SKKN Tổ chức một số trò chơi hóa học vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học trong trường THCS
Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học trong trường THCS nói riêng thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Một trong những kỹ thuật dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là biết tận dụng hết thời gian có được trên lớp và hướng dẫn học tập ở nhà và các hoạt động khác như HĐGDNGLL có hiệu quả.
Để thực hiện được vấn đề trên học đòi hỏi người giáo viên bên cạnh việc có kiến thức tốt còn phải có tâm huyết với nghề, lòng nhiệt tình, có kỹ năng, phương pháp truyền đạt kiến thức sao cho kiến thức đến với người học ngắn nhất, dễ hiểu nhất.
Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm có vai trò quan trọng trong nhà trường. Môn Hoá học cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực;
Ngoài việc nâng cao hiệu quả dạy học bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp thực hành, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng công nghệ thông tin thì việc tạo hứng thú say mê học tập môn hoá học cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó giáo viên bộ môn cần hình thành ở các em lòng yêu thích môn học, những cách học dễ nhớ, phương pháp làm việc khoa học là nền tảng cho việc giáo dục học sinh, phát triển năng lực hành động và hình thành kỹ năng sống.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HÓA HỌC VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỌC TRONG TRƯỜNG THCS” Người thực hiện: Phạm Thị Lộc Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú Huyện Bá Thước SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 1. mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1-2 2 2 2 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế trò chơi 2.3.2. Hình thức tổ chức và phương pháp/kĩ thuật tổ chức trò chơi. 2.3.3. Quy trình tổ chức trò chơi 2.3.4. Một số dạng trò chơi 2.3.5. Các biện pháp tổ chức tổ chức trò chơi hóa học vào 1 buổi HĐNGLL cho học sinh lớp 9A Trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nhiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 2-3 3 - 4 4-5 5-6 6 6-7 7-18 18 - 20 3 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận. 3.2. Kiến nghị. 20 20 4 Tài liệu tham khảo 21 5 Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng SKKN Nghành GD huyện, tỉnh, đánh giá đạt từ loại C trở lên. 22 6 Phụ lục: Các ảnh 23-25 CÁC CỤM TỪ VIÉT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 THCS Trung học cơ sở 2 SGK Sách giáo khoa 3 PPDH Phương pháp dạy học 4 PTHH Phương trình hóa hoc 5 HS Học sinh 6 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 7 GV Giáo viên 8 BTC Ban tổ chức 9 BGK Ban giám khảo 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: Theo điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [3]. Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học trong trường THCS nói riêng thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Một trong những kỹ thuật dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là biết tận dụng hết thời gian có được trên lớp và hướng dẫn học tập ở nhà và các hoạt động khác như HĐGDNGLL có hiệu quả. Để thực hiện được vấn đề trên học đòi hỏi người giáo viên bên cạnh việc có kiến thức tốt còn phải có tâm huyết với nghề, lòng nhiệt tình, có kỹ năng, phương pháp truyền đạt kiến thức sao cho kiến thức đến với người học ngắn nhất, dễ hiểu nhất. Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm có vai trò quan trọng trong nhà trường. Môn Hoá học cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực; Ngoài việc nâng cao hiệu quả dạy học bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp thực hành, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng công nghệ thông tin thì việc tạo hứng thú say mê học tập môn hoá học cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó giáo viên bộ môn cần hình thành ở các em lòng yêu thích môn học, những cách học dễ nhớ, phương pháp làm việc khoa học là nền tảng cho việc giáo dục học sinh, phát triển năng lực hành động và hình thành kỹ năng sống. Khi nói đến môn Hoá học ở trường trung học cơ sở, đa phần học sinh đều cho rằng đây là một môn học khó, khô khan; Hơn nữa với lứa tuổi học sinh THCS đây là lứa tuổi học làm người lớn vì vậy các em thường bị phân tán bởi những suy nghĩ bên ngoài, khó tập trung vào bài giảng, đồng thời bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự phù hợp nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu sẽ nâng cao chất lượng môn học. Không những thế thời gian trên lớp chỉ có 45 phút, nhiều nội dung không thể khắc sâu để đa số học sinh hiểu ngay được mà cần có thời gian ngoài giờ lên lớp để giúp học sinh hiểu bài tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên cùng với suy nghĩ làm thế nào giúp học sinh ham học và yêu thích môn học, tạo tiền đề cho việc phát triển tư duy của các em ở cấp cao hơn. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: "Tổ chức một số trò chơi hóa học vào học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn môn Hóa học trong trườngTHCS”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trong một số tiết dạy học ngoài giờ lên lớp có nội dung “sinh hoạt theo chủ đề: Em là nhà khoa học”, sinh hoạt theo chủ đề tự chọn, . Tôi đã dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với môn hóa học. Trò chơi trong học tập có tác dụng tăng hứng thú học tập, giúp học sinh hăng say học tập, kích thích sự tìm tòi khám phá, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế. Phát huy tính tư duy lô gich, tạo thói quen độc lập, hợp tác, chủ động và sự sáng tạo của học sinh lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập được tốt hơn. Không những thế mà còn giúp cho các em có kỹ năng tổ chức các sự kiện, kỹ năng giao tiếp được phát huy. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng trò chơi trong hóa học trong tiết học HĐGDNGLL 9, giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, nhằm nâng cao chất lượng môn hóa học, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện nay. Học sinh lớp 9 trường THCS Dân tộc Nội trú – Bá Thước – Thanh Hóa; 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Hóa học; một số câu hỏi đố vui môn hóa học trên mạng Intenes; sách tham khảo. - Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú học tập của học sinh. - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Sau các tiết học tổ chức trò chơi, lấy phiếu ý kiến và kết quả sau mỗi bài kiểm tra định kì. - Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; áp dụng dạy thử nghiệm. - Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận: Theo nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW tại hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ghi: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. [2] Xuất phát từ tình hình thực tế, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS, đặc biệt là HS lớp 8, 9 – Đây có thể nói là giai đoạn khủng hoảng tâm lý, các em thường bị phân tán sự chú ý, khó tập trung vào một vấn đề nào đó. Bên cạnh đó bộ môn Hóa học lại là một môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi sự tư duy logic, sự tập trung cao độ và có phần khô khan. Đối với HS trò chơi là một phát hiện mới, kích thích tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy, tôi thiết nghĩ thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập là một biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh trường THCS. Trò chơi Hóa học nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố, luyện tập lại kiến thức của bài học hoặc phát hiện ra kiến thức của bài mới, hiểu biết một số hiện tượng nảy sinh xung quanh chúng ta. Thông qua trò chơi các kiến thức được truyền tải đến người học một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ và nhớ lâu, kích thích sự đam mê học tập. Trong quá trình giảng dạy bộ môn ở bậc THCS, sử dụng trò chơi Hóa học có nhiều tác dụng như sau: - Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, gây hứng thú, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu trong học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, ham học và yêu thích bộ môn. - Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ; Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp; tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội. - Trò chơi Hóa học còn giúp hình thành cho HS một số kỹ năng cần thiết như: quan sát, phân tích, suy luận, kỹ năng vận động, kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Bản thân tôi là một giáo viên được phân công công tác tại trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước được 3 năm - một trường học chuyên biệt, tất cả học sinh là dân tộc thiểu số, nhiều học sinh xa gia đình bố mẹ, động cơ học tập của một số em chưa thật tốt, còn chịu ảnh hưởng tác động của xã hội. Vì vậy trong quá trình giảng dạy 3 năm học qua, tôi gặp một số khó khăn đặc biệt là với bộ môn thực nghiệm như môn Hóa; Thực trạng cho thấy với đặc thù của bộ môn, học sinh cảm thấy rất khó khăn trong vấn đề lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, dẫn đến không yêu thích môn học, hoặc có tư tưởng chỉ học thuộc lòng những kiến thức; Do đó, việc tiếp thu kiến thức diễn ra một cách thụ động, hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo, tầm nhìn, tầm hiểu biết kiến thức khoa học, các em rất nhanh quên kiến thức. Các em thường gặp khó khăn và lúng túng trong cách giải quyết những bài tập liên quan đến nhiều kiến thức; Thậm trí khi đã kết thúc sau 1 năm được môn học hóa học thế mà còn có học sinh chưa viết đúng các công thức một số chất hóa học thông thường, chưa hiểu rõ cấu tạo nguyên tử gồm có mấy loại hạt, còn có học sinh chưa phân biệt được a xít, ba zơ, muối, Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao hiệu quả bài dạy, chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh không có động cơ học tập đúng đắn, kiến thức thực tế còn nhiều thiếu xót. Điều đó đã thôi thúc tôi cần phải thực hiện vận dụng những sáng kiến trong giảng dạy để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng bộ môn hóa học; Sau đây là Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2017 - 2018 Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm Lớp Sĩ số Điểm Giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu kém SL % SL % SL % SL % 9A 30 1 3,3 6 20 16 53,4 7 23,3 9B 30 1 3,3 5 16,7 17 56,7 7 23,3 Bảng 2: Kết quả khảo sát mức độ tích cực, chủ động học tập môn hóa học Lớp Sĩ số Rất tích cực Tích cực Bình thường Không thích học SL % SL % SL % SL % 9A 30 0 0 8 26,7 15 50 7 23,3 9B 30 0 0 6 20 17 56,7 7 23,3 Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy còn nhiều học sinh chưa hăng say học tập; chất lượng còn thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém còn khá cao trên 23 %; với chất lượng như vậy sẽ không đạt chỉ tiêu đề ra; tôi luôn trăn trở để tìm ra những hướng đi, cách giải quyết vấn đề để làm sao cho học sinh tích cực học tập, chất lượng được nâng lên, đạt được chỉ tiêu đề ra. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tổ chức một số trò chơi hóa học cho học sinh vào buổi học HĐGDNGLL; Sau khi thực hiện thực nghiệm cho học sinh lớp 9A tôi thấy chất lượng học sinh lớp 9 A được nâng lên rõ rệt; Trong sáng kiến này tôi xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình sử dụng một số trò chơi Hóa học vào trong buổi học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm giúp học sinh yêu thích, hứng thú học tập; góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học; đồng thời góp phần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho học sinh. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế trò chơi 2.3.1. 1. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện: - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung kiến thức cụ thể trong chương trình (Có thể là kiến thức bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập, liên hệ thực tế...) - Kiến thức Hóa học có thể được chia thành: kiến thức lí thuyết, bài tập lí thuyết, bài tập tính toán, bài tập tổng hợp Các trò chơi được xây dựng trên cơ sở các dạng bài tập trên, nhưng được mang những cái tên nhẹ nhàng, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức; - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng Hóa học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo; - Trò chơi có sức hấp dẫn thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái; - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. - Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. - Trò chơi phải được diễn ra trong một quỹ thời gian nhất định trong thời gian 1 buổi ứng với 3 tiết hoặc 40 – 45 phút (tương ứng với 1 tiết học); hoặc trong thời gian 5 -7 phút trong 1 tiết học chính khóa; tùy theo thời gian mà có thể sử dung các hình thức chơi khác nhau. Nếu tổ chức trong 1 buổi có thể sử dụng 4 vòng chơi mỗi vòng khoảng 5 - 10 câu hỏi cho mỗi đội chơi; mỗi buổi chơi có khoảng 40 – 45 câu hỏi; - Hình thức chơi, các câu hỏi đưa ra trong trò chơi phải được lựa chọn và sử dụng phù hợp, đúng địa chỉ, tránh việc sử dụng lan man, không liên quan đến nội dung kiến thức. 2.3.1.2. Nguyên tắc khai thác và thực hành - Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh...). - Các đồ dùng tự làm của giáo viên, học sinh khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (Vỏ hộp bánh kẹo, giấy bìa...) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. Từ các nguyên tắc trên, kết hợp với nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi buổi học cũng như đối tượng học sinh, môi trường học tập ở nhà trường, để tôi thiết kế và vận dụng các trò chơi vào từng buổi HĐGDNGLL cụ thể sao cho phù hợp. 2.3.2. Hình thức tổ chức và phương pháp/kĩ thuật tổ chức trò chơi: Hình thức: Hoạt động nhóm 3-4 học sinh hoặc cặp đôi; hoạt động cá nhân. Phương pháp/ kĩ thật sử dụng: Phối hợp các phương pháp dạy học tích cực: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại, trực quan, Thảo luận nhóm (nhóm 3-4 em hay nhóm cặp đôi). Phối hợp các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật trình bày, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thật động não, kĩ thuật phối hợp, kĩ thuật tiếp sức, 2.3.3. Quy trình tổ chức trò chơi 2.3.3.1. Làm công tác tổ chức: Bố trí các dụng cụ, trang thiết bị để chơi; Phân công công tác chuẩn bị: Nội dung, trang thiết bị, bố trí chỗ ngồi cho các đội chơi; Chuẩn bị phần thưởng cho các đội tham gia chơi và phần thưởng cho khán giả; (Khi tổ chức 1 buổi chơi) Dự trù kinh phí: 10 cuốn vở x 4000 đ/cuốn = 40.000 đồng 30 bút bi x 3000đ/cái = 90.000 đồng. Tổng kinh phí: 130.0000 Một trăm ba mươi nghìn đồng; Kinh phí do học sinh làm kế hoạch nhỏ thu lượm phế liệu (vỏ chai nhựa, bìa cát tông).Thời gian thực hiện kế hoạch nhỏ từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2017. 2.3.3.2. Thành lập ban giám khảo vừa là ban tổ chức: Ban giám khảo là giáo viên và chọn cử 2 học sinh học tốt nhất (do HS chọn cử dưới sự hướng dẫn của giáo viên) Ban giám khảo họp trước khi tổ chức trò chơi để xây dựng chương trình cũng như thống nhất luật chơi. 2.3.3.3. Thành lập các đội chơi: Tùy theo nội dung khó hay dễ mà thành lập số lượng các thành viên khác nhau, hình thức tổ chức khác nhau. Mỗi đội chơi là một nhóm HS có từ 3-4 học sinh, trong mỗi đội có cả 3 đối tượng HS. 2.3.3.4. Các bước tiến hành: Trò chơi được thực hiện thông qua 4 bước: - Bước 1: BTC giới thiệu hình thức tổ chức và nội dung của trò chơi; - Bước 2: BTC phổ biến luật chơi, hướng dẫn người chơi, cách tính điểm, quy định thời gian cho từng nội dung; những điều người chơi không được làm - Bước 3: Tiến hành chơi - Bước 4: Nhận xét, đánh giá, công bố kết quả, trao thưởng. 2.3.4. Một số dạng trò chơi: Trong quá trình thực hiện các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi đã tổ chức một số trò chơi như: 1. Trò chơi: “Hoa điểm 10”; 2. Trò chơi “Tiếp sức”; 3. Trò chơi: “Bức tranh bí ẩn”; 4. Trò chơi “Giải ô chữ”; 5. Trò chơi “Ong tìm tổ”; 6. Trò chơi “Tìm bạn”; 7. Trò chơi “Ai đúng, ai sai”; 8. Trò chơi “Hiểu biết”; Do thời gian cũng như quy định trong một sáng kiến không cho phép tôi thể hiện tất cả các nội dung mà tôi đã thực hiện trong các tiết, các buổi HĐGDNGLL; Trong SKKN lần này mà tôi chỉ xin trình bày quá trình tổ chức một số trò chơi trong 1 buổi HĐGDNGLL cho học sinh lớp 9A trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước. (Thời điểm tháng 10 năm 2017) 2.3.5. Các biện pháp tổ chức tổ chức trò chơi hóa học vào 1 buổi HĐGDNGLL cho học sinh lớp 9A Trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước.nhằm nâng cao chất lượng môn Hóa học. 2.3.5.1. Làm công tác tổ chức: - Kiểm tra công tác chuẩn bị: Nội dung, máy chiếu, máy tính, bìa cát tông, chuông, bút. - Bố trí các dụng cụ, trang thiết bị cho mỗi đội: Mỗi đội chơi có 4 bìa cát tông đã có sẵn các phương án trả lời: A, B, C, D và một số bìa cát tông chưa có chữ; 1 cái chuông, 2 bút dạ (Mỗi đội có 1 loại chuông riêng) - Bố trí chỗ ngồi cho BGK: BGK ngồi phía trên phần bục giảng quay về phía các đội chơi và khán giả. - Bố trí chỗ ngồi cho các đội và khán giả: 3 đội chơi được xếp ngồi 3 bàn phía trên cùng, phía dưới các đội chơi 2 mét là khán giả. 2.3.5.2. Thành lập ban giám khảo, đồng thời là ban tổ chức. Giáo viên: Phạm Thị Lộc – Chỉ đạo – điều hành hoạt động. HS: Nguyễn Thị Ngọc Anh - Dẫn chương trình – theo dõi hoạt động. HS: Trương Thị Ngân Hà - Theo dõi hoạt động – ghi chép kết quả . - Ban giám khảo xây dựng 6 gói câu hỏi cho 4 vòng thi. Từ vòng 1 đến vòng 3, mỗi vòng có 1 gói câu hỏi, riêng vòng 4 có 3 gói câu hỏi, ngoài ra còn có các câu hỏi dành cho khán giả sau mỗi vòng thi; mỗi gói câu hỏi mang 1 chủ đề khác nhau, trong vòng thi thứ 4 các đội bốc thăm gói câu hỏi, bốc được gói câu hỏi nào thì trả lời gói câu hỏi đó, nếu trả lời sai, đội khác được quyền trả lời. - BGK họp trước khi tổ chức trò chơi để xây dựng chương trình cũng như thống nhất luật chơi; 2.3.5.3. Thành lập các đội chơi: - Số học sinh của lớp đã chọn cử 2 HS vào ban tổ chức, còn 28 HS được chia thành 3 tốp. (chia các tốp theo năng lực của học sinh) + Tốp 1: gồm 9 HS xếp học lực thứ tự từ 3 đến thừ 11; tương ứng có 9 phiếu để bốc thăm trong đó có 3 phiếu được tham gia chơi vào 3 đội là: số 1, số 2, số 3 và có 6 phiếu là khán giả; + Tốp 2: gồm 9 HS xếp học lực thứ tự từ 12 đến thừ 20; tương ứng có 9 phiếu để bốc thăm trong đó có 3 phiếu được tham gia chơi vào 3 đội là: số 1, số 2, số 3 và có 6 phiếu là khán giả; + Tốp 3: gồm 10 HS còn lại; tương ứng có 10 phiếu để bốc thăm trong đó có 3 phiếu được tham gia chơi vào 3 đội là: số 1, số 2, số 3 và có 7 phiếu là khán giả; - Sau khi HS bốc thăm chọn đội chơi xong ghép các thành viên trong các tốp bốc thăm có cùng số lại với nhau thành 1 đội; các thành viên có số 1 là đội 1, số 2 là đội 2, số 3 là đội 3; mỗi đội sau khi hình thành xong, tự bầu đội trưởng cho đội mình; số học sinh bốc thăm được làm khán giả cũng trở về vị trí của mình. - Hình thành 3 đội chơi theo như đã bốc thăm như sau: Đội số 1: Vi Lê Phương, Anh, Hà Thị Hồng Tranh Trương Thị Ngọc. (Vi Lê Phương Anh – đội trưởng) Đội số 2: Đinh Minh Ánh, Lang Đức Giang, Mai Thị Linh. (Đinh Minh Ánh - đội trưởng) Đội số 3: Phạm Anh Dũng, Hà Thị Huệ, Hà Hoài Thương. (Phạm Anh Dũng - đội trưởng). 2.3.5.4 Các bước tiến hành: Trò chơi được thực hiện thông qua 4 bước: Bước 1: Ban tổ chức giới thiệu hình thức tổ chức và nội dung của trò chơi; gồm có 4 vòng thi: + Vòng thi thứ nhất: “Hoa điểm mười” với nội dung về “Chất, Nguyên tử, phân tử, a xít, ba zơ, muối”
Tài liệu đính kèm:
- skkn_to_chuc_mot_so_tro_choi_hoa_hoc_vao_hoat_dong_giao_duc.doc