SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiêm sáng tạo vào chương trình sinh học 11 ở trường THPT Như Thanh 2, nhằm khơi dậy đam mê học tập và hình thành cho học sinh một số kĩ năng cần thiết khi lập nghiệp

SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiêm sáng tạo vào chương trình sinh học 11 ở trường THPT Như Thanh 2, nhằm khơi dậy đam mê học tập và hình thành cho học sinh một số kĩ năng cần thiết khi lập nghiệp

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng nó đặt nền móng cho hoạt động nhận thức của con người ở thời kì trưởng thành. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) có khả năng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục lí tưởng, năng lực và kĩ năng thực hành, giúp vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy sáng tạo.

Hiện nay, trong kỉ nguyên bùng nổ thông tin thì xu hướng dạy học cung cấp nội dung cho người học trở nên lỗi thời. Vì vậy, phương pháp dạy học cần phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, để có thể hình thành những kĩ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Để làm tốt vai trò của người thầy thì việc lựa chọn phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực của người học trong đó có hoạt động TNST là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ trong các phương pháp đã áp dụng tôi nhận thấy TNST là hoạt động có thể kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong dạy học TNST, người dạy là người tổ chức, điều khiển người học tiến hành hoạt động học, người học trực tiếp tham gia vào các hoạt động đó. Vì vậy TNST phát triển năng lực người học một cách toàn diện, tạo hứng thú học tập, các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.

Là một giáo viên giảng dạy sinh học phổ thông, tôi luôn trăn trở làm sao đó để khi học các em có đam mê và sự yêu thích môn sinh học và trên con đường lập nghiệm trong tương lai các em có thể trở thành những con người có kĩ năng làm việc tốt nhất, sáng tạo và gắn liền thực tế với cuộc sống và tôi đã tìm ra được giải pháp đó là:

“Tổ chức hoạt động trải nghiêm sáng tạo vào chương trình sinh học 11 ở trường THPT Như Thanh 2, nhằm khơi dậy đam mê học tập và hình thành cho HS một số kĩ năng cần thiết khi lập nghiệp”

Do giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ đưa ra một giáo án minh họa có tiến hành triển khai thực nghiệm tại trường THPT Như Thanh 2 và thấy có hiệu quả. Đó là giáo án áp dụng cho bài “tuần hoàn máu (t2)” - SH 11 Cơ bản.

 

doc 18 trang thuychi01 18591
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiêm sáng tạo vào chương trình sinh học 11 ở trường THPT Như Thanh 2, nhằm khơi dậy đam mê học tập và hình thành cho học sinh một số kĩ năng cần thiết khi lập nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng nó đặt nền móng cho hoạt động nhận thức của con người ở thời kì trưởng thành. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) có khả năng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục lí tưởng, năng lực và kĩ năng thực hành, giúp vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
Hiện nay, trong kỉ nguyên bùng nổ thông tin thì xu hướng dạy học cung cấp nội dung cho người học trở nên lỗi thời. Vì vậy, phương pháp dạy học cần phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, để có thể hình thành những kĩ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Để làm tốt vai trò của người thầy thì việc lựa chọn phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực của người học trong đó có hoạt động TNST là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ trong các phương pháp đã áp dụng tôi nhận thấy TNST là hoạt động có thể kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong dạy học TNST, người dạy là người tổ chức, điều khiển người học tiến hành hoạt động học, người học trực tiếp tham gia vào các hoạt động đó. Vì vậy TNST phát triển năng lực người học một cách toàn diện, tạo hứng thú học tập, các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. 
Là một giáo viên giảng dạy sinh học phổ thông, tôi luôn trăn trở làm sao đó để khi học các em có đam mê và sự yêu thích môn sinh học và trên con đường lập nghiệm trong tương lai các em có thể trở thành những con người có kĩ năng làm việc tốt nhất, sáng tạo và gắn liền thực tế với cuộc sống và tôi đã tìm ra được giải pháp đó là: 
“Tổ chức hoạt động trải nghiêm sáng tạo vào chương trình sinh học 11 ở trường THPT Như Thanh 2, nhằm khơi dậy đam mê học tập và hình thành cho HS một số kĩ năng cần thiết khi lập nghiệp”
Do giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ đưa ra một giáo án minh họa có tiến hành triển khai thực nghiệm tại trường THPT Như Thanh 2 và thấy có hiệu quả. Đó là giáo án áp dụng cho bài “tuần hoàn máu (t2)” - SH 11 Cơ bản. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động TNST, sự hình thành những kỹ năng cần thiết khi lập nghiệp.
 	- Tìm hiểu quy trình xây dựng và sử dụng hoạt động TNST để dạy bài “tuần hoàn máu-t2 ” nhằm phát triển sớm nhóm kĩ năng cần thiết khi các em ra trường đi làm, đó là nhóm kĩ năng cơ bản sau : Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng sáng tạo trong công việc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng lập trình vi tính...
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng hoạt động TNST giúp học sinh phát triển năng lực tự học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu và áp dụng hoạt động TNST trong dạy học sinh học 11 nhằm khơi dậy đam mê học tập và hành thành kĩ năng cơ bản khi lập nghiệp.
- Tổ chức hoạt động TNST trong dạy học bài “tuần hoàn máu (t2)”
1.4.Phương pháp nghiên cứu
SKKN sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
	- Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Áp dụng hoạt động TNST trong bài “tuần hoàn máu t2”-sinh học 11, cơ bản cho lớp thực nghiệm 11A5
2. NỘI DUNG SÁNG CỦA KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận
 - Theo công văn 791 của Bộ GD&ĐT: Chương trình nhà trường gắn với phát triển nghề nghiệp, gắn với định hướng nghề nghiệp, kĩ năng sống của học sinh.
 - Chỉ thị số 3031 năm 2016 Bộ GD&ĐT: Hoạt động dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Xây dựng các chủ đề dạy học liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để bổ sung vào kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.
 - Công văn 5555 năm 2014 về xây dựng chủ đề dạy học gắn với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong các trường trung học.
Gắn với ngành nghề tiêu biểu của địa phương, nghề truyền thống của gia đình
 - Công văn số 4325 năm 2016 Bộ GD&ĐT: Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tăng cường thời lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh.
 Như vậy hoạt động TNST là mô hình được bộ GD-DDT và rất nhiều các quý thầy cô quan tâm vì nó phát triển năng lực toàn diện cho HS.
2.2. Thực trạng về tổ chức hoạt động TNST cho học sinh trong dạy học tại trường THPT Như Thanh 2
Trường THPT Như Thanh 2 là một ngôi trường nằm trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,trình độ dân trí rất hạn chế, điểm đầu vào của các em lại rất thấp, vì vậy khả năng đam mê với các môn học và các nâng lực khác của các em tương đối kém, các em còn thụ động, phụ thuộc vào thầy cô giáo. 
Tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra 2 lớp là 11A5, 11A3, kết quả điều tra cho thấy: Môn sinh học chưa thực sự được yêu thích, có thể một trong những nguyên nhân là do hoạt động dạy học của giáo viên chưa lôi cuốn được học sinh. Các em chủ yếu tham gia vào các hoạt động lắng nghe giảng lý thuyết, trả lời câu hỏi và làm bài tập, các hoạt động thực hành, liên hệ kiến thức thực tế còn rất hạn chế. Đa số các em là con em dân tộc, ít được giao lưu học hỏi, các em còn e ngại trình bày các ý kiến của mình trước đám đông mà đây là năng lực quan trọng để các em hòa nhập xã hội. Chứng tỏ giáo viên mới chỉ chú trọng hình thành và dạy cho học sinh nội dung, chứ chưa quan tâm đến việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Nên việc thay đổi các hoạt động trên lớp là rất cần thiết để lôi cuốn học sinh vào môn học này.
Để lôi cuốn được học sinh thì các em cần phải tích cực học tập, đặc biệt là phải có khả năng tự học, tìm tòi và lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú nhất. Dạy học theo hoạt động TNST là phương pháp giúp học sinh đam mê và yêu thích môn sinh đồng thời phát triển sớm cho người học nhóm năng lực cần thiết đẻ hoàn thiện con người hiện đại, nhưng trên thực tế tại trường THPT Như Thanh 2 các giáo viên rất ít sử dụng phương pháp này.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Tổ chức hoạt động TNST có 2 giải pháp: 
 Giải pháp 1: Hoạt động TNST theo bài học (thời gian 45’)
Giải pháp 2: Hoạt động TNST ngoài giờ lên lớp: Tham quan, ngoại khóa, CLB
2.3.1. Khái niệm trải nghiệm
Sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kĩ thuật và kĩ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. 
Trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế;  là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kĩ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.3.2 Khái niệm sáng tạo
 Sáng tạo là biểu hiện của tài năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là năng lực tiếp thu tri thức, hình thành ý tưởng mới và muốn xác định được mức độ sáng tạo cần phải phân tích các sản phẩm sáng tạo. 
Sáng tạo được hiểu là hoạt động của con người nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với các mục đích và nhu cầu của con người trên cơ sở các qui luật khách quan của thực tiễn, đây là hoạt động đặc trưng bởi tính không lặp lại, tính độc đáo và tính duy nhất.
Sáng tạo là một thuộc tính nhân cách tồn tại như một tiềm năng ở con người. Tiềm năng sáng tạo có ở mọi HS bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh sống cụ thể .
2.3.3.Khái niệm trải nghiệm sáng tạo
 Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân
 2.3. 4. Khái niệm kĩ năng
 Kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
2. 3.5. Nhóm kĩ năng cần thiết khi lập nghiệp
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng hoạt động nhóm
Kĩ năng sáng tạo trong công việc
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng lắng nghe
 Kĩ năng lập trình vi tính
 Kĩ năng lập kế hoạch
 Kĩ năng thực hành....
2.3.6. Mối quan hệ giữa hoạt động TNST và nhóm kĩ năng cần thiết khi lập nghiệp
Bảng 1 : Mối quan hệ giữa hoạt động TNST và nhóm kĩ năng cần thiết khi đi làm
STT
TNST
Kĩ năng
1
Lập kế hoạch học tập
( Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm, dự kiến thời gian hoàn thành, lập thời gian biểu hợp lí, dự kiến địa điểm thực hiện, nội dung học tập cần đạt)
Kĩ năng lập kế hoạch
Kĩ năng hoạt động nhóm,
2
Tổ chức hoạt động học tập
(Thu thập thông tin, xử lí thông tin, tổng hợp thông tin, thực hiện đúng nội qui, quản lí được thời gian học tập, sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện hoạt động học tập, biết phối hợp các bên có liên quan)
Kĩ năng thực hành
Kĩ năng giao tiếp 
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng lập trình vi tính
 Kĩ năng lập kế hoạch...
3
Vận dụng kiến thức liên môn, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết vấn đề thực tiễn
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Khả năng sáng tạo
( đưa ra ý kiến)
tưởng mới )
Đánh giá
4
Tạo ra được sản phẩm học tập có ý nghĩa thực tiễn và chứa đựng một phần nội dung tri thức trong chương trình giáo dục
Kĩ năng thực hành
Khả năng sáng tạo (tính độc đáo của sản phẩm)
5
Thực hiện được nhiều hình thức đánh giá 
(Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh)
Tự điều chỉnh trong học tập
(Rút kinh nghiệm sau khi được đánh giá hoặc tự đánh giá)
6
Môi trường học tập đa dạng
Kĩ năng thực hành
(Được thử đúng sai nhiều lần, nhiều môi trường khác nhau)
 Khả năng sáng tạo
(Có cơ hội để thể hiện ý tưởng)
 2.3.7. Giải pháp 1. Hoạt động TNST theo bài học
Trong chương trình sách giáo khoa hiện tại có thể tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở rất nhiều nội dung và bài học. Nhưng trong sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi chọn 1 nội dung để tổ chức hoạt động TNST theo bài học: Đó là nội dung bài 19- sinh học 11- Cơ bản: “Tuần hoàn máu -t2” 
 Minh họa các bước tổ chức hoạt động sáng tạo theo bài học 
*BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU (TIẾP THEO) - SINH HỌC 11
Bước 1: Lên kế hoạch bài dạy
	Nội dung của công việc này được thể hiện trong giáo án, trong đó giáo viên dự kiến thiết kế chi tiết các hoạt động, dự kiến các phương án, kịch bản của các hoạt động học tập hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Lựa chọn nội dung trải nghiệm trong bài này có 2 nội dung tổ chức cho học sinh trải nghiệm đó là:
- Nội dung kiến thức “Tim có tính tự động”: Tổ chức hoạt động mổ lấy tim ếch giáo viên hướng dẫn cho nhóm học sinh có thể tự thực hành mổ lấy tim ếch sau đó học sinh mổ tại lớp cho các bạn quan sát.
- Nội dung kiến thức về “Huyết áp”: Hướng dẫn cho học sinh học tập trải nghiệm đo huyết áp; Tìm hiểu cách phòng chống bệnh cao, thấp huyết áp; Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ do cao hoặc thấp huyết áp tại trạm y tế địa phương sau đó báo cáo trải nghiệm bằng thuyết trình minh họa bằng video phỏng vấn tại lớp. 
Bước 2: Giao nhiệm vụ: Giáo viên phân công nhiệm vụ học tập cho các nhóm.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm ( mỗi nhóm 9 học sinh) thực hiện nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu về tính tự động của tim.
Nhóm 2: Tìm hiểu về chu kì hoạt động của tim
Nhóm 3: Tìm hiểu về hệ mạch và vận tốc máu
Nhóm 4: Tìm hiểu về huyết áp.
Bước 3: Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ: Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giờ học trên lớp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào bước này. Giáo viên hỗ trợ, tư vấn, định hướng hoạt động trải nghiệm của các em.
Nhóm 1: Giáo viên định hướng, hỗ trợ các em trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm.
Nhóm 2: Học sinh có ý tưởng sân khấu hóa nội dung kiến thức chu kì hoạt động của tim người. Giáo viên đóng góp ý kiến cho vở kịch. Tư vấn, trả lời một số thắc mắc của các em như: tại sao trái tim là biểu tượng của tình yêu, khi hồi hộp, lo lắng tim đập nhanh
Nhóm 3: Học sinh nhờ giáo viên tư về một số vấn đề mà các em thắc mắc như tại sao khi tiêm người ta lại phải xả hết bọt khí ra, tại sao phải tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch chứ không phải động mạch
Nhóm 4: Học sinh có ý tưởng đóng kịch về tình huống sơ cứu bệnh nhân không đúng cách để đặt vấn đề cho nội dung kiến thức mà các em tìm hiểu. 
Học sinh đến phòng y tế của trường để nhờ cô Nguyệt là cán bộ y tế đo và hướng dẫn đo huyết áp đúng.
Phỏng vấn quay video ghi hình nội dung học tập trải nghiệm đo huyết áp; tìm hiểu cách phòng chống bệnh cao, thấp huyết áp; Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ do cao hoặc thấp huyết áp.
 Bước 4: Hoạt động học trên lớp
Trong quá trình dạy học người giáo viên có vai trò là người định hướng, tổ chức các hoạt động học còn bản thân các em mới là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động này (giáo viên nhường bục giảng cho học sinh). Lần lượt các nhóm thực hiện hoạt động học tập theo nội dung bài học. Giáo viên điều chỉnh, nhận xét các hoạt động này.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TNST VÀO TIẾT HỌC MINH HỌA
Thời gian
Hoạt động thầy trò
Nội dung
10
phút
10 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính tự động của tim.
HS nhóm 1: 
+ 2 học sinh mổ lấy tim ếch cho lớp quan sát tính tự động của tim.
Học sinh mổ lấy tim ếch
 HS quan sát tính tự động của tim ếch
+ 1 học sinh thuyết trình
về tính tự động của tim.
+ Các em còn lại trong nhóm điều hành về việc mời các nhóm khác đặt câu hỏi thắc mắc và giải thích thắc mắc.
Giáo viên: Định hướng, dẫn dắt các hoạt động của học sinh, điều hành chung. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chu kì hoạt động của tim.
HS nhóm 2: 
+ 2 học sinh diễn kịch về chu kì hoạt động của tim mà các em tự sáng tác.
+ Các em còn lại trong nhóm điều hành về việc mời các nhóm khác đặt câu hỏi thắc mắc và giải thích thắc mắc.
Giáo viên: Định hướng, dẫn dắt các hoạt động của học sinh, điều hành chung. 
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Tính tự động của tim
- Tim co dãn tự động theo chu kì do tim có hệ dẫn truyền tim.
- Hệ dẫn truyền tim là tập hợp các sợi đặc biệt trong thành tim.
- Hệ dẫn truyền tim bao gồm: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.
- Cơ chế hoạt động:
Nút xoang nhĩ tự động phát xung => lan ra cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co => lan đến nút nhĩ thất, đến bó hix rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
2. Chu kì hoạt động của tim
- Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim.
- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung.
- Kịch bản sân khấu hóa nội dung “chu kì hoạt động của tim của người trưởng thành” của học sinh nhóm 2.
Dạ dày: (đi vào) Kìa ai trông như chị Chim....ấy chết ... chị Tim ấy nhỉ?
Tim: Ôi chị dạ dày! Sao đi đâu mà lang thang ra đây thế?
Dạ dày: Tôi đi hít thở không khí chút ít, làm việc nhiều... mệt lắm chị ạ! 
Tim: Thế lũ con nhà chị đâu?
Dạ dày: Ôi dào ơi! Chúng nó chỉ biết ăn no rồi ngủ kĩ, chứ có biết, tôi phải làm việc vất vả để phân giải các chất thế nào đâu. Không như 2 con nhà chị, chăm chỉ có tiếng mà lại còn thông minh, biết xếp thời gian biểu!
Tim: Chuyện...con nhà tôi mà lại! Nói thế cho oai thôi chứ, chúng cũng chẳng biết gì đâu. Là tôi phải phân cho chúng mỗi phút phải co bóp sao cho đủ 85 nhịp,vậy là đi khoảng 0.8s một nhịp.
Dạ dày: Ơ  ơ...thế ... thế sao tôi thấy cái Nhĩ nó chỉ làm có 0.1s mà thằng Thất cũng chỉ có 0.3s là thế nào?
Tim: Chả là tôi thấy cái Nhĩ nó bé hơn nên cho nó làm 0.1s đầu rồi nghỉ, thằng Thất làm 0.3s kế tiếp rồi hai đứa nó cùng nghỉ 0.4s đấy chị ạ!
Dạ dày: À ra thế! Các con chị vừa làm, vừa nghỉ hèn gì làm việc suốt đời mà không mệt mỏi. Đấy các bạn học sinh thấy chưa, học tập là phải kết hợp với vui chơi và nghỉ ngơi một cách khoa học thì mới đạt được kết quả cao này, rồi sức khỏe tốt này, tinh thần vui vẻ này... nhớ chưa?
Tim: Đúng như lời chị nói đấy, cứ phải giống như họ nhà tim chúng tôi ấy!
Dạ dày: Ấy chết! Sao tôi thấy nặng mình quá! Chắc thằng Miệng nó lại lôi gì về đây mà! Có lẽ phải xin phép chị tôi đi về trước thôi!
Tim: Dạ vâng chị đi thong thả...... khổ quá cơ!
	- Kịch bản sân khấu hóa tình huống người bị huyết áp đột quỵ
(Dẫn truyện): Ngày thứ 2 tại công ty trách nhiệm hữu hạng Hùng Vương 
Giám đốc: Bước vào với một tâm trạng ủ rũ, lo lắng cùng lúc đó thư kí cũng bước vào.
Thư kí: Chào Giám đốc ! Em đến rồi ạ !
Giám đốc : Ừ! Hôm nay có việc gì quan trọng đọc cho tôi biết ? (giọng nói yếu đuối )
Thư kí : Dạ! 9h hôm nay chúng ta sẽ đi giải quyết số nợ ngân hàng tháng này cho nhà nước. Công ty chúng ta đã bị thiệt hại quá nhiều sau vụ khủng hoảng tài chính. Các mặt hàng không tiêu thụ ra ngoài thị trường được và cả vấn đề tiền lương của công nhân nữa. Chúng ta phải làm sao đây sếp ? ( tâm trạng lo lắng ).
Giám đốc: Ây gu! Để tôi xem xét, cô đừng rối lên vậy!( mặt lo lắng tột cùng, tay để lên trán, nhắm mắt, suy nghĩ).
(Sau đó giám đốc đứng lên, ông bỗng dưng thấy đau đầu, chóng mặt, bước lệch, một tay túm vào ghế tay kia để lên đầu => ông ngã lăn ra đất).
Thư kí : (Hốt hoảng) Giám giám đốc . Ông có sao không ạ? Ôi! Làm sao bây giờ?
(Cô thư kí vừa lay mạnh vào người giám đốc vừa vỗ mạnh vào mặt ông, lấy dầu gió xoa vào vùng mặt tay, chân. Sau đó, cô thư kí lấy điện thoại ra.)
Thư kí: À ! gọi 114  nhầm 115 chứ.
Tại bệnh viện:
Thư kí: Giám đốc tôi có sao không bác sĩ? Bác sĩ mau nói đi! (giọng run run lo lắng).
Bác sĩ : Bệnh nhân bị huyết áp cao gây vỡ mạch máu não hiện tại vẫn đang hôn mê. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức!
Thư kí : (Ngã khụy xuống đất, gương mặt tái nhợt, yếu đuối).
5 phút
10 phút
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu trúc của hệ mạch và vận tốc máu.
HS nhóm 3:
Các em cùng nhau xây dựng bài báo cáo trên giấyA o.
Giáo viên gọi ngẫu nhiên 1 em lên thuyết trình bài báo cáo, sau đó chuẩn hóa kiến thức.
HS báo cáo và GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 4: Tìm hiểu về huyết áp.
1 học sinh trong nhóm điều hành hoạt động học tìm hiểu về huyết áp.
+ 4 học sinh diễn kịch tình huống sơ cứu người bị đột quỵ do huyết áp cao.
Học sinh điều hành hoạt động nhóm đặt vấn đề cách sơ cứu người bị đột quỵ trong tình huống trên của cô thư kí trong vở kịch đúng hay sai.
+ Mở video phỏng vấn cách sơ cứu người bị đột quỵ do huyết áp cao hoặc thấp.( HS thực hiện tại phòng y tế của trường THPT Như Thanh 2)
Giáo viên kết luận cách sơ cứu và phòng ngừa bệnh cao hoặc thấp huyết áp.
HS tìm hiểu về cách đo huyết áp
HS tự thực hành đo hyết áp
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỆ MẠCH.
1. Cấu trúc của hệ mạch.
- Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
- Hệ thống động mạch: Động mạch chủ → Động mạch nhỏ dần → Tiểu động mạch.
- Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
- Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu động mạch→ Các tĩnh mạch lớn dần → Tỉnh mạch chủ.
2. Vận tốc máu:
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
 3. Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. 
- Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
Bước 5: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
	Cuối giờ học (thời gian củng cố bài) giáo viên tổ chức đánh giá học sinh về năng lực khoa học và năng lực hợp tác nhóm. Hoạt động này giáo viên cần tổ chức sáng tạo tạo hứng thú của các em và cũng tạo động lực để các em luôn sẵn sàng, mong muốn thể hiện khả năng của mình trong các giờ học sau.
 	Trong bài này giáo viên tổ chức thi giữa các đội bằng cách bốc thăm và trả lời một gói câu hỏi bất kỳ. Thời gian làm bài cho mỗi đại diện của các nhóm là 5 phút sau đó giáo viên đánh giá nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm thông qua buổi học để tổng kết và cho điểm hoặc phần thưởng cho các nhóm, cá nhân có thành tích đặc biệt.
GÓI CÂU HỎI 1: TÍNH TỰ ĐỘNG CỦA TIM
Câu 1: Khả năng co 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_vao_chuong_trinh.doc