Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh Lớp Một học tốt môn Học vần

Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh Lớp Một học tốt môn Học vần

 Trường Tiểu học “D” Châu Phong nằm trên địa bàn dân cư khá chật hẹp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn chủ yếu làm thuê, làm ruộng và mua bán nhỏ. Từ đó có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giáo dục của tất cả giáo viên khối lớp một nói chung và lớp 1D nói riêng. Tuy nhiên, giáo viên trong khối có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và rất nhiệt tình trong công tác, biết vận dụng có sáng tạo trong thực tiễn và biến cái khó thành điều kiện vươn lên để hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu của nhà trường đề ra.

* Thuận lợi:

 Tổ khối một được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ năm học 2018 – 2019.

 Cơ sở vật chất được sửa chữa khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ, khối giảng dạy và hoạt động tốt hơn.

 Giáo viên trong tổ nhiệt tình và có trình độ chuyên môn vững vàng có kinh nghiệm giảng dạy, tích cực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tập thể tổ luôn luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác.

 Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức học tập tốt và được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập để phục vụ cho việc học tập trong năm học mới.

 

doc 18 trang Trần Đại 28/04/2023 8889
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh Lớp Một học tốt môn Học vần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT TÂN CHÂU
TRƯỜNG TH D CHÂU PHONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Châu Phong, ngày 03 tháng 12 năm 2018
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT
 HỌC TỐT MÔN HỌC VẦN
 I. Sơ lược lí lịch tác giả.
- Họ và tên: Lê Thị Ngọc Hà Nam, nữ: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 03-07-1977
- Nơi thường trú: Hòa Long- Châu Phong- Tân Châu- An Giang
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học “D” Châu Phong
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Lĩnh vực công tác: Chuyên môn
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
 Trường Tiểu học “D” Châu Phong nằm trên địa bàn dân cư khá chật hẹp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn chủ yếu làm thuê, làm ruộng và mua bán nhỏ. Từ đó có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giáo dục của tất cả giáo viên khối lớp một nói chung và lớp 1D nói riêng. Tuy nhiên, giáo viên trong khối có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và rất nhiệt tình trong công tác, biết vận dụng có sáng tạo trong thực tiễn và biến cái khó thành điều kiện vươn lên để hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu của nhà trường đề ra.
* Thuận lợi:
 Tổ khối một được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ năm học 2018 – 2019.
 Cơ sở vật chất được sửa chữa khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ, khối giảng dạy và hoạt động tốt hơn.
 Giáo viên trong tổ nhiệt tình và có trình độ chuyên môn vững vàng có kinh nghiệm giảng dạy, tích cực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tập thể tổ luôn luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác.
 Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức học tập tốt và được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập để phục vụ cho việc học tập trong năm học mới.
 Nhiều phụ huynh học sinh đã có chuyển biến trong nhận thức, có quan tâm đến việc học tập của con em.
 Phối hợp với Tổng phụ trách Đội, Đoàn thanh niên giáo dục phẩm chất cho học sinh; tổ chức các phong trào thi đua. Phối hợp với cha mẹ học sinh để giúp các em học tập được tốt hơn.
 Việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22/2016/BGDĐT mới ban hành của Bộ GD& ĐT đã góp phần giảm áp lực về điểm số cho học sinh cũng như phụ huynh học sinh và cả giáo viên, giúp cho việc phát triển khả năng học tập, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh ngày càng toàn diện hơn.
 * Khó khăn:
 	Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, cha mẹ phải buôn bán từ sáng đến tối không có thời gian kèm cặp con em mình nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học của các em.
 Việc giảng dạy môn Tiếng Việt các lớp đầu cấp còn gặp nhiều khó khăn, một số em lớp 1 chưa qua mẫu giáo gây khó khăn trong giảng dạy.
 	Một số phụ huynh học sinh làm ăn xa dắt theo con em phải nghỉ học nhiều ngày làm ảnh hưởng việc nâng chất lượng học tập của học sinh toàn trường. Hơn nữa trường nằm ở địa bàn vùng nông thôn kinh tế gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn nên các em thường theo cha mẹ rời khỏi địa phương, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và duy trì sĩ số.
	Công tác vận động phụ huynh học sinh tham gia mua bảo hiểm y tế theo chỉ tiêu đề ra gặp nhiều khó khăn vì hoàn cảnh gia đình học sinh đa số khó khăn.
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
 	Đối với học sinh trong quá trình hình thành và phát triển thì trường học chính là nơi các em chính thức học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc.
 	Trong những năm gần đây, việc rèn đọc và luyện chữ viết cho học sinh tiểu học được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là Ban Giám Hiệu Trường Tiểu học D Châu Phong, các thầy cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì vậy mục tiêu của việc rèn đọc, viết cho học sinh lớp Một là rất quan trọng. Vì có đọc được, viết được các em mới học tốt các môn học khác và là nền tảng để học tốt ở những lớp trên.
 	Do mới vào lớp Một nên học sinh chưa quen nền nếp học tập trong nhà trường hoặc do bản tính chậm chạp chậm phát triển. Một số em chưa qua mẫu giáo, khi mới vào lớp Một tâm trạng lo sợ nên không tiếp thu bài được. Trình độ học sinh không đều nhau nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc rèn đọc, viết cho các em.
 Một số em do ham chơi chỉ lo làm việc riêng trong giờ học ít chú ý nghe bài giảng không chịu học bài trong lớp, từ đó ngày càng tạo nhiều lỗ hỏng. Cho nên các em không theo kịp chương trình, sinh ra chán nản dẫn đến học chưa hoàn thành. Các em còn thích chơi hơn thích học, thường thì gia đình các em này có cuộc sống khó khăn cha mẹ phải lo làm thuê kiếm sống.
 Một số học sinh học trước quên sau, không nhớ hết âm, không biết ghép âm vần thành tiếng. Một số em chưa có ý thức trong học tập, trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, phát triển chậm về trí nhớ.
 Gia đình phải vất vả lo chạy cái ăn, cái mặc hàng ngày nên thiếu thời gian quan tâm con cái học ở nhà. Nhiều cha mẹ sợ con cái mình học thua bạn nên có đôi khi làm bài giùm ở nhà gây khó khăn trong công tác giảng dạy của giáo viên
 Mỗi giáo viên lớp Một đều được trang bị đầy đủ tranh ảnh theo sách giáo khoa và bộ chữ dạy Học vần để các em dễ dàng liên tưởng khi đọc, viết. từ đó giúp các em đọc tốt và viết chữ rõ ràng, phù hợp và viết đẹp hơn.
 Do đó muốn nâng cao chất lượng học tập cho học sinh chưa hoàn thành lớp một đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp thiết thực. Ngoài việc đầu tư cho quá trình lên lớp của giáo viên thì việc tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh đọc yếu và viết chậm là điều kiện cần thiết không thể thiếu. 
 Còn nặng nề về cung cấp kiến thức, chưa chú ý đến việc tạo điều kiện giúp cho học sinh tự tìm tòi tiếp thu kiến thức.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến.
 	Để tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp một cách có hiệu quả người giáo viên cần lựa chọn, vận dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ từng bài học, đảm bảo cho các em phát triển khả năng quan sát nhanh, luyện tập thói quen biết phân tích, so sánh, tổng hợp và bước đầu biết phán đoán những sự vật, hiện tượng đơn giản có liên quan đến bài học, gần gũi xung quanh các em.
 Rèn học sinh học tốt môn Học vần không phải là một sớm một chiều mà cần phải là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục và diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau. Riêng tôi luôn trăn trở và suy nghĩ nhiều cách để giúp học sinh làm sao thích đọc, thích viết, đọc lưu loát rõ ràng, viết đúng mẫu chữ, viết đều, viết đẹp để đáp ứng được sự đi lên của xã hội. Để thực hiện được những ước mơ như vậy việc trau dồi những kiến thức cho giáo viên và học sinh về đọc đúng, viết đẹp trong trường tiểu học là quá trình đòi hỏi phải có sự nỗ lực của bản thân người học. Một quá trình rèn luyện thường xuyên nó đòi hỏi tính cần cù, kiên trì, chịu khó cao.
3. Nội dung sáng kiến
 3.1. Tiến trình thực hiện:
Với sáng kiến này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc rèn đọc,viết cho học sinh để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy Học vần được tốt hơn. Để đạt được mục đích như mong muốn, tôi đã thực hiện như sau:
 	- Giúp học sinh nhận biết được, đọc được và viết được các nét cơ bản.
 	- Dạy học sinh biết ghép các âm thành vần, nắm được vị trí các âm trong vần, biết ghép phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng.
 	- Đọc, viết đúng, chính xác âm, vần, tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng.
 	- Luyện viết trên không, viết vở tập viết.
 	- Luyện viết trong vở ô li và các môn học khác.
3.2. Thời gian thực hiện:
 	Năm học 2017 – 2018 và học kì I năm học 2018- 2019
 3.3. Biện pháp tổ chức.
Chúng ta biết rằng rèn đọc, viết cho học sinh lớp Một ở phân môn Học vần sẽ đặt nền móng cơ bản “khởi nguồn cho mọi khởi nguồn” cho toàn bộ quá trình học tập và rèn luyện và quan trọng hơn là rèn kĩ năng đọc, kĩ năng viết, kĩ năng nghe nói để các em nói, viết rõ ràng thành câu là giúp các em có tính kiên trì, cần cù, chịu khó. Vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập của lớp nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Học vần mỗi giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, lựa chọn những phương pháp đặc trưng cho từng tiết học sao cho hợp lí nhất, khơi dậy tinh thần học hỏi, tính đồng đội của lớp.
3.3.1. Biện pháp 1: Ổn định và xây dựng nến nếp của lớp
 -	Ngay từ đầu năm học, sau khi tiếp nhận học sinh. Tôi liên hệ đề xuất với phụ huynh mua sắm đầy đủ cho các em như: vở học, sách giáo khoa, và các dụng cụ học tập : bảng con, bông phấn, viết, thước,  Tôi thường xuyên kiểm tra vở, sách và dụng cụ học tập của các em (khoảng trước một tuần khi thực học ). Những học sinh mang sách vở vào trước tôi bao bìa dán nhãn và ghi tên cho các em để được thống nhất về vở sạch, chữ đẹp. Việc làm này cũng mất nhiều thời gian để chăm sóc cho các em từng việc nhỏ nhằm để tạo nền nếp trong học tập sau này. Có thực hiện tốt được khâu chuẩn bị này thì buổi học đầu tiên các em mới có đầy đủ sách, vở, dụng cụ học tập tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn.
 - Phân chia tổ trực nhật, phân công cán sự lớp, tập cho các em xếp hàng ra vào lớp. Hướng dẫn các em cách xưng hô với bạn, với thầy cô giáo ở trường và với người lớn tuổi,hướng dẫn cách đưa tay phát biểu, cách sử dụng bảng con, nhận dạng lại chữ cái đã học ở mẫu giáo.
 	Nói chung trong thời gian đầu năm, chuẩn bị trước khi vào học chính thức một tuần tôi cố gắng thực hiện hoàn tất các nền nếp cần thiết cho lớp. Nên khi đã ổn định xong nền nếp của lớp tôi tiến hành họp phụ huynh đầu năm để thông tin về chương trình năm học của các em. Hướng dẫn cách kiểm tra con em học tập ở nhà, thống nhất giờ đến trường và yêu cầu phụ huynh đưa con đến đúng giờ, giúp các em thực hiện tốt nội quy của học sinh. Sau đó tôi xây dựng kế hoạch dạy học của lớp và thông qua phụ huynh thống nhất thực hiện.
 * Khảo sát đầu năm:
 Một phần các em mới vào đầu năm học, các em đã qua mẫu giáo hoặc các em được gia đình hướng dẫn trước nên các em này biết đọc, biết viết.Còn phần lớn các em không biết đọc và viết, các em chưa quen với môi trường lớp học. cho nên tôi tiến hành khảo sát để nắm lại toàn bộ các em và có hướng để hướng dẫn các em sau này.
 	Việc khảo sát được tôi tiến hành từng em một và khảo sát thật cụ thể. Trong quá trình khảo sát, theo kinh nghiệm các năm vừa qua tôi thấy luôn có các em đối tượng như sau: 
 	+Nhóm 1: Trong nhóm này các em đều biết đọc, biết viết thành thạo, có những em nghe đọc và viết luôn được những từ khó. Đối với nhóm này giáo viên chủ nhiệm thật nhẹ nhàng hướng dẫn các em trong năm học.
 Ví dụ: Từ “ hươu sao” khi đọc các em không cần phải đánh vần mà đọc trơn nhanh, viết một cách thành thạo, chính xác.
 	+Nhóm 2: Các em biết đọc nhưng không biết viết.
 Ví dụ: Tiếng “ghi” các em đọc: gh - i - ghi, khi viết các em lại viết: g - i – gi.
 	+Nhóm 3: Các em biết viết nhưng không biết đọc.
 Ví dụ: Từ “ lưu loát” khi viết các em viết đúng mẫu, đúng độ cao mà không đọc được đánh vần rất lâu.
 	+Nhóm 4: Các em biết đọc, biết viết nhưng còn chậm.
 Ví dụ: Từ “xôn xao” phải đánh vần khi đọc: x - ôn - xôn, x - ao - xao 
xôn xao, viết không đúng mẫu, sai độ cao.
 	+Nhóm 5: Nhóm các em không biết đọc, không biết viết (Do các em chưa đi học mẫu giáo cũng như việc dạy ở gia đình không được cha mẹ quan tâm hoặc do cha mẹ không biết chữ )
 Ví dụ: Từ “ con cò” các em không nhận được mặt chữ khi đọc, viết còn nghuệch ngoạc không ra chữ. 
 	+Nhóm 6: Nhóm các em do trí não chậm phát triển, ít tiếp thu được bài.
3.3.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu về gia đình học sinh
 	Ngay từ đầu năm học, sau khi ổn định nền nếp lớp, khảo sát các em tôi tiến hành tìm hiểu về gia đình các em. Tôi tiếp xúc tận nhà của tất cả các em. Từ đó tôi nắm bắt hết hoàn cảnh gia đình từng em một. Qua việc tìm hiểu của mình đối với từng em giáo viên sẽ có sự định hình dễ dàng trong quá trình hướng dẫn giáo dục các em. Một số gia đình khá giả, nhưng cha mẹ lo làm đôi khi chiều chuộng con cái quá mức, chỉ biết cho tiền đi học mỗi ngày mà chẳng quan tâm đến việc học của chúng. Nhiều gia đình lại có suy nghĩ dạy học là trách nhiệm của thầy cô ở trường gia đình không cần phải lo. Có một số ít gia đình cha mẹ không biết đọc, biết viết và cũng không cần quan tâm đến việc học của con. Có gia đình cũng rất quan tâm đến việc học của con trẻ nhưng do việc học hiện nay cải cách theo chương trình mới, cách dạy ráp vần cũng khác trước nên cũng khó khăn trong việc dạy thêm ở nhà.
VD: Cách dạy đánh vần lúc trước tiếng “ngan” đánh vần là: a - n - an - ng - an - ngan
 	Cách dạy đánh vần hiện nay tiếng “ngan” đánh vần là: ng - an - ngan 
 	Trước đây tôi nhờ gia đình kèm thêm cho các em ngoài giờ lên lớp để giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn. Nhưng trong lớp học có những thành phần khác nhau một số em thuộc gia đình khá giả có đủ điều kiện học tập và luôn được quan tâm trong việc học giúp các em học tập tốt hơn; một số con em gia đình nghèo phải đối mặt với trăm công nghìn việc mưu sinh trong cuộc sống, ít quan tâm đến việc học của con; một số gia đình bất hạnh hơn là do cha mẹ li hôn, cha mẹ không còn sống hoặc đi làm ăn xa, các em sống nhờ vào cô bác, ông bà, người thân xung quanh,
3.3.3. Biện pháp 3: Vai trò của giáo viên và cách hướng dẫn trong việc luyện đọc, viết cho học sinh.
 3.3.3.1. Hướng dẫn cách luyện đọc cho học sinh.
 - Ở lớp tôi đặc biệt quan tâm đến đến đối tượng học sinh đọc chưa hoàn thành. Thường xuyên khuyến khích động viên kịp thời khi thấy các em có sự tiến bộ trong học tập dù là tiến bộ nhỏ. Phối hợp với phụ huynh yêu cầu gia đình quan tâm đến con cái mình hơn, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở kiểm tra việc học của con em mình kịp thời quan tâm giúp đỡ để các em học tập tốt hơn.
 - Tiếng Việt chúng ta rất giàu đẹp và phong phú được chứng minh qua cách đọc hằng ngày. Có tiếng đọc cao, đọc thấp, đọc nhấn giọng, đọc dài, đọc ngắn,Cho nên giáo viên cần chú trọng cách phát âm. Trong bộ chữ cái Tiếng Việt mỗi chữ đều có cách đọc khác nhau:
 	Chúng ta chia làm hai phần: Nguyên âm và phụ âm.
 +Nguyên âm: luồng hơi ra nhẹ nhàng, đa số tròn môi
 +Phụ âm: Phát âm hơi nặng, luồng hơi ra thường bị cản : cản môi ( p, v, b, m) cản lưỡi, răng, cản răng và lưỡi (r, t, s, l, x, n, ) hoặc phải cong lưỡi (r, tr, s, ) Trong quá trình hướng dẫn giáo viên cần tỉ mỉ đối với từng em có sự chỉnh sửa khi các em đọc sai. 
 Có những em do tính bẩm sinh bị ngọng, đớt, nói lấp. Giáo viên cần hết sức bình tĩnh nhẹ nhàng uốn nắn sửa chữa từ từ cho các em đọc tiếng, đọc từ, đọc câu. Hướng dẫn các em phát âm, tiến tới giáo viên cho các em đọc tiếng, đọc từ, đọc câu. Hướng dẫn các em đọc diễn cảm, giáo dục các em lòng yêu thích tiếng Việt từ đó các em sẽ đọc tốt hơn.
 	Quá trình hướng dẫn sửa chữa phát âm kéo dài xuyên suốt đến hết năm học, nếu giáo viên có tính kiên trì nhẫn nại thì chắc chắn các em sẽ có kết quả tốt ở cuối năm.
 	Quan trọng một điều là các em không nhận diện được mặt chữ. Đọc rồi lại quên, đọc lẫn lộn giữa chữ này với chữ kia,Gặp trường hợp này giáo viên phải hết sức cố gắng dạy các em sao cho các em nhận diện được mặt chữ. Giáo viên có thể hướng dẫn các em bằng cách sau:
 	+Liên tưởng: cho các em biết chữ cái này giống với cái gì?
 	-Ví dụ: chữ cái e: bánh xe, trái me, con ve,  chữ cái b: quả bóng, em bé, bìa bao,chữ cái c: con cá, con cò, cây viết, Mỗi vật đều có cái tên. Cái tên của nó gắn liền với 29 chữ cái và 11 phụ âm trong chương trình lớp Một.
 	+Sưu tầm: Giáo viên hướng dẫn xung quanh ta đâu đâu cũng có chữ, có chữ các em học rồi, có chữ các em chưa học. Để mau thuộc và nhớ lâu các em đi đâu, làm gì nếu thấy chữ mà mình học rồi thì phát hiện và đọc.
 	-Ví dụ : ở các khẩu hiệu trường, bảng hiệu, ba nô,  
 	Cho các em thi tìm tiếng, từ có âm vần vừa học. Từ những hình thức này giúp các em khắc sâu các chữ vào bộ nhớ tên các vật dụng xung quanh.
 	Cho các em thảo luận nhóm 2 hoặc nhóm 4: Quan sát tranh đọc thầm câu ứng dụng (đối với những bài học âm, vần) để những từ không đọc được hay phát âm chưa chuẩn xác có thể bạn trong nhóm sẽ chỉnh sửa cho mình. Bên cạnh đó trong những giờ ra chơi tôi kết hợp mượn truyện tranh ở thư viện cho các em đọc và trao đổi với nhau về nội dung câu chuyện. hằng ngày trên lớp tôi sắp xếp các em này ngồi ở dãy bàn nơi thuận tiện việc chú ý đến các em. 
 Trong giờ luyện đọc hoặc thảo luận tôi có thể xuống kèm mà không ảnh hưởng đến các em khác, hơn nữa tôi sắp kế các em chưa hoàn thành thường là học sinh hoàn thành hoặc hoàn thành tốt để trong lúc học nhóm có thể nhờ các em này kèm thêm cho các em đọc nhất là phân môn “học vần “ ở học kì I và đầu học kì II để khi qua phần tập đọc các em có đầy đủ kiến thức để nhận biết và đọc tốt hơn. 
 	Bên cạnh đó tôi photo bảng chữ cái, phụ âm và các vần trong chương trình lớp Một để các em dễ học, dễ nhớ. Đầu tiên tôi cho các em học thuộc lòng bảng chữ cái và phụ âm ( kèm theo phần học âm trong sách giáo khoa ) các vần ( kèm theo phần học vần trong sách giáo khoa ). Học sinh hoàn thành và hoàn thành thốt học theo chương trình sách giáo khoa các em có thể bắt kịp rất nhanh chóng. Nhưng đối với học sinh chưa hoàn thành các em rất chậm và trí nhớ cũng kém nên ít bắt kịp bạn bè. Nhờ vào bảng hệ thống này có thể giúp các em ôn lại kiến thức mình đã học tùy theo từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh chưa thuộc chữ cái và phụ âm tôi cho các em dựa vào bảng vừa học vừa viết ra bảng con hoặc cho các em chơi đố nhau tìm chữ cái và phụ âm. Đối với học sinh chưa thuộc vần giáo viên cũng có thể áp dụng biện pháp này, sau đó cho học sinh kết hợp chữ cái hoặc phụ âm với vần đã học, Ngoài ra còn kết hợp với phụ huynh dựa vào bảng chữ cái để biết chương trình lớp Một bao gồm những gì? Thông qua đó có thể rèn tiếp cho các em đọc yếu khi học ở nhà hay vào đầu giờ chiều mỗi buổi học kết hợp tuyên dương khen thưởng những em đã thuộc, động viên khuyến khích những em chưa thuộc.
BẢNG HỆ THỐNG 29 CHỮ CÁI, 11 PHỤ ÂM VÀ 126 VẦN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP MỘT
a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y 
-------------------------
th ch kh tr qu gh ngh ph ng nh gi 
ia, ua-ưa / oi-ai, ôi-ơi, ui-ưi,
uôi-ươi, ay-ây / eo-ao, au-âu,iu-êu, iêu-yêu, ưu-ươu / on- an, ân-ăn, ôn-ơn, en-ên, in-un,iên- yên,
uôn-ươn / ong-ông, ăng-âng,
ung-ưng, eng-iêng,
uông-ương, ang-anh, inh-ênh /
om-am, ăm-âm, ôm ơm, em-êm,
im-um, iêm-yêm, uôm-ươm /ot-at, ăt-ât, ôt-ơt, et-êt, ut-ưt,it-iêt,
uôt-ươt / oc-ac, ăc-âc,
uc-ưc, ôc-uôc, iêc-ươc, ach,ich-êch / op-ap, ăp-âp, ôp-ơp, ep-êp, ip-up, iêp-ươp / oa-oe, oai-oay, oan-oăn, oang-oăng, oanh-oach, oat-oăt /
uê-uy,ươ-uya,uân-uyên, uât-uyêt, uynh-uych.
 	Ở đầu giờ chiều thay vì 1 giờ 30 phút vào học tôi cho các em này đi sớm hơn để có thời gian kèm riêng cho các em ( hoặc nhờ những em hoàn thành kèm cho các em đọc, đánh vần ). Trong tiết dạy tạo không khí vui vẻ, thoải mái để các em học tập tránh sử dụng hình thức phạt đối với học sinh. Qua giữa kì I tôi tiến hành mượn truyện tranh ở thư viện để các em đọc vào đầu giờ chiều và những lúc ra chơi. Sau khi đọc có thể cho học sinh kể lại câu chuyện mình đã đọc cho các bạn nghe. Từ đó khuyến khích các em ham đọc hơn, đọc được nhiều câu chuyện những từ ngữ nào chưa đọc được các em cũng cố gắng đánh vần để đọc được và tìm hiểu cốt truyện 
( phần này tôi khuyến khích khen thưởng bằng nhiều hình thức sau khi học sinh kể xong câu chuyện mà mình đã đọc ).
 	Ngoài ra, bản thân tôi còn nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh yếu, không bỏ các em bên lề lớp học, nhằm khơi dậy sự ham thích học tập của các em. Do vậy giáo viên cần nắm vững các quan điểm dạy học, dạy học giao tiếp, dạy học tích hợp, tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh nhằm thực hiện tốt các yêu cầu dạy kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh ( nghe, nói, đọc, viết ) đặc biệt là phương pháp theo chủ động, sáng tạo của học sinh. Cụ thể cách đọc như sau :
 	+Thao tác đọc ( tư thế, cách đọc sách vở, cách đưa mắt đọc,)
 	+ Phát âm các âm, đánh vần thông thường và một vài vần khó .
 	+Đọc trơn tiếng, từ, cụm từ, câu, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 Điều đặc biệt đối với giáo viên tiểu học là phải rèn giọng nói chuẩn xác, phù hợp với từng âm, vần ( chẳng hạn như : r/d/gi; ch/tr; x/s; an/ang, ) hướng dẫn học sinh cách đọc, phát âm chuẩn xác, rèn cho học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_mot_hoc.doc