SKKN Tổ chức dạy học dự án để hiện thực hóa kiến thức về quá trình chuyển hóa vật chất- Năng lượng- sinh trưởng- sinh sản của vi sinh vật thông qua việc tạo ra một số sản phẩm lên men, góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê L

SKKN Tổ chức dạy học dự án để hiện thực hóa kiến thức về quá trình chuyển hóa vật chất- Năng lượng- sinh trưởng- sinh sản của vi sinh vật thông qua việc tạo ra một số sản phẩm lên men, góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê L

 Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng nó đặt nền móng cho hoạt động nhận thức của con người ở thời kì trưởng thành. Phương pháp dạy học định hướng năng lực tự học (NLTH) của người học được chú ý thực hiện giúp cho người học có khả năng học tập suốt đời. Điều này được thể hiện trong Nghị quyết số 29- NQ/TW hội nghị lần thứ tám BCH trung ương Đảng khóa XI trong phần II dòng 4, trang15 đã đề ra mục tiêu đối với giáo dục phổ thông “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, . năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Hiện nay, trong kỉ nguyên bùng nổ thông tin thì xu hướng dạy học cung cấp nội dung cho người học trở nên lỗi thời. Vì vậy, phương pháp dạy học (PPDH) cần phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Để làm tốt vai trò, nhiệm vụ của người Thầy thì việc lựa chọn PPDH định hướng phát triển năng lực của người học trong đó có NLTH là rất quan trọng.

 Trong hệ thống giáo dục phổ thông PPDH được thay đổi theo thời gian từ hoạt động dạy học theo khuynh hướng lí thuyết chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học, sự thay đổi này được chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó có sự chủ động áp dụng phương pháp dạy học tích cực của GV và quan điểm chỉ đạo của cấp quản lí

 Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu về việc sử dụng Dạy học theo dự án (DHTDA) trong việc phát triển NLTH cho học sinh. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức dạy học dự án để hiện thực hóa kiến thức về quá trình chuyển hóa vật chất- năng lượng- sinh trưởng- sinh sản của vi sinh vật thông qua việc tạo ra một số sản phẩm lên men, góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân”

 

doc 21 trang thuychi01 10442
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học dự án để hiện thực hóa kiến thức về quá trình chuyển hóa vật chất- Năng lượng- sinh trưởng- sinh sản của vi sinh vật thông qua việc tạo ra một số sản phẩm lên men, góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê L", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
1
Mục lục
1
2
Mở đầu 
2
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu 
2
Đối tượng nghiên cứu 
2
Giả thuyết khoa học
2
Nhiệm vụ nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu 
3
3
Nội dung
3
Cơ sở lí luận
3
Vận dụng
10
Tổ chức thực hiện
13
Thực nghiệm sư phạm và kết quả
16
4
Kết luận và đề xuất:
16
5
Tài liệu tham khảo
17
6
Danh mục SKKN đã được công nhận
17
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 	Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng nó đặt nền móng cho hoạt động nhận thức của con người ở thời kì trưởng thành. Phương pháp dạy học định hướng năng lực tự học (NLTH) của người học được chú ý thực hiện giúp cho người học có khả năng học tập suốt đời. Điều này được thể hiện trong Nghị quyết số 29- NQ/TW hội nghị lần thứ tám BCH trung ương Đảng khóa XI trong phần II dòng 4, trang15 đã đề ra mục tiêu đối với giáo dục phổ thông “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, ... năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Hiện nay, trong kỉ nguyên bùng nổ thông tin thì xu hướng dạy học cung cấp nội dung cho người học trở nên lỗi thời. Vì vậy, phương pháp dạy học (PPDH) cần phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Để làm tốt vai trò, nhiệm vụ của người Thầy thì việc lựa chọn PPDH định hướng phát triển năng lực của người học trong đó có NLTH là rất quan trọng. 
	Trong hệ thống giáo dục phổ thông PPDH được thay đổi theo thời gian từ hoạt động dạy học theo khuynh hướng lí thuyết chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học, sự thay đổi này được chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó có sự chủ động áp dụng phương pháp dạy học tích cực của GV và quan điểm chỉ đạo của cấp quản lí 
	Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu về việc sử dụng Dạy học theo dự án (DHTDA) trong việc phát triển NLTH cho học sinh. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức dạy học dự án để hiện thực hóa kiến thức về quá trình chuyển hóa vật chất- năng lượng- sinh trưởng- sinh sản của vi sinh vật thông qua việc tạo ra một số sản phẩm lên men, góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân”
2. Mục đích nghiên cứu
 Xây dựng và sử dụng dự án học tập để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn sinh học 10.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
 - Năng lực tự học (NLTH) 
 - Dạy học dự án
 - Dự án học tập, qui trình xây dựng và qui trình tổ chức dạy học theo dự án để rèn NLTH.
3.2. Khách thể: 
 - Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các dự án và tổ chức dạy học các dự án theo qui trình phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao NLTH cho học sinh trong môn Sinh học 10.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về dạy học dự án, NLTH và các biện pháp dạy tự học trên thế giới, Việt nam. 
- Điều tra thực trạng về dạy học dự án hướng tới phát triển NLTH của học sinh trong dạy học sinh học ở các trường THPT ởViệt Nam.
- Phân tích nội dung chương trình Sinh học 10 xác định các nội dung có thể xây dựng được các loại dự án, tiểu dự án. 
 - Đề xuất các tiêu chuẩn, qui trình xây dựng, qui trình tổ chức các dự án học tập trong sinh học 10THPT để phát huy NLTH của HS. 
- Xây dựng bộ công cụ để đánh giá NLTH khi DHTDA.
- Triển khai thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả đạt được về NLTH của HS trong quá trình DHTDA.
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát các nguồn tài liệu để tổng quan các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.	
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
	- Quan sát, trò chuyện với học sinh để biết được thực trạng quá trình tự học môn sinh học của các em qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá
	- Điều tra và thăm dò trước và sau quá trình thực nghiệm sư phạm
	- Nghiên cứu kế hoạch học tập sinh học của học sinh 
 	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6.3. Phương pháp thống kê toán học 
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1 Năng lực tự học
Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” 
Còn theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách Khoa 2001: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành.
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn nêu lên đặc điểm của người tự học đó là tự mình động não suy nghĩ, say mê, kiên trì, không ngại khó ngại khổ để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó. Tác giả cũng chia tự học thành hai mức đó là tự học có hướng dẫn và tự học hoàn toàn rồi đưa ra các dấu hiệu để phân biệt hai mức này cụ thể là:
Mức 1: Tự học có hướng dẫn nghĩa là có quan hệ trao đổi thông tin giữa Thầy và trò dưới dạng phản ánh thắc mắc, giải đáp thắc mắc, làm bài, chấm bài nhưng trò phải chủ động.
Mức 2: Tự học hoàn toàn có nghĩa là không có sự trợ giúp của người Thầy, người học tự vượt khó khăn trong học tập bằng cách động não, tự mình làm thử, tự mình quan sát, cũng có thể gặp người khác để trao đổi.
Hiện nay, ở Việt Nam trong giáo dục phổ thông khái niệm “ Năng lực tự học”- (NLTH) đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, tác giả Đinh Quang Báo và cộng sự ,đã phân lập NLTH là “tập con” của năng lực chung được cụ thể hóa như sau
Hình1. Sơ đồ các yếu tố cấu thành NL
Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Như vậy, tự học (Self - learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định. 
	NLTH là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao, NLTH là năng lực hết sức quan trọng giúp con người có thể tự học suốt đời.
 	NLTH bao gồm 3 thành tố và 7 tiêu chí
 - Năng lực xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập
 + Xác định được mục tiêu học tập
 + Xác định nhiệm vụ học tập	
 + Xác định các yêu cầu cần đạt được
- Năng lực lập kế hoạch tự học
+ Hiểu rõ mục tiêu để đánh giá và tính toán những bước đi thích hợp, điều chỉnh được kế hoạch học tập
+ Hình thành cách học tập, tự học phù hợp riêng và đạt được kết quả cao trong học tập của bản than
Có tác giả đề xuất các biểu hiện của NLTH như sau:
10. Có kĩ năng tìm kiếm và thu hồi thông tin
11. Có kiến thức để thực hiện các hoạt động học tập 
12. Có năng lực đánh giá, kĩ năng xử lí thông tin và giải quyết vấn đề. 
Tính kỉ luật
Có tư duy phân tích
Có khả năng tự điều chỉnh
Ham hiểu biết
Linh hoạt
Có năng lực giao tiếp xã hội
Mạo hiểm/ sáng tạo
Tự tin/ tích cực
Có khả năng tự học.
Hình 2. Sơ đồ biểu hiện của NLTH
Biểu hiện của người có NLTH là:
1. Chịu trách nhiệm với việc học tập của bản thân
2. Dám đối mặt với những thách thức
3. Mong muốn được thay đổi
4. Mong muốn được học
5.Có động cơ học tập
6.Chủ động thể hiện kết quả học tập
7.Độc lập
8.Có tính kỉ luật
9.Tự tin
10.Hoạt động có mục đích
11.Thích học
12.Tò mò ở mức độ cao
13.Kiên nhẫn
14. Có kĩ năng thực hiện các hoạt động học tập.
15. Có kĩ năng quản lí thời gian học tập
16. Lập kế hoạch
1.2. Dạy học dự án 
 1.2.1. Khái niệm: DHTDA là một PPDH theo nghĩa hẹp, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả.
 1.2.2. DHDA có các đặc điểm chính sau:
 - Tính định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống.
 - Tính định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
 - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành
 - Có ý nghĩa thực tiễn xá hội: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành 
 - Tính phức hợp:
 - Tính tự lực cao của người học: Trong DHTDA, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm,sự sáng tạo của người học
 - Công tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm
 - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành.
Những đặc điểm trên của dự án cho thấy việc vận dụng DHTDA là rất thuận lợi trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS
1.2.3. Phân loại các dự án học tập:
 - Theo môn học: Nội dung thuộc môn học, liên môn hay ngoài chuyên môn
 - Theo sự tham gia của HS: Cá nhân, nhóm Hs, một lớp hay một khối lớp.
 - Theo sự tham gia của GV: Do sự hướng dẫn của một GV hay nhiều GV
 - Theo quỹ thời gian: Dự án nhỏ ( thực hiện trong một số giờ học), Dự án vừa ( thực hiện trong một số ngày), Dự án lớn
 - Theo nhiệm vụ: Dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án kiến tạo.
Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông DHTDA thường được tiến hành theo nhóm HS trong phạm vi một lớp do GV trực tiếp dạy hướng dẫn, chủ yếu là các dự án trung bình thực hiện trong một tuần. Do đặc điểm về trình độ, nhận thức của HS chủ yếu dự án học tập trong dạy học môn sinh học là dự án tìm hiều, có nội dung liên môn học.
1.2.4. Tiêu chuẩn của một dự án học tập:
Dự án học tập là dự án mà HS sẽ tiếp nhận kiến thức của bài học, rèn luyện và phát triển kĩ năng thông qua quá trình thực hiện hàng loạt các hoạt động học tập trong một dự án.
Một dự án học tập cần phải có: Mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện, hình thức tổ chức. Được cụ thể hóa như sau: 
Dự án học tập
STT
Tiêu chí
Đặc điểm
1
Mục tiêu
Học sinh chủ động lĩnh hội tri thức môn học
Hình thành được sản phẩm học tập cụ thể
Chú trọng phát triển kĩ năng: làm việc nhóm, kĩ năng tư duy, kĩ năng thực hành, kĩ năng công nghệ, kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức.
2
Nội dung
Hướng tới các vấn đề thực tiễn, gắn nội dung bài học với thực tế
Tri thức được cập nhật từ nhiều nguồn tài liệu như: sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu khoa học phù hợp trên tạp trí hoặc trên báo mạng, thông tin nảy sinh trong cuộc sống, cộng đồng
3
Phương pháp thực hiện
Phương pháp đóng vai, điều tra, thu thập, khai thác và xử lí số liệu, trình bày kết quả thông qua phần mềm tiện ích, đóng gói sản phẩm bằng những vật liệu và công cụ phù hợp. Thực hiện nhiều hình thức đánh giá (giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh) 
4
Hình thức tổ chức
Cơ động, linh hoạt tùy vào nội dung của hoạt động học tập có thể diễn ra ở trong lớp, trong phòng thí nghiệm, hiện trường trong thực tế. Học cá nhân, đôi bạn, theo nhóm, toàn lớp, toàn khối, toàn trường thậm chí là liên trường.
Bảng 1. Các tiêu chuẩn của một dự án học tập
1.2.5. Xây dựng dự án học tập
* Qui trình xây dựng dự án học tập
. Trong nghiên cứu này tôi sẽ thiết kế qui trình xây dựng dự án theo mô hình đó là:
GV bố cục lại nội dung các bài học để xây dựng một chủ đề hấp dẫn, thú vị, gần với cuộc sống thực tế, phù hợp với tâm lí lứa tuổi 
Quá trình giảng dạy không đi trước dự án mà được tích hợp vào quá trình cùng HS giải quyết vấn đề mà dự án đặt ra.
Căn cứ vào kết quả phân tích nội dung học tập có thể triển khai dạy học theo dự án. Tôi nhận thấy, nội dung đã liệt kê ở mục 2.1.3 có thể xây dựng dự án học tập liên môn hoặc dự án học tập nội môn tùy thuộc vào mục tiêu dạy học và bối cảnh cụ thể của trường học. Nhưng dù là dự án liên môn hay nội môn thì qui trình xây dựng dự án cũng tuân thủ theo các bước sau:
Căn cứ vào các nội dung của DHTDA, NLTH đã phân tích tôi đưa ra 6 bước để xây dựng một dự án học tập.
Hình3: Sơ đồ qui trình xây dựng dự án học tập
1.3. Mối quan hệ giữa dạy học dự án và năng lực tự học.
Có nhiều phương pháp dạy học tích cực đã chú trọng đến NLTH của HS. Trong nghiên cứu này chúng tôi giới hạn một phương pháp để xác định mức độ biểu hiện của NLTH đó là phương pháp DHTDA.
Căn cứ vào các nội dung đã phân tích chúng tôi xác định mối tương quan giữa đặc điểm của DHTDA với những biểu hiện tương ứng của NLTH được hiển thị dưới bảng sau.
Bảng 2. Mối tương quan giữa dạy học dự án và năng lực tự học
STT
 DHTDA
 Năng lực tự học
1
Lập kế hoạch học tập
Kĩ năng lập kế hoạch
Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm, dự kiến thời gian hoàn thành, lập thời gian biểu hợp lí, dự kiến địa điểm thực hiện, nội dung học tập cần đạt
2
Tổ chức hoạt động học tập
(Thu thập thông tin, xử lí thông tin, tổng hợp thông tin, thực hiện đúng nội qui, quản lí được thời gian học tập, sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện hoạt động học tập, biết phối hợp các bên có liên quan) 
Kĩ năng thực hành
Sử dụng thành thạo công cụ ICT, mô phỏng nội dung học tập thành bảng biểu, sơ đồ, mô hình, thực hiện thí nghiệm chính xác và hứng thú
Kĩ năng giao tiếp xã hội
Kiên trì lắng nghe, quan sát và phản biện đúng thời điểm, thiết lập các mối quan hệ để thúc đẩy hoạt động học tập
3
Vận dụng kiến thức liên môn, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết vấn đề thực tiễn
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Đối chiếu các nguồn thông tin, suy đoán vấn đề để phân tích định tính sự vật hiện tượng đề ra giải pháp thực hiện và thực hiện thành công
Khả năng sáng tạo
Đưa ra ý tưởng mới, tạo ra được sản phẩm mới, độc đáo
Đánh giá
Xác nhận được giá trị thực của thông tin, lợi ích của hoạt động học tập, tự ước lượng được khả năng của bản thân
4
Tạo ra được sản phẩm học tập có ý nghĩa thực tiễn và chứa đựng một phần nội dung tri thức trong chương trình giáo dục
Kĩ năng thực hành
Khả năng sáng tạo
5
Thực hiện được nhiều hình thức đánh giá
(GV đánh giá HS, HS đánh giá HS)
Tự điều chỉnh trong học tập
Xác định được nội dung cần học, biết tự kiểm tra, so sánh kết quả học tập ở các thời điểm khác nhau để đề ra mục tiêu học tập tiếp theo
Đánh giá
6
Môi trường học tập đa dạng
Kĩ năng thực hành
Được thử đúng sai nhiều lần, nhiều môi trường khác nhau
Khả năng sáng tạo
Có cơ hội để thể hiện ý tưởng
1.4. Thực trạng về dạy học dự án hướng tới phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học Sinh học ở các trường THPT
Để tìm hiểu thực trạng về dạy học dự án và định hướng của dạy học dự án với sự phát triển NLTH của học sinh. Tôi đã thiết kế 1 phiếu hỏi (nội dung phiếu ở phần phụ lục 1) và điều tra cho thấy: Phương pháp dạy học được áp dụng phổ biến nhất là dạy học giải quyết vấn đề và phương pháp ít được áp dụng nhất là DHTDA. Trong thực tế khi đi dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy có gần 50% số GV đã áp dụng các hoạt động chính của phương pháp DHTDA. Sự mâu thuẫn này là do quan điểm về khái niệm “dạy học dự án” là khác nhau giữa các GV. Ví dụ, có một số GV có hiểu biết chưa đúng và cho rằng mục đích chính của phương pháp DHTDA là “để biết được HS chưa biết, chưa hiểu để tập trung giảng dạy vào nội dung đó”, hay là phương pháp để “giảng dạy một chuyên đề mới” hoặc “xây dựng mục tiêu môn học”.
2. Vận dụng dạy học dự án trong môn Sinh học lớp 10 THPT
chủ đề: Sản xuất một số sản phẩm ứng dụng của kĩ thuật lên men (sản phẩm có thể là sữa chua, dưa chưa, kim chi, tương.......... Dự án này nhằm hiện thực hóa nội dung bài 22,23,24,25,27,28 trong sách giáo khoa sinh học 10).
* Bước 1: Xây dựng chủ đề.
GV căn cứ vào nội dung tri thức phần VSV trong SGK sinh học 10. Bài 22, 23, 24, 25, 27, 28 có nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu để HS thực hiện hoạt động nuôi cấy VSV thì tri thức lí thuyết sẽ được tường minh. Vì thông qua hoạt động này học sinh sẽ dễ dàng nhận ra yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ cần tỉ lệ nguyên liệu bị sai hoặc thay đổi nhiệt độ thì sản phẩm sẽ bị hỏng. Khi xác định được thời gian để hoàn thành một sản phẩm thì HS phải tìm cách giải thích được tốc độ và các giai đoạn sinh trưởng của VSV, tùy theo sản phẩm lên men HS tự tìm hiểu nguyên liệu và quá trình chuyển hóa vật chất (tổng hợp, phân giải) mà VSV đó tham gia. Kết hợp với thực tiễn địa phương, khả năng nhận thức của HS để thiết lập chủ đề.
* Bước 2: Xây dựng bản đồ khái niệm cho chủ đề 
Sản xuất sản phẩm lên men
(......................)
Môi trường nuôi
cấy
Bán tổng hợp
Tự nhiên
Hình thức nuôi
cấy
Liên tục
Không liên tục
Vi sinh vật được nuôi cấy 
Hình thái
Cấu tạo
Quá trình chuyển hóa
Các yếu tố ảnh hưởng
Cơ chế
Sản phẩm
Tổng hợp
* Bước 3: Dự kiến nguồn tài liệu
Những tài liệu có liên quan đến quá trình chế biến những sản phẩm lên men.
Trang Web
Sách tham khảo
+ Mai Sỹ Tuấn (Chủ biên) (2013), Thực hành sinh học trong trường phổ thông, NXB Giáo Dục Việt Nam.
 + Nguyễn Thành Đạt (2006), Sinh học 10, NXB Giáo dục
 + Lê Gia Huy (Chủ biên): Cơ sở công nghệ vi sinh vật và ứng dụng- NXB Giáo Dục.
	* Bước 4: Xây dựng bộ câu hỏi
Stt
Mục tiêu
Câu hỏi
1
Xác định được đặc điểm (hình thái, cấu tạo) cơ bản của VSV được nuôi cấy
Làm thế nào để xác định được tên, hình thái,cấu tạo tế bào của VSV được nuôi cấy?
2
Xác định được yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy
Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy và ảnh hưởng như thế nào?
3
Nêu được sự sinh trưởng và phát triển của quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục?
Trong nuôi cấy không liên tục quần thể VSV trải qua quá trình sinh trưởng, phát triển như thế nào?
4
Xác định được cơ chế chuyển hóa hóa học diễn ra trong quá trình nuôi cấy VSV 
(Cơ sở khoa học của quá trình phân giải đường cacbonhidrat, protein) 
Quá trình chuyển hóa hóa học cơ bản nào được diễn ra để tạo thành sản phẩm?
5
Sản phẩm phải sử dụng được 
Làm thế nào để sản phẩm thơm, ngon, đẹp mắt, giá thành hợp lí
6
Giải thích hiện tượng thực tế
- Sữa chua mua ở siêu thị là sản phẩm lên men tương ứng với giai đoạn nào trong quá trình nuôi cấy VSV. Vì sao hạn sử dụng sữa chua Vinamilk có thể đến 45 ngày trong điều kiện bảo quản là 6 – 80C
- Muốn dưa cải chóng chua thì nên làm thế nào? Vì sao có các cách làm đó ?
- Dưa khú là hiện tượng gì? Để dưa không khú thì làm thế nào ? 
7
Có kĩ năng báo cáo trong quá trình học tập
Các kĩ năng để tạo ra một báo cáo có chất lượng và mang tính khoa học là gì ?
	* Bước 5: Dự kiến hoạt động học tập.
	Tổng thời gian là 5 tuần để thực hiện dự án. Theo phân phối chương trình sẽ có 5 tiết học trên lớp (môn sinh: mỗi tuần 1 tiết) .Tiết học trên lớp có nội dung và các hoạt động cụ thể như sau: 
Tiết 1: Giới thiệu dự án học tập, yêu cầu về sản phẩm cuối cùng (một tập san hiển thị nội dung học tập, 1 bài báo cáo powerpiont, 1 loại sản phẩm len men cho mỗi nhóm) , xây dựng nhóm học tập, thống nhất cách liên lạc giữa GV với HS, giữa HS và HS. Phát tiêu chí đánh giá, bộ câu hỏi cho từng nhóm HS.
Tiết 2: Kiểm tra sự phân công hoạt động học tập của nhóm trưởng. Đôn đốc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập của từng cá nhân. Giải đáp thắc mắc.
* Nội dung học tập HS cần đạt được:
- Biết và 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_day_hoc_du_an_de_hien_thuc_hoa_kien_thuc_ve_qua.doc