SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian góp phần gây hứng thú cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Nga Tiến

SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian góp phần gây hứng thú cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Nga Tiến

 Văn học giúp cho con người trở về cội nguồn và hướng tới tương lai. Thế nhưng dạy học như thế nào để gây hứng thú và niềm say mê của học sinh? Đó là cả một vấn đề không phải dễ dàng gì. Một mặt dạy học cần không ngừng đổi mới về nội dung phương pháp song bên cạnh đó cũng cần đổi mới cả về hình thức tổ chức. Nghĩa là cải tiến các cách thức tổ chức để sao cho cũng từ tiết dạy đó để lại trong học trò nhiều sự rung cảm, cảm xúc sâu lắng nhất về môn học. Mà một trong những hình thức tổ chức có hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh đó là hoạt động ngoại khóa văn học. Đây là một hình thức tổ chức bổ ích và mang tính tích cực trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung và ở trường THCS nói riêng.

 Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục. Hoạt động ngoại khoá Văn học phát huy tính năng động chủ quan, tính tích cực xã hội tạo điều kiện phát hiện sở thích, thiên hướng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo" (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia 1999, Tr. 381).

 Qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở THCS vì những lí do sau:

Thứ nhất: Ngoại khoá Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian (tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, gắn với sinh hoạt xã hội. . . ). Là điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy.

 

doc 23 trang thuychi01 20032
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian góp phần gây hứng thú cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Nga Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: 
 Văn học giúp cho con người trở về cội nguồn và hướng tới tương lai. Thế nhưng dạy học như thế nào để gây hứng thú và niềm say mê của học sinh? Đó là cả một vấn đề không phải dễ dàng gì. Một mặt dạy học cần không ngừng đổi mới về nội dung phương pháp song bên cạnh đó cũng cần đổi mới cả về hình thức tổ chức. Nghĩa là cải tiến các cách thức tổ chức để sao cho cũng từ tiết dạy đó để lại trong học trò nhiều sự rung cảm, cảm xúc sâu lắng nhất về môn học. Mà một trong những hình thức tổ chức có hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh đó là hoạt động ngoại khóa văn học. Đây là một hình thức tổ chức bổ ích và mang tính tích cực trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung và ở trường THCS nói riêng.
 	Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục. Hoạt động ngoại khoá Văn học phát huy tính năng động chủ quan, tính tích cực xã hội tạo điều kiện phát hiện sở thích, thiên hướng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo" (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia 1999, Tr. 381). 
 Qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở THCS vì những lí do sau:
Thứ nhất: Ngoại khoá Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian (tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, gắn với sinh hoạt xã hội. . . ). Là điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy. 
Thứ hai: Ngoại khoá Văn học dân gian cho phép chúng ta khai thác tác phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian . 
Thứ ba: Ngoại khoá Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá. . . 
Thứ tư: Ngoại khoá Văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài học. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian, học sinh có thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hoá dân gian của quê hương, đất nước. 
Thế nhưng, lâu nay trong nhà trường hoạt động ngoại khoá Văn học được hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ. Việc tổ chức ngoại khoá Văn học tuỳ thuộc vào quỹ thời gian vốn rất hạn hẹp, vào năng lực và nhiệt tình của người dạy và nhu cầu, hứng thú của người học. Nó được coi là một hoạt động giải trí, tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ (ca - múa - nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về mặt nội dung. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì chương trình nội khoá lâu nay chỉ chú trọng cung cấp kiến thức về mặt số lượng, coi nhẹ việc rèn luyện kĩ năng, tách rời lý thuyết với thực hành. 
Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kĩ về chương trình, đặc biệt là công tác phối hợp giữa tổ chuyên môn với nhà trường và các tổ chức đoàn thể khác trong trường. Với mong muốn nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh ở môn Ngữ văn, trong hai năm qua, tôi đã mạnh dạn áp dụng hoạt động ngoại khóa này vào quá trình giảng dạy và bước đầu đã thu được kết quả nhất định. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian góp phần gây hứng thú cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Nga Tiến”
 2. Mục đích nghiên cứu
Việc chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng tình cảm, tình yêu đối với cuộc sống con người và quê hương đất nước.
Tăng cường hứng thú khơi gợi tư duy sáng tạo, tình cảm trong sáng của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn.
 Giúp học sinh có kĩ năng đọc – hiểu những tác phẩm Văn học dân gian theo đúng đặc trưng thể loại.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh lớp 7 của trường THCS Nga Tiến
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phân tích thực tế
 - Phương pháp tham quan thực tế.
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp phân tích
 -Phương pháp thực nghiệm
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận 
Văn học dân gian (VHDG) hay văn học truyền miệng là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời và phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác và lưu truyền, về nội dung tư tưởng và thể loại nghệ thuật.
Văn học dân gian mang tính hiện thực cao. Tính hiện thực của Văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,..., gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.
Từ xưa dưới những lũy tre xanh, dưới gốc đa, gốc gạo, người nông dân Việt Nam đã xua tan đi mệt nhọc bằng những câu chuyện vui, bằng những câu hò điệu lý từ những câu ca quen thuộc hằng ngày. Hình thức diễn xướng đó đã đi vào lòng người một các tự nhiên, mà ai ai cũng có thể học và thuộc. Ngày nay, mặc dù có nhiều hình thức diễn xướng khác nhau, nhiều hoạt động văn hóa khác nhau song hoạt động về các lĩnh vực văn hóa dân gian vẫn được nhân dân ta ưa chuộng và mến mộ.
Chính vì vậy một trong những phương pháp dạy học tích cực hiện nay là: dạy học bằng những phương tiện hiện đại, đồ dùng trực quan sinh động, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Một trong những hoạt động tích cực hỗ trợ cho phương pháp dạy học mới này là: Hoạt động ngoại khóa. Đây là hoạt động không chỉ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy mà còn là hoạt động đẩy mạnh cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” và “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo trong các năm qua.
Hoạt động ngoại khóa văn học nói chung và hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian nói riêng là một trong những hình thức phổ biến, được dân gian ta sinh hoạt vào những dịp lễ, tết, hoặc đình đám, hội hè Trong nhà trường, hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian sẽ giúp cho việc dạy và học có cơ sở thực tế tạo hưng phấn cho giờ học chính khóa, vốn sống, vốn hiểu biết của cả thầy và trò đều được mở rộng. Ở hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian học sinh có thể thể hiện niềm đam mê về một lĩnh vực nào đó đồng thời những năng khiếu riêng của học sinh được thể hiện một cách rõ nhất.
Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép giáo viên khai thác tác phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian.
 Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá.
Với hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian thầy cô giáo đã thắp lên ngọn lửa say mê văn học, đồng thời củng cố, bổ sung cho học sinh những hiểu biết tổng thể về văn hóa Văn học giân gian. Từ đó, giúp các em tìm tòi, khám phá cái hay, cái đẹp của ca dao, tục ngữ, bồi đắp cho tâm hồn mình thêm trong sáng.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1 : Đối với Giáo viên:
Trong chương trình Ngữ văn THCS đã thực sự coi trọng phần Văn học dân gian . Vì vậy số tiết học dành cho phần bài này nhiều, tập trung vào lớp 6 và lớp 7 ( gần hết các thể loại Văn học dân gian) 
Ngoài các tiết có nội dung bài học, chương trình hiện nay còn dành số tiết rất đáng kể cho ôn tập, luyện tập và hoạt động ngoại khóa. Số lượng các tiết này nhiều hơn rất nhiều so với chương trình và SGK trước đây.
 	Với số lượng nội dung bài học nhiều như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thật sự coi trọng phần bài về lĩnh vực này. Nhưng thực tế hiện nay, một bộ phận nhỏ giáo viên thường tải giáo án có sẵn trên mạng internet nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản mà chưa đào sâu kiến thức. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về môn học, đặc biệt là hình thức diễn xướng về Văn học dân gian chưa được nhiều giáo viên coi trọng. Qua khảo sát từ đồng nghiệp dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi thấy đa số giáo viên thực hiện tiết ngoại khóa này đều phụ thuộc vào kế hoạch hoạt động cao điểm của Đội. Việc giáo viên Ngữ văn chủ động lên kế hoạch, đề xuất hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa là rất ít. 
2.2: Đối với học sinh: 
Trong chương trình văn học dân gian lớp 6, đa số là các em rất thích những câu chuyện cổ tích , truyền thuyết, ngụ ngôn Nhưng sang chương trình lớp 7, phần tục ngữ ca dao hoặc sân khấu chèo nhiều em không còn hứng thú nữa . Nhiều học sinh cho rằng chỉ cần hiểu nội dung câu tục ngữ, ca dao ấy là được. Vì vậy các em học qua loa đại khái, chưa có ý thức là vì sao câu tục ngữ ca dao ấy ra đời để nhằm mục đích gì hoặc vở kịch ấy hay ra sao. Do đó, phần lớn học sinh không có hứng thú đối với bộ môn ngữ văn nói chung và với phần Văn học dân gian nói riêng.
Có một thực tế là, có học sinh viết hoặc trình bày bài rất tốt phần hiểu nội dung một vấn đề liên quan đến văn học dân gian nhưng khi yêu cầu diễn xướng thể hiện trước đám đông thì các em lại vô cùng lúng túng, thậm chí là không thể thực hiện được. Ngược lại, có học sinh khi học thì hời hợt nhưng khi yêu cầu đóng vai hoặc hóa thân lại làm rất tốt.
2.3. Đối với phụ huynh: 
Trong thời đại công nghệ 4.0, nhiều phụ huynh không còn coi trọng môn văn. Vì họ cho rằng, môn văn không phục vụ cho ngành nghề của con cái sau này nên cũng không cần phải học giỏi môn Văn. Hằng ngày việc nhắc nhở con cái học hành chỉ tập trung vào các môn tự nhiên và môn Tiếng Anh. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn Văn và hứng thú học môn Văn của học sinh
2.4. Đối với Tổ chuyên môn và nhà trường:
 	Theo kế hoạch chung của các nhà trường trong những năm qua, đều thực hiện chương trình “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” và “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” . Nhưng để tổ chức được một hoạt động ngoại khóa cần có thời gian, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí. Điều này lại là một trở ngại lớn cho các nhà trường hiện nay. So với nhiều trường THCS trên địa bàn toàn huyện thì trường THCS Nga Tiến là một ngôi trường đặc biệt khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc quan tâm tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động còn chưa tích cực. Với những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất như vậy nên việc tổ chức một hoạt động ngoại khóa lớn để củng cố về kiến thức và hướng dẫn học sinh về kĩ năng luôn là một bài toán khó. Để làm được điều đó cần có sự chung tay góp sức của tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
 Thực tế qua việc giảng dạy và tiến hành khảo sát trong những năm học vừa qua đối với học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Tiến, tôi nhận thấy thực trạng học sinh không thích học môn Văn ngày càng nhiều, cụ thể như sau:
STT
Năm học
Số HS
HS yêu thích học
môn Ngữ văn
HS không yêu thích
học môn Ngữ văn
SL
%
SL
%
1
2014 - 2015
74
17
22.9
57
77,1
2
2015 – 2016
72
19
26.4
53
73,6
 Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn bậc THCS bản thân tôi cũng rất băn khoăn trăn trở về vấn đề này. Vì vậy sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm trong những năm học vừa qua, tôi đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn và đặc biệt là của Ban giám hiệu nhà trường. Tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian cho học sinh để nhằm mục đích nâng cao sự hứng thú học tập môn Ngữ văn ở trường THCS. Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào bồi dưỡng và phát triển nhân cách cho học sinh, đồng thời tạo nên một sân chơi bổ ích cho các em. Sân chơi tri thức “chơi mà học, học mà chơi” không chỉ nhằm tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn đối với học sinh mà còn tạo ra sự hứng thú đối với bộ môn Ngữ văn nói chung và mảng Văn học dân gian nói riêng.
 Từ những thực trạng trên, xét thấy tầm quan trọng của việc tạo hứng thứ cho học sinh trong môn Ngữ văn, với sự kiểm nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học, tôi mạnh dạn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp kinh nghiệm nhỏ về: “Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian góp phần gây hứng thú cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Nga Tiến ” . 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Lựa chọn chủ đề ngoại khóa. 
 Để tiến hành ngoại khóa văn học dân gian đạt hiệu quả và tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn đối với học sinh, từ đó tạo ra sự hứng thú đối với bộ môn đòi hỏi bản thân người giáo viên phải xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, kết hợp với sự tìm tòi, nghiên cứu về Văn học dân gian một cách nghiêm túc. Song sẽ là một sự thiếu sót nếu bản thân người giáo viên áp đặt những điều mà mình đã tích lũy được về Văn học dân gian thông qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu mà không chú ý đến tâm lí tình cảm của học sinh. Có nghĩa là các giải pháp mà người giáo viên đưa ra có khả năng gây hứng thú, hấp dẫn với các em hay không? Và có một điều chắc chắn rằng, nếu những giải pháp ngoại khóa mà người giáo viên đưa ra khô khan giáo điều, nặng tính lí luận thì sẽ không tạo được sự lôi cuốn và hấp dẫn cũng như sự nhiệt tình tham gia của các em học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động. Vì vậy trong quá trình tổ chức nghiên cứu tôi luôn chú ý tìm tòi ra những giải pháp thực hiện vừa đảm bảo tính chính xác, khoa học, song lại phải gây sự hứng thú và hấp dẫn để thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các em. Và để đạt hiệu quả cao nhất tôi đã tiến hành tổ chức ngoại khóa Văn học dân gian cho học sinh khối 7 theo các chủ đề sau : 
 - Chủ đề : “Du lịch qua các miền bằng ca dao - dân ca”:
 Kho tàng dân ca nước ta vô cùng đa dạng và phong phú, vì vậy cho nên trong khuôn khổ buổi ngoại khóa này tôi chỉ ấn định mỗi đội thi chọn và tập luyện 2 bài dân ca đặc trưng cho mỗi vùng miền của nước ta (Bắc - Trung - Nam) Tôi đã chọn và ấn định sẵn các bài dân ca cho các đội thi như sau :Vùng Bắc Bộ chọn 2 bài đó là: Trống cơm và Bèo dạt mây trôi. Vùng Trung Bộ, tôi chọn 2 bài dân ca mang đậm bản sắc và con người xứ Thanh, đó là: Hò sông Mã và Đi cấy. Còn đến với vùng Nam Bộ tôi yêu cầu các em tập hát 2 bài: Lí ngựa ô và Lí con sáo. Sau khi tôi đã chọn được các bài dân ca cụ thể, tôi cho các em bốc thăm chọn bài và tôi cũng lưu ý các em là hai bài các em tham gia thi phải ở hai vùng miền khác nhau (Có như vậy mới giúp các em thấy được sự đa dạng, phong phú về kho tàng dân ca của nước ta) Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên dạy Âm nhạc cùng với giáo viên bộ môn Ngữ văn.
 Bằng hình thức này tôi sẽ giúp các em hiểu biết thêm về các làn điệu dân ca của ba miền đất nước: Bắc-Trung-Nam. Ở Bắc Bộ với những làn điệu dân ca - ca dao mượt mà duyên dáng và hết sức tình tứ, qua điệu “Trống Cơm” hay “Bèo dạt mây trôi”Ta đến với dân ca miền Trung cũng như con người miền Trung gồ ghề, gân guốc mà mặn mà và đằm thắm, nghĩa tình với những điệu như “Hò sông Mã”,”Đi cấy”tiếp theo ta sẽ đến với vùng đất xứ Nam Bộ mộc mạc và đầy tình nghĩa, chỉ với khúc hát “Lí ngựa ô” vui nhộn “Lí con sáo”nghe réo rắt, xúc động lòng người, sẽ giúp ta hiểu được phần nào tâm hồn con người Nam bộ mộc mạc nhưng sống đầy tình nghĩa, thủy chung sâu nặng. 
 - Chủ đề : “Đố vui tục ngữ - ca dao ”:
 Đó là những câu đố có nội dung rất gần gũi và quen thuộc với đời sống lao động sản xuất của các em ở nông thôn đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế lao động, sản xuất trong mỗi gia đình nông thôn. Như: Con trâu, cái bừa, cây rơm, cái nơm, cái cào cỏ, cái gáo múc nước, cái nón...Với nội dung này sẽ giúp các em tích lũy thêm sự hiểu biết về vốn thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Từ đó rút ra những bài học bổ ích và thú vị cho bản thân, phát triển óc tư duy và liên hệ với đời sống thực tiễn. Và hơn nữa giúp các em có thêm vốn thành ngữ - tục ngữ - ca dao để sử dụng trong quá trình nói và viết của bản thân mình.
 - Chủ đề :“Thi sưu tầm thành ngữ- tục ngữ- ca dao ”
 Để giúp các em có thể tham gia tốt phần thi này, tôi đã đưa ra các chủ đề trước cho các nhóm, yêu cầu các em về nhà sưu tầm tìm hiểu, chuẩn bị kĩ lưỡng. Các chủ đề mà tôi lựa chọn rất gần gũi, thân thuộc với các em. Giúp các em dễ sưu tầm tìm hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. Tôi đưa ra 4 nội dung như sau: Ca ngợi tình yêu quê hương - đất nước ; Tình cảm gia đình, Quan hệ thầy- trò ; Kinh nghiệm lao động sản xuất. Và hơn nữa qua việc sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân gian giúp các em thấy được sự phong phú, đa dạng của ca dao, tục ngữ, thành ngữ nước ta. Từ đó giúp các em hình thành và phát triển tình cảm yêu quí lao động sản xuất, quí trọng tình cảm gia đình, quí trọng tình cảm thầy trò, tình cảm quê hương đất nước...
 - Chủ đề: “Thi kể chuyện dân gian”:
 Tôi đã cho học sinh tìm hiểu một số thể loại văn xuôi dân gian như: Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cườisau đó lựa chọn những tác phẩm có nội dung phục vụ cho hoạt động ngoại khóa. Ở chủ đề này tôi dự kiến sẽ cho các em thi kể chuyện các tác phẩm tự sự dân gian, cụ thể như: Thể loại truyền thuyết gồm có: “Sự tích Hồ Gươm” “Con Rồng cháu Tiên” hoặc “ Bánh chưng bánh giầy” “Thánh Gióng” “Sơn Tinh Thủy Tinh” hay thể loại truyện cổ tích gồm có: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minhĐây là những văn bản các em đã được học trong chương trình Ngữ văn, ngoài ra có thể khuyến khích các em có thể sưu tầm chọn kể một câu chuyện dân gian khác ngoài chương trình chính khóa đã học. Sở dĩ tôi cho các em chọn kể hai thể loại truyện dân gian như trên là giúp các em ngược về với cội nguồn của dân tộc, lịch sử hào hùng của cha ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, từ đó giúp các em khắc sâu truyền thống và lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các em. Không chỉ như vậy mà qua phần thi kể chuyện dân gian giúp các em rèn luyện tự tin, mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông.
 - Chủ đề:“Chúng em với nghệ thuật sân khấu dân gian”:
 Ở nội dung này tôi sẽ cho các em thi diễn xuất sân khấu dân gian, các em sẽ vào vai các nhân vật rất quen thuộc và gần gũi với các em trong 3 trích đoạn nghệ thuật sân khấu đó là: Các vở chèo “Quan Âm Thị Kính” “Xã trưởng mẹ Đốp” và “Nghêu sò ốc hến”như chúng ta đã biết sân khấu dân gian nói chung và sân khấu chèo nói riêng là loại hình làm tăng thêm màu sắc hấp dẫn, thú vị của văn hóa dân gian Việt Nam. Đưa chủ đề này vào để các em thấy được tính chất diễn xướng của Văn học dân gian nhằm tăng thêm vốn hiểu biết về văn học dân gian cũng như văn hóa dân gian cho các em. Đồng thời qua hoạt động thi diễn xuất giúp các em hóa thân vào nhân vật dân gian, rèn kĩ năng sắm vai, phát triển ngôn ngữ nói và sự tự tin của bản thân trước đám đông. Từ đó giúp các em yêu và thích thú văn hóa dân gian. Đặc biệt là nghệ thuật sân khấu chèo.
3.2. Các biện pháp thực hiện:
 	3.2.1 Công tác chuẩn bị tổ chức:
 Để hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao thì công tác chuẩn bị là một khâu hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của chương trình. Nên tôi đã chủ động lên kế hoạch hoạt động và đề xuất kế hoạch với Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường về công tác tổ chức ngoại khóa, sau khi Ban giám hiệu nhất trí,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_van_hoc_dan_gian_gop_phan.doc