SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng Âm nhạc cho học sinh tiểu học

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng Âm nhạc cho học sinh tiểu học

 Chúng ta hiện nay đang sống trong thế kỷ của khoa học và công nghệ, đòi hỏi cần có nhiều tài năng trẻ năng động, linh hoạt, sáng tạo. Muốn vậy trong giáo dục cần chú ý phát triển đồng đều các bộ môn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ để góp phần hòa nhập với cuộc sống mới hiện đại.

Mục đích của giáo dục hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho HS có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm bắt những kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho HS biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.

Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái. Thông qua âm nhạc, giúp học sinh làm quen với một số kỹ năng trong Âm nhạc, rèn luyện thói quen tập hát đúng. Đồng thời thông qua Âm nhạc giáo dục cho học sinh những tình cảm trong sáng, phẩm chất tốt đẹp, phát triển năng lực, trí tuệ.

 

doc 21 trang thuychi01 6383
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng Âm nhạc cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài. 	 2
II. Mục đích nghiên cứu. 	 3
III. Đối tượng nghiên cứu. 
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung:
I.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II. Thực trạng của vấn đề 	 4
III. Các giải pháp để giải quyết vấn đề. 	 6
VI. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 	 14
Phần kết luận, kiến nghị:
I. Kết luận 	 17
II. Kiến nghị 	 18
Tài liệu tham khảo 	 19
 A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài 
 Chúng ta hiện nay đang sống trong thế kỷ của khoa học và công nghệ, đòi hỏi cần có nhiều tài năng trẻ năng động, linh hoạt, sáng tạo. Muốn vậy trong giáo dục cần chú ý phát triển đồng đều các bộ môn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ để góp phần hòa nhập với cuộc sống mới hiện đại.
Mục đích của giáo dục hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho HS có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm bắt những kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho HS biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái. Thông qua âm nhạc, giúp học sinh làm quen với một số kỹ năng trong Âm nhạc, rèn luyện thói quen tập hát đúng. Đồng thời thông qua Âm nhạc giáo dục cho học sinh những tình cảm trong sáng, phẩm chất tốt đẹp, phát triển năng lực, trí tuệ.
Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng phong phú, linh hoạt, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của học sinh thêm phong phú, góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỷ luật, tính chính xác, tính khoa học.
Trong bộ môn âm nhạc tiểu học gồm 3 phân môn:
- Học hát.
- Tập đọc nhạc.
- Âm nhạc thường thức (Nghe nhạc hoặc nghe kể chuyện âm nhạc)
Với HS lớp 1,2,3 mới chỉ học học hát và đôi khi được nghe nhạc hoặc nghe kể chuyện âm nhạc. Ngoài ra lên lớp 3 HS còn được học thêm một số ký hiệu cơ bản trong âm nhạc. Lên lớp 4 và 5 các em được học hát kết hợp với tập đọc nhạc, đồng nghĩa với việc tiếp thu kiến thức âm nhạc rộng hơn, phong phú hơn, khó hơn! Đòi hỏi các em phải chủ động, linh hoạt, tập trung cao độ mới tiếp thu được kiến thức phù hợp với yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay.
Làm thế nào để học sinh biết hát hòa giọng, hát đúng, hát hay? Làm thế nào để học sinh tự tin trong tập đọc nhac? Làm thế nào để trong các tiết có 2 nội dung quan trọng vừa học hát vừa tập đọc nhạc hoặc vừa học hát vừa nghe Âm nhạc thường thức đạt hiệu quả cao? Làm thế nào để HS lĩnh hội được kiến thức toàn diện, vừa hoàn thành bài hát theo giai điệu, tiết tấu kết hợp biểu diễn bài hát vừa chủ động đọc tập đọc nhạc đúng cao độ, trường độ và biết ghép lời ca, tránh được tình trạng hát theo bạn hoặc đọc “vẹt” khi tập đọc nhạc? Làm thế nào để HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng của câu chuyện âm nhạc? Làm thế nào để HS khi nghe nhạc biết cảm thụ được tác phẩm âm nhạc? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng Âm nhạc cho học sinh tiểu học”
II. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở thực tiễn giảng dạy ở trường tiểu học Nga Tiến, tôi đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Âm nhạc, phát hiện những chỗ học sinh chưa tự tin trong học tập để các em biết cách tự mình làm chủ tiếp thu lĩnh hội kiến thức Âm nhạc một cách tự tin và đạt hiệu quả tốt.
Trên cơ sở nghiên cứu giáo trình, tài liệu giảng dạy và đúc kết qua thực tế giảng dạy ở các lớp được phân công, tôi tập trung vào nghiên cứu “Một số biện pháp rèn kỹ năng Âm nhạc cho học sinh tiểu học” với mục đích giúp học sinh học tốt các phân môn: Học hát, Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức.
III. Đối tượng nghiên cứu: Về việc Học hát, Tập đọc nhạc, học Âm nhạc thường thức đối với học sinh khối 1,2,3,4,5 Trường tiểu học Nga Tiến.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thực hành.
Trong ba phương pháp trên phương pháp thực hành là chủ yếu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết Âm nhạc tiếu học là sự kết hợp giữa 3 phân môn:
Học hát.
Tập đọc nhạc.
Âm nhạc thường thức (Nghe nhạc hoặc nghe kể chuyện Âm nhạc).
Trong đó Tập đọc nhạc hỗ trợ cho Học hát, từ những ký hiệu, những thuộc tính cơ bản của âm thanh như cao độ và trường độ là những khái niệm trong âm nhạc, khi hướng dẫn học sinh tập đọc nhạc khái niệm về trường độ, cao độ cụ thể hơn bằng hình nốt, tên nốt. Học sinh hiểu được các khái niệm đó thì việc áp dụng trong khi học hát thuận tiện hơn (nhanh, nhạy và có tính chuẩn xác theo hướng tích cực và chủ động)
Học hát và Tập đọc nhạc, bằng những âm thanh, những lời ca giúp HS thấy được cái hay, cái đẹp trong Âm nhạc, đó chính là sự cảm thụ về Âm nhạc, thấy được tầm quan trọng của Âm nhạc với đời sống thông qua nghe nhạc hoặc nghe kể chuyện Âm nhạc 
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê, nhất là phải có chút năng khiếu thì rất thuận tiện cho việc học Âm nhạc, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, bản nhạc, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng nét nhạc.
Vậy làm thế nào để HS yêu thích, đam mê, vui học Âm nhạc? Làm thế nào để HS biết hát hòa giọng khi hát tập thể, là thế nào để HS biết hát đúng nhạc, biết biểu diễn tự tin, biết đọc nhạc và ghép lời ca, biết cảm thụ Âm nhạc và biết được tác dụng quan trọng và phong phú của Âm nhạc? 
Muốn làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải có phương pháp truyền tải kiến thức về Âm nhạc một cách phù hợp với học sinh.
Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành sư phạm Âm nhạc, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn gần ba mươi năm, bản thân đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác. Tôi nhận thấy nếu cứ tiến hành giảng dạy theo tiến trình, các bước lên lớp theo sách hướng dẫn chung thì thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng trong cả ba phân môn: Học hát, Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức. Trước những hạn chế thực tại của học sinh, là giáo viên chuyên trách tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi áp dụng những biện pháp trong giảng dạy giúp học sinh học tập có hiệu quả. 
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2015-2016 tôi là giáo viên Âm nhạc của trường tiểu học Nga Tiến. Qua thực tế giảng dậy bộ môn Âm nhạc tôi thấy:
Khi học hát một số học sinh tiếp thu theo tính truyền khẩu hoặc những chỗ có trường độ ngân dài thường thực hiện theo cách đếm nhịp phách của giáo viên, có em những chỗ ngân không biết xác định nhịp phách nên hay ngân không đủ trường độ mà nghỉ chờ theo nhịp đàn hoặc dựa vào bạn để hát theo.
Một thực tế nữa trong khi tập hát cho học sinh đến phần đệm đàn cho học sinh hát theo nhịp đàn một số em chưa chủ động nghe nhạc để vào bài đúng nhịp phách và đồng đều. Khi đến phần hát kết hợp động tác phụ họa một số học sinh thực hiện theo kiểu chiếu lệ, động tác hời hợt, chưa thể hiện được nội dung, tình cảm bài hát.
Trong tập đọc nhạc ban đầu một số học sinh đọc bài mang tính truyền khẩu (nghe thầy cô đọc mẫu hoặc nghe bạn đọc rồi đọc theo). Thậm chí có học sinh miệng đọc bài nhưng không biết nốt đó ở vị trí nào!
Trong tập đọc nhạc còn thấy những tồn tại như sau: khi học xong tập đọc nhạc chuyển sang phần ghép lời ca một số học sinh ghép lời ca không đúng giai điệu của bài, mà ghép lời ca theo kiểu ngẫu hứng!
Trong phần Âm nhạc thường thức: khi nghe kể chuyện Âm nhạc một số HS chỉ biết nghe theo cảm tính, theo tình tiết câu chuyện, sự hấp dẫn của chuyện chứ chưa thấy được tác dụng của Âm nhạc thông qua chuyện kể. Khi nghe nhạc một số HS cũng chỉ biết nghe theo cảm tính vậy thôi chứ chưa biết cảm thụ tác phẩm Âm nhạc như thế nào!
Với những thực tế trên, làm thế nào để học sinh chủ động, tự tin và thực hiện đồng đều trong việc học Âm nhạc có hiệu quả? Để thực hiện ý định trên ngay từ ban đầu tôi đã khảo sát chất lượng qua 3 phần: Học hát, Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức ở các khối lớp với kết quả như sau:
Tổng số
Chất lượng
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
370
SL
TL
SL
TL
250
67,5
120
32,5
Thông qua kết quả trên tôi thấy chất lượng thấp, học sinh chưa đạt yêu cầu vẫn có.Từ thực trạng trên tôi quyết định đưa ra một số biện pháp để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học âm nhạc.
III. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
1. Trong phân môn học hát:
1.1. Hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu và tập hát:
Muốn cho học sinh hát được tốt thì ngay ban đầu cần chú ý đến đọc lời ca. Với học sinh lớp 1,2 các em tiếp thu lời ca chậm hơn học sinh lớp 3,4,5 nên với những bài có các câu, các từ gần giống nhau hoặc trong bài có 2 đến 3 lời các em hát hay bị nhầm lời, đôi khi dễ bị quên lời. Để tránh tình trạng trên tôi thường hướng dẫn học sinh như sau:
 Tùy từng bài có thể hướng dẫn đọc cả bài một vài lần nhưng với những bài học sinh khó nhớ lời tôi cho học sinh đọc từng câu, từng đoạn rồi mới đọc ghép cả bài, hoặc phân chia đọc theo dãy nhóm để các em đọc nối tiếp gây sự tập trung chú ý thi đua từng dãy nhóm.
Ví dụ: Bài Tìm bạn thân (lớp 1) tuy bài không dài nhưng có các từ mà học sinh khi hát hay sai lời như câu:
“Nào ai ngoan, ai xinh, ai tươi” các em hay nhầm lẫn giữa các tiếng “ngoan”, “xinh”, “tươi” trong ba từ đó ban đầu các em hay hát nhầm (hoán vị các từ đó. Để khắc phục tình trạng trên tôi cho học sinh đọc câu này một số lần, thậm chí còn phải chia từng từ một cho các nhóm đọc nối tiếp để các em khỏi đọc nhầm như:
+ Nhóm 1 đọc: “Nào ai ngoan”
+ Nhóm 2 đọc: “ai xinh”
+ Nhóm 3 đọc: “ai tươi”
 Sau đó đổi đọc ngược lại: nhóm 3 đọc trước rồi đến nhóm 2, nhóm 1.Khi học sinh đỡ nhầm lẫn các từ trên tôi mới cho ghép cả câu.
- Khi tập hát từng câu: Tương tự như đọc lời ca, với những câu học sinh hay nhầm lời tôi cũng phân chia câu theo nhóm như trên để học sinh hát nối tiếp sau khi đã cho hát vỡ vạc một số lần.
Hoặc ví dụ trong bài Xòe hoa (lớp 2) lời ca cũng rất ngắn gọn nhưng học sinh hát cũng hay nhầm lời giữa 2 câu:
 “Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng	
Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng”
Trong hai câu trên nếu buông sách giáo khoa hoặc bảng phụ chép sẵn lời ca học sinh vẫn còn ấp úng nhầm lời nhất là hay nhầm tiếng “nghe” với “theo” nên khi tập hát tôi thường cho học sinh kết hợp vừa hát, vừa nghe đàn, mắt nhìn lời ca, hát đến đâu tay chỉ đến đó để tập trung sự chú ý cao. Khi hát ôn tôi cho học sinh hát nối tiếp để tập trung nhớ lời ca, khắc phục tình trạng nhầm. Cụ thể:
	+ Cả lớp hát: “Bùng boong bính boong
 Ngân nga tiếng cồng vang vang”
	+ Nhóm 1 hát: “ Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng”
	+ Nhóm 2 hát: “Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng”
	+ Cả lớp hát: “Tay nắm tay ta cùng xòe hoa”
Tương tự như trên ở lớp 3 có bài Gà gáy (Dân ca Cống), lời ca cũng rất ngắn gọn nhưng trong tiết học bài mới, ban đầu học sinh cũng hay hát nhầm lời hoặc hát hay ấp úng không tròn vành rõ chữ ở hai câu:
 “Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi. Gà gáy té le té le sáng rồi ai ơi” và cụ thể là ở các tiếng “Le té le” và “té le té le”.
Để khắc phục tình trạng trên khi hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu và tập hát ngoài quan sát bảng phụ tôi cũng còn phải cho học sinh bám sát sách giáo khoa dùng ngón trỏ hoặc thước kẻ chỉ lời ca. Khi đọc lời ca theo tiết tấu tôi cho học sinh đọc hai câu này mỗi câu hai đến ba lần rồi mới ghép đọc cả bài. Khi tập hát từng câu tôi vẫn giành thời gian chú trọng cho hai câu này. Trong khi tập từng câu sau khi cho học sinh hát mỗi câu hai, ba lần mà vẫn chưa ổn tôi cho từng nhóm hoặc một số học sinh hát được mới tập hát tiếp các câu sau và ghép cả bài.
1.2. Hướng dẫn học sinh kỹ năng nghe nhạc để ôn bài hát.
 Khi học sinh biết nghe nhạc là học sinh biết cảm thụ âm nhạc. Để thực hiện được mục tiêu này sau khi học sinh học hát xong từng đoạn hoặc vỡ vạc xong cả bài tôi không quên cho học sinh nghe giai điệu từng đoạn hoặc cả bài một số lần giúp học sinh nhớ và cảm nhận được giai điệu sau đó cho học sinh hát sẽ đúng và hay hơn. Tùy từng bài mà giáo viên có thể cho học sinh nghe từng đoạn hay cả bài. Trong bài Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Ba Na), hoặc bài Chúc mừng (Nhạc Nga) cấu trúc bài ngắn không phân chia theo đoạn nên cho học sinh nghe giai điệu cả bài một số lần. 
 Phần nhiều ở lớp 4 là các bài có cấu trúc theo các đoạn khác nhau như bài: Khăn quàng thăm mãi vai em (Ngô Ngọc Báu), Trên ngựa ta phi nhanh (Phong Nhã), Ban tay mẹ (Bùi Đình Thảo, Tạ Hữu Yên) v.vnhững bài có cấu trúc theo đoạn nên cho học sinh nghe giai điệu từng đoạn sau đó mới ghép cả bài.
1.3. Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Để giúp cho các em vững vàng về trường độ, tránh tình trạng khi ngân, nghỉ có em lại hát trước hoặc sau không đồng đều nên việc cho học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát là cần thiết không thể bỏ qua. Như chúng ta đã biết thông thường có 3 cách vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát đó là vỗ tay hoặc gõ đệm theo: nhịp, theo phách và theo tiết tấu lời ca. Tùy theo từng bài hát mà chúng ta vận dụng cho phù hợp.
Việc vận dụng từng cách gõ đệm cho phù hợp với từng bài hát mà tôi muốn nói ở đây là: tùy theo bài hát, nếu bài hát có tiết tấu vừa phải thì giáo viên cho học sinh gõ đệm theo phách, nếu bài hát có nhiều câu có trường độ dài, hoặc bài viết ở nhịp ¾ thì nên cho học sinh gõ đệm theo nhịp, nếu bài hát tiết tấu tương đối khó thì giáo viên nên cho học sinh gõ đệm the tiết tấu. Và để phát huy hơn nữa tính tích cực của học sinh, giáo viên có thể cho học sinh thực hiện cả ba cách sau đó chia nhóm đồng thời vừa hát vừa thực hiện gõ đệm theo yêu cầu. Ví dụ:
Với bài: Chú voi con ở bản đôn (Phạm Tuyên), tôi thường cho học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách như:
 Hát: Chú voi con ở Bản Đôn, chưa có ngà nên còn trẻ con
 Vỗ tay: x x x x x x x x
Với bài: Tre ngà bên lăng Bác ( Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích), tôi thường
 cho học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp như:
 Hát:	 Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà
 Vỗ tay: x x x x
	Với bài: Trên ngựa ta phi nhanh (Nhạc và lời Phong Nhã), tôi thường cho học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu:
 Hát:	 Trên đường gập gềnh ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
 Vỗ tay: x x x x x x x x x x
	Hoặc với bài: Mời bạn vui múa ca (Phạm Tuyên), bài có tiết tấu dễ tôi thường cho học sinh kết hợp hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm cả ba cách như:
- Theo nhịp:
 Hát:	 Chim ca líu lo, hoa như đón chào
 Vỗ tay: x x x x
- Theo phách:
	 Hát: Chim ca líu lo, hoa như đón chào
 Vỗ tay: x x xx x x x
Theo tiết tấu:
Chim ca líu lo, hoa như đón chào
 x x x x x x x x
Với bài Mời bạn vui múa ca, sau khi học sinh thực hiện xong các cách vỗ tay hoặc gỗ đệm, để rèn luyện tính tích cực chủ động của học sinh tôi thường chia lớp học thành 3 nhóm và yêu cầu 3 nhóm cùng hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm cùng lúc nhưng mỗi nhóm thực hiện 1 cách gõ đệm khác nhau.
Ví dụ:
Nhóm 1: Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
Nhóm 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách. 
Nhóm 3: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Nói tóm lại tùy từng bài hát mà GV có thể hướng dẫn HS vỗ đệm theo các cách sao cho phù hợp.
1.4. Hướng dẫn học sinh tập biểu diễn:
Với học sinh lớp một hai các em chưa thể tự mình xây dựng động tác phụ họa cho bài hát được nên mặc dù giáo viên làm mẫu nhưng tôi thường khích lệ học sinh sáng tạo, không phụ thuộc vào động tác của người thầy 
Ví dụ như bài Mời bạn vui múa ca (lớp 1)
Trong câu: “Chim ca líu lo, hoa như đón chào” tôi hướng dẫn học sinh đưa hai tay lên miệng thể hiên động tác chim hót líu lo sau đó đưa hai tay lên qua đầu rồi buông tay xuống như bông hoa nở. Tôi kết hợp hỏi học sinh nếu chúng ta làm động tác ngược lại có được không? Sau đó GV định hướng cho các em thể hiện như thế nào là phù hợp.
Hoặc trong câu: “Bầu trời xanh, nước long lanh” Giáo viên hướng dẫn học sinh: Tay trái đưa lên chỉ bầu trời, tay phải đưa xuống thể hiện “nước long lanh”, rồi hỏi: nếu thể hiện “Bầu trời xanh” mà chúng ta đưa tay xuống đất hoặc thể hiện “Nước long lanh” mà chúng ta đưa tay lên cao được không rồi chốt.
Với học sinh lớp 3,4,5 tôi thường gợi ý cho học sinh chủ động xây dựng động tác phụ họa, giáo viên gợi mở cho học sinh cách xây dựng động tác trên cơ sở phù hợp với: lời ca, nội dung, tính chất bài hát, giai điệu tiết tấu bài, xuất xứ bài hát .v.v
- Theo lời ca: 
Ví dụ: “Em yêu trường em với bao bạn thân” (Trong bài Em yêu trường em-Lớp 3) Trong câu này tôi gợi ý cho học sinh: để thể hiện “Em yêu trường em” tay chúng ta thể hiện như thế nào (tay để lên ngực).Tiếp theo trong ý “với bao bạn thân”- GV gợi ý: Bao bạn thân nghĩa là nhiều bạn thân, ý này chúng ta nên đưa hai tay thế nào để biểu hiện nhiều bạn thân? Rồi GV có thể làm động tác (hai tay đưa lên, rồi tỏa rộng ra, buông xuống theo nhịp câu hát.)
- Theo nội dung, tính chất bài hát.
Ví dụ: Bài trên ngựa ta phi nhanh (Lớp 4). Tôi có thể hỏi HS: Qua nghe bài hát chúng ta có tưởng tượng thấy nhịp đi của chú ngựa phi nhanh nhẹn, rộn rã không? (Thấy như chú ngựa phi nhanh,vui nhộn) vậy nên khi biểu diễn bài hát chúng ta thể hiện với tính chất nhịp đi, vui, rộn rã, động tác như đang phi ngựa nhanh nhanh Khi HS cảm nhận được nội dung, tính chất bài hát GV mới làm mẫu, tránh hình thức áp đặt động tác khi HS chưa hiểu buộc phải làm theo.
- Theo giai điệu, tiết tấu bài hát.
Ví dụ:
 Bài Dàn đồng ca mùa hạ có câu:
“ Ve ve ve ve ve, ve ve ve ve ve, ve ve ve ve ve, ve ve ve ve ve” chỗ này tôi có thể hỏi HS: Trong đoạn này chúng ta vỗ tay theo tiết tấu có được không? Các con thử làm cho cô xem nào, rồi GV mới làm mẫu hoặc chỉnh sửa cho những HS thực hiện chưa đúng.
- Theo xuất xứ bài hát.
Ví dụ: Trong bài Bạn ơi lắng nghe (Lớp 4) Bài hát có 2 lời.
Lời 1: “Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe
	Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào
 Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát
	Tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào”
Ở lời một GV hướng đẫn cho HS phụ họa theo nội dung lời ca. Sang lời 2:
	“ Hỡi bạn ơi dừng chân chút đi
	Có nhìn thấy đàn chim câu xanh
	Cánh gọi nắng bay về rẫy lúa
	Lúa mừng nắng lúa reo rì rào”
Để thể hiện động tác phong phú phù hợp với tính chất bài hát GV nên nghĩ tới xuất xứ của bài hát để hướng tới động tác phụ họa. Bài Bạn ơi lắng nghe thuộc thể loại dân ca Ba-na (Tây Nguyên). Hỏi HS: các con xem trên ti vi, xem ca nhạc thấy người Tây Nguyên biểu diễn thường như thế nào? GV hỏi nhưng không nhất thiết HS phải trả lời để GV giới thiệu động tác cơ bản thể hiện tính dân tộc Tây Nguyên. 
Ngoài ra, GV có thể cho HS quan sát một số hình ảnh múa về dân tộc Tây Nguyên, những trang phục và nét sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của người Tây Nguyên để HS liên tưởng đến việc xây dựng động tác phụ họa trong bài hát như những hình ảnh sau:
Với các hình thức trên khi HS đã xây dựng xong động tác phụ họa, khi ôn tôi luôn chú ý đến tất cả các đối tượng HS, ngoài cho HS thực hành cả lớp, để thi đua trong các nhóm tôi cho các em tập biểu diễn theo nhóm. Để bồi dưỡng HS năng khiếu, sau khi cho các nhóm tập biểu diễn xong, trong mỗi nhóm tôi chọn những em hát kết hợp động tác phụ họa tôt hơn lên bảng biểu diễn một vài lần nữa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_am_nhac_cho_hoc_sinh_tieu.doc