SKKN Tổ chức dạy học Vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương tại trường THPT Như Thanh

SKKN Tổ chức dạy học Vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương tại trường THPT Như Thanh

Yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với giáo dục là phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

 Trong những năm qua, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã được quan tâm thực hiện và thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, do mục tiêu của chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu là trang bị kiến thức, cùng với những hạn chế về năng lực thực hiện của giáo viên, hạn chế trong công tác quản lí ở các trường phổ thông nên hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm thích đáng.

 Vật lí là môn học mô tả các hiện tượng tự nhiên và đặc tính của vật chất. Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ. Vì vậy những hiểu biết về Vật lí và phương pháp nhận thức vật lí có giá trị to lớn đối với con người. Với một vai trò như vậy, lẽ ra, việc vận dụng kiến thức Vật lí vào đời sống, việc giải thích nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh các em không phải là vấn đề khó khăn. Nhưng trên thực tế, điều đó đã không diễn ra như những gì chúng ta mong đợi. Thông qua kết quả khảo sát thực tế bằng phương pháp đàm thoại với các giáo viên và học sinh trong trường cũng như ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh, tôi nhận thấy thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế đời sống của học sinh THPT hiện nay còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém.

 Để thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”; phát huy vai trò và thế mạnh của hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương vào việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã mạnh dạn “tổ chức dạy học Vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương tại trường THPT Như Thanh”. Hy vọng đề tài sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí.

 

docx 19 trang thuychi01 8164
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học Vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương tại trường THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
	Yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với giáo dục là phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 
	Trong những năm qua, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã được quan tâm thực hiện và thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, do mục tiêu của chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu là trang bị kiến thức, cùng với những hạn chế về năng lực thực hiện của giáo viên, hạn chế trong công tác quản lí ở các trường phổ thông nên hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm thích đáng. 
	Vật lí là môn học mô tả các hiện tượng tự nhiên và đặc tính của vật chất. Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ. Vì vậy những hiểu biết về Vật lí và phương pháp nhận thức vật lí có giá trị to lớn đối với con người. Với một vai trò như vậy, lẽ ra, việc vận dụng kiến thức Vật lí vào đời sống, việc giải thích nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh các em không phải là vấn đề khó khăn. Nhưng trên thực tế, điều đó đã không diễn ra như những gì chúng ta mong đợi. Thông qua kết quả khảo sát thực tế bằng phương pháp đàm thoại với các giáo viên và học sinh trong trường cũng như ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh, tôi nhận thấy thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế đời sống của học sinh THPT hiện nay còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém. 
	Để thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”; phát huy vai trò và thế mạnh của hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương vào việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã mạnh dạn “tổ chức dạy học Vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương tại trường THPT Như Thanh”. Hy vọng đề tài sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Cụ thể hóa việc thực hiện nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn với thực tiễn.
	- Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Vật lí, hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh.
	- Tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn đời sống, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn 
đề trong đời sống - thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Nghiên cứu ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông. 
	- Nghiên cứu phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động dạy học Vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; 
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở pháp lí
	Nghị quyết số 29-NQ/TW - Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Nghị quyết cũng nêu rõ, giáo dục phổ thông sẽ đổi mới theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Vì vậy, mục tiêu của môn Vật lí và các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đang điều chỉnh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Nghị quyết cũng giao quyền chủ động cho cơ sở giáo dục và giáo viên điều chỉnh nội dung, thời gian giáo dục phù hợp với tình hình địa phương, trong đó yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
2.1.2. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông 
	Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến nội dung kiến thức các môn khoa học đều có thể sử dụng trong quá trình dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học.
	Theo đánh giá chung của Bộ GD&ĐT, việc tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương mang lại hiệu quả tích cực đối với cả người dạy lẫn người học. Khi tham gia học tập trong môi trường này, học sinh thường đóng một vai cụ thể, từ đó kích thích hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của học sinh. Cùng đó thông qua việc thường xuyên được tiếp cận với các hoạt động thực tiễn sản xuất, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật.
	Khi tham gia các hoạt động thực tiễn người học có cơ hội để thử thách năng lực khác nhau của bản thân; học sinh được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ sâu sắc khi gặp những vấn đề phức tạp; học sinh có điều kiện để khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin từ các tình huống thực tiễn của địa phương; có cơ hội để vận dụng và phát triển kiến thức lí thuyết đã học và đặc biệt rèn luyện cho học sinh phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp gặp phải trong khi tham gia các hoạt động thực tiễn.
	Khi tham gia vào hoạt động thực tiễn, mỗi học sinh phải đảm nhận một vai trò cụ thể. Vì vậy, học sinh được đặt trong tình huống buộc phải tăng tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách tốt nhất. Nhờ đó phát huy tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, năng lực giải quyết các vấn đề của học sinh.
	Thực tế quá trình dạy học của bản thân cũng khẳng định, khi tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh, học sinh không chỉ giao tiếp với thầy cô, bạn bè mà còn thường xuyên giao tiếp với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, do đó học sinh có cơ hội để rèn luyện, nâng cao năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp và tương tác với cộng đồng.
	Việc tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh sẽ tạo ra môi trường học tập thân thiện; giúp các em hiểu giá trị của lao động, chia sẻ những khó nhọc với bà con nông dân; tạo được không khí học tập thoải mái, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh, gắn những lí thuyết đã học với thực tiễn lao động, sản xuất; giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao kiến thức kỹ năng sống, bổ sung về kiến thức thực tế và vốn sống.
	Thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh, các em học sinh còn được phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể, phát triển khả năng hợp tác, làm việc nhóm, làm việc với cộng đồng... Qua đó cũng đồng thời phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, góp phần thực hiện thành công việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. 
	Trong xu thế toàn cầu hóa, đồng thời với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và sự bùng nổ thông tin, quá trình dạy học trong các nhà trường trung học đang tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là khối lượng tri thức ngày càng tăng lên, phức tạp hơn với thời lượng học tập có hạn. Với một khối lượng kiến thức đồ sộ nhưng thực tế nhiều học sinh gần như không có khả năng làm chủ được kiến thức, việc vận dụng kiến thức của các em trong đời sống thực tiễn, việc giải thích những hiện tượng xảy ra xung quanh các em là “vấn đề không đơn giản”.
	Sau khi học xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh còn lúng túng khi giải thích tác dụng của hộp số xe máy, hay giải thích tại sao những chỗ đường vòng người ta phải làm mặt đường nghiêng về phần cong...; việc áp dụng các kiến thức tĩnh học vào thực tiễn dường như vẫn còn “xa vời” đối với các em: Quan sát người thợ sửa xe ô tô dùng một chiếc ống nước dài khoảng nửa mét tròng vào cán của chiếc cờ-lê rồi cầm ở đầu bên kia mà mở một chiếc ốc để lấy bánh xe ô-tô ra ngoài, hẳn là một “điều lạ” đối với một bộ phận học sinh hiện nay.
	Đối với học sinh lớp 11 và lớp 12, liệu có bao nhiêu vị phụ huynh dám giao cho con mình tự đi mua một đoạn dây chì để thay cho đoạn dây chì đã bị đứt ở nhà? Bao nhiêu em có thể giải thích được vì sao dây chì lại bị đứt 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Vật lí là một môn học khó trong trường phổ thông, nếu không có bài giảng, phương pháp phù hợp sẽ dễ làm cho học sinh thụ động tiếp thu; dễ làm cho một bộ phận học sinh không muốn học Vật lí, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của Vật lí.
	Để khơi dậy niềm đam mê của học sinh với môn Vật lí, để môn Vật lí phát huy hết vai trò và hoàn thành nhiệm vụ trong chương trình giáo dục phổ thông, theo tôi có hai vấn đề quan trọng nhất cần phải thay đổi:
	Thứ nhất, phải thay đổi phương pháp dạy của giáo viên, phải có tư duy đổi mới - gắn kiến thức Vật lí với thực tiễn cuộc sống, với sản xuất kinh doanh tại và thí nghiệm thực hành.
	Thứ hai, phải tích cực đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng lồng ghép kiến thức thực tiễn, làm cho học sinh phải thay đổi phương pháp học cho phù hợp. 
	Phương pháp tổ chức hoạt động dạy học gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương hoàn toàn có thể đáp ứng những yêu cầu của giáo dục nước nhà, để phương pháp này thực sự mang lại những hiệu quả như mong đợi, giáo viên cần nghiên cứu kĩ những vấn đề sau:
2.3.1. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học
Bước 4: Lập kế hoạch giáo dục/dạy học
Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh
Bước 5: Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học
Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học
2.3.2. Các hình thức tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh
2.3.2.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh để tiến hành bài học ở trường phổ thông
	Theo phương án này, việc dạy học Vật lí gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp học. Ở đây, mục đích chính là sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa phương (chủ yếu khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh) trong quá trình thực hiện nội dung dạy học trên lớp. Giáo viên có thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm thực hiện để báo cáo kết quả trên lớp.
	Phương án này thực hiện dễ dàng trên lớp do việc kết hợp dạy lồng ghép các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh.
2.3.2.2. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh 
	Theo phương án này, toàn bộ nội dung dạy học được thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. 
	Phương án dạy học này có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường.
2.3.2.3. Tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
	Với phương án này, trên lớp giáo viên vẫn giảng dạy bình thường, việc gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chủ yếu thể hiện ở khâu dặn dò trước khi tổ chức thăm quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi hướng dẫn học sinh thăm quan, học tập tại cơ sở, ngoài các nội dung thăm quan thông thường, giáo viên phải hướng học sinh liên hệ các hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn học.
	Phương án dạy học này có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường, tiết kiệm được thời gian, cơ sở vật chất. 
2.3.3. Xác định nội dung kiến thức Vật lí gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh
	Bảng nội dung kiến thức Vật lí gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh
TT
Bài học
Nghề liên quan
Kỹ năng nghề
Kiến thức vận dụng
Cơ sở sản xuất kinh doanh
LỚP 10
Lực ma sát 
Cơ khí
Mài
Lực ma sát làm mòn bề mặt.
- Làng nghề;
- Các công ty, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ v.v...
- Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp;
- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật v.v...
Mộc; nề
Làm nhẵn bề mặt gỗ, tường nhà
Lực ma sát làm mòn bề mặt.
Vật lí trị liệu
Massage, xoa bóp
Lực ma sát làm ấm da.
Sửa xe đạp, xe máy
thay dầu nhớt, tra dầu mỡ
Vật liệu có hệ số ma sát nhỏ làm giảm ma sát.
Sửa xe máy
điều chỉnh hệ thống truyền động của xe tay ga
Lực ma sát mạnh làm tăng khả năng truyền chuyển động.
Thay má phanh
Má phanh bị mòn do ma sát.
Các dạng cân bằng. Cân bằng của vật có mặt chân đế 
Xây dựng;
Vận tải
Làm móng nhà
Diện tích chân đế càng lớn, trọng tâm càng thấp thì vật càng vững vàng.
- Các doanh nghiệp, cơ sở xây dựng, vận tải, dịch vụ kĩ thuật v.v...
Xiếc
Giữ thăng bằng
Nghệ sĩ đi lại trên dây mà không ngã do cân bằng phiếm định.
Dịch vụ giải trí, du lịch
Ngẫu lực 
Xây dựng, cầu đường
Đầm mặt trần, mặt nền.
Máy đầm rung có trọng tâm không trùng với trục quay.
- Các doanh nghiệp, cơ sở xây dựng, vận tải, dịch vụ kĩ thuật v.v...
Cơ khí
Xoáy đinh ốc
Dùng ngẫu lực để vặn, xoáy
- Các doanh nghiệp, cơ sở xây dựng, chế tạo máy , vận tải, dịch vụ kĩ thuật cơ khí v.v...
Định luật bảo toàn động lượng, thế năng, động năng 
Xây dựng
Đóng cọc bằng búa máy.
Thế năng chuyển hóa thành động năng của búa. Búa va chạm mềm với đầu cọc.
- Các doanh nghiệp, cơ sở xây dựng, dịch vụ kĩ thuật v.v...
Các nguyên lí của nhiệt động lực học
Máy lạnh
Hiệu suất nguồn nhiệt
Biến đổi năng lượng
- Các doanh nghiệp, cơ sở máy lạnh, dịch vụ kĩ thuật v.v...
Sự nở vì nhiệt của vật rắn.
Nhiệt kỹ thuật
Chỉnh nhiệt độ của bàn là.
Rơ le nhiệt là băng kép 
- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật v.v...
Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.
Giặt thuê
Làm sạch vải
Xà phỏng làm giảm suất căng bề mặt của nước xà phòng.
- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật, du lịch v.v...
- Làng nghề
Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
Làm giấy, mực, bút
Mực viết được trên giấy.
Sự dính ướt và mao dẫn ở chất lỏng.
Điện dân dụng
Hàn thiếc
Sự dính ướt của kim loại nóng chảy với kim loại cần hàn.
Sự chuyển thể của các chất.
Đúc
Đúc chuông, tượng, các chi tiết máy,
Sự nóng chảy và đông đặc.
- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật
- Làng nghề
Nấu rượu
Chưng cất rượu,..
Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Các doanh nghiệp.
- Làng nghề, hộ gia đình.
LỚP 11
Dòng điện trong kim loại.
Điện dân dụng.
Kiểm tra cầu chì, hàn thiếc.
Dòng điện làm nóng, nóng chảy chảy kim loại.
- Làng nghề;
- Các công ty, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ v.v...
- Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp;
- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật v.v...
Dòng điện trong chất điện phân.
Mạ, đúc điện
Mạ vàng, mạ bạc,
Định luật Fa-ra- đây về điện phân.
Dòng điện trong chất khí.
Hàn hồ quang
Hàn hồ quang
Hồ quang có nhiệt độ cao; sự dính ướt
Dòng điện trong bán dẫn.
Điện tử.
Kiểm tra đi ôt, tranzito.
Dòng điện trong bán dẫn.
Từ thông - cảm ứng điện từ.
Điện dân dụng.
Kiểm tra chất lượng lõi từ của máy biến áp, động cơ điện.
Dòng Fu-cô.
Tự cảm.
Điện tử
Điều chỉnh độ tự cảm của cuộn cảm
Độ tự cảm của ống dây có lõi sắt.
Phản xạ toàn phần.
Y
Nội soi.
Phản xạ toàn phần
Bệnh viện; dịch vụ y tế;
Truyền dẫn sóng điện
Truyền dẫn sóng điện
Thông tin vô tuyến điện
Thấu kính,
mắt
Sửa đồng hồ
Nhìn các chi tiết nhỏ
Hệ thấu kính, mắt ngắm chừng vô cực.
- Làng nghề
- Dịch vụ y tế; du lịch, chăm sóc sức khỏe
Chụp ảnh
Chụp ảnh
Sự tạo ảnh của thấu kính.
Mắt
Nhãn khoa;
Kính mắt
Kiểm tra độ cận, viễn của mắt
Mắt, sự tạo ảnh của thấu kính.
Kính hiển vi
Xét nghiệm y khoa.
Kiểm tra hồng cầu, bạch cầu.
Số bội giác của kính hiển vi.
LỚP 12
Dao động tắt dần.
Sửa xe máy
Kiểm tra giảm xóc.
Dao động tắt dần
Dịch vụ dân sinh
Đặc trưng vật lí, sinh lí của âm
Làm đàn, nhạc cụ dân tộc
Kiểm tra cộng hưởng và âm sắc của đàn.
Đặc trưng vật lí, sinh lí của âm
- Làng nghề
- Dịch vụ du lịch, giải trí
Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở.
Điện dân dụng.
Kiểm tra dây đốt của bàn là, nồi cơm điện.
Tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều.
- Các công ty, doanh nghiệp tải điện và cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ v.v...
- Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp truyền tải điện;
- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật v.v...
Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều.
Điện dân dụng.
Kiểm tra chỉ số công tơ điện.
Công và công suất dòng điện xoay chiều A = Pt.
Máy biến áp
Điện dân dụng.
Chế tạo, sửa chữa ổn áp Lioa, survolter, máy nạp ăc quy.
Máy biến áp.
Máy phát điện xoay chiều
Điện dân dụng.
Sửa chữa máy phát điện cớ nhỏ.
Máy phát điện xoay chiều.
Mạch dao động
Điện tử.
Kiểm tra mạch dao động của máy thu thanh VTĐ.
Mạch dao động.
Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
Điện tử.
Kiểm tra các tầng của máy phát, thu VTĐ.
Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
- Đài truyền hình, phát tín hiệu 
- Thông tin liên lạc
- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật v.v...
Tán sắc ánh sáng, máy quang phổ
Sơn
Chế các màu sơn dựa vào phân tích quang phổ.
Tán sắc ánh sáng.
- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật v.v...
- Các công ty, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ v.v...
- Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp;
- Dịch vụ y tế
Tia X
Chụp, chiếu X quang
Chụp, chiếu X quang, chữa ung thư nông.
Cơ chế phát tia X, các tác dụng của tia X.
Hiện tượng quang điện trong
Điện tử.
Kiểm tra các cảm biến nhiệt, pin quang điện.
Quang dẫn.
Hiện tượng quang - phát quang
Sơn.
Chế tạo sơn phát quang 
Hiện tượng quang - phát quang
Sơ lược về laze
Y
Vi phẫu
Tác dụng của laze.
Thông tin liên lạc, cơ khí chính xác, điện tử
Truyền thông tin, khoan, cắt chính xác, kiểm tra mắt đọc CD,...
Đồng vị phóng xạ nhân tạo
Y
- Theo dõi sự vận chuyển thuốc trong sinh vật.
- Chữa ưng thư bằng 60Co.
Các loại phóng xạ.
- Bệnh viện;
- Dịch vụ y tế
2.3.4. Tổ chức dạy học Vật lí gắn với sản xuất kinh doanh tại trường THPT Như Thanh 
	Trong chương trình Vật lí THPT với loại bài học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương được lồng ghép thành một mục, một đoạn trong bài học cũng khá nhiều. Tại mỗi địa phương đều có những cơ sở sản xuất, kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động dạy học này có thể thực hiện ở tất cả các nhà trường, điều cần thiết là giáo viên phải tìm ra các bài học (hoặc đoạn bài học) này và có ý thức thực hiện nhằm nâng cao hiệu q

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_day_hoc_vat_li_gan_voi_san_xuat_kinh_doanh_o_di.docx