SKKN Tìm ra phương pháp giải quyết giúp học sinh có được kĩ năng sử dụng chất liệu tổng hợp và phát huy tốt trí tưởng tượng trong vẽ tranh Đề tài nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc thực hành phân môn vẽ tranh Đề tài

SKKN Tìm ra phương pháp giải quyết giúp học sinh có được kĩ năng sử dụng chất liệu tổng hợp và phát huy tốt trí tưởng tượng trong vẽ tranh Đề tài nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc thực hành phân môn vẽ tranh Đề tài

 Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật của con mắt hay nghệ thuật của thị giác, nhìn nhận ra cái đẹp.Vì vậy, mĩ thuật phản ánh cuộc sống xung quanh ta nhưng không rập khuôn, không sao chép nguyên bản mà lựa chọn, chắt lọc, bỏ đi những gì vụn vặt, rườm rà, thêm vào những gì cần thiết, biến đổi, sắp xếp lại theo ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ, tạo ra một cuộc sống thứ hai vừa không giống thực lại vừa giống thực, nhằm thoả mãn tư tưởng, tình cảm của con người.

 Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà tất cả các em học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu về mĩ thuật. Như chúng ta đã biết dạy học mĩ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ, mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau.

 Vẽ tranh là thể hiện cái đẹp của sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp bố cục, hình vẽ , nét vẽ, đường nét, màu sắc, hình mảng .Vẽ tranh bắt nguồn từ thực tế cuộc sống xã hội. Mỗi thời đại cách thể hiện tác phẩm có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau, cũng như nhìn nhận cái đẹp của vẽ tranh qua từng thời kì xã hội, tôn giáo cũng có nhiều vẻ riêng biệt.

 Tranh vẽ được sử dụng một cách rộng rãi trong đời sống, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, hầu như ta đều thấy vai trò của nó trong đời sống hàng ngày

 Qua thời gian công tác và giảng dạy tại trường trung học cơ sở Tế Lợi, qua việc giảng dạy và tiếp xúc với học sinh trong các tiết dạy vẽ tranh.Tôi nhận thấy, hiện nay ở trường học sinh chỉ sử dụng chất liệu màu sáp, màu nước, chì màu vào làm bài thực hành vẽ tranh và các bài vẽ thực hành của học sinh thể hiện trí tưởng tượng chưa phong phú mà đôi khi còn sao chép bài trong sách giáo khoa hay một số tư liệu tham khảo chưa biết định hướng, vạch ra các ý tưởng và các trí tưởng tượng hay, phong phú.

 

doc 22 trang thuychi01 8530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tìm ra phương pháp giải quyết giúp học sinh có được kĩ năng sử dụng chất liệu tổng hợp và phát huy tốt trí tưởng tượng trong vẽ tranh Đề tài nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc thực hành phân môn vẽ tranh Đề tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Danh mục
Trang
MỤC LỤC
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
2
2
1.Lí do chọn đề tài
2
3
2. Mục đích nghiên cứu
3
4
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3
5
4. Phương pháp nghiên cứu
3
6
II. PHẦN NỘI DUNG
4
7
1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
8
2.Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm
4
9
 a.Thuận lợi.
4
10
 b. Khó khăn
5
11
 c.Nguyên nhân thực trạng
5
12
 d. Kết quả 
5
13
3.Các giải pháp giải quyết vấn đề
6
14
 a.Gợi mở phát huy tốt trí tưởng tượng trong vẽ tranh đề tài
6
15
 b.Sử dụng chất liệu tổng hợp trong thực hành vẽ tranh
14
16
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
17
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
18
 1.Kết luận
17
19
 2.Kiến nghị
18
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật của con mắt hay nghệ thuật của thị giác, nhìn nhận ra cái đẹp.Vì vậy, mĩ thuật phản ánh cuộc sống xung quanh ta nhưng không rập khuôn, không sao chép nguyên bản mà lựa chọn, chắt lọc, bỏ đi những gì vụn vặt, rườm rà, thêm vào những gì cần thiết, biến đổi, sắp xếp lại theo ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ, tạo ra một cuộc sống thứ hai vừa không giống thực lại vừa giống thực, nhằm thoả mãn tư tưởng, tình cảm của con người.
 Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà tất cả các em học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu về mĩ thuật. Như chúng ta đã biết dạy học mĩ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ, mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau. 
 Vẽ tranh là thể hiện cái đẹp của sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp bố cục, hình vẽ , nét vẽ, đường nét, màu sắc, hình mảng .Vẽ tranh bắt nguồn từ thực tế cuộc sống xã hội. Mỗi thời đại cách thể hiện tác phẩm có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau, cũng như nhìn nhận cái đẹp của vẽ tranh qua từng thời kì xã hội, tôn giáo cũng có nhiều vẻ riêng biệt.
 Tranh vẽ được sử dụng một cách rộng rãi trong đời sống, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, hầu như ta đều thấy vai trò của nó trong đời sống hàng ngày
 Qua thời gian công tác và giảng dạy tại trường trung học cơ sở Tế Lợi, qua việc giảng dạy và tiếp xúc với học sinh trong các tiết dạy vẽ tranh.Tôi nhận thấy, hiện nay ở trường học sinh chỉ sử dụng chất liệu màu sáp, màu nước, chì màu vào làm bài thực hành vẽ tranh và các bài vẽ thực hành của học sinh thể hiện trí tưởng tượng chưa phong phú mà đôi khi còn sao chép bài trong sách giáo khoa hay một số tư liệu tham khảo chưa biết định hướng, vạch ra các ý tưởng và các trí tưởng tượng hay, phong phú. 
 Nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Song không phải là không dạy được, vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời, mĩ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm đa dạng, phong phú hơn. Bởi cái đẹp “theo đuổi”con người từ lúc lọt lòng đến khi “trở về với cát bụi”. Và cái đẹp luôn phát triển, thay đổi đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của mỗi con người. Do vậy, cái đẹp là một trong những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của con người. Cái đẹp do Mĩ thuật tạo nên đem lại cho con người sự nhận thức, niềm vui, sự thanh thản về tâm hồn, hướng con người vươn tới những khát vọng cao đẹp. Mĩ thuật thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống vì ở đâu cũng cần cái đẹp. 
 Nhà trường ngày nay ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học kĩ thuật, còn phải chú ý đến giáo dục thẩm mĩ, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, để xây dựng đất nước, đưa đất nước ngày càng phát triển. Đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ ngày càng cao và phức tạp của xã hội con người đã phát huy óc sáng tạo đem lại sự phong phú, đa dạng cho nhiều hình thức và nhiều thể loại vẽ tranh. 
 Là giáo viên dạy Mĩ thuật ngoài công tác giảng dạy tôi thấy mình cần phải có một trách nhiệm lòng yêu nghề mến trẻ, cần phát hiện tìm tòi những năng lực, năng khiếu tư chất tốt của học sinh tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Do đó người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm phát triển tâm lý, những khả năng, năng lực của học sinh,. Lựa chon những nội dung, phương pháp dạy phù hợp kích thích các em phát huy khả năng trí tưởng tượng niềm hứng thú cuối cùng là để tạo ra những bức tranh hoàn hảo trong mọi lĩnh vực. Đó chính là những lý do thôi thúc tôi cần thấy phải chọn đề tài về khả năng tưởng tượng để hứng thú và sử dụng chất liệu tổng hợp trong phân môn vẽ tranh đề tài .
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Với nhiều học sinh trong trường còn rất lúng túng trong việc chọn đề tài trong thực hành vẽ tranh và điều quan trọng là các em sử dụng chất liệu chưa được phong phú. Chính vì vậy, Tôi nghiên cứu đề tài này là để tìm ra phương pháp giải quyết giúp học sinh có được kĩ năng sử dụng chất liệu tổng hợp và phát huy tốt trí tưởng tượng trong vẽ tranh đề tài nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc thực hành phân môn vẽ tranh đề tài.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 8 nói riêng và học sinh trường Trung học cơ sở Tế Lợi nói chung. Bởi các em đang còn rất lúng túng trong việc chọn nội dung thế nào cho phong phú mà lại hợp với đề tài và sử dụng chất liệu thế nào cho đa dạng và bài vẽ đặc sắc hơn.
b. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ gói gọn ở học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Tế Lợi trong năm học 2015 – 2016.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Lấy thực nghiệm việc giảng dạy học sinh ở trên lớp đánh giá kết quả nhận thức của học sinh, để từ đó tìm hiểu nguyên nhân rút ra hướng phát huy tốt trí tưởng tượng của học sinh và cách ứng dựng chất liệu tổng hợp vào vẽ tranh đề tài.
 Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy những đơn vị kiến thức liên quan đến cách phát huy tốt nhất trí tưởng tượng cho học sinh trong vẽ tranh đề tài và ứng dụng chất liệu tổng hợp vào làm bài để hiệu quả của bài vẽ đạt cao hơn.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Mĩ thuật có nghĩa là nghệ thuật của cái đẹp. Mà cái đẹp trong tiềm thức của mỗi người thì ai cũng có đam mê. Thích ngắm cái đẹp, hưởng thụ cái đẹp thì dễ nhưng để tạo ra nó bằng cảm xúc và bàn tay của mình là một điều vô cùng khó. Chính vì vậy mà mỗi một tiết vẽ tranh là thời gian vô cùng ngắn ngủi mà giáo viên phải dùng cho trọn vẹn bằng tình yêu và tâm huyết làm sao để truyền tải cho học sinh hiểu được ý nghiã của việc sử dụng chất liệu và phát huy trí tưởng tượng trong vẽ tranh đề tài.
 Đối với phân môn vẽ tranh nói riêng và bộ môn Mĩ thuật nói chung, là một môn học yêu cầu nhiều đến sự suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, thì gợi mở để mỗi em có cách nghĩ, cách giải quyết bài vẽ theo ý mình bằng khả năng của mình là rất cần thiết. Theo tôi, đây là một phương pháp mang lại hiệu quả cao hơn cả, vì nó phù hợp với đặc trưng của Mĩ thuật là tạo ra cái đẹp muôn màu, muôn vẻ phù hợp với năng lực của mỗi học sinh.Nên gợi ý ngay trên cơ sở của bài vẽ đã có bố cục, hình tượng, đậm nhạt để mỗi em suy nghĩ, tìm tòi , bổ sung nâng cao chất lượng bài vẽ của mình hơn. Bên cạnh đó, áp dụng thêm một số chất liệu sẵn có để bài vẽ đạt hiệu quả cao hơn là một điều rất quan trọng.
2.THỰC TRANG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 a. Thuận lợi.
 *Về phía giáo viên:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi có những điều kiện thuận lợi như trực tiếp giảng dạy học sinh khối 8 trường trung học cơ sở Tế Lợi.Nên đã trực tiếp khảo sát và thấy rõ những ưu nhược điểm trong việc " phát huy trí tưởng tượng và sử dụng chất liệu tổng hợp". Do đó mà có phương hướng khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
 Trong quá trình học tập và giảng dạy, Tôi luôn tiếp cận và học tập những phương pháp đổi mới để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Hơn thế nữa, Tôi luôn ý thức thấy rằng :" Chọn nội dung hoạt động phong phú trong vẽ tranh đề tài" là hết sức cần thiết và quan trọng. 
 Được nhà trường phân công đúng chuyên môn, chuyên ngành nên đã phát huy được những kiến thức và phương pháp giảng dạy được học trong nhà trường. Đồng thời trường học một ca nên buổi chiều có thể ôn tập, phụ đạo, dạy thêm nên có điều kiện hướng dẫn học sinh phát huy tốt trí tưởng tượng và ứng dụng chất liệu sẵn có để vẽ được một bài vẽ tranh đề tài hiệu quả cả về nội dung và hay về hình thức thể hiện. 
 *Về phía học sinh:
 Học sinh trường Trung học cơ sở Tế Lợi phần lớn các em đều dễ bảo, có ý thức về tinh thần học tập tốt, có lòng ham muốn học tập để tiếp cận tri thức mới.
 Một số học sinh có năng khiếu và yêu thích môn Mĩ thuật nên hứng thú trong việc học, việc tìm hiểu những cái mới. Đặc biệt là đối với môn Mĩ thuật qua các tranh ảnh và giáo cụ trực quan sinh động.
 Một số gia đình thực sự quan tâm đến việc học của con em mình nên tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em được học.
 b. Khó khăn:
 * Về phía giáo viên :
 Là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng cơ sở vật chất cho việc dạy và học Mĩ thuật ở THCS thiếu thốn và nghèo nàn, nhà trường chưa có phòng dạy Mĩ thuật riêng. Các loại mẫu (hình khối, biểu bảng, tranh ảnh) tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy – học Mĩ thuật, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm ĐDDH. trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có nhiều tài liệu tham khảo như: Tranh, ảnh và mẫu vẽ.
 Ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên thư viện không có sách thiết kế, tượng mẫu....
* Về phía học sinh:
 Đối với HS trường THCS Tế Lợi đã từ lâu các em ít được tiếp xúc với bộ môn này vì vậy học Mĩ thuật chưa có nền nếp, kiến thức chưa có hệ thống, thực hành ít, môi trường thẩm mĩ hạn hẹp. Học sinh ít được quan sát, tham quan danh lam thắng cảnh và bảo tàng. Vì thế hiểu biết về Mĩ thuật, về cái đẹp chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần Học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính của nhà trường. Các em phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào bỏ qua sao lãng môn Mĩ thuật. Hơn nữa do thiếu phương tiện học tập, phương pháp thực hành thiếu linh hoạt, nên bài vẽ của các em thường khô, thiếu phóng khoáng, đôi khi gò bó, công thức. 
 Bên cạnh những học sinh tích cực chăm ngoan , cần cù thì vẫn có một số học sinh lười , không học bài cũ, không chuẩn bị cho bài mới và dụng cụ thực hành như: tranh, ảnh sưu tầm, giấy , bút chì, màu và không đọc tìm hiểu bài mới.
 Một số học sinh ý thức học tập chưa tốt nên việc học tập và tiếp cận tri thức còn thụ động, không chịu suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo trong cách học, cách nghĩ , phương pháp học tập cũng chưa phù hợp.
 Sự thiếu thốn về tài liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.Ngoài sách giáo khoa, hầu hết các em không có một tài liệu tham khảo, nghiên cứu gì thêm nên việc học tập là hết sức khó khăn.
 c. Nguyên nhân của thực trạng.
 Việc chọn nội dung hoạt động phong phú là việc mà học sinh đã được làm quen từ bậc tiểu học thế nhưng lên bậc trung học cơ sở còn có những học sinh chưa biết nội dung gì trong đề tài chứ chưa nói là có nội dung, đề tài hay, phong phú. Hơn thế nữa một số học sinh ý thức học tập chưa tốt nên không tiếp thu được kiến thức cũng như kĩ năng về đoạn văn.
d. Kết quả thực trạng:
 - Qua khảo sát thực trạng về học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức phân môn vẽ tranh như sau:
 Loại
Lớp/khối
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
8A(23)
14
61
9
39
8B(25)
17
68
8
32
Khối 8(48)
31
65
17
35
 - Như vậy, qua kết quả khảo sát ban đầu thì tỉ lệ học sinh chưa đạt quá cao so với yêu cầu đưa ra . Tỉ lệ học sinh chưa đạt chiếm tới 35 % trong cả khối. Trong khi đó tỉ lệ học sinh Đạt chỉ có 65%. 
 - Vì vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất là một vấn đề vô cùng quan trọng trong dạy và học ở các trường học.
 Từ thực trạng trên để việc học Mĩ thuật, đặc biệt là phân môn vẽ tranh đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã đưa những phương pháp phát huy trí tưởng tượng và sử dụng chất liệu tổng hợp ,đa phần các em rất thích hoạt động tạo hình, việc vẽ, xem các tác phẩm mĩ thuật dần dần đã hình thành ở các em. Các em hứng thú học vẽ tranh hơn vẽ theo mẫu và có phần hơn cả vẽ trang trí, bài vẽ của các em đẹp hơn, có tiến bộ rõ rệt về cách dùng chất liệu tổng hợp. Qua các kì thi vẽ tranh cấp huyện và cấp trường THCS Tế Lợi đều có giải điều đó đã chứng minh khả năng thẩm mĩ của các em.
3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Tôi sẽ không bàn luận nhiều đến những phương pháp chung và đặc trưng của môn học. Bản thân tôi nhận thấy rằng muốn các em cảm nhận và thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình thông qua bài vẽ tranh đề tài ở bậc THCS thì phải có thêm những biện pháp riêng biệt nữa. Đối với phân môn vẽ tranh đề tài Mĩ thuật 8 tôi dùng nhiều giải pháp khác nhau để lôi cuốn sự hứng thú vẽ bài của học sinh.Trong đó có những giải pháp như sau.
a.Gợi mở phát huy tốt trí tưởng tượng trong vẽ tranh đề tài:
 *Những vấn đề liên quan đến trí tưởng tượng của học sinh trong tranh vẽ :
 Hội hoạ đối với các em nói chung, học sinh nói riêng là cả một thế giới muôn hình muôn vẻ, với những nét ngây thơ và sinh động các em không vẽ theo một quy luật nhất định nào mà vẽ dựa trên cảm xúc do môi trường thẩm mỹ tạo nên chứ không phải do hiểu biết kỹ về cuộc sống, các em thường vẽ theo trí nhớ vẽ theo các biểu tượng được hình thành hoặc tưởng tượng ra nhiều hơn là vẽ theo mẫu thực. 
 Ví dụ: khi vẽ theo mẫu các em rất ít nhìn mẫu mà nhìn theo hình ảnh được ghi nhớ, cụ thể các em vẽ hàng cây, dòng sông thì có cây ngược cây xuôi theo ý đồ tưởng tượng và sắp xếp vô tình của mình hoặc các em vẽ con mèo có khi lại vẽ cả con cá trong bụng con mèo, thật là ngộ nghĩnh buồn cười mà lại đẹp chính bằng chất ngây thơ của các em. Tại sao lại có sự sắp xếp như vậy, là nhờ chính vào sự ghi nhớ tưởng tượng hết sức ngây thơ của các em .
 Màu sắc trong tranh thường tươi vui hấp dẫn bởi màu nguyên chất pha trộn mà không phụ thuộc vào yếu tố nào, các em thường thích màu sắc tươi đậm .
 Bố cục thường như là sự tự sự kể lại một hình ảnh nào đó với hình ảnh tự thuật bộc lộ cảm xúc, hình vẽ thường có cấu trúc ngộ nghĩnh giống như một sự liệt kê bằng đồ hoạ về thế giới xung quanh. Các đặc điểm trên đều do trẻ mang tính trực quan cụ thể là chủ yếu .
 Đó là phần nhận xét chung đối với lứa tuổi các em còn đối với học sinh trung học cơ sở thì các nhận xét trên chỉ phần lớn ở đầu cấp vì vẫn còn mang chút tính tiểu học nhưng do tâm lý phát triển lứa tuổi đến giai đoạn cuối cấp đều dần dần rõ ràng hơn về bố cục, đường nét, màu sắc do vậy tranh của các em mang ít nhiều có sự thay đổi tìm ra cái riêng của mình cùng với sự phát triển của con người.
 * Thực hiện khả năng tưởng tượng thông qua bài vẽ tranh đề tài:
 Đối với các em phân môn vẽ theo mẫu các em được trực tiếp quan sát mẫu vẽ bằng tính tư duy vật thật hoặc phân môn trang trí các em sáng tạo ra những hình ảnh đẹp theo yêu cầu của giáo viên . Nhưng đối với phân môn đề tài các em hoàn toàn vẽ bằng sự tưởng tượng bằng những gì chúng ghi nhớ trong đời sống qua hướng dẫn của giáo viên . Vậy hoàn toàn là sự ghi nhớ và sắp đặt theo một ý đồ của mình vào trong bức tranh mà mình định xây dựng mà nội dung thì rất phong phú và đa dạng . Việc khơi gợi kích thích trí tưởng tượng và hứng thú cho các em hoàn thành bài tốt lại chính là yếu tố trách nhiệm của giáo viên .
 Từ thực nghiệm trên tôi thấy. Nếu chỉ hướng dẫn chung chung trên lớp thì kết quả sẽ không được như mong muốn. Nhưng nếu ta có sự chuẩn bị tốt và báo trước các em quan sát ở nhà hoặc sưu tầm, quan sát đâu đó thì sẽ có kết quả tốt hơn.Và để phát huy trí tưởng tượng trong vẽ tranh của học sinh được phát huy cao nhất giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu sơ bộ về vẽ tranh ở bậc THCS và hiểu về tính thống nhất,tính thực tiễn trong nhà trường phổ thông. 
 - Vẽ Tranh ở bậc học THCS.
 Thưởng thức nghệ thuật là một nhu cầu thiết yếu với con người, với xã hội, với nền kinh tế quốc dân và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống .Như trong các công trình kiến trúc:đền ,chùa,tháp, nhà thờ... đều có trang trí và các tác phẩm hội hoạ.
 Phân môn vẽ tranh ở THCS được đưa vào từ lớp 6 đến lớp 9. Trong một năm học lớp 6 có 10 tiết, lớp 7 có 11 tiết, lớp 8 có 9 tiết, riêng lớp 9 chỉ học 1 học kì cho nên chỉ có 4 tiết. Vì vậy nội dung vẽ tranh được chọn lọc hết sức cơ bản. Khác với các trường nghệ thuật chuyên đào tạo các hoạ sĩ, bởi số thời gian học chuyên môn ở các trường nghệ thuật chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn ở trường PT .Vì giảng dạy Mĩ thuật ở các trường THCS thời gian rất eo hẹp, mỗi bài học và làm, gói gọn trong một tiết học, tức là chỉ có 45 phút. Những bài học chủ yếu nhằm nâng cao về kiến thức vẽ tranh đề tài, phương pháp thể hiện cũng như thực hành ứng dụng trong đời sống và các bài học cơ bản như: các đề tài gần gũi với học sinh là: Đề tài mẹ của em, học tập,trò chơi dân gian, ước mơ của em, phong cảnh... được sắp xếp học đi học lại nhiều lần ở mỗi lớp nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức trong bố cục vẽ tranh và phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo. Khả năng của học sinh sẽ được nâng cao dần theo từng lớp học vì vậy việc học vẽ tranh được tiến hành đúng quy trình nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo, độc đáo của học sinh khi làm bài, chương trình và nội dung học vẽ tranh ở THCS có sự sắp xếp mang tính thống nhất, phát triển để HS tiếp cận môn học từ dễ đến khó, từ tô màu đến tìm màu, từ vẽ thêm hình dáng nhân vật cho đều đến sự tìm các dáng khác nhau để sắp xếp cho bài vẽ sinh động và đạt hiệu quả cao. 
 - Tính thống nhất trong vẽ tranh
 Trong vẽ tranh có một số bài học mang tính chất bắt buộc, những bài vẽ tranh này được gọi là: cách vẽ tranh cơ bản (cách dùng màu, phương pháp bố cục, thể thức thể hiện hình dáng, ...).
 Ví dụ: Bài 5, tiết 5: Cách vẽ tranh đề tài - Mĩ thuật lớp 6. Tuỳ theo từng bậc học, từng lớp để phân bố sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của HS. Những bài cơ bản này sẽ lặp đi lặp lại không chỉ có ở các trường tiểu học -THCS mà còn học tới các trường, trung cấp, cao đẳng, đại học. Các bài học vẽ tranh là cơ sở cho sự nhận thức cái đẹp và giúp người học vận dụng kiến thức đó vào đời sống hiện thực của mình và làm cho cuộc sống thêm sinh động hơn, gần gũi hơn với mỗi con người.
 Giáo viên khi dạy các bài vẽ tranh cần quan tâm đến :
Nâng cao dần về sắp xếp, chọn lọc hình dáng, đề tài.
Sự cân bằng trong tổng thể bố cục, bố cục độc đáo, thay đổi.
Phối hợp các thể thức trong vẽ tranh áp dụng vào các bài vẽ tranh , các thể thức như: Phá thế,hình dáng khác nhau, sinh động.
Sử dụng đậm nhạt và màu sắc sao cho phù hợp, đẹp.Làm cho nhóm chính được nổi bật trong tranh. Tính thống nhất được minh chứng trong một số bài vẽ sau:
 -Tính thực tiễn trong vẽ tranh ở nhà trường phổ thông:
 Nghệ thuật vẽ tranh bao giờ bao giờ cũng gắn liền với đời sống.Vì hình ảnh trong vẽ tranh đề tài và các hoạt động, hình dáng trong tranh là các hoạt động diễn ra trong đời sống hàng ngày. Nó bắt nguồn từ cuộc sống và trở lại phục vụ cho cuộc sống, vì vậy mà chương trình, nội dung dạy học vẽ tranh ở trường phổ thông phải được quan tâm gắn với đời sống của học sinh và xã hội. Có những bài tưởng như chỉ là vẽ tranh đơn giản như : Cách vẽ tranh đề tài, đề tài học tập, mẹ của em... nhưng thực chất có sự liên quan rất phong phú của những bài vẽ tranh với nhiều đề tài cao hơn, đòi hỏi về nghệ thuật thể hiện khó hơn hoặc gắn liền với đời sống sinh hoạt của học sinh được thể hiện bằng nhiều kiến thức tổng hợp (kiến thức về cách vẽ, tìm hiểu nội dung đề tài, trình bày, sắp xếp bố cục, hình dáng, thể hiện màu sắc, đậm nhạt.)
 Nội dung các bài vẽ tranh trong chương trình phổ thông đều gắn liền với sinh hoạt c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tim_ra_phuong_phap_giai_quyet_giup_hoc_sinh_co_duoc_ki.doc