SKKN Một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1

SKKN Một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1

Đã nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc Tiểu học tôi cứ trăn trở mãi: làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, tạo được hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, học sinh được học mà chơi, chơi mà học? Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân mạnh dạn áp dụng việc tổ chức một số trò chơi trong giờ học toán góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã đưa vào giờ học toán ngay từ đầu năm học và thấy kết quả học tập của các em tiến bộ hẳn lên. Đến giờ học toán các em không còn cảm thấy căng thẳng nên kết quả học tập cao hơn, học sinh hoạt động tích cực và đồng đều. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc, .từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn. Vì vậy, tôi chọn nghiêm cứu đề tài: “Một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1”.

Qua thời gian thử nghiệm và được sự đóng góp của Ban giám hiệu, đồng nghiệp tôi đã thực hiện thành công. Tôi xin được trình bày trước Hội đồng khoa học. Mong các tổ chức góp ý kiến cho bản thân ngày một hoàn thiện hơn, giảng dạy có chất lượng hơn.

 

doc 17 trang thuychi01 9263
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
Đã nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc Tiểu học tôi cứ trăn trở mãi: làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, tạo được hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, học sinh được học mà chơi, chơi mà học? Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân mạnh dạn áp dụng việc tổ chức một số trò chơi trong giờ học toán góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã đưa vào giờ học toán ngay từ đầu năm học và thấy kết quả học tập của các em tiến bộ hẳn lên. Đến giờ học toán các em không còn cảm thấy căng thẳng nên kết quả học tập cao hơn, học sinh hoạt động tích cực và đồng đều. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,.từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn. Vì vậy, tôi chọn nghiêm cứu đề tài: “Một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1”.
Qua thời gian thử nghiệm và được sự đóng góp của Ban giám hiệu, đồng nghiệp tôi đã thực hiện thành công. Tôi xin được trình bày trước Hội đồng khoa học. Mong các tổ chức góp ý kiến cho bản thân ngày một hoàn thiện hơn, giảng dạy có chất lượng hơn.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán lớp 1. Tìm hệ thống bài tập có thể thiết kế thành trò chơi.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi thiết kế, sử dụng trò chơi trong giờ học toán.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
- Một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận.
 Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. 
Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi các em không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
 Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
 Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều biện pháp dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ để củng cố khắc sâu kiến thức.
 Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học: Học sinh Tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng lại nhanh chán. Đới với học sinh lớp 1, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích. 
Trò chơi học Toán là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán tiểu học, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng taọ của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với trường tiểu học.
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước Ban giám hiệu và được Ban giám hiệu đồng ý. Tôi đưa vào áp dụng ngay từ đầu năm.
2.2.Thực trạng vấn đề: 
Tích lũy kinh nghiệm thông qua thực hành trên lớp và sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, ban giám hiệu. Vào đầu năm học, khi nhận lớp trong những buổi dạy đầu tiên, nhận thấy tình hình học tập kém sôi nổi, thụ động của học sinh. Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. Qua tìm hiểu tôi biết được các em đa số là con em gia đình làm nghề nông, điều kiện giao tiếp của các em còn hạn chế. Mặt khác, do từ mẫu giáo lên các em còn mới mẻ với việc tiếp thu kiến thức mới. Để hiểu bài các em phải tập trung rất nhiều nên đầy áp lực. Vì vậy đến giờ học em nào cũng sợ rằng mình sẽ bị cô gọi mà không trả lời được hoặc trả lời sai. Giờ học diễn ra nặng nề và buồn chán.
Tích lũy kinh nghiệm trong quá trình dạy học: Thông qua thực tế giảng dạy đến nay đã 25 năm, được giảng dạy tất cả các khối lớp Tiểu học, sử dụng các phương pháp dạy học cũ cũng như mới để so sánh, rút kinh nghiệm.
Tích lũy kinh nghiệm thông qua các đợt tập huấn chuyên môn: Bản thân tôi đã được tiếp cận nhiều với phương pháp dạy học tích cực, được học hỏi nhiều ở đồng nghiệp, chuyên môn trường, chuyên viên Phòng giáo dục và sở Giáo dục cũng như các đợt tập huấn.
Nhưng thực trạng của giáo viên và học sinh hiện nay, giáo viên ít sử dụng trò chơi trong dạy học toán, chưa chú trọng đến việc áp dụng trò chơi trong các tiết học. Từ đó học sinh tiếp thu một cách thụ động, còn lúng túng khi giao tiếp, tinh thần đoàn kết nhóm chưa có, hiệu quả học tập chưa cao.
Năm nay bản thân được phân công dạy lớp 1. Lớp tôi có 40 học sinh trong đó có: 24 em nữ và 16 em nam. Từ đầu năm lớp học rất trầm, chỉ một vài em dám phát biểu ý kiến, giờ học diễn ra rất buồn và các em cảm thấy mệt mỏi. Khi tôi đưa trò chơi học Toán vào áp dụng trong giờ học thì không khí lớp học khác hẳn, các em học tập tích cực, những em chậm chạp cũng năng động hơn. Những em có tính tự ti cũng hòa nhập cùng các bạn. Qua lần khảo sát chất lượng tôi thấy: Học sinh yêu thích môn Toán là: 19 em đạt 47,5%
 Học sinh không yêu thích môn Toán là: 21 chiếm 52,5% .
 Tôi thấy số học sinh không yêu thích môn học chiếm hơn nửa lớp nên tôi nhận thấy đưa “Một số trò chơi Toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học lớp 1” lồng vào các tiết Toán ở Tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học Toán của lớp 1. 
2.3.Các giải pháp.
2.3.1.Nguyên tắc thiết kế trò chơi.
* Nguyên tắc vừa sức:
- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình (Có thể là kiến thức kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập)
- Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo.
- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (không quá 5 phút), thích hợp với môi trường học tập.
- Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
- Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1. Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.
* Nguyên tắc khai thác: Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng trò chơi trong giờ học toán, ngoài những mục tiêu chung của bài dạy giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, từ đó lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp.
- Tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi nhất là những em còn hay rụt rè thiếu tự tin.
- Giáo viên cần phải khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, sưu tầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi.
- Trò chơi thực hiện trong khi làm bài tập thực hành hay củng cố tiết học.
- Mỗi trò chơi trong học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học.
- Để trò chơi đạt hiệu quả cao thì cần phải có luật chơi. Luật chơi cần phải giới thiệu rõ ràng, trước khi chơi: Nội dung trò chơi, cách tổ chức, cách tính điểm. (Nếu cần phải vừa hướng dẫn vừa thực hành.)
- Nội dung trò chơi phải phù hợp nội dung kiến thức của bài học đó.
- Trò chơi phải tổ chức sao cho tất cả các học sinh trong lớp được tham gia.
- Thời gian chơi không quá 5 phút, không để thời gian chơi kéo dài ảnh hưởng đến giờ học hay làm trẻ mất đi hứng thú.
- Thay đổi nội dung trò chơi để học sinh không bị nhàm chán.
- Luôn quan tâm khích lệ, động viên tránh làm cho những học sinh không hoàn thành nhiệm vụ, lúng túng khi chơi.
- Học sinh tự đánh giá giám sát lẫn nhau, phần thắng thua công bằng dân chủ.
- Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện) đồ dùng của giáo viên, học sinh.
- Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (từ các phế liệu như: vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ, nhưng ít tốn kém.
Từ các cơ sở và nguyên tắc trên, ta đã căn cứ và nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh để thiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học toán lớp 1.
2.3.2.Các yêu cầu khi tổ chức trò chơi trong môn toán.
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp một nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song, muốn tổ chức được trò chơi trong dạy học toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. 
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
+ Trò chơi gây được hứng thú đối với học sinh.
* Cấu trúc của trò chơi học tập:
+ Tên trò chơi. 
+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.	
+ Nêu cách chơi.
* Cách tổ chức trò chơi:
Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút.
Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi
Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
Chơi thật.
Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thật hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)
2.3.3.Sử dụng một số trò chơi trong dạy học toán học lớp 1:
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 1:
 Trò chơi 1: Tô hình đúng, màu đẹp.
Áp dụng dạy bài hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Tiết 4 đến tiết 7. Trang 7 đến trang 10 SGK Toán lớp 1.
- Muc đích: 
+ Củng cố khả năng nhận dạng tam giác, hình vuông, hình tròn, rèn luyện sự khéo tay, óc thẩm mĩ.
- Chuẩn bị:
 + GV chuẩn bị sẵn lên giấy khổ lớn 2 nhóm hình như sau:	
- Cách chơi:
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn đại diện lên chơi. GV phát cho mỗi đội 3 bút màu (xanh, đỏ, vàng). Yêu cầu quan sát kĩ các hình vẽ. Khi GV hô: “Tô màu đỏ vào hình tam giác, tô màu xanh vào hình vuông, tô màu vàng vào hình tròn”. Trong 3 phút đội nào tô đúng, đẹp (không bị nhoè màu ra ngoài hình, không tô màu nọ chồng lên màu kia do nhầm) thì đội đó thắng cuộc.
Trò chơi 2: Xếp hình theo mẫu
Áp dụng dạy bài hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Tiết 4 đến tiết 7. Trang 7 đến trang 10 SGK Toán lớp 1.
- Mục đích:	+ Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình tròn.
+ Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình.
- Chuẩn bị:	+ Mỗi HS lấy sẵn các hình tròn, hình tam giác (trong bộ đồ dùng học toán 1) đặt trên bàn.
+ GV chuẩn bị dãy hình mẫu sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ):
* Cách chơi:
Cả lớp cùng chơi.
- GV đưa dãy hình mẫu ra cho cả lớp quan sát trong một thời gian ngắn (có thể đếm từ 1 đến 10), sau đó cất đi.
- Khi GV ra hiệu lệnh, HS dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành dãy hình theo đúng mẫu của GV đưa ra.
 - Trong khoảng thời gian định trước (1 phút hoặc 2 phút), những HS nào xếp đúng, đẹp sẽ được thưởng.
Trò chơi 3: Xếp đúng thứ tự.
Áp dụng dạy từ bài số 3 đến bài số 10 và bài cộng trừ các số trong phạm vi 100.
Tiết 6, 7, 8 đến tiết 23. Trang 11 đến trang 41, 128, 129159, 160 SKG Toán lớp 1.
- Mục đích: Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10 (hoặc trong phạm vi 100)
- Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị 5 tấm bìa, trên đó có ghi các số: 3; 7; 8; 5 (dạng quân bài). Có thể chuẩn bị các số khác cũng được.
Cách chơi:
+ Chơi theo cá nhân. Mỗi học sinh để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh “Hãy! sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Các bạn xếp lại quân bài theo hiệu lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý: Để tránh bị nhàm chán giáo viên có thể thay đổi bằng một số khác.
Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài.
Trò chơi 4: Làm tính tiếp sức
Áp dụng bài phép cộng trừ trong phạm vi 5.
Tiết 29, 43. Trang 49, 57 SGK Toán lớp 1.
- Mục đích: Rèn kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 5.
- Chuẩn bị: Kẻ sẵn lên bảng 2 hình như sau :
 3
 +2	 -1	 +0	 	 +1	-3 
- Cách chơi:
+ Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi giáo viên ra lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả của phép tính đầu tiên vào hình tam giác, rồi nhanh chóng trao lại bút cho người thứ hai. Cứ tiếp tục như thế  Bạn thứ 5 lên điền kết quả của phép tính cuối cùng vào bông hoa.
+ Đội nào đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc. 
* Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài. 
Trò chơi 5: Xì điện
Áp dụng dạy bài từ phép cộng trong phạm vi 3 đến bài phép trừ trong phạm vi 10.
Trò chơi áp dụng từ tiết 25 đến tiết 60. Trang 44 đến trang 83 SGK Toán lớp 1.
- Mục đích
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.
- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.
- Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Giáo viên hỏi,chẳng hạn “2 + 5 = ?” (hoặc 8 - 3 =? hoặc “mấy cộng 0 bằng 3?” .) rồi chỉ một bạn bất kì trả lời. Bạn này trả lời xong, lại hỏi (tương tự như trên) rồi chỉ một bạn khác trả lời. Cứ tiếp tục nhưng vậy cho tới khi nào giáo viên ra hiệu lệnh dừng lại.
Bạn nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh. Bạn nào trả lời sai phải nhảy cò cò.
* Lưu ý:
+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ...
+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng trừ) và có thể thay đổi hình thức “Xì điện”. Ví dụ: 1 em hô to 1 + 3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 4 hay 9 - 2 chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 7.
+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
Trò chơi 6: Vua phá lưới. 
Trò chơi có thể áp dụng dạy bài các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
Tiết 30 đến tiết 62. Trang 58 đến trang 90 SGK Toán lớp 1.
- Mục đích :
+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng trong phạm vị 10.
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm.
- Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn trên 2 hình vẽ.
Cách chơi:
Giáo viên nêu bài toán: “Các chú thỏ chơi bóng sút tung lưới của thủ môn thỏ Xám chính là chú thỏ mang số áo mà cộng với 4 được 10. Đố bạn tìm được số đó là chú thỏ nào?”
Hai bạn đại diện cho 2 bạn cùng chơi. Các bạn còn lại cổ vũ và giám sát. Mỗi bạn chơi tìm cách nối khung thành với 1 chú thỏ mang số áo thích hợp với câu trả lời của bài toán.
Bạn nào làm đúng và nhanh hơn thì bạn đó được phong làm “Vua phá lưới”
Lưu ý: Để tránh nhàm chán, giáo viên có thể thay số 4 và các số đeo trên áo của các chú thỏ để có thể tiếp tục tiến hành cuộc chơi.
Trò chơi 7: Ong đi tìm nhụy
Trò chơi có thể áp dụng dạy bài các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
Tiết 30 đến tiết 62. Trang 58 đến trang 90 SGK Toán lớp 1.
(Trò chơi có thể áp dụng các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.)
- Mục đích :
+ Rèn tính tập thể.
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Chuẩn bị:
+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
5
7
9
4
8
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.
2 + 3 
10 – 3 
10 – 1 
8 – 2 
4 + 4 
+ Phấn màu
- Cách chơi :
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em.
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không?
Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học
8 – 2 
+ Tại sao chú Ong 	không tìm được đường về nhà ?
+ Phép tính " 8 – 2 " có kết quả bằng bao nhiêu ?
+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?
Trả lời: Số trên cành hoa phải là số 6.
Trò chơi 8: Đối đáp toán học.
Áp dụng dạy từ bài phép cộng trong phạm vi 3 đến bài phép trừ trong phạm vi 10.
Trò chơi áp dụng từ tiết 25 đến tiết 60. Trang 44 đến trang 83 SGK Toán lớp 1.
- Mục đích: Luyện tập tính nhẩm cộng và trừ trong phạm vi 10. Củng cố nhận biết quan hê giữa phép tính cộng và phép tính trừ.
- Chuẩn bị: HS cần học thuộc lòng các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
Một bảng các phép tính, ví dụ :
4 + 5 = 
5 + 4 = 
8 + 2 = 
2 + 8 = 
9 – 5 = 
9 – 4 = 
10 – 2 = 
10 – 8 = 
- Cách chơi:
Chia thành từng nhóm hai bạn cùng chơi. Một bạn hỏi, chẳng hạn: “Bốn cộng năm bằng mấy?”. Bạn kia trả lời: “Bằng chín” rồi đố lại: “chín trừ năm bằng mấy?”. Lưu ý, nếu người đố về phép cộng thì người trả lời phải đố lại bằng phép trừ, ngược với phép tính vừa đố.
Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì được ghi 1 điểm. Bạn nào được nhiều điểm hơn sẽ được khen thưởng.
Nếu trả lời sai thì mất quyền hỏi, bạn kia có quyền được hỏi tiếp theo quy tắc nêu trên.
Trò chơi 9: Đố biết số nào.
Áp dụng dạy bài số có hai chữ số, luyện tập so sánh các số tự nhiên trong phạm vi 100.
Tiết 100, 101, 102. Trang 142, 143, 144, 147 SGK Toán lớp 1.
- Mục đích: Củng cố cấu tạo số có hai chữ số. Củng cố và so sánh số tự nhiên các số trong phạm vi 100.
- Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị một bảng gài số, một tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10 (trong bộ đồ dùng toán học).
- Cách chơi:
+ Cả lớp cùng chơi.
+ Giáo viên ra lệnh, yêu cầu cả lớp tìm các số theo hiệu lệnh của giáo viên, chẳng hạn như:
Số gồm 2 chục và 0 đơn vị.
Số gồm 3 chục và 5 đơn vị.
Số liền trước số 15.
Số liền sau số 19.
Số bé nhất có hai chữ số.
Số lớn nhất có một chữ số.
+ Cả lớp lấy các tấm bìa ghi số, cài vào bảng tạo thành số theo mỗi hiệu lệnh của giáo viên rồi giơ lên.
+ Bạn nào làm sai sẽ bị phạt (nhảy lò cò hoặc đứng lên, ngồi xuống tại chỗ 3 lần...).
Trò chơi 10: Thợ chỉnh đồng hồ
Dạy bài đồng hồ thời gian.
Tiết 122, 123, 124. Trang 164, 165, 167 SGK Toán lớp 1.
- Mục đích:
+ Củng cố kỹ năng xem đồng hồ.
+ Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ).
- Chuẩn bị: 4 mô hình đồng hồ (hình vẽ ).
- Cách chơi :
+ Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học)
+ Lần thứ nhất: Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi.
+ Lần thứ hai: Các đội lại thay người chơi khác

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_tro_choi_toan_hoc_nham_gay_hung_thu_hoc_tap_cho.doc