trạng dạy học môn Đạo đức lớp 1, tôi đưa ra một số kinh nghiệm bước đầu về “ Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy Đạo đức cho học sinh lớp 1” nhằm nâng cao chất lượng dạy học và tạo hứng thú cho học sinh.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
 Để ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học Đạo đức 1 nhằm tôi, đã thực hiện các biện pháp sau:
 + Tự bồi dưỡng những kiến thức, kĩ năng về tin học đặc biệt là phần mềm Power Point và Photoshop bằng cách: học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp và mày mò học cách sử dụng các phần mềm chèn nhạc, chèn và cắt clip thông qua Internet.
 + Nghiên cứu chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng, hướng dẫn của sách giáo viên và giảm tải để chọn bài học, dạng bài tập trong vở bài tập Đạo đức có nhiều cơ hội ứng dụng Công nghệ thông tin và sử dụng có hiệu quả.
 + Khai thác các tranh, ảnh, các đoạn phim, các bài giảng bằng giáo án điện tử trên mạng Internet có nội dung liên quan đến bài học Đạo đức ở lớp 1.
 Trong năm học 2017 - 2018, tôi đã mạnh dạn ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học Đạo đức ở lớp 1. Cụ thể là:
2.3.1. Đối với hoạt động để phát hiện nội dung bài học:
a. Sưu tầm các bài dạy có chất lượng và hiệu quả trên trang giáo án điện tử. 
 Như bài : Cám ơn, xin lỗi. Đây là bài giảng được thiết kế công phu và có chất lượng tốt. Tôi chỉ cần thay đổi chút ít theo chủ định riêng cá nhân và đặc thù riêng của lớp là có thể sử dụng được.
b. Sưu tầm tranh liên quan đến nội dung bài học trên mạng Internet: Lúc này tôi đã thay thế những tranh đen trắng trong vở bài tập Đạo đức bằng tranh màu thu hút sự chú ý của học sinh và gây hứng thú học tập cho các em. Ví dụ : Bài đi bộ đúng qui định 
c. Sưu tầm clip trên Internet liên quan đến nội dung bài học: Thay vì yêu cầu học sinh quan sát những tranh tĩnh trong vở bài tập Đạo đức (hoặc phóng to) để nhận ra kiến thức của bài, tôi đã tổ chức cho các em xem đoạn clip có nội dung gắn với nội dung bài học. 
 Ví dụ: Khi dạy bài: “Nghiêm trang khi chào cờ”, thay vì cho học sinh quan sát tranh trong vở bài tập, tôi đã truy cập Internet, tải đoạn clip và tổ chức cho các em xem đoạn clip chào cờ tại quảng trường Ba Đình. Tiếng nhạc diễu binh và không khí trang nghiêm của buổi lễ đã cuốn hút và gây ấn tượng mạnh cho các em. Không những vậy, đoạn clip đó còn là hình thức làm mẫu thật sinh động và ấn tượng đối với các em.
 Khi dạy bài: “Cám ơn - xin lỗi”, tôi hướng dẫn học sinh xem đoạn phim dựa theo truyện : Bu Bu xin lỗi. Từ đó yêu cầu học sinh phân tích tình huống và giải quyết tình huống đó: Nếu em là Bu Bu em sẽ làm gì? Em hãy đoán xem Bu Bu sẽ nói gì với mẹ? Rõ ràng những hình ảnh và nội dung truyện thay thế tình huống diễn đạt bằng lời giúp các em dễ hiểu và hấp dẫn hơn.
d. Chủ động chụp ảnh hoặc tô màu tranh:
 Internet cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin tương đối phong phú, đa dạng và dồi dào. Song không phải bất cứ tranh gì chúng ta cần đều có vì các tranh minh hoạ trong tiết Đạo đức thường gắn liền với hành vi và chuẩn mực đạo đức có trong bài. Trong trường hợp này, chúng ta giải quyết như thế nào? Ngày nay, công nghệ thông tin và kĩ thuật số đã được vận dụng trong mọi lĩnh vực của cộng sống, việc chụp một bức ảnh là việc làm tương đối đơn giản. Chính vì thế giáo viên có thể tự chụp, lựa chọn tranh, ảnh phù hợp với nội dung bài học, sau đố kết nối với máy tính và đưa vào bài giảng một cách chủ động, sáng tạo.
 Khi tranh trên mạng và tự chụp vẫn chưa đáp ứng được nội dung bài học thì sao? Trong trường hợp này, tôi scan tranh trong vở bài tập, tô màu tranh bằng phần mềm Photoshop sau đó đưa vào bài giảng. Nhưng tô màu tranh bằng phần mềm Photoshop là việc làm tương đối phức tạp và đòi hỏi người sử dụng phải thông thạo máy vi tính, nên đối với những người chưa thành thạo có thể tiến hành theo cách sau : tô màu tranh bằng bút màu sau đó scan lại tranh và chuyển vào bài giảng. Chất lượng của tranh khá đẹp mà lại không mất quá nhiều thời gian và công sức như cách làm trước đây vì không phải phóng to hình. Điều này được thể hiện rõ trong bài: Đi bộ đúng qui định.
2.3.2. Đối với những hoạt động khắc sâu kiến thức, hình thành thái độ tích 
cực. 
 Trong chương trình Đạo đức ở lớp 1, hình thức múa, hát về chủ đề bài Đạo 
đức cũng là một trong những hình thức được các em yêu thích. Trong các tiết có nội dung này (bài: Em là học sinh lớp 1; Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo; Em và các bạn; Chào hỏi và tạm biệt; Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng... ), các em rất hào hứng. Ngày nay, với thành quả mà Công nghệ thông tin đem lại, chúng ta có thể kết hợp việc chèn âm thanh vào bài học, làm cho giờ học sôi nổi hơn lên. Có thêm phần nhạc, sự biểu diễn của các em cũng say sưa hơn và “chuyên nghiệp” hơn.
 Đối với dạng bài tập lựa chọn đáp án: Lựa chọn đáp án đúng hoặc lựa chọn nên hay không nên, (Bài tập 3 - Gọn gàng, sạch sẽ; Bài tập 3 - Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ; Bài tập 4 - Em và các bạn ). Theo cách dạy thông thường, giáo viên chuẩn bị các tình huống trên giấy khổ lớn và đính bảng bằng nam châm, yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ phương án hoặc trình bày miệng. Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tôi đã sử dụng hiệu ứng của phần mềm Power Point để đưa vào bài dạy để thay thế. Vì sự xuất hiện của các hiệu ứng sẽ giúp bài học trở nên sinh động hơn, học sinh dễ quan sát hơn và các em cũng hứng thú hơn. 
 Ngoài ra, ứng dụng Công nghệ cũng phát huy được tác dụng của mình khi tiến hành hướng dẫn học sinh thực hiện điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Bài “Đi bộ đúng quy định”; “Cảm ơn, xin lỗi”. Các hiệu ứng giúp cho giáo viên xuất hiện đáp án đúng một cách rõ ràng, hấp dẫn, học sinh chăm chú theo dõi và đối chiếu với bài làm của mình dễ dàng hơn (vì đáp án được xuất hiện sau và khác màu...)
2.3.3. Đối với các tiết thực hành kĩ năng giữa học kì.
 Từ trước đến giờ, tiết học thực hành kĩ năng về Đạo đức là tiết dạy mà giáo viên gặp nhiều khó khăn và lúng túng. Nhờ có công nghệ thông tin, tôi đã tổ chức tiết học dạng này nhẹ nhàng, sôi nổi và gây hứng thú cho học sinh bằng cách tổ chức những tiết học thực hành kĩ năng dưới dạng trò chơi học tập có sự trợ giúp đắc lực của phần mềm Power Point. Tiết học này giúp các em học sinh lớp 1 dễ hiểu, dễ nhớ và tạo điều kiện giúp các em học mà chơi, chơi mà học và 
được ban giám hiệu, đồng nghiệp đánh giá cao:
 BÀI : THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II
I. MỤC TIÊU: 
 Giúp học sinh củng cố các kiến thức và thực hành theo các chuẩn mực đạo đức đã học: Trật tự trong trường học; Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo ; Em và các bạn; Đi bộ đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG: 
*Giáo viên: Máy chiếu, máy tính xách tay.
* Học sinh: Thẻ lựa chọn phương án.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết học này tôi chia lớp thành 2 đội và tổ chức dưới dạng trò chơi học tập và gồm 3 phần thi như sau:
Phần thi thứ nhất: Khởi động - Gồm các slide:
Khi nhìn thấy bức tranh em liên tưởng đến bài đạo đức nào ?
 Phần thi thứ hai: Tăng tốc.
 Phần thi này gồm có 4 câu hỏi. Trong mỗi câu hỏi có 3 đáp án cho trước, các em sẽ lựa chọn 1 trong 3 đáp án đó (a, b hay c) bằng cách giơ thẻ có chữ a hoặc thẻ có chữ b hoặc thẻ có chữ c. Mỗi em trả lời đúng được 5 điểm. Sau hiệu lệnh hết giờ mà thí sinh chưa giơ thẻ thì không tính điểm.
 Phần thi này gồm các Slide:	
 Phần thi thứ 3: Giải quyết tình huống.
 Trong phần thi này các em sẽ được quan sát các tranh dưới dạng một câu chuyện. Giáo viên chỉ cho học sinh 4 tranh đầu của chuyện và yêu cầu 2 đội ứng xử theo tình huống đưa ra. Sau khi 2 đội đưa ra cách giải quyết, giáo viên tiếp tục cho các em theo dõi tiếp diễn biến của câu chuyện và rút ra bài học.
	-
T
í
m
¹
nh 
m
Ï
! 
-
T
í
nhanh
nh
Ñ
n
!
Voi
v
µ
Kh
Ø
c
·
i
nhau
, 
kh
«
ng
ai
chÞu
ai
. 
Câu hỏi dành cho 2 đội: Đội 1: Nếu em là Voi, khi đó em sẽ làm gì?
	 Đội 2: Nếu em là Khỉ, khi đó em sẽ làm gì?
Cho các em quan sát phần diễn biến tiếp theo của câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện.
- Công bố điểm, đội thắng cuộc, trao phần thưởng.
- Tiết học kết thúc trong niềm vui chiến thắng và tiếng nhạc rộn ràng của bài hát “ Lớp em vui ghê ” và cả sự nuối tiếc của các em: Sao nhanh hết giờ thế ?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản 
thân, đồng nghiệp và nhà trường: 
 Sau khi dạy thực nghiệm trên lớp 1E Trường Tiểu học Thiệu Dương, tôi nhận thấy rằng : 100% học sinh thích được học giờ Đạo đức trên máy chiếu đa năng vì có nhiều hình ảnh, màu sắc đẹp, dễ hiểu bài và có nhiều điều mới lạ. Đặc biệt hơn nữa, các tiết thực hành kĩ năng (giữa học kì và cuối học kì ) trở thành những tiết học sôi nổi và hứng thú. Các em say sưa thảo luận, tự tin bày tỏ ý kiến và nhanh nhẹn khi quyết định phương án trả lời. Các em thể hiện hết mình trong giờ học mà thực chất là trò chơi học tập. Cuối năm học, tôi đã khảo sát lại 31 em ở lớp 1E kết quả cụ thể như sau. 
TSHS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
31
28
90,3%
3
9,7%
0
0
 Nhìn vào bảng trên ta thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt. Các em rất mong đến giờ Đạo đức. Trong suốt tiết học, tôi không phải giữ trật tự, các em tiếp thu bài một cách hào hứng, say mê. Trong các giờ chào cờ, các em đã vận dụng tốt những gì đã học được một cách tích cực. Các em cũng đã biết quan tâm đến các bạn hơn: Ở lớp có bạn bị ngã, các em an ủi và đỡ bạn dậy, chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn: tặng bút, vở cho bạn. Các em đoàn kết, hòa thuận như anh em một nhà. Các em biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng thời điểm, chào hỏi người lớn tuổi, thầy cô giáo rất lễ phép và chào các bạn cùng lớp thật thân mật. Có em ốm nhưng vẫn đòi đến lớp vì nhớ bạn, nhớ cô. Chẳng những vậy khả năng ra quyết định và giải quyết các tình huống cũng nâng lên đáng kể. Phụ huynh trao đổi về mặt tích cực của con em mình: Cháu ngoan hơn, biết vâng lời hơn, ăn nói và cư xử với mọi người có văn hoá hơn.... Điều đó có được là nhờ ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học một cách có hiệu quả. 
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận.
 Thuận lợi và tiện ích là thế, song khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học cũng gặp một số trở ngại đó là: phụ thuộc nhiều vào nguồn điện, ánh sáng nơi đặt màn chiếu và sự trục trặc của máy. Khi dạy bằng giáo án điện tử, trong thời gian đầu, chưa quen nên giáo viên phải mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài. Công nghệ thông tin không phải là vạn năng và không phải tiết học nào vận dụng cũng thành công. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và cần nhắc trước khi vận dụng. Ngoài ra khi sử dụng bài giảng điện tử chúng ta cũng cần kết hợp nhịp nhàng giữa lời nói, hoạt động của giáo viên với nội dung trình chiếu thì mới phát huy hết lợi ích của Công nghệ thông tin trong dạy học. 
 Tóm lại, Công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp giáo viên trong quá trình dạy học Đạo đức lớp 1 một cách thiết thực và hiệu quả. Nó giúp giáo viên chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học, góp phần gây hứng thú trong học tập cho học sinh một cách rõ nét và có hiệu quả cao. Thay vì các thao tác phóng to tranh, gắn bảng như truyền thống, giáo viên chỉ cần “click” chuột là có mà chất lượng tranh lại tốt hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể chèn thêm âm thanh, các đoạn clip phù hợp với nội dung bài học. Làm cho nội dung bài học trở nên sinh động hơn, phong phú hơn. Học sinh hứng thú hơn, hiểu bài sâu hơn. Mặt khác, nếu chúng ta biết cách kết hợp khéo léo giữa lời nói, dẫn dắt của giáo viên với những hình ảnh trình chiếu trên màn hình ắt hẳn giờ dạy sẽ thành công và mang lại hiệu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_dao_duc_cho_hoc_si.doc