SKKN Tổ chức “Hoạt động học” theo hướng tích hợp và tích cực khi dạy bài “Quê hương” nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Minh Khai

SKKN Tổ chức “Hoạt động học” theo hướng tích hợp và tích cực khi dạy bài “Quê hương” nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Minh Khai

 Môn Ngữ văn là một môn học có thể đem lại cho người dạy và người học nhiều hứng thú, say mê nhưng đồng thời cũng chứa đựng không ít khó khăn, thách thức. Là giáo viên dạy văn ở thời buổi kinh tế thị trường, xã hội đang chuyển biến mạnh mẽ, xuất hiện những xu hướng, những chuẩn mực đánh giá con người không còn như trước; việc hướng học sinh vào thế giới nội tâm, thế giới bay bổng của thơ ca, của truyện cổ tích rõ ràng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Đặc biệt năm học 2017 - 2018, để việc dạy - học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa đã giao cho các nhà trường xây dựng Chương trình giáo dục nhà trường cho từng môn học. Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn ở THCS đã ban hành theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006; Khung phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo áp dụng cho các cấp THPT từ năm học 2009 - 2010; Khung phân phối Chương trình các môn học lớp 6,7,8,9 mô hình trường học mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường THCS Minh Khai cũng đã xây dựng chương trình cho các môn và đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa phê duyệt ngày 06/08/2017. Đây chính là điều chỉnh Khung phân phối chương trình, đề ra cách thức tổ chức “hoạt động học” ở một số đơn vị bài học cụ thể cho phù hợp với tình hình nhà trường, với đối tượng học sinh. Nhận thấy vai trò đặc biệt của việc tổ chức các “hoạt động học” cho học sinh dựa trên “nghiên cứu bài học” các văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS, tôi đã mạnh dạn suy nghĩ tìm tòi và thực hiện một số đổi mới nhỏ về phương pháp khi dạy các văn bản này của chương trình Ngữ văn 8. Trong quá trình thực hiện, tôi cũng đã nhận được ý kiến phản hồi tương đối khả quan từ phía học sinh và đồng nghiệp. Đúc rút kinh nghiệm từ những việc đã làm, tôi xin trình bày nội dung: “Tổ chức “Hoạt động học” theo hướng tích hợp và tích cực khi dạy bài “Quê hương” nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Minh Khai”.

doc 15 trang thuychi01 7631
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức “Hoạt động học” theo hướng tích hợp và tích cực khi dạy bài “Quê hương” nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Môn Ngữ văn là một môn học có thể đem lại cho người dạy và người học nhiều hứng thú, say mê nhưng đồng thời cũng chứa đựng không ít khó khăn, thách thức. Là giáo viên dạy văn ở thời buổi kinh tế thị trường, xã hội đang chuyển biến mạnh mẽ, xuất hiện những xu hướng, những chuẩn mực đánh giá con người không còn như trước; việc hướng học sinh vào thế giới nội tâm, thế giới bay bổng của thơ ca, của truyện cổ tích rõ ràng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Đặc biệt năm học 2017 - 2018, để việc dạy - học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa đã giao cho các nhà trường xây dựng Chương trình giáo dục nhà trường cho từng môn học. Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn ở THCS đã ban hành theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006; Khung phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo áp dụng cho các cấp THPT từ năm học 2009 - 2010; Khung phân phối Chương trình các môn học lớp 6,7,8,9 mô hình trường học mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường THCS Minh Khai cũng đã xây dựng chương trình cho các môn và đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa phê duyệt ngày 06/08/2017. Đây chính là điều chỉnh Khung phân phối chương trình, đề ra cách thức tổ chức “hoạt động học” ở một số đơn vị bài học cụ thể cho phù hợp với tình hình nhà trường, với đối tượng học sinh. Nhận thấy vai trò đặc biệt của việc tổ chức các “hoạt động học” cho học sinh dựa trên “nghiên cứu bài học” các văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS, tôi đã mạnh dạn suy nghĩ tìm tòi và thực hiện một số đổi mới nhỏ về phương pháp khi dạy các văn bản này của chương trình Ngữ văn 8. Trong quá trình thực hiện, tôi cũng đã nhận được ý kiến phản hồi tương đối khả quan từ phía học sinh và đồng nghiệp. Đúc rút kinh nghiệm từ những việc đã làm, tôi xin trình bày nội dung: “Tổ chức “Hoạt động học” theo hướng tích hợp và tích cực khi dạy bài “Quê hương” nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Minh Khai”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chương trình Sách giáo khoa cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”. Vì vậy việc tích hợp liên môn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khi tổ chức các hoạt động học cho học sinh là một trong cách dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng tích hợp kiến thức liên môn và phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy tôi muốn đề xuất những biện pháp sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học này sao cho có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Trong phạm vi sáng kiến này tôi sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về việc tổ chức hoạt động học theo hướng tích hợp và tích cực khi dạy bài “Quê hương”
cho học sinh lớp 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp.
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
	Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Học văn học là tìm hiểu, khám phá ý nghĩa, giá trị của hình tượng nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm. “Theo lý thuyết tiếp nhận thì tác phẩm do hai yếu tố tạo thành: văn bản (trong chất liệu) và khách thể thẩm mỹ (trong tâm trí). Văn bản có thể tồn tại qua các thời đại, còn “tác phẩm” do người đọc cụ thể hóa, đồng sáng tạo, cho nên luôn luôn mang tính chất lịch sử, mỗi thời một khác, tùy theo cách tiếp nhận của xã hội, lịch sử của thời đó” (Trần Đình Sử, Lí luận văn học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, in lần thứ ba, 2009, tr.16).
	Lý thuyết tiếp nhận xem người đọc là một nhân tố tích cực tạo thành tác phẩm văn học; xem văn bản tác phẩm là một cấu trúc mở, tác phẩm là một quá trình; xem tác giả chỉ như một yếu tố trong văn bản, là đối tượng tìm kiếm của người đọc. Muốn tìm hiểu, khám phá được đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa, giá trị của văn bản tác phẩm, giáo viên và học sinh vừa phải chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh, vừa biết cách “đọc” nó, tức là phải có phương pháp dạy học phù hợp. Vì vậy, một khi đã được Bộ cho phép, giáo viên cần phải tận dụng cơ hội, linh hoạt trong việc vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp để góp phần làm sống lại tác phẩm trong tâm trí học sinh, làm sáng lên những vẻ đẹp tiềm ẩn trong văn bản tác phẩm.
Dạy học tích hợp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông. Việc có nhiều môn học đã được đưa vào nhà trường phổ thông hiện nay là sự thể hiện quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục bằng cách gắn quá trình học tập vào cuộc sống hằng ngày không làm tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt. Học sinh sử dụng kiến thức của nhiều môn học và không chỉ dừng lại ở nội dung một môn học nhất định. Dạy học tích hợp phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực duy trì của học sinh vì nó luôn tạo ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức trong các tình huống gắn với cuộc sống. Dạy học tích hợp cũng giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học góp phần giảm tải nội dung học tập.
 	Phương pháp tích cực là một thuật ngữ chỉ những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “Tích cực” trong phương pháp dạy học được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người học chứ không phải tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người dạy.
	Dạy học tích hợp và tích cực cần sử dụng những kĩ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn”, “Các mảnh ghép”, “Sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy”, “Học theo góc”, “Động não”, “XYZ”, "Bể cá", "Ổ bi", “Tranh luận ủng hộ - phản đối”, “Tia chớp”, "3 lần 3", “Đặt câu hỏi”
	Tính tích cực của học sinh biểu hiện ở sự chuẩn bị chu đáo cho nội dung bài học, hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ; chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản chí trước những tình huống khó khăn
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Đối với giáo viên
2.2.1.1. Thuận lợi
	Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án  Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Môi trường "Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp liên môn, dạy học tích cực. Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp liên môn, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi. Với việc đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp tích cực hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
2.2.1.2. Khó khăn
Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác, cách sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn, dạy học theo phương pháp truyền thống đơn thuần nên khi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn, sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp; lựa chọn cách thức tổ chức hoạt động học sao cho phù hợp đơn vị bài học và đối tượng học sinh. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp liên môn, sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cũng yêu cầu giáo viên cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi. Chính vì vậy giáo viên còn truyền thụ kiến thức theo một chiều không đặt học sinh vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
2.2.2. Đối với học sinh
2.2.2.1. Thuận lợi
Học sinh có hứng thú khi tham gia các hoạt động học có sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực; hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn năng khiếu, khoa học xã hội. Đặc biệt tài liệu tham khảo ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở”nên cũng tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo.
2.2.2.2. Khó khăn
	Dạy tích hợp, sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực là cả một quá trình từ tiểu học đến trung học phổ thông nên giai đoạn trung học cơ sở học sinh chưa thực sự đã hình thành được kĩ năng, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp. Có thể còn do học sinh có quá nhiều vấn đề cần quan tâm sau mỗi giờ học làm cho các em sao nhãng nên chất lượng tham gia “Họa động học” chưa được như ý. Bên cạnh đó do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh coi nhẹ các môn không thi, ít thi. Điều đó dẫn đến khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống còn hạn chế, chưa phát huy được tinh thần tự học. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Đối với mỗi bài có thể tổ chức “Hoạt động học”, ngay từ trong hè, trước khi bước vào năm học mới, các nhóm chuyên môn đã lên chương trình, thống nhất với nhau cách tổ chức “hoạt động học” cho học sinh sao cho phù hợp, sau đó gửi về Phòng giáo dục và đã được bộ phận phụ trách chuyên môn của Phòng giáo dục duyệt cho tiến hành. Cụ thể trong chương trình Ngữ văn 8 nhóm GV dạy Ngữ văn lớp 8 chúng tôi xác định sẽ có 11 đơn vị bài học cần tiến hành tổ chức “Hoạt động học” cho HS, gồm các bài: Tôi đi học, Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số, Đập đá ở Côn lôn, Quê hương, Ngắm trăng, Đi đường, Nước Đại Việt ta, Thuế máu, Đi bộ ngao du.
	Ở từng bài chúng tôi đều xác định cách thức, phương pháp tổ chức các hoạt động học cho học sinh, xác định rõ cần tích hợp với kiến thức các môn học nào, về nội dung cụ thể gì, sử dụng phương pháp dạy học tích cực nào, sẽ thực hiện tổ chức hoạt động trên lớp hay ngoại khóaCụ thể là:
TT
Tiết theo PPCT
Bài/ nội dung có thể tổ chức “Hoạt động học” cho học sinh
Cách thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học
1
1,2
Tôi đi học
- Tích hợp liên môn: 
+ Âm nhạc: Sưu tầm bài hát về chủ đề thầy cô và mái trường.
+ Mĩ thuật: Vẽ tranh về đề tài Nhà trường.
- Phương pháp dạy học tích cực: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề
- Kĩ thuật dạy học tích cực: “Các mảnh ghép”.
2
39
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Tích hợp liên môn: 
+ Kiến thức Toán lớp 6: tính số liệu bao bì nilon thải ra trong một ngày/địa phương, cả nước.
+ Kiến thức Hóa học lớp 9: Đặc tính của Polime.
+ Kiến thức Sinh học lớp 9: Bài 53 phần III Tác động của con người đến môi trường, bài 54, 55 Ô nhiễm môi trường.
+ Kiến thức Giáo dục công dân lớp 7: bài 17 Bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên.
- Phương pháp dạy học tích cực: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề
- Kĩ thuật dạy học tích cực: “Sơ đồ KWL và sơ đồ 
tư duy”.
3
45
Ôn dịch, thuốc lá
- Tích hợp liên môn: 
+ Kiến thức Sinh học lớp 8: Bài 65 Đại dịch AIDS - thảm họa của loài người.
+ Kiến thức Giáo dục công dân lớp 8: bài 03 Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch.
- Phương pháp dạy học tích cực: phương pháp trực quan, nêu vấn đề, phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở)
- Kĩ thuật dạy học tích cực: “Sơ đồ KWL và sơ đồ 
tư duy”.
4
49
Bài toán dân số
- Tích hợp liên môn: Kiến thức Giáo dục công dân lớp 9 về Dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Phương pháp dạy học tích cực: phương pháp trực quan, nêu vấn đề, phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở)
- Kĩ thuật dạy học tích cực: “Phòng tranh”, “Các mảnh ghép”.
5
58
Đập đá ở Côn Lôn
- Tích hợp liên môn: 
+ Kiến thức Lịch sử: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đặc biệt là nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu trinh).
+ Kiến thức Giáo dục công dân lớp 8: Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời kì đổi mới đất nước.
- Phương pháp dạy học tích cực: phương pháp trực quan, phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở)
- Kĩ thuật dạy học tích cực: “Sơ đồ KWL và sơ đồ 
tư duy”.
6
77,78
Quê hương
- Tích hợp liên môn: 
+ Kiến thức môn Âm nhạc: HS sưu tầm, nghe những bài hát về chủ đề tình yêu quê hương đất nước.
+ Kiến thức môn Mĩ thuật: HS vẽ tranh về đề tài quê hương.
+ Kiến thức Giáo dục công dân: giáo dục HS về tình yêu quê hương, đất nước.
- Phương pháp dạy học tích cực: phương pháp nêu tình huống có vấn đề, phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở), phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trực quan.
- Kĩ thuật dạy học tích cực: kĩ thuật “Sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy”, kĩ thuật “Tia chớp”, kĩ thuật “Động não”.
7
85, 86
Ngắm trăng, Đi đường
- Tích hợp liên môn: 
+ Kiến thức Lịch sử: Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ (đặc biệt là thời kì trước cách mạng tháng Tám năm 1945).
+ Kiến thức Giáo dục công dân: Khích lệ HS hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Phương pháp dạy học tích cực: phương pháp trực quan, phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở), phương pháp thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học tích cực: “Sơ đồ KWL và sơ đồ 
tư duy”.
8
97
Nước Đại Việt ta
- Tích hợp liên môn: 
+ Kiến thức Lịch sử: Cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
+ Kiến thức Giáo dục công dân: Giáo dục HS về lòng yêu nước, niềm tự hào về Tổ Quốc.
- Phương pháp dạy học tích cực: phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở), phương pháp thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học tích cực: “Sơ đồ KWL và sơ đồ 
tư duy”.
9
105, 106
Thuế máu
- Tích hợp liên môn: 
+ Kiến thức Lịch sử: Chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918).
+ Kiến thức Giáo dục công dân: Giáo dục HS tình đoàn kết, yêu chuộng hòa bình, lên án chiến tranh.
+ Kiến thức Mĩ thuật: Vẽ tranh với chủ đề “Chống chiến tranh, vì một thế giới hòa bình”.
- Phương pháp dạy học tích cực: phương pháp trực quan, phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở), phương pháp thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học tích cực: “Sơ đồ KWL và sơ đồ 
tư duy”.
10
109
Đi bộ ngao du
- Tích hợp liên môn: 
+ Kiến thức Sinh học: Môi trường và sức khỏe con người.
+ Kiến thức Giáo dục công dân: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Phương pháp dạy học tích cực: nêu vấn đề, phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở)
- Kĩ thuật dạy học tích cực: “Sơ đồ KWL và sơ đồ 
tư duy”.
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa: cho HS đi dã ngoại.
2.3.2. Sau khi đã thống nhất trong nhóm, các giáo viên tùy theo đối tượng của lớp dạy mà tiến hành các hoạt động trên lớp cho phù hợp (Ví dụ: có lớp sĩ số đông khó tiến hành kĩ thuật dạy “Khăn phủ bàn” hay “Góc học tập”nên có thể chọn kĩ thuật dạy khác).
2.3.3. Sau mỗi bài dạy tổ chức “Hoạt động học” ấy, khi sinh hoạt nhóm chuyên môn chúng tôi tổ chức học tập, rút ra bài học kinh nghiệm cho mình và cho đồng nghiệp để kịp thời điều chỉnh hoặc có phương pháp giảng dạy phù hợp cho các giờ có tổ chức “Hoạt động học” tiếp theo.
2.3.4. Riêng tôi, trong năm học 2017 - 2018, tôi đã tiến hành dạy 11 văn bản có tổ chức “Hoạt động học” theo thống nhất của nhóm chuyên môn và tôi thấy học sinh rất có hứng thú đối với những tiết học này. 
	Sau đây tôi xin trình bày cách tổ chức hoạt động học theo hướng tích hợp và tích cực khi dạy bài “Quê hương” nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Minh Khai.
a.	Phương án tích hợp trong 02 tiết dạy văn bản “Quê hương”:
- Tích hợp với môn Âm nhạc: 
+ Phần Giới thiệu bài mới: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát Quê hương (Đỗ Trung Quân) do ca sĩ Trọng Tấn thể hiện. Từ lời bài hát GV liên hệ để dẫn dắt và tạo tâm thế hứng thú cho HS trước giờ học.
+ Phần Củng cố cuối tiết học: Giáo viên sử dụng Video cho cả lớp nghe ngâm bài thơ Quê hương (nguồn wmv - Internet) do ca sĩ Ngọc Mai thể hiện để tạo dư âm cho tiết dạy.
	Qua đó giúp học sinh biết cảm thụ những bài hát hay, có ý nghĩa, hình thành ở học sinh tình yêu âm nhạc, yêu quê hương, đất nước.
 - Tích hợp môn Giáo dục công dân: Sau khi học sinh tìm hiểu xong giá trị nội dung của bài thơ GV cho HS liên hệ bản thân, rút ra bài học cho bản thân nhằm hình thành ở HS lòng yêu quê hương, Tổ quốc. Từ đó giáo dục HS ý thức rèn luyện, học tập để trở thành những con người có ích cho xã hội.
- Tích hợp môn Mĩ thuật: (Có tranh vẽ của HS kèm theo ở Phụ lục)
+ Sau khi học xong phần Tìm hiểu chi tiết về văn bản GV sẽ cho HS vẽ tranh về đề tài quê hương. HS có thể vẽ về quê hương của các em hoặc vẽ về hình ảnh quê hương làng chài của Tế Hanh vào các thời điểm như nhà thơ đã hồi tưởng và tái hiện trong thi phẩm. Như vậy HS sẽ nắm kiến thức về bài thơ sâu sắc hơn. Từ đó giúp HS bồi đắp thêm tình yêu đối với quê hương, đất nước; rèn luyện kĩ năng vẽ tranh về đề tài quê hương, giúp các em học môn Mĩ thuật được tốt hơn.
+ Ở phần Củng cố bài GV sẽ cho HS sử dụng kiến thức hội họa để vẽ Sơ đồ tư duy nhằm khái quát lại các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học. Hình thức của Sơ đồ tư duy vô cùng phong phú nên HS được thỏa sức sáng tạo và vì vậy Hs vừa rèn luyện được kĩ năng vẽ tranh vừa hứng thú, tích cực học tập hơn.
b.	Phương án dạy tích cực trong 02 tiết dạy văn bản “Quê hương”:
- Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “Tia chớp”, “Động não” kết hợp hoạt động nhóm: Trong phần Luyện tập GV chia mỗi dãy học sinh thành mỗi nhóm lên bảng điền tên bài thơ về đề tài quê hương. Việc sử dụng kĩ thuật này yêu cầu tất cả thành viên trong nhóm tham gia một cách tích cực, không hạn chế số lần lên bảng điền. Như vậy sẽ sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể, tạo cơ hội cho tất cả các thành viên đều tham gia.
- Sử dụng kĩ thuật “Sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy”: Sau khi đã kết thúc bài học, để củng cố và khắc sâu kiến thức GV cho HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về văn bản “Quê hương”. Kĩ thuật này giúp các em tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về kiến thức cần ghi nhớ một cách đầy đủ, rõ ràng bằng màu sắc và hình ảnh vì vậy sẽ ghi nhớ tốt hơn. Đây cũng chính là giúp HS tham gia vào hoạt động học một cách tích cực.
 (Có minh họa trong giáo án ở Phụ lục)
- Bên cạnh đó, trong 02 tiết dạy, để khai thác kiến thức và giúp HS cảm thụ bài thơ tốt hơn tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp nêu tình huống có vấn đề (thể hiện ở hệ thống câu hỏi), phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở), phương pháp thảo luận nhóm (tổ chức trong phần Luyện tập), phương pháp trực quan (Thông tin chính về tác giả Tế Hanh, ảnh chân dung, hình ảnh làng quê miền biển Quảng Ngãi, các tập thơ của Tế Hanh, các lời nhận định, đánh giá của các nhà phê bình văn học, cuốn Thi nhân Việt Nam).
 (Có minh họa trong 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_hoc_theo_huong_tich_hop_va_tich_cuc_k.doc