SKKN Trò chơi “mảnh ghép” trong tiết dạy ôn tập Ngữ văn 11

SKKN Trò chơi “mảnh ghép” trong tiết dạy ôn tập Ngữ văn 11

Văn học là một môn khoa học bởi vậy đòi hỏi người dạy, người học phải say mê, suy ngẫm, phải hào hứng khi tiếp cận thì mới hiểu, mới làm rõ được vấn đề. Dạy văn, học văn cũng là một nghệ thuật, nó vốn không ưa lặp lại nhàm chán mà cần đến sự sáng tạo và linh hoạt về phương pháp. Những năm gần đây, Ngành giáo dục nước ta đã có những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nhưng những đổi mới về phương pháp dạy học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa thực sự phù hợp với đặc trưng bộ môn.

Thực tế hiện nay chúng ta thấy rằng tình yêu văn học trong học sinh đã giảm sút rất nhiều. Một phần, do Ngữ văn là môn học khó chiếm lĩnh, dù các em thích văn nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. Học sinh có năng khiếu học văn không nhiều. Phần khác, do xu hướng phát triển của thời đại khoa học, nhu cầu của xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sự định hướng của gia đình.đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn môn học của các em. Những ngành nghề các em thích, sau này có thu nhập cao, khối dự thi thường là các ban Khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, việc xem thường, coi nhẹ, xa lánh môn Ngữ văn là điều dễ hiểu.

 

doc 20 trang thuychi01 48074
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Trò chơi “mảnh ghép” trong tiết dạy ôn tập Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÒ CHƠI “MẢNH GHÉP” TRONG TIẾT DẠY
ÔN TẬP NGỮ VĂN 11
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn học là một môn khoa học bởi vậy đòi hỏi người dạy, người học phải say mê, suy ngẫm, phải hào hứng khi tiếp cận thì mới hiểu, mới làm rõ được vấn đề. Dạy văn, học văn cũng là một nghệ thuật, nó vốn không ưa lặp lại nhàm chán mà cần đến sự sáng tạo và linh hoạt về phương pháp. Những năm gần đây, Ngành giáo dục nước ta đã có những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nhưng những đổi mới về phương pháp dạy học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa thực sự phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Thực tế hiện nay chúng ta thấy rằng tình yêu văn học trong học sinh đã giảm sút rất nhiều. Một phần, do Ngữ văn là môn học khó chiếm lĩnh, dù các em thích văn nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. Học sinh có năng khiếu học văn không nhiều. Phần khác, do xu hướng phát triển của thời đại khoa học, nhu cầu của xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sự định hướng của gia đình...đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn môn học của các em. Những ngành nghề các em thích, sau này có thu nhập cao, khối dự thi thường là các ban Khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, việc xem thường, coi nhẹ, xa lánh môn Ngữ văn là điều dễ hiểu.
Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng, môn học cần đề cao trong trường học phổ thông. Nó giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm... cho học sinh, giúp các em tự hoàn thiện mình hơn trong các mối quan hệ xã hội. Là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động, hỗ trợ tích cực đến các môn học còn lại.
Văn học là món ăn tinh thần của con người, không chỉ dùng lí trí để “nhận” mà còn phải “cảm” bằng trái tim, tâm hồn. Vì thế, người dạy không thể xem học sinh là “chiếc bình” cần đổ đầy kiến thức mà phải thấy được rằng các em là những “ngọn đuốc” cần được thắp sáng. Vậy làm thế nào để đánh thức niềm say mê môn Ngữ văn vốn đang dần tắt nguội, để thắp sáng những nội lực văn chương trong học sinh, để các em chủ động đến với văn học và yêu văn học? 
Tôi nhận ra rằng, ngoài kiến thức vốn có, ngoài kỹ năng sư phạm, giáo viên cần vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp để có những tiết học tổ chức cho các em trò chơi ôn lại kiến thức. Đây cũng là cách đa dạng hóa các phương pháp dạy học, tạo sức hấp dẫn cho học sinh đến với bộ môn. Chính vì thế, với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã sử dụng Trò chơi “mảnh ghép” trong tiết dạy học ôn tập Ngữ văn 11. Với phương pháp dạy học này, tôi đã phần nào khắc phục được những khó khăn, đồng thời khơi gợi hứng thú yêu thích bộ môn Ngữ văn của học sinh. Qua đề tài này, tôi mong muốn được trao đổi một vài kinh nghiệm nhỏ trong dạy học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Ngữ văn.	
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích khơi gợi hứng thú cho học sinh trung học phổ thông trong tiết ôn tập ngữ văn.
Phát huy tính chủ động, tích, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức nhằm đạt kết quả cao trong học tập môn văn
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Hiệu quả của phương pháp Trò chơi “mảnh ghép” trong tiết dạy học ôn tập Ngữ văn 11 đối với học sinh THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát, thống kê thực tế trước và sau khi sử dụng phương pháp Trò chơi “mảnh ghép” trong tiết dạy học ôn tập Ngữ văn 11.
Thuyết minh, phân tích, so sánh ... 
1.5. Những điểm mới của SKKN
Áp dụng phương pháp vào tiết ôn tập tổng hợp cuối kỳ, cuối năm. 
Đem đến hứng thú cho học sinh trong tiết học ôn tập tổng hợp môn ngữ văn 11. Đem đến cho tiết ôn tập vừa khoa học, vừa nhẹ nhàng không nặng nề về kiến thức
Củng cố, phát huy khả năng của học sinh trong việc tổng hợp, liên tưởng, nhận biết về kiến thức của một học kỳ, một năm học tập môn ngữ văn
Rèn luyện được cho học sinh thói quen chiếm lĩnh kiến thức, bày tỏ nhận thức, quan điểm trước một vấn đề. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luận ngữ viết: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Vậy niềm yêu thích say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người. Vì thế với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, gây niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo viên.
Luật Giáo dục, Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập cũng đã viết: "Hoạt động giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh".
Rõ ràng khi có được sự say mê hứng thú, con người sẽ làm việc tự nguyện có hiệu quả hơn, thành công hơn. Hứng thú còn có tác dụng chống lại sự mệt mỏi. Học sinh cũng vậy, khi có hứng thú các em sẽ kiên trì làm bài tập, không nản chí trước câu hỏi khó, không những thế còn hăng hái trả lời, nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn, chủ động nêu câu hỏi, đưa ra những thắc mắc để các bạn cùng trả lời, thầy cô giải thích thấu đáo.
Vì vậy, mỗi thầy cô khi lên lớp, không phải "chăm chăm ôm bảng giảng", quan trọng hơn người thầy cô phải không ngừng tìm tòi nhiều biện pháp hơn nữa để gây hứng thú cho học sinh, có như vậy mới phát huy được tính tích cực chủ động, độc lập sáng tạo của người học sinh đúng như định hướng giáo dục hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Vài năm trở lại đây, trong xu thế cải cách, đổi mới chương trình sách giáo khoa, ngành giáo dục cũng đã tổ chức rất nhiều hội th ảo, nhiều đợt học chuyên đề cho giáo viên nhằm triển khai và thống nhất kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học mà trọng tâm là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Nhưng thực tế, chúng ta không thể phủ nhận, đó là vị trí của bộ môn Ngữ văn ngày càng trở nên mờ nhạt trong tâm thức học sinh. Đa số học sinh trung học phổ thông (THPT) không có hứng thú với những giờ học Ngữ văn trong nhà trường và xác định chỉ cần học để đủ thi tốt nghiệp. Thực trạng đáng buồn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như: nỗi ám ảnh từ con đường quá hẹp cho sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sự bất cập của chương trình và sách giáo khoa, sự nặng nề và cứng nhắc trong thi cử... và do phương pháp dạy môn văn của giáo viên con chưa phù hợp, chưa kích thích hứng thú học của học sinh. Đặc biệt là trong tiết học ôn tập môn ngữ văn. Bởi tiết ôn tập là tiết học tổng hợp phần kiến thức mà các em đã học ở một giai đoạn, một khuynh hướng, một thời kỳ văn học nào đó. Chính vì vậy việc lựa chọn phương pháp để dạy cho phù hợp ở tiết này không hề đơn giản. Bởi tiết ôn tập dễ tạo ra sự nhàm chán cho học sinh, hoặc thái độ học thờ ơ của học sinh.
Trước khi áp dụng phương pháp này, tiến hành khảo sát học sinh ở lớp áp dụng phương pháp truyền thống thuyết trình để ôn tập môn ngữ văn 11, đã thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Thái độ bàng quang với tiết học
Hứng thú chiếu lệ
Có hứng thú
11C/43
25
(58,1%)
15/40
(34,8%)
5/43
(16,6%)
11D/41
20
(48,7%)
12
(29,2%)
9
(21,9%)
Qua kết quả khảo sát, tôi thấy thực trạng chất lượng dạy và học tiết ôn tập nghữ văn ở học sinh lớp 11 của trường THPT Thiệu Hóa còn thấp. Đặc biệt, không hứng thú với tiết ôn tập còn cao. Thực trạng đó sẽ làm cho học sinh có thói quen xấu như: căn bệnh ỉ lại cho thầy cô thuyết trình một chiều, thiếu suy nghĩ, thiếu tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
Do đó, đổi mới cách thức giờ dạy môn Ngữ văn là đòi hỏi hết sức cấp bách. Đưa giờ Ngữ văn từ chỗ tuân thủ theo những quy trình cứng nhắc, răm rắp theo một công thức định sẵn trở thành môi trường mở để thầy và trò tự do trao đổi và sáng tạo. Giúp các em có niềm hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm văn học, giúp các em có khả năng tái hiện sáng tạo kiến thức khi học những bài ôn tập.
Trò chơi trong giờ học Ngữ văn vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục. Lồng ghép trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh chủ động hơn trong việc soạn bài, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến, từ đó phát huy tốt tư duy sáng tạo,
Lồng ghép các đơn vị kiến thức vào trò chơi trong những giờ học không chỉ làm cho những giờ học trở nên sinh động mà còn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bằng con đường ngắn nhất và tự nhiên nhất. Việc tổ chức trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, giáo viên vừa tận dụng được “vốn sẵn có”, vừa không ngừng tìm tòi, để sáng tạo những cái mới.
2.3. Cách thức tiến hành giờ dạy học theo phương pháp Trò chơi “mảnh ghép” trong tiết dạy học ôn tập Ngữ văn 11
2.3.1. Chuẩn bị
Giáo viên, tìm tư liệu về các tác giả học trong chương trình Ngữ văn 11 (Học kỳ II). Chuẩn bị các mảnh ghép theo nội dung từng mục của trò chơi (chuẩn bị khoảng 4 đến 5 bộ, đủ cho lớp học mỗi tổ mỗi bộ). Chuẩn bị các tư liệu mở rộng trên giáo án điện tử (sử dụng máy chiếu)
Học sinh, kiểm tra lại kiến thức trọng tâm đã học ở tất cả các văn bản trong chương trình Ngữ văn 11 (Học kỳ 2): Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu), Hầu trời (Tản Đà); Vội vàng (Xuân Diệu); Tràng giang (Huy Cận); Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử); Chiều tối (Hồ Chí Minh); Từ ấy (Tố Hữu); “Một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh); Chuẩn bị bảng phụ để ghép các mảnh ghép.
2.3.2. Thực hiện tiết dạy
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (tổ)
- Bước 2: Phát mỗi nhóm một bộ mảnh ghép theo từng chủ đề
- Bước 3: Các nhóm thực hiện ghép các mảnh ghép trên bảng phụ học tập
- Bước 4: Các nhóm treo bảng phụ lên bảng chính.
- Bước 5: Giáo viên đánh giá, xếp loại (cho điểm )
2.3.3. Tiết dạy thí điểm: Lớp dạy: 11C
2.3.3.1. Hoạt động 1: Trò chơi mảnh ghép Ai ghép nhanh hơn: “Gương mặt nhà thơ- gương mặt hồn thơ”
* Mục đích của trò chơi:
Trò chơi mảnh ghép “Gương mặt nhà thơ- gương mặt hồn thơ” nhằm mục đích giúp các em nhận diện tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 11 (Học kì 2), tập trung vào các tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu), Hầu trời (Tản Đà), Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Từ ấy (Tố Hữu), Chiều tối (Hồ Chí Minh)
* Cách thức tổ chức trò chơi:
- Lớp được chia làm 4 nhóm (tương ứng mỗi tổ một nhóm), không sử dụng tài liệu.
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 21 mảnh ghép (trong đó có 7 nhận định về tác giả, 7 nhận định về nội dung, nghệ thuật tác phẩm tương ứng với 7 nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn 11). Nhiệm vụ của các nhóm là tìm và ghép tên tác giả với lời nhận định tương ứng về tác giả cùng đặc điểm nội dung, nghệ thuật ở từng tác phẩm của họ.
- Thời gian làm việc: 07 phút
- Tạm quy định mảnh ghép: 
 	Tác giả- tác phẩm:
(1) Phan Bội Châu “ Lưu biệt khi xuất dương” ; (2) Tản Đà “Hầu trời”; (3) Xuân Diệu “Vội vàng”; (4) Huy Cận “Tràng giang”; (5) Hàn Mặc Tử “Đây thôn Vĩ Dạ” ;(6) Tố Hữu “ Từ ấy”; (7) Hồ Chí Minh “Chiều tối”
- Nội dung các mảnh ghép:
(1) Ông là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng (Hồ Chí Minh).
(2) Ông là nhà thơ có cái buồn sầu mơ màng, chơi vơi với khát vọng thiết tha đi tìm một cõi tri âm để có thể khẳng định tài năng và phẩm cách của mình. Ông muốn lên cõi trời, cõi tiên, lên cung quế để lãng mạn, bay bổng. Ông là “con người của hai thế kỉ”.
(3) Ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Thơ ông là nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Ông say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.
(4) Ông là người luôn đi lượm nhặt những nỗi buồn rơi rớt để dệt nên những vần thơ ảo não. Có thế nói ông đã gợi dậy cái hồn buồn của Đông Á, khơi lại mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này.
(5) Trong các nhà thơ mới ông là nhà thơ lạ nhất, phức tạp nhất, bất hạnh nhất, bí ẩn nhất, như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời.
(6) Ông là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ của ông gắn liền và song hành với các chặng đường của cách mạng Việt Nam. Ông được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam thế kỉ XX.
 	(7) Trong nền nghệ thuật thơ ca cách mạng Việt Nam nhà thơ này là một đại biểu xuất sắc. Tập thơ “Nhật ký trong tù” là một móc son chói lọi trong hành trình sáng tác của thi sĩ.
(8) Tác phẩm này đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX với tư tưởng táo bạo, mới mẻ, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
(9) Với nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật:thể thơ trường thiên tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh bài thơ này thể hiện cái “tôi” cá nhân nhà thơ - một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. 
(10) Đây là bài thơ thể hiện quan niệm sống mới mẻ: sống mãnh liệt,sống hết mình của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Bài thơ còn thành công ở sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi cùng những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
(11) Bài thơ này thể hiện nỗi buồn bâng khuâng, nỗi cô đơn, rợn ngợp, nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết trước cảnh trời rộng sông dài của một “linh hồn nhỏ”. Bài thơ có sự kết hợp đậm nét giữa chất cổ điển và hiện đại.
(12) Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ này là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người nhưng “bó tay nhìn cả thể phách lẫn linh hồn cùng tan rã”.
(13) Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
(14) Bài thơ này nói về tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của một người tù-chiến sĩ cộng sản. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.
- Nội dung mảnh ghép hoàn chỉnh như sau:
TT
Tên tác giả
Lời nhận định
Giá trị tác phẩm
1
Phan Bội Châu
(1)
(8)
Ông là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng (Hồ Chí Minh)
“Lưu biệt khi xuất dương”: Tác phẩm này đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX với tư tưởng mới mẻ, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
2
 Tản Đà
(2)
(9)
Ông là nhà thơ có cái buồn sầu mơ màng, chơi vơi với khát vọng thiết tha đi tìm một cõi tri âm để có thể khẳng định tài năng và phẩm cách của mình. Ông muốn lên cõi trời, cõi tiên, lên cung quế để lãng mạn, bay bổng. Ông là “con người của hai thế kỉ”
Tác phẩm “Hầu trời”:
Với nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật:thể thơ trường thiên tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh bài thơ này thể hiện cái “tôi” cá nhân nhà thơ - một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
3
Xuân Diệu
(3)
(10)
Ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Thơ ông là nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Ông say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Tác phẩm “Vội vàng”: Đây là bài thơ thể hiện quan niệm sống mới mẻ: sống mãnh liệt,sống hết mình của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Bài thơ còn thành công ở sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi cùng những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ
4
Huy Cận
(4)
(11)
Ông là người luôn đi lượm nhặt những nỗi buồn rơi rớt để dệt nên những vần thơ ảo não. Có thế nói ông đã gợi dậy cái hồn buồn của Đông Á, khơi lại mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này
Tác phẩm “Tràng giang”
Bài thơ này thể hiện nỗi buồn bâng khuâng, nỗi cô đơn, rợn ngợp, nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết trước cảnh trời rộng sông dài của một “linh hồn nhỏ”. Bài thơ có sự kết hợp đậm nét giữa chất cổ điển và hiện đại
5
Hàn Mặc Tử
(5)
(12)
Trong các nhà thơ mới ông là nhà thơ lạ nhất, phức tạp nhất, bất hạnh nhất, bí ẩn nhất, như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”:
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ này là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người nhưng “bó tay nhìn cả thể phách lẫn linh hồn cùng tan rã”
6
Hồ Chí Minh
(7)
(14)
Trong nền nghệ thuật thơ ca cách mạng Việt Nam nhà thơ này là một đại biểu xuất sắc. Tập thơ “Nhật ký trong tù” là một móc son chói lọi trong hành trình sáng tác của thi sĩ.
Tác phẩm “Chiều tối”.
Bài thơ này nói về tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của một người tù-chiến sĩ cộng sản. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại
7
Tố Hữu
(6)
(13)
Ông là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ của ông gắn liền và song hành với các chặng đường của cách mạng Việt Nam. Ông được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam thế kỉ XX
Tác phẩm “Từ ấy”: Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu
- Sau khi ghép xong học sinh treo bảng phụ lên bảng chính, giáo viên nhận xét, đánh giá.
2.3.3.2. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai điền đúng”
* Mục đích của trò chơi:
Trò chơi “Ai điền đúng” là trò chơi giúp học sinh tư duy. Học sinh cần vận dụng những kiến thức đã học về các tác phẩm trung đại và thơ mới để so sánh những điểm khác biệt
* Cách thức tổ chức trò chơi:
- Thời gian hoạt động: 15 phút (10 phút hoạt động nhóm; 05 phút nhận xét, đánh giá)
- Học sinh đọc lại văn bản “Một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh) và vận dụng những hiểu biết của mình để thực hiện 
- Ở trò chơi này giáo viên chuẩn bị mỗi nhóm 01 bảng phụ (theo mẫu).
TT
Các bình diện
So sánh
Thơ trung đại
Việt Nam
Thơ mới Việt Nam
1
Nội dung, cảm hứng
(phần hồn, tinh thần của thơ)
2
Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống
3
Cảm hứng chủ đạo
4
Hình thức nghệ thuật
Giáo viên phát cho mỗi nhóm và các nhóm thảo luận, điền vào từng mục cụ thể sau đó treo lên bảng chính. Giáo viên cho học sinh đối chiếu giữa các nhóm và nhận xét, đánh giá (cho điểm). Nhóm nào làm đúng và nhanh sẽ được thưởng điểm
- Nội dung cần đạt như sau:
TT
Các bình diện 
so sánh
Thơ trung đại Việt Nam
Thơ mới Việt Nam
1
Nội dung, cảm hứng
(phần hồn, tinh thần của thơ).
Thời đại chữ “ta” (phi ngã) nặng tính cộng đồng, xem nhẹ cá nhân.
Thời đại chữ “tôi”, coi trọng bản ngã, cá nhân.
2
Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống.
Nhìn bằng đôi mắt già cỗi, cũ kĩ, công thức, ước lệ, khuôn sáo.
Nhìn đời bằng đôi mắt xanh non, biếc rờn, tươi mới, trẻ trung, ngơ ngác.
3
Cảm hứng chủ đạo
Nói chí, tỏ lòng
Nỗi buồn, cô đơn, bơ vơ, thất vọng của cái “tôi” trữ tình trước thực tại và tương lai đất nước
4
Hình thức nghệ thuật
- Chữ Hán, Nôm
- Thể thơ truyền thống
- Luật lệ chặt chẽ, gò bó, nghiêm ngặt
- Chữ quốc ngữ
- Thể thơ kết hợp truyền thống và hiện đại
- Luật lệ đơn giản, phóng khoáng, diễn đạt tinh tế, giản dị, gần gũi, phá bỏ tính quy phạm
- Trong quá trình nhận xé

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tro_choi_manh_ghep_trong_tiet_day_on_tap_ngu_van_11.doc