SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh cho học sinh tiểu học
Từ thời kì đầu của nền giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người tài đức là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”.
Triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo chính là thực hiện quan điểm, định hướng “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.
Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong chương trình giáo dục của nhà trường góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Từ năm học 2014 – 2015, giáo dục tiểu học bắt đầu thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/BGDĐT và đến năm học 2016 – 2017 thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/BGDĐT. Theo đó, mục tiêu đánh giá học sinh tiểu học ngoài việc quan tâm về kiến thức, kĩ năng môn học, hoạt động giáo dục còn tập trung đánh giá vào năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh, đảm bảo theo tinh thần đổi mới, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu trong Nghị quyết 29/-NQ/TW. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi giáo viên tiểu học phải biết tự điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục.
1. Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài. Từ thời kì đầu của nền giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người tài đức là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”. Triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo chính là thực hiện quan điểm, định hướng “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong chương trình giáo dục của nhà trường góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Từ năm học 2014 – 2015, giáo dục tiểu học bắt đầu thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/BGDĐT và đến năm học 2016 – 2017 thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/BGDĐT. Theo đó, mục tiêu đánh giá học sinh tiểu học ngoài việc quan tâm về kiến thức, kĩ năng môn học, hoạt động giáo dục còn tập trung đánh giá vào năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh, đảm bảo theo tinh thần đổi mới, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu trong Nghị quyết 29/-NQ/TW. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi giáo viên tiểu học phải biết tự điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục. Xuất phát từ mục tiêu trên của ngành, Trường tiểu học Minh Khai 1 trong những năm qua đã tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong đó chú trọng đến tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Với những nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực và gần gũi với học sinh qua đó hình thành cho học sinh một số phẩm chất như: biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước, có trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia đình; tuân thủ các quy định nơi công cộng; chăm chỉ, tự giác trong học tập, rèn luyện và lao động. Hình thành năng lực tự quản, tự phục vụ bản thân, có kĩ năng sống và tự điều chỉnh bản thân trong tập thể đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, hợp tác, chia sẻ, sống yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau Thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đồng thời, các nhà trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của mỗi nhà trường. Đây cũng là nội dung thực hiện đúng vai trò của cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh cùng với nhà trường theo hướng dẫn của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Xác định tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh nên tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh cho học sinh tiểu học”. 1.2 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, đề xuất những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường góp phần hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh cho học sinh tiểu học. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp quan sát. + Nghiên cứu các tài liệu văn bản về lí luận đường lối của Đảng, của Nhà nước, của ngành, về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học. + Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở trường tiểu học Minh Khai 1- Thành phố Thanh Hóa. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Nội dung 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được cho là có thể mang lại cho học sinh cơ hội và điều kiện phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng. Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hình thức và không gian dạy học được đổi mới, mở rộng ra ngoài lớp học; lực lượng tham gia quá trình dạy học không chỉ là giáo viên trong trường mà có sự tham gia của các thành phần xã hội,... Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong chương trình giáo dục của nhà trường góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động trải nghiệm định hướng giáo dục. Cách gọi tên có thêm cụm từ “sáng tạo” nhằm mục đích nhấn mạnh vai trò của chủ thể hoạt động và mục đích, ý nghĩa của loại hoạt động này. Triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo chính là thực hiện quan điểm, định hướng “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Từ thời kì đầu của nền giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người tài đức là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”. Đây cũng là nguyên lí giáo dục được qui định trong Luật giáo dục hiện hành của Việt Nam. Tuy vậy, trong thời gian vừa qua, do cách hiểu và cách làm, giáo dục - đào tạo chưa đạt được nhiều thành công trong việc thực hiện nguyên lí này. Trên thế giới, từ giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng người Mĩ, John Dewey, với tác phẩm Kinh nghiệm và Giáo dục (Experience and Education) đã chỉ ra hạn chế của giáo dục nhà trường và đưa ra quan điểm về vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục. Với triết lí giáo dục đề cao vai trò của kinh nghiệm, Dewey cũng chỉ ra rằng, những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối người học và những kiến thức được học với thực tiễn. Hội thảo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông năm 2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo tập trung một số nghiên cứu, bài viết của một số nhà khoa học giáo dục Việt Nam về cơ sở lí luận, thực tiễn triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở một số quốc gia có nền giáo dục phát triển và một số gợi ý áp dụng vào giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Theo tác giả Ngô Thị Thu Dung, trải nghiệm và sáng tạo là bản chất của hoạt động ở người. Bản chất hoạt động của người học nói riêng, của con người nói chung là hoạt động mang tính trải nghiệm, sáng tạo; tính sáng tạo ở đây được hiểu là sự sáng tạo ở cấp độ cá nhân, không phải ở cấp độ xã hội. Như vậy, hoạt động bao giờ cũng có thuộc tính trải nghiệm, sáng tạo của chủ thể. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường được tổ chức phù hợp với bản chất hoạt động của con người đều có thể được coi là hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, bao gồm cả các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Do đó, có thể chia hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo thành 2 nhóm: Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo nghĩa hẹp nhằm hình thành các giá trị, phẩm chất, hành vi và Hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo nhằm tổ chức hoạt động nhận thức - học tập sáng tạo cho người học. Tác giả Đinh Thị Kim Thoa vận dụng lí thuyết học từ trải nghiệm của Kolb (1984) để tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Theo tác giả, để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng để phát triển và hình thành năng lực (phẩm chất) thì người học phải trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hoá thành năng lực. Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục; đòi hỏi khả năng phối hợp liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, cuộc thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan học tập, sân khấu hóa (kịch, tiểu phẩm, thơ, hát,...) thể dục thể thao, câu lạc bộ, nghiên cứu khoa học kĩ thuật,... Các hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân, huy động sự tham gia của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động. Học sinh được trình bày và lựa chọn ý tưởng, tham gia chuẩn bị, thiết kế hoạt động, trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, tự đánh giá, tự khẳng định. Như vậy, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo không hoàn toàn xa lạ đối với giáo dục Việt Nam trước đây cũng như trong thời gian gần đây nhằm định hướng đổi mới căn bản, toàn diện; nhiều hoạt động dưới dạng trải nghiệm sáng tạo đã được triển khai thực hiện. Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh tiểu học sẽ hình thành một số phẩm chất, năng lực. Đó là: * Về phẩm chất: - Học sinh biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước. - Bước đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị bản thân và người thân, có cư xử đúng mực với bản thân và mọi người. - Thể hiện trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia đình; tuân thủ các quy định nơi công cộng. - Trung thực với bản thân và người khác. - Chăm chỉ, tự giác trong học tập, rèn luyện và lao động. * Về năng lực: - Học sinh hình thành năng lực thích ứng với cuộc sống: + Tự làm được công việc ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn. + Nhận biết được trạng thái cảm xúc cơ bản của bản thân và thể hiện được sự hoà đồng. + Bước đầu thể hiện được sự chủ động trong điều chỉnh bản thân để phù hợp với hoàn cảnh thay đổi. + Biết thiết lập và nuôi dưỡng mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; biết lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ bạn cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm. + Bước đầu vận dụng được hiểu biết về quyền và nhu cầu chính đáng của cá nhân để tự bảo vệ mình. - Hình thành năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: + Bước đầu biết xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch hoạt động. + Biết cách đóng góp sức mình và kết hợp với người khác để hoàn thành công việc. + Biết lẵng nghe, chia sẻ, hỗ trợ bạn để cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm. + Nêu được cách thức giải quyết những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề đó. + Đánh giá được kết quả hoạt động và kết quả rèn luyện bản thân sau khi tham gia hoạt động. + Biết xử lý tình huống đơn giản nảy sinh trong quá trình hoạt động và bước đầu biết điều hành nhóm. - Hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp: + Nhận diện được một số nghề quen được và nêu được vai trò của một số nghề đó. + Biết thể hiện mối quan tâm và sở thích đối với một số nghề gần gũi với học sinh. 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: * Đối với học sinh: Học sinh phổ thông nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng hiện nay kĩ năng sống của các em còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta thường mới chỉ quan tâm tới việc dạy chữ mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làm người cho học sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề khó với các em. Trong đó các kĩ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều. Học sinh ngày càng thực dụng, ích kỉ và lười hoạt động hơn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của các em. * Đối với phụ huynh học sinh: Có một thực tế là nhiều học sinh thành phố, đô thị hiện nay được bố mẹ chăm ăn, chăm mặc kỹ quá, chẳng thiếu thứ gì. Có những em đã học lớp 11, lớp 12, mà bố mẹ vẫn đưa đón hàng ngày, không dám cho tự đi học. Ở nhà, nhiều trẻ được miễn việc giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà, dù là nhỏ nhất với lý do là để dành thêm thời gian cho con học, hoặc đã có “bác giúp việc”. Có rất nhiều lời giải thích, biện minh cho việc chăm sóc, nuông chiều con cái quá mức ở các bố mẹ. Hệ lụy của việc nuông chiều ấy là sẽ làm mất đi tính tự lập của trẻ, làm cho trẻ trở nên lười nhác, ỷ lại cho người khác những việc có thể thực hiện trong tầm tay. Bên cạnh đó, mặc dù điều kiện sống của lớp trẻ ngày càng tốt hơn, nhưng việc giao lưu, chia sẻ, kết bạncủa trẻ dường như lại thu hẹp lại. Đầu tiên là việc tạo ra các kết nối trong gia đình, giữa bố mẹ và con cái. Thời gian bố mẹ dành cho con trẻ ngày càng eo hẹp. Do mải làm kinh tế, nên hầu hết các bố mẹ không có nhiều thời gian dành cho gia đình nhỏ của mình. Những chuyến đi công tác dài ngày, việc đi làm về muộn là chuyện bình thường trong xã hội hiện đại ngày nay. Ngay cả khi có mặt ở nhà, nhiều cha mẹ cũng không thể sắp xếp thời gian, để có thể tâm sự, trò chuyện cùng con trẻ. Hình ảnh một gia đình với bố mẹ ôm máy tính, nghe điện thoại, con cái chúi đầu chơi game trên ipad không còn hiếm thấy và ngày càng phổ biến. Có một nghịch lý là: công nghệ ngày càng phát triển, mạng xã hội ngày càng phổ biến để giúp con người có thể trao đổi với nhau thuận lợi nhất, thì ngược lại việc trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ giữa người với người, sự quan tâm tới nhau trong các gia đình sử dụng công nghệ ngày càng hạn chế. Trẻ em không chỉ cần người lớn cho ăn ngon, mặc đẹp. Trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ, việc được quan tâm, bồi dưỡng về mặt tinh thần đôi khi quan trọng hơn nhiều so với vật chất. Ngay cả khi bố mẹ có thể thuê cho con mình những gia sư, giáo viên tốt nhất, thì việc có bố mẹ quan tâm, chia sẻ, hướng con mình vào những hoạt động trải nghiệm là không thể thiếu đối với sự trưởng thành của trẻ. Việc này sẽ quyết định 60% -70% sự thành công và tính cách của trẻ sau này. * Đối với giáo viên: Hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ở trong nhà trường đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên mỗi người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác nhau. Nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp từ đó cũng coi nhẹ việc cho học sinh tham gia trải nghiệm trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. * Đối với nhà trường: Hiện nay hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học được tổ chức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dựa trên các chủ đề, chủ điểm đã được quy định cứng trong chương trình nhưng các nội dung và hình thức chưa phong phú. Giáo viên thường chỉ định, phân công học sinh tham gia hoạt động một cách bị động và cơ bản không xuất phát từ nhu cầu của chính các em. Khi tổ chức hoạt động giáo dục, giáo viên không rõ hoạt động đó sẽ hướng tới mục tiêu hình thành những năng lực, phẩm chất gì cho học sinh. Số học sinh tham gia trực tiếp trải nghiệm trong mỗi hoạt động là không nhiều, thường tập trung vào một số em có năng khiếu, xuất sắc, còn đa số học sinh chỉ được chứng kiến, giải trí. Do vậy, những hoạt động này chưa thực sự là của học sinh, do học sinh và vì học sinh. Điều đó chưa phù hợp với định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. 2.3 Một số biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học Minh Khai 1 – Thành phố Thanh Hóa nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. 2.3.1 Làm thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên. Trong các tiết học, bài học hằng ngày, giáo viên cần quan tâm và chủ động lồng ghép cho học sinh trải nghiệm; tích cực đổi mới mục tiêu, phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh. Đối với mỗi chủ đề, mỗi bài học, tiết học, giáo viên tăng cường thiết kế các hoạt động học nhóm cộng tác, triển khai hoạt động dạy học cả trong và ngoài nhà trường theo hướng tối đa hoá cơ hội trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, gắn dạy học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày, với văn hoá, hoạt động sản xuất và kinh doanh tại địa phương. 2.3.2 Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên về cách thức quản lý, các nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên làm thay học sinh ở hầu hết các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị. Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số ít học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy dủ các bước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. Bên cạnh đó nhà trường có kế hoạch chỉ đạo điểm sau đó nhân rộng ra toàn trường. Ngoài ra nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia học tập và chia sẻ kinh nghiệm ở một số trường tiểu học tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh ( TH Điện Biên 1, TH Nguyễn Văn Trỗi, TH Điện Biên 2). 2.3.3 Hưóng dẫn giáo viên xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh: Khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiến. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thâp xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định. Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp nhưng suy nghĩ của mình.. Bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy của lớp, của trường, các kỹ năng cơ bản: tổ chức, làm việc nhóm, ghi chép vv Giáo viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thông qua đó, học sinh cả lớp biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo viên hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả năm học dựa trên chủ điểm từng tháng, điều kiện, khả năng của bản thân, của lớp, của nhà trường, của địa phương có thể tổ chức được. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh. Ngoài ra giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho cán bộ lớp thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các kĩ năng cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiệu quả. Giáo viên tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Vì thế khi dạy học trên lớp, giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, ứng dụng công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc biệt là phương pháp “ Bàn tay nặn bột”. Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” chính là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngay trong từng môn học. 2.3.4 Nhà trường bố trí, sắp xếp thời khóa biểu các môn học, hoạt động giáo dục theo hướng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học. Chẳng hạn ở một số thời điểm trong năm học có thể ghép một số tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tổ chức một hoạt động giáo dục có quy mô lớn. Đổi mới h
Tài liệu đính kèm:
- skkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_nham_hinh_thanh.doc