SKKN Từ thi pháp loại thể tới việc nâng cao hiệu quả dạy học thơ đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 7, 8

SKKN Từ thi pháp loại thể tới việc nâng cao hiệu quả dạy học thơ đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 7, 8

Dạy học văn để làm gì?

“Kích thích để một cái đẹp trong văn học nghệ thuật được phát triển và sinh sôi nảy nở trong tâm hồn học sinh, để đi đến sự nổ vỡ im lặng trong tâm linh các em là mục đích của việc dạy học văn” ( Nguyễn Viết Chữ - “ Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể”).

Trước yêu cầu, mục đích của việc dạy học văn, là người giáo viên đứng trên bục giảng tôi không tránh khỏi trăn trở dạy một tác phẩm văn chương thế nào cho ra nhẽ, đọc một câu thơ sao cho “ vang nhạc sáng hình”? Giữa nói và làm quả là một khoảng cách xa và rất khó.

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lớp 7, lớp 8 một số giáo viên thường cho rằng dạy và học thơ Đường luật là rất khó với lý do: Thơ Đường luật phức tạp về niêm – luật, đặc biệt là có rất nhiều điển tích, điển cố, yếu tố Hán Việt. Việc đưa một số bài thơ Đường luật vào chương trình sách giáo khoa lớp 7, lớp 8 hiện hành phải chăng là quá tải đối với học sinh? Đây là nỗi băn khoăn, trăn trở của rất nhiều giáo viên. Thông qua thực tiễn giảng dạy và qua trao đổi với một số đồng nghiệp có kinh nghiệm trong trường chúng tôi nhận thấy rằng ý kiến trên đây là chưa thỏa đáng. Tất nhiên, khi mới tiếp xúc và tìm hiểu thơ Đường luật, học sinh cũng không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng nhưng nếu được sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên một cách có nghệ thuật thì học sinh sẽ rất hào hứng tham gia “cuộc đột phá” để bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thơ Đường luật. Vì qua thơ Đường luật, học sinh sẽ rút ra rất nhiều điều bổ ích, từ việc làm giàu vốn từ ngữ Hán Việt cho đến việc nắm bắt nội dung – một nội dung chứa đựng nhân sinh quan đầy thẩm mỹ của các thi sĩ thuở trước. Hơn nữa, nguyên tắc tích hợp và tích hợp hóa hoạt động của các học sinh được thực hiện rất cụ thể trong chương trình học hiện nay (phân môn văn - Tiếng Việt –Tập làm văn được gọi theo một cái tên rất thích hợp là Ngữ văn ) mà thơ Đường luật có thể xem là một chất liệu không chỉ để khắc họa kiến thức mà còn là để luyện tập. Đây là một thuận lợi để học sinh từ việc hiểu ý nghĩa của từ, biết dùng từ Hán Việt khi lập văn bản cũng như sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.

 

doc 23 trang thuychi01 14813
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Từ thi pháp loại thể tới việc nâng cao hiệu quả dạy học thơ đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
TỪ THI PHÁP LOẠI THỂ TỚI VIỆC NÂNG CAO 
HIỆU QUẢ DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG LUẬT 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7, 8
 Người thực hiện : Nguyễn Thanh Huyền
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Hoàng Sơn
 SKKN thuộc lĩnh vực Môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2017
THANH NĂM 2013
 Thọ Xuân, tháng 4 năm 2012
MỤC LỤC
A
PHẦN MỞ ĐẦU
1
I
Lí do chọn đề tài
1
II
Mục đích nghiên cứu
2
III
1
2
3
Đối tượng – phạm vi – phương pháp nghiên cứu
Đối tượng
Phạm vi
Phương pháp nghiên cứu
2
2
2
2
B
PHẦN NỘI DUNG
3
I
Cơ sở lí luận của vấn đề
3
II
1
2
Thực trạng của vấn đề
Ưu điểm
Tồn tại
3
3
3
III
1
2
Những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả dạy học thơ Đường luật từ thi pháp loại thể
 Nắm được nguồn gốc và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật.
Những lưu ý cụ thể khi dạy thơ Đường luật.
4
4
5
IV
Thiết kế thử nghiệm
9
V
1
2
Kết quả kiểm nghiệm – so sánh, đối chứng
Trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian nghiên cứu vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
17
17
18
VI
Bài học kinh nghiệm
18
C
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
I
Mức độ, phạm vi của SKKN
19
II
Kiến nghị
20
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học văn để làm gì?
“Kích thích để một cái đẹp trong văn học nghệ thuật được phát triển và sinh sôi nảy nở trong tâm hồn học sinh, để đi đến sự nổ vỡ im lặng trong tâm linh các em là mục đích của việc dạy học văn” ( Nguyễn Viết Chữ - “ Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể”).
Trước yêu cầu, mục đích của việc dạy học văn, là người giáo viên đứng trên bục giảng tôi không tránh khỏi trăn trở dạy một tác phẩm văn chương thế nào cho ra nhẽ, đọc một câu thơ sao cho “ vang nhạc sáng hình”? Giữa nói và làm quả là một khoảng cách xa và rất khó. 
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lớp 7, lớp 8 một số giáo viên thường cho rằng dạy và học thơ Đường luật là rất khó với lý do: Thơ Đường luật phức tạp về niêm – luật, đặc biệt là có rất nhiều điển tích, điển cố, yếu tố Hán Việt. Việc đưa một số bài thơ Đường luật vào chương trình sách giáo khoa lớp 7, lớp 8 hiện hành phải chăng là quá tải đối với học sinh? Đây là nỗi băn khoăn, trăn trở của rất nhiều giáo viên. Thông  qua thực tiễn giảng dạy và qua trao đổi với một số đồng nghiệp có kinh nghiệm trong trường chúng tôi nhận thấy rằng ý kiến  trên đây là chưa thỏa đáng. Tất nhiên, khi mới tiếp xúc và tìm hiểu thơ Đường luật, học sinh cũng không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng nhưng nếu được sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên một cách có nghệ thuật thì học sinh sẽ rất hào hứng tham gia “cuộc đột phá” để bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thơ Đường luật. Vì qua thơ Đường luật, học sinh sẽ rút ra rất nhiều điều bổ ích, từ việc làm giàu vốn từ ngữ Hán Việt cho đến việc nắm bắt nội dung – một nội dung chứa đựng nhân sinh quan  đầy thẩm mỹ của các thi sĩ thuở trước. Hơn nữa, nguyên tắc tích hợp và tích hợp hóa hoạt động của các học sinh được thực hiện rất cụ thể trong chương trình học hiện nay (phân môn văn - Tiếng Việt –Tập làm văn được gọi theo một cái tên rất thích hợp là Ngữ văn ) mà thơ Đường luật có thể xem  là một chất liệu không chỉ để khắc họa kiến thức mà còn là để luyện tập. Đây là một thuận lợi để học sinh từ việc hiểu ý nghĩa của từ, biết dùng từ Hán Việt khi lập văn bản cũng như sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
          Khi dạy thơ Đường luật, giáo viên cần cho học sinh thấy được rằng thơ văn cổ là một bộ phận rất quan trọng, chiếm một vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam – mặc dù là thể thơ bắt nguồn từ thơ ca Trung Quốc. Do đó, việc phân tích thơ Đường luật quả là phức tạp, cần có sự đối chiếu nguyên bản chữ Hán, với bản dịch nghĩa, dịch thơ, để hiểu một cách tường tận ý nghĩa bài thơ và đánh giá tác phẩm một cách đúng đắn. Muốn dạy thơ Đường luật ở lớp 7, lớp 8 có hiệu quả, chúng ta nên dạy như thế nào cho phù hợp với nội dung chương trình SGK, phù hợp với việc đổi mới dạy và học theo hướng tích cực hóa do BGD & ĐT đề ra.
          Với những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân tôi đã đúc rút được trong những năm qua khi giảng dạy ngữ văn 7 và 8, tôi xin trình bày một số suy nghĩ của mình đối với chuyên đề : “ Từ thi pháp loại thể tới việc nâng cao hiệu quả dạy học thơ Đường luật trong chương trình ngữ văn lớp 7, 8”
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Khi đặt ra vấn đề này tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn môn học xã hội, bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế . . .
Đối với môn Ngữ văn, Hán Việt là lớp từ quan trọng. Vì vậy, việc học tập, tìm hiểu từ Hán Việt là một hoạt động không thể thiếu – ngoài việc học về yếu tố Hán Việt qua phân môn Tiếng Việt thì việc hiểu chữ Hán, từ Hán Việt trong các bài thơ là điều không kém quan trọng. Đây chính là bước đầu học tập cách vận dụng từ ngữ, yếu tố Hán Việt vào văn bản (thơ). Vì vậy, học thơ Đường luật là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh.
Học thơ Đường luật, học sinh sẽ được giới thiệu và tìm hiểu kỹ một mẫu thể loại nhất định ở trên lớp và qua một số bài tương tự.  Học sinh vừa học để rèn luyện, phân tích và đánh giá tác phẩm. Điều này cũng là để tăng cường tính thực hành ứng dụng phù hợp với nguyên tắc tích hợp.
Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào chương trình giảng dạy ở lớp 7, lớp 8 là những tác phẩm tiêu biểu. Đó là những bài thơ thực sự có giá trị về nội dung và nghệ thuật trong kho tàng văn học của dân tộc cũng như của nước ngoài. Song, trong quá trình giảng dạy, giáo viên vẫn còn cảm thấy lúng túng, chưa nhất quán trong phương thức giảng dạy, cần được bàn bạc, để đi đến một sự thống nhất chung trong giảng dạy thơ Đường luật ở lớp 7, 8.
Chất lượng học tập môn Ngữ văn nhìn chung chưa cao, đặc biệt đối với những tác phẩm văn chương cổ cụ thể là thơ Đường luật vì khi tiếp xúc với những tác phẩm này, học sinh THCS quá bỡ ngỡ với cách cảm, cách nghĩ của người xưa, nhất là cách diễn đạt ngôn ngữ cổ, bằng những từ Hán Việt mà ngày nay ít được dùng và phổ biến trong thời đại “chữ quốc ngữ làm bá chủ” thay cho thời Nho học thuở xưa.
Thời gian quy định còn quá eo hẹp cho một số tác phẩm, vì phải dạy như thế nào để đảm bảo việc phân bố chương trình hiện nay? Phù hợp với đặc trưng thể loại, với nguyên tắc tích hợp trong quá trình dạy Ngữ văn? Đây chính là mục đích tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
	Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh khối 7, 8 của trường THCS Hoàng Sơn – Nông Cống – Thanh Hóa năm học 2015 -2016
2. Ph¹m vi nghiªn cøu:
- Tìm hiểu về:
+ Đặc trưng thi pháp của các thể thơ Đường luật
+ Cách dạy một số văn bản thơ Đường luật ở Ngữ văn 7, 8 ( thể thất ngôn bát cú Đường luật, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ).
3. Phương pháp nghiên cứu
	Trong qu¸ tr×nh viÕt t«i cã sö dông c¸c ph­¬ng ph¸p: Quan s¸t, so s¸nh, ®èi chiÕu, ®iÒu tra, pháng vÊn, ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu tµi liÖu
B. PHẤN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Những bài thơ Đường luật tuy chiếm một thời lượng không lớn trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở nhưng do đặc điểm riêng biệt của thể loại, thơ Đường luật thực sự là đối tượng thách thức khả năng chiếm lĩnh của người dạy văn và người học văn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trong giảng dạy theo cảm nhận của cá nhân tôi thì thực sự giáo viên rất sợ khi thao giảng về thơ Đường luật bởi vì bản thân có những giáo viên chưa cảm nhận hết được cái hay của những bài thơ Đường luật, nắm bắt luật thơ còn mơ màng cho nên gặp phải khó khăn khi dạy trên lớp. Đối với giáo viên còn hạn chế thì việc yêu cầu đối với học sinh lớp 7, 8 tiếp thu và lĩnh hội những nét tinh hoa của thơ Đường luật như theo mục tiêu bài học quả là một vấn đề còn khó khăn. Đây cũng là một vấn đề hết sức trăn trở đối với mỗi giáo viên khi đứng lớp.
Như vậy cơ sở nghiên cứu: Nghiên cứu qua việc dạy và học thơ Đường luật ở trường Hoàng Sơn trên địa bàn xã Hoàng Sơn – Nông Cống.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 
1. Ưu điểm
          Trong những năm qua bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đã tổ chức rất nhiều chuyên đề về việc nâng cao chất lượng dạy thơ Đường luật trong nhà trường ở khối lớp 7 và lớp 8. Ngoài ra còn làm những chuyên đề hội thảo về nắm bắt đặc điểm thơ Đường luật và cách dạy những bài thơ Đường luật khó trong chương trình. Trong những chuyên đề đó chúng tôi đã chú ý tới vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan như tranh ảnh minh họa và bảng phụ để tạo hứng thú học tập cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao vì tranh vẽ minh họa cho nên chưa đảm bảo độ chính xác cao.
Trong quá trình giảng dạy về thơ Đường luật giáo viên cũng đã có gắng kết hợp giải nghĩa từ, hình ảnh, điển cổ, điển tích, để học sinh hiểu rõ ý nghĩa của từng câu thơ. Hướng dẫn học sinh phát hiện, phân tích cái hay của nhãn tự trong bài thơ. Phân tích nghệ thuật (so sánh, tượng trưng, , và các biện pháp nghệ thuật khác nếu có). Liên hệ so sánh (nếu cần). Qua các hoạt động suy luận , phân tích, phát hiện, thảo luận, nhận định, giáo viên giúp học sinh tổng hợp, khái quát bài thơ. Giáo viên giúp học sinh bình luận đánh giá bài thơ về cách miêu tả cảnh, cách nghĩ, cách diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả.
2 Tồn tại
        Qua dự giờ đồng nghiệp và thực tế giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy có một số vấn đề tồn tại trong quá trình dạy những bài thơ Đường luật như sau:
-  Giáo viên  chưa chú ý tích hợp với phân môn Tiếng Việt dù có rất nhiều khả năng để tích hợp bồi dưỡng vốn từ Hán Việt cho học sinh, trong khi đó vốn từ Hán Việt của học sinh còn rất nhiều hạn chế.
- Nội dung bài giảng còn hời hợt chưa có chiều sâu chủ yếu giáo viên còn mang tính chất diễn xuôi nội dung của bài thơ. Giáo viên chưa khai thác hết được ý nghĩa của bài thơ. Học sinh cảm nhận nội dung văn bản rất mơ màng một cách bị động.
 - Thực tế ,đa số giáo viên chưa chú ý vào phần giải thích ý nghĩa của các từ Hán Việt chỉ chú ý hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ trong phần dịch thơ. Vì thế mà học sinh nắm nội dung của bài học rất lơ mơ, không có kỹ năng phân tích thơ Đường luật, không biết so sánh đối chiếu giữa phần nguyên tác với bản dịch thơ, không nắm được nghệ thuật cơ bản . Khi hướng dẫn học sinh bản thân giáo viên vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa thơ Đường luật với những bài thơ thuộc thể thơ cổ phong Trung Quốc.
Thơ Đường luật là một nội dung kiến thức rất khó nhất là về đặc điểm nghệ thuật có niêm luật chặt chẽ, gò bó, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, một số bài ngôn ngữ bác học, trang trọng, cổ xưa, lại mới đưa vào chương trình Ngữ văn 7, 8 điều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Một số bài thơ Đường luật viết bằng chữ Hán nhưng vốn hiểu biết về từ Hán Việt của các em còn hạn chế, lại ít sách tham khảo. Bên cạnh đó, học sinh chưa có thói quen tự giác trong việc tìm, giải nghĩa các yếu tố Hán Việt để hỗ trợ cho việc học thơ Đường luật. Như vậy dạy học thơ Đường luật như thế nào để đem lại hiệu quả vẫn là trăn trở của không ít thầy cô giáo dạy môn Ngữ Văn.
III. NHỮNG KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG LUẬT TỪ THI PHÁP LOẠI THỂ
1. Nắm được nguồn gốc và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật.
1.1 Nguồn gốc của thơ Đường luật
Ở Trung Quốc, trước đời Đường ( 618 – 907) thơ chỉ cần có vần là được. Từ đời Đường trở đi, người ta bày ra niêm, luật, đối chặt chẽ cho thơ. Đó là thơ Đường luật cũng còn gọi là “cận thể” để phân biệt với thơ không cần luật trước đó là thơ “cổ phong” . Đặc trưng cơ bản của thơ “cổ phong” là không có sự hạn định chặt chẽ về số câu, số tiếng trong câu thơ, số câu trong bài thơ, về quan hệ bằng trắc, về cách gieo vần và cách đối ngẫu. Đây là lối thơ tương đối tự do hơn thơ cận thể đời Đường. Ví dụ cụ thể như bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” Đỗ Phủ ( Ngữ Văn 7 - Tập I ) là một bài thơ Đường (Trung Quốc) thuộc thể thơ “cổ phong” chứ không phải thơ Đường luật.  Như vậy thơ Đường luật  đó là thể thơ được làm theo luật đặt ra từ thời nhà Đường ở Trung Quốc ( 618 – 907 ) có quy định chặt chẽ về luật thơ, số câu, số chữ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp.
Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là thời đại hoàng kim của thơ ca cổ điển phương Đông. Vì thế mà ở Việt Nam, từ đời Lý trở về sau, thơ Đường được ông cha ta tiếp thu rất nhiều. Dù làm thơ chữ Hán hay chữ Nôm, các thi nhân thời xưa đa số đều vận dụng theo thể Đường luật. 
1.2. Đặc trưng thi pháp của các thể thơ Đường luật
Các thể thơ Đường luật trong chương trình ngữ văn THCS gồm: thât ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thực tế trong quá trình giảng dạy rất nhiều giáo viên còn mơ màng về đặc điểm của thể thơ  chính vì thế mà dẫn đến dạy sai hoặc khai thác không đúng hướng của một bài thơ Đường luật. Cho nên nắm chắc được đặc thi pháp loại thể là điều hết sức cần thiết khi dạy thơ Đường luật.
*  Cách luật ở một số bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật như sau:
- Số câu, chữ: Mỗi bài thơ gồm có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ.
- Cách gieo vần: Cả bài thơ chỉ có một vần ( độc vận ) gieo ở cuối các câu 1. 2. 4. 6. 8 ( chính lệ  ) hoặc 2. 4. 6. 8 ( ngoại lệ ).
- Về đối ngẫu: Thực hiện ở bốn câu giữa( cặp câu thực, cặp câu luận), gồm đối ý, đối thanh và đối từ loại.
- Luật bằng trắc: Trong câu thơ thì các tiếng “ Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” nghĩa là ở mỗi câu, các tiếng đứng ở vị trí thứ nhất, thứ ba và thứ năm thì có thể bằng hoặc trắc, còn các tiếng nằm ở vị trí thứ hai, thứ tư, thứ sáu thì phải tuân thủ nghiêm, làm khác đi là thất luật.
- Niêm: Tiếng thứ hai ở câu 1 phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 8, tiếng thứ hai ở câu hai phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 3, tiếng thứ hai ở câu 4 phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 5, tiếng thứ hai ở câu 6 phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 7. Tóm lại, niêm là tiếng thứ hai của các câu sau đây phải cùng thanh: 1 – 8;  2 – 3;   4 – 5;    6 – 7   -> nếu làm sai quy định này gọi là thất niêm.
- Nhịp trong câu thơ thất ngôn Đường luật là 4/ 3:
                  “ Bước tới đèo Ngang / bóng xế tà
                     Cỏ cây chen đá / lá chen hoa ”
                                                    ( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang )
- Bố cục: Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bố cục gồm bốn phần :  Đề, thực, luận, kết.
* Đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt :
Kết cấu của một bài thơ thuộc thể thơ này gồm bốn phần: Khai, thừa, chuyển, hợp. Các yếu tố khác như vần, luật, niêm, đối đều phải tuân thủ theo quy định chặt chẽ như ở thể thơ thất ngôn bát cú vừa nêu ở trên.
Dựa vào những đặc điểm của thể thơ Đường luật đã nêu trên kết hợp với thực tế giảng dạy tại trường THCS bản thân tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy các bài thơ Đường luật trong chương trình THCS để giúp cho học sinh có một cách tiếp nhận nội dung bài học một cách tương đối đầy đủ và có kỹ năng phân tích một bài thơ Đường luật đúng theo đặc trưng của thể loại .  
2 Những lưu ý cụ thể khi dạy thơ Đường luật.
2.1. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 
Một số bài hoàn cảnh ra đời ảnh hưởng rất lớn đến ý nghĩa của bài thơ. Giáo viên không hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm là một điều rất đáng tiếc chưa đủ toát lên được tinh thần ý nghĩa của bài thơ.
Ví dụ khi dạy bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ( Phan Bội Châu - Ngữ văn 8 - tập I ) để giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sỹ yêu nước đầu thế kỷ XX phải cho học sinh xác định hoàn cảnh ra đời của bài thơ khi tác giả Phan Bội Châu đã từng bị kết án tử hình vắng mặt từ năm 1912. Ông viết để tự an ủi mình và cũng là để động viên khích lệ ý chí cách mạng của đồng chí mình. Qua dòng cảm xúc của tác giả, chúng ta có thể cảm nhận được một hình ảnh tuyệt đẹp về tư thế của người cách mạng lúc sa cơ, rơi vào vòng tù ngục. Họ đã bất chấp mọi gian khổ, hi sinh, thậm chí khi phải đối diện với cái chết, họ cũng không hề sờn lòng nản chí. Như vậy chỉ với hoàn cảnh ra đời của bài thơ bản thân nó đã chứa đựng sức mạnh làm rung động lòng người...
Khi phân tích thơ Đường luật cần tạo tâm thế  cho học sinh khi tiếp nhận nội dung của bài thơ thì việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và hoàn cảnh lịch sử là điều hết sức cần thiết .
2.2  Vận dụng phương pháp tích hợp
Tại sao lại phải vận dụng phương pháp tích hợp khi dạy thơ Đường luật ? Nếu tích hợp thì tích hợp ở chỗ nào và tích hợp như thế nào cho hiệu quả ?
Như chúng ta đã biết đa số các bài thơ Đường luật là làm bằng chữ Hán chính vì vậy mà khi tiếp cận văn bản học sinh rất là bỡ ngỡ và dường như không hiểu nên không có hứng thú khi học thơ Đường luật mà ngược lại rất sợ học những bài thơ này. Khi ta dạy một bài thơ Đường luật viết bằng chữ Hán thì việc cho học sinh tìm hiểu chú thích phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt là điều cần thiết nên làm vừa có tác dụng giúp học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức, nắm chắc và có chiều sâu kiến thức nhưng đồng thời bồi dưỡng vốn từ Hán Việt cho học sinh làm phong phú thêm vốn từ cho các em và từ việc hiểu nghĩa của từ, các em bước đầu vận dụng từ Hán Việt trong thực hành giao tiếp và trong việc tạo lập văn bản . Như vậy đó chính là sự tích hợp giữa phân môn văn với tiếng Việt. Cách để ta có thể lồng ghép tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong văn bản như sau:
Cách 1: Ta có thể yêu cầu học sinh trả lời giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt ngay sau khâu đọc văn bản ( giáo viên có thể kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng việc tổ chức hoạt động thi giải nghĩa từ trong học sinh )
Cách 2: Ta có thể lồng phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong khi phân tích văn bản. Phân tích đến đâu giáo viên có thể lồng ghép cho học sinh đọc phần giải thích các yếu tố Hán Việt có liên quan. 
Ví dụ khi phân tích câu 1 của bài thơ “ Nam quốc sơn hà” ( Sông núi nước Nam ) ( Ngữ văn 7 - tập I): “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Giáo viên có thể hỏi : Ở dạng phiên âm, câu thơ này có nghĩa như thế nào?
Dựa vào chú thích số ( 1) trong SGK, hãy làm rõ nghĩa chữ “đế” trong “Nam đế”? Cách dùng từ “ đế” trong trường hợp này có tác dụng gì?
           - Đế là vua, vương cũng là vua. Nhưng đế được coi là lớn hơn vương.
-> Vậy chữ đế trong lời thơ này có ý tôn vinh vua nước Nam sánh ngang với các hoàng đế Trung Hoa thể hiện rõ thái độ tự tôn, niềm tự hào dân tộc.
Như vậy khi phân tích câu thơ giáo viên đã lồng ghép giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đó chính là cách tích hợp văn bản với tiếng Việt. Không chỉ có bài 
“ Nam quốc sơn hà ” mà còn rất nhiều bài khác nội dung tích hợp  được  chú ý tới bút pháp sáng tác và cách sử dụng ngôn từ của nhà văn, nhà thơ. 
2.3 Đối chiếu nguyên tác với bản dịch
Khi phân tích tác phẩm thơ Đường luật, được làm bằng chữ Hán  thì một công việc hết sức quan trọng không thể bỏ qua đó là giáo viên giúp học sinh  so sánh đối chiếu nguyên tác với bản dịch nghĩa, bản dịch thơ để có điều kiện hiểu rõ, hiểu chính xác nội dung, dụng ý của tác giả. Thực tế trong quá trình giảng dạy có rất nhiều giáo viên không chú ý đến khâu này, ở trên lớp chỉ bám vào phần dịch thơ để hướng dẫn học sinh khai thác mà quên đi bản nguyên âm. Cho nên việc khai thác nội dung nghệ thuật của văn bản rất hời hợt. Qua thực tế giảng dạy một số năm trước tôi thấy không phải bài thơ Đường luật nào bằng chữ Hán cũng có phần dịch thơ sát nghĩa với phần phiên âm, lột tả hết được ý nghĩa của phần phiên âm. 
Thao tác so sánh không phải nhằm chê người dịch thơ mà là bước đầu tập dượt một thao tác khoa học nhỏ để rèn kỹ năng khi phân tích một bài thơ Đường luật và đồng thời để học sinh thấy được bất cứ một cảm nhận văn học nào cũng phải dựa trên câu chữ có cơ sở để khẳng định. Thao tác này theo cá nhân tôi thiết nghĩ đó là thao tác vô cùng quan trọng trong một tiết dạy thơ Đường luật. Nếu giáo viên chưa làm được điều này thì nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tiết dạy như tôi đã trình bày ở trên.
2.4 Hướng cho học sinh chú ý tới các nhãn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tu_thi_phap_loai_the_toi_viec_nang_cao_hieu_qua_day_hoc.doc