SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên & Xã hội lớp 3
Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, xây dựng một nền giáo dục phát triển trong giai đoạn hiện nay là để góp phần thực hiện chiến lược giáo dục nhằm “Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin có tác động rất lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội và sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo cũng không ngoại lệ. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đã được đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ hai khóa VIII khẳng định: “Các thiết bị công nghệ thông tin sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong giảng dạy” . Một trong những ứng dụng công nghệ thông tin quan trọng đó là các phần mềm dạy học.
Viêc sử dụng phần mềm dạy học làm phương tiện dạy học các môn học nói chung, phân môn tự nhiên & xã hội nói riêng sẽ giúp cho học sinh có nhiều hứng thú trong học tập, nhằm góp phần rèn luyện tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, góp phần nâng cao chất lượng học tập. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ tạo điều kiện cho người dạy khai thác được rất nhiều nội dung kiến thức mà trong khuôn khổ Sách giáo khoa và nội dung chương trình chưa đáp ứng được. Chính vì vậy việc phát triển rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng dạy học. Đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay . Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi xin trình bày kinh nghiệm: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên & Xã hội lớp 3” để đồng nghiệp tham khảo và góp ý.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, xây dựng một nền giáo dục phát triển trong giai đoạn hiện nay là để góp phần thực hiện chiến lược giáo dục nhằm “Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin có tác động rất lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội và sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo cũng không ngoại lệ. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đã được đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ hai khóa VIII khẳng định: “Các thiết bị công nghệ thông tin sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong giảng dạy”. Một trong những ứng dụng công nghệ thông tin quan trọng đó là các phần mềm dạy học. Viêc sử dụng phần mềm dạy học làm phương tiện dạy học các môn học nói chung, phân môn tự nhiên & xã hội nói riêng sẽ giúp cho học sinh có nhiều hứng thú trong học tập, nhằm góp phần rèn luyện tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, góp phần nâng cao chất lượng học tập. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ tạo điều kiện cho người dạy khai thác được rất nhiều nội dung kiến thức mà trong khuôn khổ Sách giáo khoa và nội dung chương trình chưa đáp ứng được. Chính vì vậy việc phát triển rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng dạy học. Đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi xin trình bày kinh nghiệm: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên & Xã hội lớp 3” để đồng nghiệp tham khảo và góp ý. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Góp phần tìm ra cách ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên xã hội lớp 3 ở trường Tiểu học Lam Sơn. - Giúp HS có hứng thú và yêu thích môn học. - Giúp học sinh nắm được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của môn học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên & Xã hội lớp 3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết Qua nghiên cứu các tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo về môn Tự nhiên & Xã hội lớp 3; Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 3, Tập 2, Nhà xuất bản giáo dục....., Mạng Internet... 1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Qua quá trình giảng dạy trên lớp, qua các tiết thao giảng dự giờ, các buổi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn TNXH lớp 3. 1Ghi chú: được trích từ văn kiện đại hội Đảng XII; được trích từ: Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khoá VIII) 1.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Qua khảo sát kết quả giảng dạy trước thực nghiệm, kết quả giảng dạy sau thực nghiệm. Từ đó so sánh, đối chiếu hai phương pháp và rút ra kết luận (Trước thực nghiệm - sau thực nghiệm) 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Như chúng ta đã biết, môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 là một môn học được cấu trúc đồng tâm từ các lớp dưới theo 3 chủ đề: Chủ đề Con người và sức khỏe, chủ đề Xã hội; chủ đề Tự nhiên. Thông qua ba chủ đề này, giáo viên giúp học sinh có những kiến thức ban đầu về con người và sức khỏe, cụ thể là có kiến thức cơ bản về cơ thể người, cách giữ về sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp; kiến thức về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên xã hội. Đồng thời giúp các em có một số kĩ năng ban đầu về chăm sóc sức khỏe bản thân và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn. Giúp các em có kĩ năng quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Không những thế, môn Tự nhiên & Xã hội còn giúp các em có thái độ và hành vi tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội. Biết yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương, đất nước... Để nâng cao chất lượng giáo dục môn học thì chúng ta phải luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay ngoài các phương pháp dạy học truyền thống, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng là hết sức cần thiết bởi đặc điểm của sách giáo khoa chủ yếu là kênh hình, thông qua các kênh hình, lệnh câu hỏi để học sinh rút ra kiến thức, kĩ năng. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy môn Tự nhiên và Xã hội sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Vậy chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như thế nào? Đó là chúng ta sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để đưa một phần nội dung trong bài học như lệnh câu hỏi, tranh ảnh, một phóng sự nhỏ hay một đoạn video, ... để trình bày trước học sinh làm sao cho trực quan, sinh động, dễ hiểu. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. a) Thuận lợi: - Về cơ bản nhà trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, đặc biệt trang bị hai máy chiếu hỗ trợ cho công tác dạy và học bằng bài giảng điện tử. Đồng thời đã kết nối mạng Internet, lắp mạng Wi-fi nên rất thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Giáo viên tâm huyết, nhiệt tình với nghề, có trình độ trên chuẩn. Luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy. - Các giáo viên trong trường đều biết sử dụng máy tính, có máy tính (đặc biệt là máy tính xách tay). - Học sinh chăm ngoan, hiếu học. Đặc biệt rất say mê, hứng thú với những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. (Soạn dạy bằng Bài giảng điện tử) - Mạng Internet là một nguồn tài nguyên kiến thức khổng lồ. Chúng ta có thể tận dụng để khai thác, tham khảo, download tranh ảnh, tư liệu về để phục vụ cho tiết dạy hoặc cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy. b) Khó khăn Trong những năm qua, Trường tiểu học Lam Sơn là một trong những nhà trường đi đầu về công tác ứng dụng CNTT trong dạy học, đặc biệt là công tác soạn giảng bằng Bài giảng điện tử. Tuy nhiên thực hiện vẫn chưa đồng bộ và thường xuyên. Bởi nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Đó là: - Thứ nhất: Vẫn tồn tại một số GV còn hạn chế về công nghệ thông tin, chưa biết ứng dụng CNTT trong dạy học. Việc soạn dạy bằng Bài giảng điện tử mới chỉ dừng lại ở việc đăng kí là thành viên Thư viện Violet để download tải bài giảng điện tử về, chỉnh sửa ngày tháng để dạy dẫn đến GV bị phụ thuộc vào ý tưởng sẵn có của bài giảng mà chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bàn thân. Tiết dạy bị dập khuôn máy móc về hiệu ứng hình ảnh, câu hỏi thảo luận,... Một số giáo viên bước đầu biết sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế Bài giảng nhưng mới chỉ dừng lại ở cách tạo các silide, một số hiệu ứng đơn giản của entrance. Còn đối với việc chèn hình ảnh, video, tạo âm thanh, màu sắc sống động, cách thiết kế các trò chơi còn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên thì còn quá lạm dụng, phụ thuộc vào kênh chữ khi trình chiếu (Câu hỏi, câu trả lời, hình ảnh... đưa hết lên để trình chiếu vì sợ quên). Một số thì cho rằng để soạn được một giáo án điện tử với các dẫn chứng sống động trên màn chiếu (slide) là một điều vô cùng lớn lao, khủng khiếp và nghĩ rằng: Làm sao có thể giảng dạy bằng bài giảng điện tử được? Đang dạy lỡ các hiệu ứng nó “nhảy lung tung ” thì sao? Nên “lắc đầu” và tự nhủ dạy bằng cách truyền thống cho an toàn. Một số ít giáo viên có thể soạn được một bài giảng điện tử nhưng ngại, cho rằng mất thời gian chèn hình ảnh, video, tạo hiệu ứng, ngại lắp ráp máy chiếu, .. - Thứ hai: Khả năng tiếng Anh của giáo viên còn hạn chế dẫn đến trong quá trình soạn giảng, giáo viên “làm mò”, quen tay, quen mắt nên có khi dễ bị quên, hoặc chưa biết khai thác hết ứng dụng hoặc không thể truyền đạt đến đồng nghiệp của mình. - Thứ ba: Cơ sở vật chất còn thiếu, cụ thể là số máy chiếu chưa đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên trong nhà trường. (có hai máy chiếu/14 lớp). Nhà trường lại chưa có phòng máy cố định nên cứ dạy hết tiết ở lớp này lại di chuyển sang lớp khác, vừa ảnh hưởng thời gian vừa ảnh hưởng máy móc. - Thứ tư: Về phía học sinh: Đối với cách dạy truyền thống, nếu giáo viên chưa chuẩn bị đủ đồ dùng dạy học, chưa khéo léo về phương pháp, về hình thức tổ chức, tiết học sẽ khô khan gây nhàm chán, không hứng thú, không sôi nổi dẫn đến các em sẽ tiếp thu bài một cách thụ động, hiệu quả không cao. * Kết quả của thực trạng trên: Trong năm học 2016 - 2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3A với tổng số học sinh là 30 em. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn chú trọng dạy đúng, dạy đủ các môn học với mục tiêu các em được phát triển toàn diện, có hiểu biết cuộc sống, xã hội... Đối với môn Tự nhiên và Xã hội tôi luôn chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, tích hợp lồng ghép đầy đủ các nội dung giáo dục, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. Tuy nhiên, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học rất mất thời gian (bởi đồ dùng trong thư viên còn hạn chế), chưa đẹp mắt cộng với cách dạy theo truyền thống nên ít nhiều ảnh hưởng chất lượng giáo dục môn học. Chính vì vậy, kết quả môn học năm học 2016-2017 như sau: TSHS Chất lượng giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội Số học sinh hứng thú với các giờ Tự nhiên và Xã hội Số học sinh chưa hứng thú với các giờ Tự nhiên và Xã hội Tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 30 14 46,7 16 53,3 0 0 16 53,3 14 46,7 Qua quan thực tế các giờ dạy và kết quả đánh giá, tôi nhận thấy kết quả giáo dục môn học chưa chưa cao. Điều đó cho thấy bản thân tôi cần rút kinh nghiệm điều chỉnh về phương pháp cũng hình thức dạy học để học yêu thích, hứng thú hơn với môn học. Các em sẽ chủ động trong tìm tòi, lĩnh hội tri thức... có như vậy thì tôi nghĩ chất lượng giáo dục môn học sẽ được nâng cao. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Năm học 2017-2018, tôi tiếp tục được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3. Từ những thực trạng như trên, thông qua quá trình giảng dạy, bài học kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đưa ra một sô giải pháp thực hiện như sau: 2.3.1.Công tác tự học tự bồi dưỡng: Như chúng ta đã biết, sự hiểu biết về tin học đối với giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng còn nhiều hạn chế. Hiện nay, đa số giáo viên chỉ ứng dụng CNTT vào công việc như soạn văn bản, vẽ hình đơn giản, hay gửi và nhận thư điện tử. Còn việc ứng dụng CNTT soạn giảng bằng bài giảng điện tử còn hạn chế, mới chỉ rất ít giáo viên biết sử dụng. Nhưng thực tế thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy mạng lại hiệu quả rất cao cho mỗi tiết dạy: Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của, gây hứng thú, sự yêu thích cho học sinh, học sinh hiểu bài nhanh, ... Chính vì vậy, tôi nghĩ chúng ta cần tích cực tự học, tự bồi dưỡng để biết ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Nên tham gia các lớp bồi dưỡng về trình độ tin học dành cho giáo viên; học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp (Nhờ những đồng nghiệp biết hướng dẫn, giảng giải, thực hành); Học qua Internet (Thông qua các trang YouTube về hướng dẫn cách soạn giáo án điện tử). Học hỏi qua các tiết thao giảng, dự giờ. 2.3.2. Công tác tham mưu đề xuất. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của CBGV trong nhà trường, bản thân vừa là giáo viên vừa là một Tổ trưởng tổ chuyên môn, tôi luôn trăn trở, học hỏi, đồng thời làm tốt công tác tham mưu với BGH nhà trường cũng như bộ phận chuyên môn tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho CBGV về công tác soạn giảng bằng Bài giảng điện tử. Đề xuất đưa ứng dụng cộng nghệ thông tin vào các buổi sinh hoạt chuyên môn. Chỉ đạo những giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ những thành viên chưa biết soạn Bài giảng điện tử. Đồng thời tổ chức các tiết thao giảng, tiết thăm lớp dự giờ có ứng dụng công nghệ thông tin để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm cho các tiết dạy sau được tốt hơn. Tham mưu, đề xuất đầu tư kinh phí mua sắm thêm trang thiết bị như máy chiếu, lắp cố định ở các phòng học nhằm đáp ứng nhu dạy và học cho các giáo viên trong nhà trường. 2.3.3. Nghiên cứu chương trình, cấu trúc, đặc điểm môn tự nhiên xã hội lớp 3. Bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu chương trình môn TNXH lớp 3, nắm được cấu trúc, đặc trưng môn học. Nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng, đặc biệt là các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Từ đó, bản thân đã xác định, lựa chọn những bài dạy có thể ứng dụng công nghệ thông tin, những bài dạy có thể kết hợp ứng dụng CNTT với thực hành hoặc quan sát thực tế mà mang lại hiệu quả cao cho giờ học. Kết quả cụ thể như sau: Chủ đề Những bài ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả. Những bài kết hợp ứng dụng CNTT với thực hành hoặc quan sát thực tế mang lại hiệu quả. Con người và sức khỏe Bài 1, Bài 2, Bài 4, Bài 5, Bài 6, Bài 7, Bài 9, Bài 10, Bài 12, Bài 15, Bài 16, Bài 17-18 Bài 3, Bài 8, Bài 11, Bài 13, Bài 14 Xã hội Bài 19, Bài 20, Bài 21-22, Bài 23, Bài 24-25, Bài 26, Bài 27-28, Bài 29, Bài 30, Bài 31, Bài 32, Bài 33, Bài 34-35, Bài 36, Bài 37, Bài 38, Bài 39 Tự nhiên Bài 46, Bài 49, Bài 50, Bài 51, bài 52, Bài 53, bài 54, bài 55, Bài 58, Bài 59, Bài 60, Bài 61, Bài 62, Bài 63, Bài 64, Bài 65, Bài 66, Bài 67, Bài 68 Bài 40, Bài 41, Bài 42, Bài 43, Bài 44, Bài 45, Bài 47, Bài 48, Bài 51, Bài 52 Bên cạnh việc xác định được các bài dạy có thể ứng dụng CTTT vào giảng dạy thì cái cơ bản nhất vẫn là việc giáo viên phải nghiên cứu, soạn bài chu đáo. Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đặc trưng môn học, với đối tượng học sinh. Còn việc ứng dụng công nghệ thông tin chỉ là công cụ hỗ trợ về việc đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ về trình chiếu tranh ảnh, trình chiếu video, âm thanh..... thay cho việc giáo viên chuẩn bị đồ dùng, gắn tranh, viết bảng.... chứ không được quá lạm dụng. Ví dụ 1: Bài 19: “Các thế hệ trong một gia đình”. Mục tiêu cần đạt được được của tiết dạy: “Nêu được các thế hệ trong một gia đình; Phân biệt được các thế hệ trong gia đình; Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch, đẹp; Biết giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình; HS có kn giao tiếp”. Nên tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trình chiếu tranh ảnh có trong sách giáo khoa trang 38-39 giúp học sinh nắm được gia đình nhà Minh có những ai? Gia đình nhà Lan có những ai? gồm mấy thế hệ? Sau đó tôi trình chiếu một số tranh ảnh sưu tầm được để giúp học sinh hiểu thêm về các thế hệ trong một gia đình. Ví dụ một số hình ảnh sau: Qua một số hình ảnh trên học sinh được liên hệ thực tế để củng cố khắc sâu về các thế hệ trong một gia đình (gia đình một thế hệ, gia đình hai thế hệ, gia đình ba thế hệ, ....). Đối với phần liên hệ thực tế giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình, tôi đã tiến hành như sau: Lấy tranh ảnh gia đình của một số học sinh đã sưa tầm (Dặn chuẩn bị ở tiết học trước) để chèn slide trình chiếu. Sau đó mời học sinh lên chỉ tranh giới thiệu trước lớp. Sau đây là một số ảnh gia đình của học sinh trong lớp: (Gia đình bạn Hiếu)) (Gia đình bạn Hạnh Nguyên) (Gia đình bạn Phương Anh) Hoạt động trên không những giúp các em được củng cố, mở rộng kiến thức đã học mà còn giúp các em các em có kĩ năng tự tin khi giao tiếp và thể hiện tình cảm yêu thương gia đình của mình. Ví dụ 2: Bài 27-28: “Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống”. Để đạt được mục tiêu của tiết dạy: “Kể tên được một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tê, ... ở địa phương;. Nói về một danh lam, di tích lịch sử, hay đặc sản của địa phương.” Tôi tiến hành dạy kết hợp ứng dụng CNTT theo các bước: Bước 1: Tổ chức cho học sinh làm việc với sách khoa trang 52-53: “Chỉ và nói những gì bạn nhìn thấy trong hình”. Sau đó GV trình chiếu tranh lên màn hình, yêu cầu học sinh lên chỉ và nêu lại (Làm như thế thì hình ảnh sẽ trực quan, sống động, học sinh hứng thú hơn với việc thực hiện quan sát tranh ở SGK). Từ đó rút ra kiến thức: Bệnh viện, trường học, công an tỉnh, UBND tỉnh, Đài truyền hình, Bưu điện, Sở giáo dục và Đào tạo,... là các cơ quan hành chính của một tỉnh (thành phố). Bước 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện yêu cầu trang 55-SGK. Sau khi học sinh kể được bạn đang sống ở tỉnh (thành phố) nào? Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế nơi bạn đang sống? Thì giáo viên trình chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh về cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh Thanh Hóa) (UBND tỉnh TH) ( Trường ĐH Hồng Đức) (Trường chuyên LS) (Bệnh viên Đa khoa) Bước 3: Tổ chức cho học sinh rút ra kết luận (mục bạn cần biết). GV trình chiếu thêm tranh ảnh H1, H2, H3, H4 SGK, Trang 54, 55 để học sinh hiểu hơn về một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục của một số tỉnh (thành phố) khác. Bước 4: GV mở rộng cho học sinh biết không chỉ ở tỉnh (thành phố) mới có các cơ quan: hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, ...để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân mà mỗi huyện, xã đều có những cơ quan trên. GV yêu cầu học sinh kể kết hợp tranh ảnh đã sưu tầm về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, .... hoặc nói về một danh lam, di tích lịch sử, hay đặc sản của địa phương mà các em biết. Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh biết thêm một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tê, di tích lịch sử .... ở địa phương qua trình chiếu. Sau đây là một số hình ảnh minh họa trong phần trình chiếu: (UBND huyện Ngọc lặc) (Bưu điện huyện Ngọc Lặc) (Trường THPT Ngọc Lặc) (Bệnh viên Đa khoa) (UBND xã Lam Sơn) (Trường Tiểu học xã Lam Sơn) (Trạm y tê xã Lam Sơn) Ví dụ 3: Bài 32: “Làng quê và đô thị”. Để đạt được mục tiêu tiết dạy là: “Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị; kể được về làng bản hay khu phố nơi em đang sinh sống”. Tôi đã tiến hành giảng dạy kết hợp ứng dụng CNTT như sau: Bước 1: Tổ chức cho học sinh thực hiện quan sát H1, H2, H3 trang 62, 63-SGK, trả lời câu hỏi. Bước 2: GV trình chiếu tranh H1. H2, H3, yêu cầu HS vừa trả lời câu hỏi vừa chỉ tranh. Bước 3: Rút ra kết luận về một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị (Thể hiện ở mục bạn cần biết.) Bước 4: Để củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức cho HS, GV trình chiếu một số tranh ảnh minh họa hoặc video về làng quê và đô thị với đường lik sau: https://www.youtube.com/watch?v=kRV320FmrhA Như vậy, muốn ứng dụng CNTT có hiệu quả thì chúng ta cần nghiên cứu bài, soạn bài chu đáo, tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Xác định được phần nào cần trình chiếu tranh để khai thác bài hay liên hệ, mở rộng kiến thức cho phù hợp về kiến thức, kỹ năng để bài dạy đạt hiệu quả cao nhất. 3.3.4. Khai thác mạng Intenet. Mặc dù đồ dùng dạy học của nhà trường được trang bị cơ bản đầy đủ để phục vụ công tác giảng dạy. Tuy nhiên qua quá trình sử dụng, ít nhiều cũng đã có một số đồ dùng bị hư hỏng. Mặt khác để giờ học sinh động, hấp dẫn, truyền tải đến học sinh một cách dễ hiểu nhất thì giáo viên cần phải sưu tầm, làm thêm đồ dùng.... như vậy vừa mất thời gian, không tiết kiệm được kinh phí trong khi đó mạng Internet lại là một nguồn tài nguyên phong phú về kiến thức, hình ảnh. Nếu chúng ta biết cách khai thác và sử dụng nó thì mạng lại lợi ích vô cùng lớn. Ngoài những kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa sẵn có, để giờ học sinh động mà lại khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh ta có thể dùng những hình ảnh, phim tư liệu trên mạng internet tải về để giúp sinh khai thác, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng một cách hiệu quả nhất. Ví dụ 1: Khi dạy Bài 7: Hoạt động tuần hoàn. Ở hoạt động 2, sau khi học sinh thực hành “chỉ được động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ. Chỉ và nói đường đi của máu trên sơ đồ” (H3, Tr 17, SGK). Để khắc sâu được kiến, kĩ năng cũng như kích thích được sự hứng thú với giờ học, GV có thể cho HS xem 1Ghi chú: được trích từ. phần quan sát và trả lời, trang 17, SGK TN &XH lớp 3. một đoạn phim tài liệu nói về hoạt động của hệ tuần hoàn. Đoạn phim này được tải theo đường lik https://www.youtube.com/watch?v=FTcMMoJL
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_viec_nang_cao_hieu_q.doc