SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập bài hát

SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập bài hát

- Trong thời kỳ hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục con người để phát triển toàn diện, đặc biệt là thế hệ trẻ.

- Qua đó giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa . Phân môn âm nhạc cùng với các môn học khác trong nhà trường sẽ hình thành cho người học một nhân cách sống của con người lao động mới trong thời đại mới mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người biết tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Âm nhạc còn mang lại cho thế hệ trẻ sự vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ.

 Từ khi còn trong bào thai đến khi lọt lòng mình đã được nghe tiếng ru, tiếng ầu ơ của bà, của mẹ. Môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng Âm nhạc cũng theo ta khi ta bắt đầu đi học và cũng từ đó âm nhạc giúp ta phát triển được ở ‘’Đức’’, ‘Trí’’,’’Thể’’, ‘’Mĩ’’.

Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, Ôn tập bài hát cũng là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Ôn tập bài hát có ba dạng là: ôn tập bài hát thiếu nhi Việt Nam, ôn tập các bài hát dân ca và ôn tập các bài hát nước ngoài.

 

doc 20 trang thuychi01 5402
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập bài hát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đế tài:
- Trong thời kỳ hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục con người để phát triển toàn diện, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Qua đó giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa. Phân môn âm nhạc cùng với các môn học khác trong nhà trường sẽ hình thành cho người học một nhân cách sống của con người lao động mới trong thời đại mới mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người biết tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Âm nhạc còn mang lại cho thế hệ trẻ sự vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ.
 Từ khi còn trong bào thai đến khi lọt lòng mình đã được nghe tiếng ru, tiếng ầu ơ của bà, của mẹ. Môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng Âm nhạc cũng theo ta khi ta bắt đầu đi học và cũng từ đó âm nhạc giúp ta phát triển được ở ‘’Đức’’, ‘Trí’’,’’Thể’’, ‘’Mĩ’’.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, Ôn tập bài hát cũng là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Ôn tập bài hát có ba dạng là: ôn tập bài hát thiếu nhi Việt Nam, ôn tập các bài hát dân ca và ôn tập các bài hát nước ngoài.
Khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp 1 đến lớp 5. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Đến lớp 4, 5, khả năng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh rất khác biệt, mỗi lớp thường có cả những em học khá giỏi, trung bình và học yếu. Cũng có những học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc, gõ đệm, tham gia trò chơi Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt. 
2. Mục đích nghiên cứu:
- Trong thời kỳ đổi mới và phát triển, ca hát là món ăn tinh thần cho con người cũng như trong chương trình giáo dục ở các cấp học. Đối với tiểu học thì đây là kiến thức ban đầu giúp học sinh học và biết ca hát theo một quy định chung nhất, nhưng qua thực tế việc giảng dạy phân môn này ở trường tiểu học tôi thấy còn nhiều khó khăn như: Ngoài sự quan tâm của ngành giáo dục, sự quan tâm của ban giám hiệu và giáo viên trong nhà trường thì mong muốn của tôi là giáo viên âm nhạc phải thực sự đồng bộ từ cấp mầm non, tiểu học vì khi không có sự đồng bộ thì sự truyền thụ kiến thức sẽ gặp nhiều khó khăn cho các cấp sau.
Các trang thiết bị như: Máy nghe nhạc, nhạc cụ, phòng học âm nhạc cần được xây dựng thật phù hợp để việc học được đạt kết quả cao. Bản thân giáo viên âm nhạc cần phải năng động, sáng tạo để tuyên truyền thuyết phục để tạo sự lôi cuốn, thích học âm nhạc đối với các em học sinh nhất là các em lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 5.
Sau 3 năm dạy học Âm nhạc, tôi đã thực hiện nhiều tiết dạy ôn tập bài hát cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Vệ 1, tp Thanh Hóa và thu được nhiều kinh nghiệm sư phạm cũng như  những phương pháp dạy học phù hợp. Nhờ tích luỹ được một số kinh nghiệm nên việc dạy các bài ôn tập cho các em ngày càng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu là: “ Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập bài hát”
Các vấn đề về dạy 1 bài hát ôn tập, gây được sự hứng thú, thích học ôn tập để được vận động cũng như được tham gia các trò chơi lồng ghép trong tiết ôn tập bài hát của học sinh trường Tiểu học Đông Vệ 1,tp Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Qua quá trình học tập, nghiên cứu, hướng dẫn, cộng với thực tiễn trong quá trình dạy. Các phương pháp giúp tôi tập trung vào nghiên cứu đó là:
- Phương pháp quan sát thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Trình bày những kinh nghiệm thu được sau quá trình nhiều năm dạy ôn tập bài hát cho học sinh Tiểu học.
- Trình bày hiệu quả thu được sau khi áp dụng những kĩ thuật dạy ôn tập.
- Đọc và nghiên cứu một số tài liệu về giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông ở Việt Nam.
- Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học tại nhà trường.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
- Như chúng ta đã biết âm nhạc có một vai trò rất to lớn, nó đem đến những khoái cảm thẩm mĩ cao, là món ăn tinh thần không thể thiểu của mỗi con người. Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến nay việc đưa âm nhạc vào trường học đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trở thành những con người toàn diện.
Ngày mới vào nghề, tôi thấy có nhiều khó khăn khi dạy các tiết ôn tập cho học sinh. Ví dụ: học sinh thường hát rất buồn, kinh nghiệm chưa nhiều nên các tiêt dạy thường lặp đi lặp lại các bước, gây ra một tiết học hơi nhàm chán Trong quá trình dạy học, tôi đã suy nghĩ để tìm biện pháp khắc phục những hạn chế mà mình còn gặp phải. Đến nay, việc dạy những bài ôn tập này đã trở nên dễ dàng hơn, đó là nhờ việc áp dụng phương pháp cũng như kế hoạch cụ thể mà mình xây dựng được trong quá trình giảng dạy.
Học bài hát mới trong một tiết, sẽ vẫn còn nhiều học sinh chưa hát đúng giai điệu, chưa thuộc lời ca, chưa cảm nhận sâu về vẻ đẹp của bài hát, ôn tập bài hát nhằm khắc phục những hạn chế đó.
Mục tiêu tóm tắt của hoạt động ôn tập bài hát nhằm giúp học sinh hát thuộc lời ca, hát đúng hơn, hát hay hơn và yêu thích bài hát hơn. Mục tiêu cụ thể là giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, luyện tập các kĩ năng trình bày bài hát, giúp học sinh có cảm thụ âm nhạc tốt hơn, tạo các em thêm tự tin, có điều kiện trình bày bài hát đã học, phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo của các em.
Việc ôn tập bài hát là không cần thực hiện theo một trình tự nào, tuỳ vào đặc điểm riêng của từng bài hát mà giáo viên chọn các hoạt động thích hợp. Với thời gian có hạn, mỗi lần ôn tập, giáo viên chỉ nên chọn một vài hoạt động trong số nhiều hoạt động sau: Thông thường, mỗi bài hát được dạy trong một tiết, sau đó được ôn tập trong một hoặc hai tiết tiếp theo. Khi dạy một bài hát, giáo viên thường tiến hành theo các bước sau:
- Giới thiệu bài hát: Ngoài giới thiệu tên bài, tên tác giả, xuất xứ, nội dung, chủ đềNếu là dân ca, nên có giới thiệu về vùng, miền.
- Tìm hiểu bài: đọc lời ca, chia đoạn, chia câu: giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lời sau đó chia đoạn, chia câu để thuận lợi cho việc luyện tập từng câu.
- Nghe hát mẫu: giáo viên có thể tự trình bày bài hát với sự chuẩn bị chu đáo hoặc cho học sinh nghe qua băng đĩa. Khi trình bày bài hát, giáo viên cần trình bày chuẩn xác, có thể kết hợp động tác minh họa kèm theo sẽ làm cho học sinh thấy thích thú hơn. Nếu cho học sinh nghe qua băng, đĩa phải chuẩn bị cẩn thận đĩa nhạc, máy nghe tránh để học sinh chờ đợi gây ức chế tâm lí.
 Việc hát mẫu cho học sinh có những ưu điểm mà người giáo viên cần khai thác như: Giúp học sinh cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn bởi cách hát của giáo viên gần gũi các em hơn so với đĩa nhạc, học sinh cảm thấy hào hứng khi nghe thầy cô hát, thể hiện được năng lực âm nhạc và cảm xúc của giáo viên.
 - Khởi động giọng: Giúp học sinh khởi động giọng trước khi tập hát. Giáo viên cho HS luyện theo đàn cao độ đi lên dần rồi đi xuống dần, hoặc theo mẫu do giáo viên qui định.
 - Dạy hát từng câu: giáo viên đàn cho học sinh nghe nhẫm và tập hát hòa giọng theo đàn. Những câu hát khó, luyến láy nhiều giáo viên cần hát mẫu vì học sinh nghe đàn không thể hiện rõ bằng nghe giọng hát. Đôi khi, giáo viên nên chỉ định học sinh giỏi hát mẫu thay cho giáo viên nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời làm cho môi trường học tập trở nên gần gũi và thân thiện hơn. Trong khi dạy từng câu, giáo viên cần cho học sinh nhận xét lẫn nhau và kết hợp sửa sai cho các em.
- Hát cả bài: giáo viên cho học sinh hát cả bài theo giai điệu của đàn, chú ý những chổ ngân, nghỉ và sửa sai cho các em, lưu ý học sinh cách phát âm, hát rõ lời và cảm xúc của bài hát, tránh gào thét đây là lỗi hay mắc phải ở giáo viên, sau đó kết hợp nhạc đệm, nhạc đệm giáo viên chuẩn bị và lưu sẳn trong đàn. Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát với nhiều hình thức như đơn ca, song ca, tốp ca
- Kết hợp gõ đệm, vận động và phụ họa: GV hướng dẫn cho HS thực hiện gõ đệm, cách gõ đệm tùy thuộc vào từng bài cụ thể.
Phần kết hợp vận động và phụ họa không đòi hỏi nhất thiết HS phải thực hiện thật thành thạo vì vận động và phụ họa có thể tiến hành ở tiết tiếp theo ở phần ôn tập bài hát. Tiết học hát chủ yếu HS biết kết hợp gõ đệm, GV hướng dẫn một vài động tác cho các em làm quen với nhịp của bài ở tiết tiếp theo khi đã thuộc lời ca các em kết hợp thực hiện vận động và phụ họa dễ dàng hơn. Đó là đôi với những tiết học sinh học bài mới, Còn đối với những tiết ôn tập 
 - Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài, hướng dẫn các em sửa chỗ sai và thể hiện sắc thái.
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhắc lại tên bài hát, tác giả, nội dung (nên kết hợp tranh minh họa).
- Học sinh nghe bài hát qua băng đĩa để nhớ lại giai điệu, lời ca.
- Củng cố giai điệu, tiết tấu: giáo viên đàn một nét nhạc để học sinh nhận biết đó là câu hát nào rồi trình bày lại câu hát đó. Tương tự, giáo viên gõ tiết tấu của một câu hát, học sinh nhận biết đó là tiết tấu của câu hát nào rồi hát câu đó.
- Củng cố lời ca: học sinh bổ sung lời ca vào chỗ trống.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Hát kết hợp đánh nhịp.
- Hát kết hợp trò chơi.
- Thi đua giữa các tổ, nhóm.
- Trình bày bài hát bằng các hình thức: đơn ca, cặp, nhóm, tổ, dãy, học sinh nam, học sinh nữ
- Luyện tập các cách hát tập thể: hát hoà giọng, hát có lĩnh xướng, hát đối đáp, hát nối tiếp, hát bè, hát đuổi.
- Biểu diễn: học sinh hát trước lớp kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
- Học sinh tập sáng tác lời hát mới.
- Học sinh tập vẽ tranh minh hoạ cho bài hát.
- Kiểm tra.
Tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của bài hát, thời lượng dạy học, năng lực của học sinh, điều kiện dạy học cụ thể mà giáo viên chọn một vài hoạt động ôn tập cho thích hợp. Các hoạt động ôn tập không nên tách rời mà cần liên kết với nhau sao cho phù hợp, hiệu quả. Ví dụ: kết hợp giữa gõ đệm với luyện tập các cách hát tập thể (hát có lĩnh xướng, hát đối đáp, hát nối tiếp), kết hợp vận động theo nhạc với trình bày bài hát bằng các hình thức khác nhau (đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, tổ, dãy, học sinh nam, học sinh nữ), thi đua giữa các nhóm tổ thể hiện sắc thái bài hát, biểu diễn bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc Tuy nhiên những hoạt động đặc trưng nhất mà giáo viên thường dùng khi ôn tập bài hát là hướng dẫn học sinh ôn tập và sửa sai, hát kết hợp gõ đệm, hát kết hợp vận động theo nhạc, tập hát đối đáp, nối tiếp.
Việc ôn tập bài hát đóng vai trò quan trọng để học sinh yêu thích bài hát. Nhiều học sinh thường nói “Thưa cô, em không biết hát ạ”, “Thưa cô, em thấy bài hát này không hay” hoặc “Thưa cô, em không thuộc bài hát này” khi giáo viên yêu cầu các em hát. Một trong những nguyên nhân là do cách tổ chức ôn tập bài hát chưa kĩ và hiệu quả. Chỉ số ít bài hát hấp dẫn được học sinh ngay từ khi các em mới tiếp xúc, còn lại phải qua quá trình ôn tập lâu dài mới làm các em yêu thích bài hát. Dạy Âm nhạc trong trường Trung học ở Mỹ, để biểu diễn một bài hát chỉ trong 3 - 4 phút, học sinh thường phải luyện tập bài đó trong 3 tháng (bao gồm cả tập hát các bè, kết hợp nhảy múa hoặc trình diễn). Có thể tập luyện kĩ như vậy mới thật sự làm các em cảm nhận được những vẻ đẹp của bài hát.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Do đây là một trong nhưng môn học mới được đưa vào trường học, nhằm tạo cho các em giải trí sau những giờ học căng thẳng, nhưng từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số em học sinh xem môn học là môn phụ, do đó các em chỉ quan tâm đến các môn học chính mà chưa thực sự hứng thú với môn âm nhạc, từ đó tạo sự khô khan, cứng nhắc trong môn học.
- Cũng xuất phát từ gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía gia đình các em không được đồng đều, sự khập khiễng về ý thức, nhận thức giữa các học sinh cũng gây không ít khó khăn trong quá trình học tập.
- Đặc biệt qua một vài năm đi dạy tôi thấy các em còn nhút nhát, thụ động, còn e ngại khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp, và một phần do các em năng khiếu không được đồng đều nên khó khăn trong việc hát múa, từ thực tế trên tôi thấy cần phải thay đổi một số nội dung trong tiết ôn tập, cũng như nên lồng ghép các trò chơi cho phù hợp với bài ôn tập từ đó sẽ giúp các em thích thú hơn, ham học và tự tin hơn khi biểu diễn trước lớp cũng như biểu diễn trước tập thể.
- Để cung cấp kiến thức khoa học, giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh ham mê, hứng thú học tập, làm cho quá trình học của các em trở nên tự giác, tạo niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, tự tin, mạnh dạn trước tập thể, tạo sự hứng phấn đồng đều giữa các em, để giữa các em có sự hòa đồng trong nhận thức và học tập. Bất kỳ môn học nào cũng có thể làm cho các em yêu thích và ham học, do đó nghệ thuật âm nhạc nói chung và môn học hát ở tiểu học ở tiểu học nói riêng là sự kích thích, say mê học tập của học sinh.
Vì vậy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh trong phân môn hát nhạc là một vấn đề hết sức cần thiết, qua đó giúp học sinh chủ động trong các hoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới tốt hơn, năng động, sáng tạo hơn, thích ứng với sự phát triển xã hội.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên biết sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức trò chơi hoặc tổ chức một tiết ôn tập phù hợp thì học sinh sẽ rất hào hứng học. Trong các tiết ôn tập bài hát giáo viên có thể áp dụng rất nhiều trò chơi cho phù hợp với nội dung ôn tập của bài hát đó. Qua đó muốn tiến hành trò chơi, kết quả gây được sự chú ý, hào hứng cho học sinh, đồng thời nó còn có tác dụng giải trí, thư giản và ứng dụng nội dung vào bài học và trò chơi cần chú ý những điểm sau:
+/ Chọn trò chơi: Mỗi tiết ôn tập và tùy theo nội dung và từng bài ôn tập mà giáo viên có thể chọn từ 1 đến 2 họt động. Đồng thời trò chơi phải thu hút được các em tham gia.
+/ Chuẩn bị của giáo viên: Nếu trò chơi có bài hát thì giáo viên cần nắm vững nội dung bài hát và cho các em hát tốt bài hát trước khi chơi, nếu trò chơi có động tác giáo viên cần thành thạo các động tác trước khi hướng dẫn học sinh chơi.
+/ Ngoài áp dụng các trò chơi trong tiết ôn tập giáo viên cần cho học sinh :
“ Nghe nhạc đoán tên bài hát”
“ Nghe tiết tấu đoán tên câu hát”
“ Điền thêm vào chỗ tróng từ bài hát đang còn thiếu”
Giáo viên đặt câu hỏi: “Đây là hình ảnh trong bài hát nào?” “ em có thể hát lại bài này?”( Hình ảnh con gà xuất hiện trong bài gà gáy) Giáo viên đưa ra lời bài hát và những chỗ còn thiếu.
Cái cây xanh xanh
Thì láxanh
Đậu trên cành
chim hót
Điền vào chỗ trống từ còn thiếu? 
Và cho biết tên bài hát? Hát lại bài hát.
Trong một giờ học sôi nổi,sinh động giáo viên không thể không sử dụng các phương tiện dạy học. Phổ biến là sách giáo khoa, nhạc cụ, tranh ảnh. Các phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng sao cho đúng và phù hợp với từng nội dung bài học, biết minh họa một cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích tinh thần học tập của các em. Qua kinh nghiệm cho thấy nếu chỉ dạy những phương pháp đơn thuần, lặp đi lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh cũng không thích thú học, hiệu quả thấp vì thế vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy hiệu quả một cách tối ưu được.
Mặt khác nếu thoát ly sách giáo khoa làm cho học sinh khó nắm kiến thức cần thiết thì Bài giảng dù có hấp dẫn đến mấy cũng không mang lại hiệu quả sư phạm. Vì vậy phải biêt kết hợp kiến thức sách giáo khoa.
Đặc biệt đối với tiết ôn tập cần chú trọng cho học sinh thực hành nhiều. Việc tạo sự thích thú, ham học cho học sinh trong một tiết ôn tập không chỉ một lần mà thường xuyên từ phút đầu tiên đến phút cuối cùng, hơn nữa giờ học giáo viên cần tạo sự sôi nổi để học không cảm thấy thời gian trôi đi nhanh chóng và đến khi giờ học kết thúc học sinh vẫn muốn học và cảm thấy thoải mái sau khi học. Ngoài ra giáo viên có thể thay đổi cách tổ chức dạy học:
Muốn thiết kế tiết học Âm nhạc độc đáo và sáng tạo để thi giáo viên dạy giỏi hoặc tiết chuyên đề, nhất thiết giáo viên phải tìm tòi và thể hiện sự sáng tạo của mình trong các hoạt động dạy học. Dưới đây là những hoạt động mà tôi đã vận dụng :
- Thay đổi vị trí ngồi của học sinh: bàn ghế của học sinh được sắp xếp lại, nhằm hỗ trợ hoạt động học tập của các em. Thay cho kiểu truyền thống, giáo viên xếp bàn ghế của học sinh thành các cặp, các nhóm hoặc hình chữ U để tạo không gian cho các em hoạt động, vui chơi hoặc biểu diễn. Xếp theo cách nào sẽ phụ thuộc vào nội dung học tập, hoạt động của học sinh và mục tiêu của tiết học.
- Thay đổi cách học sinh vào lớp: giáo viên đàn (hoặc mở đĩa nhạc) một bản nhạc, học sinh từ ngoài lớp đi đều theo tiếng nhạc, vào chỗ ngồi của mình.
- Thay đổi cách mở đầu tiết học: học sinh cùng nhau hát một bài đã học là cách thông thường để mở đầu tiết học, tuy nhiên giáo viên có thể cho học sinh nghe một bản nhạc không lời trong khoảng 1-2 phút cũng là cách mở đầu rất hay. Trong hoạt động này, giáo viên nên chọn bản nhạc hay, có nhịp điệu mạnh mẽ, lôi cuốn hoặc chọn bản nhạc có điểm nào đó chung với nội dung tiết học, từ việc nghe nhạc sẽ thuận lợi để dẫn dắt vào bài học.
- Thay đổi môi trường học tập: giáo viên dạy Âm nhạc ở sân trường, phòng thể thao hoặc sân khấu Học sinh sẽ tích cực và sáng tạo hơn trước thực tiễn và môi trường học tập mới.
- Thay đổi trình tự thực hiện các nội dung trong tiết học:  Giáo viên có thể thay đổi trình tự các nội dung đó mà vẫn đảm bảo việc dạy đúng, đủ các nội dung và rõ trọng tâm. Sự thay đổi này không ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh mà còn làm tiết học trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, tránh được kiểu dạy học khuôn.
- Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập: Giáo viên thay đổi hợp lí các hình thức luyện tập cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, học sinh nam, học sinh nữ, phát huy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.
 Ví dụ, giáo viên phân công từng nhóm chuẩn bị và trình bày về một nội dung của tiết học, như giới thiệu một nhạc cụ, vẽ tranh minh hoạ, sáng tác lời hát
- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học: giáo viên sử dụng hiệu quả các phương pháp trực quan, trò chơi, đóng vai, trình diễn để phát huy tính tích cực và sự sáng tạo của học sinh. Đó cũng là cách làm phát huy được trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của học sinh.
- Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học: giáo viên thể hiện sự sáng tạo trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, như tranh ảnh minh hoạ, các nhạc cụ gõ, bài tập thực hành, album âm nhạc, tài liệu học tập Có thể dùng các chất liệu như vỏ sò, vỏ ốc, vỏ quả dừa, vỏ lon nước ngọt, chai nhựa để tạo những nhạc cụ gõ trong các tiết học Âm nhạc, học sinh thường tỏ ra thích thú với những nhạc cụ đơn giản như vậy. Hơn nữa, mỗi khi học sinh nhìn thấy những chất liệu đó trong cuộc sống, có thể chúng lại gợi cho các em nhớ đến những nội dung âm nhạc đã học.
 Một số gợi ý khác về việc sử dụng phương tiện dạy học tạo nên sự độc đáo và hiệu quả: khi học sinh ôn tập những bài dân ca Tây Nguyên, giáo viên hướng dẫn các em sử dụng các nhạc cụ gõ của Tây Nguyên như cồng chiêng, đàn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_tiet_on_tap_bai_hat.doc