SKKN Tìm hiểu , nghiên cứu những nguyên nhân tác động đến hiện tượng học sinh bỏ học ở trường THCS

SKKN Tìm hiểu , nghiên cứu những nguyên nhân tác động đến hiện tượng học sinh bỏ học ở trường THCS

Trong Nghị quyết Trung ương II-Khoá VIII đã nêu: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đửc trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam. Có ý thức cộng đồng và phát huy tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức, khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”như lời Bác Hồ dặn.

 Muốn làm tốt được nhiệm vụ trên để đóng góp có hiệu quả vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn lực cho cômg cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu cơ bản của giáo dục thì việc giảng dạy các tri thức thông qua các môn học ở nhà trường là hết sức quan trọng, bên cạnh đó việc duy trì sỹ số học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường cũng đóng một vai trò không thể thiếu. Nhưng hiện nay, một số học sinh trong địa phương thuộc con em gia đình lao động nghèo, đa phần là làm thuê, vì cuộc sống mưu sinh họ để con em ở gia đình với ông bà hoặc người thân. Chính vì mải lo cho kinh tế gia đình một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em. Nên việc các em nghỉ học, bỏ học trong thời gian nhiều ngày ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi.

 Trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học ngày càng phổ biến. Cấp học càng cao tỷ lệ học sinh bỏ học càng nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhưng trong đó nguyên nhân chính là các em học tập yếu kém, gia đình thiếu quan tâm, nên không thích đi học, không thích đến trường.

 Công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học trong nhà trường là nhiệm vụ cần thiết của mọi cấp, mọi ngành, đặc biệt là của ngành giáo dục. Còn trong nhà trường đây là một nhiệm vụ cần được đưa lên hàng đầu của người cán bộ quản lý nhằm đưa hiệu quả đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội.

 

doc 18 trang thuychi01 11704
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tìm hiểu , nghiên cứu những nguyên nhân tác động đến hiện tượng học sinh bỏ học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU : .............................................................................Trang 2
I. Lý do chọn đề tài: ...............................................................................Trang 2
II. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................Trang 3
III. Đối tượng nghiên cứu: .....................................................................Trang 2
IV. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................Trang 3
PHẦN II. NỘI DUNG: .........................................................................Trang 3
I. Cơ sở lý luận: ......................................................................................Trang 3
II. Thực trạng vấn đề : ............................................................................Trang 4
III. Các giải pháp : ..................................................................................Trang 6
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm : ............................................ Trang 12
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ : ............................................ Trang 12
1. KẾT LUẬN : ......................................................................................Trang 12
2. KIẾN NGHỊ : .....................................................................................Trang 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO : ....................................................................Trang 14
 I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
 	Trong Nghị quyết Trung ương II-Khoá VIII đã nêu: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đửc trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam. Có ý thức cộng đồng và phát huy tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức, khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”như lời Bác Hồ dặn.
 Muốn làm tốt được nhiệm vụ trên để đóng góp có hiệu quả vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn lực cho cômg cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu cơ bản của giáo dục thì việc giảng dạy các tri thức thông qua các môn học ở nhà trường là hết sức quan trọng, bên cạnh đó việc duy trì sỹ số học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường cũng đóng một vai trò không thể thiếu. Nhưng hiện nay, một số học sinh trong địa phương thuộc con em gia đình lao động nghèo, đa phần là làm thuê, vì cuộc sống mưu sinh họ để con em ở gia đình với ông bà hoặc người thân. Chính vì mải lo cho kinh tế gia đình một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em. Nên việc các em nghỉ học, bỏ học trong thời gian nhiều ngày ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi.
 	Trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học ngày càng phổ biến. Cấp học càng cao tỷ lệ học sinh bỏ học càng nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhưng trong đó nguyên nhân chính là các em học tập yếu kém, gia đình thiếu quan tâm, nên không thích đi học, không thích đến trường.
 Công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học trong nhà trường là nhiệm vụ cần thiết của mọi cấp, mọi ngành, đặc biệt là của ngành giáo dục. Còn trong nhà trường đây là một nhiệm vụ cần được đưa lên hàng đầu của người cán bộ quản lý nhằm đưa hiệu quả đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội.
 	Từ những yêu cầu chính trên, xuất phất từ thực tế giảng dạy ở miền núi’ vùng học sinh người dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy còn thiếu nhiều trình độ học sinh còn hạn chế. Để tiếp tục thực hiện Công văn 753/UBND-GD ngày 29/10/2012 của Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thuỷ về việc giáo dục đạo đức học sinh và khắc phục hiện tượng học sinh bỏ học đi vào chiều sâu và đạt kết quả cao hơn bản thân tôi thấy cần phải đi sâu nghiên cứu về vấn đề: Một số biện pháp nhằm duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Cẩm Bình.
2.Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu , nghiên cứu những nguyên nhân tác động đến hiện tượng học sinh bỏ học ở trường THCS. Tìm giải pháp khắc phục hiện tượng học sinh bỏ học và đưa ra giải pháp duy trì sỹ số học sinh ở trường THCS Cẩm Bình.
 	3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
	Nghiên cứu, tổng kết một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sỹ số học sinh ở trường THCS.
4. Phương pháp nghiên cứu
 * Điều tra, thu thập thông tin.
 * Thực tế quản lý giáo dục của nhà trường. 
 II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận .
 Biện pháp duy trì sĩ số học sinh .
* Biện pháp: Là cách thức giải quyêt một vấn đề cụ thể.
* Duy trì: Có giữ gìn tình trạng cũ.
* Sĩ số học sinh: Là số học sinh của trường hay của lớp.
Vì vậy, Biện pháp duy trì sĩ số là “ Cách thức quản lý của Hiệu trưởng nhằm giữ vũng số học sinh đã có trong suốt một năm học, suốt một cấp học”.
 	* Xác định số học sinh bỏ học: Theo các nhà giáo dục Quốc tế và các chuyên gia UNESCO thì một trẻ em được xác định là bỏ học khi trẻ em đó trong độ tuổi giáo dục học đường bắt buộc ( phổ cập giáo dục) mà không thể đến trường. Học sinh rời trường sớm trước khi kết thúc năm cuối của giai đoạn giáo dục mà học sinh đó được tuyển vào.
Công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học trong trường THCS có ý nghĩa quan trọng đây là giải pháp tích cực để đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực mới. Quan điểm của của Đảng “coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao dân trí, đẩy mạnh việc phổ cập giáo dục nhằm tạo nguồn phục vụ kịp thời việc đào tạo nhân lực thuộc trình độ ở mọi vùng, mọi khu vực kinh tế ” để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thắng lợi trong công tác phổ cập giáo dục THCS theo kế hoạch đối với địa phưong và cả nước. 
Hiệu trưởng phải nắm chắc các nghiệp vụ quản lý, các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ và của ngành giáo dục về công tác duy trì sĩ số học sinh. Hiệu trưởng cần tổ chức các chuyên đề về duy trì sĩ số ở nhà trường; tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cha mẹ học sinh, các đề nghị của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm của các khối lớp về các vấn đề liên quan đến sĩ số của học sinh.
Thông qua các hội nghị cán bộ giáo viên, họp Hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, giao ban hàng tuần, hàng tháng; Hiệu trưởng cần quán triệt rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học của nhà trương, trao đổi những kinh nghiệm hay, những giải pháp thích hợp nhằm duy trì sĩ số học sinh có hiệu quả cao.
Thông qua các cuộc họp giao ban tại xã, qua các cuộc họp Hội cha mẹ học sinh trong năm học, Hiệu trưởng cần đề nghị, tuyên truyền và nêu rõ cho các cấp, các ban ngành đoàn thể biết và nắm rõ tầm quan trọng về vấn đề duy trì sĩ số hiện nay không chỉ là trách nhiệm của các thầy cô giáo trong nhà trường mà còn là trách nhiệm của mọi người, mọi cấp và của toàn xã hội. Từ đó mọi người, mọi ban ngành đoàn thể cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học giúp các em có điều kiện tiếp tục theo học, hoàn thành cấp THCS và có được những kiến thức cơ sở, những kỹ năng cơ bản để bước vào cuộc sống sau này và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp.
 	2.Thực trạng của vấn đề duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS nói chung và của trường THCS Cẩm Bình nói riêng.
 	2.1. Thực trạng của vấn đề duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS nói chung.
*Ưu điểm
Trong những năm gần đây thực hiện Nghị quyết của các Đại hội Đảng các cấp. Đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khoá VIII, IX, X, chất lượng giáo dục đã được đổi mới. Đội ngũ giáo viên nhiều người có tâm huyết với nghề, có lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, đã được nhà nước phong tặng các danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân.
 	 Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học đã dần được đồng bộ. Vì thế chất lượng học sinh đã được nâng cao lên một bước, nhiều học sinh đã đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi, trong nước cũng như trên đấu trường quốc tế.
Nhiều hoạt động của nhà trường được tổ chức, đã thu hút học sinh đến trường, nhiều học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
*Tồn tại:
	Tuy chất lượng giáo dục đã được nâng lên đặc biệt là ở các thành phố, thành thị song ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng hải đảo thì chất lượng vẫn còn nhiều băn khoăn. Nhiều học sinh chưa xác định đúng mục đích học tập. Bên cạnh đó, tệ nạn xã hội, cơ chế thị trường đã lôi kéo nhiều học sinh không thể học hết chươg trình cấp THCS mà bỏ học giữa chừng, nó đã trở thành trào lưu, vấn nạn. 
* Nguyên nhân:
 Do thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà trường, gia đình.
Một số gia đình phó mặc con cái cho nhà trường.
Một số gia đình do hoàn cảnh, gửi con lại cho ông bà, chú bác để đi làm kinh tế.
Mặt trái của cơ chế thị trường và các tệ nạn xã hội đã tác động đến việc học tập của các em.
 	 2.2.. Thực trạng vấn đề duy trì sĩ số học sinh của trường THCS Cẩm Bình, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá; 
* Khái quát về tình hình địa phương và nhà trường.
 	 Cẩm Bình là một xã vùng cao của huyện Cẩm Thuỷ là một trong những huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá. Diện tích tự nhiên 3080 ha. Dân số 2389 hộ với 10.512 nhân khẩu chủ yếu là 3 dân tộc Mường, Kinh, Dao. Trong đó người dân tộc Mường, Dao chiếm khoảng 70% dân số. Trong đó 95% dân số làm nghề nông thuần tuý, vì thế đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn ở mức cao. Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh và việc duy trì sĩ só của nhà trường.
 	 Trường có số học sinh đông nhất huyện năm học 2015 - 2016 với 12 lớp 402 học sinh. Học sinh người dân tộc thiểu số 281. Trong đó học sinh người dân tộc Dao sống ở 2 thôn 135 là 62 học sinh, dân tộc Mường 218 học sinh. Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của nhà truường đã được nâng lên có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Đã có học sinh đạt giải Nhì môn Lịch sử cấp tỉnh năm học 2014 - 2015. Tỉ lệ đỗ vào PTTH ngày càng cao. 
Đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường 38 ngưòi. Đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn. Đảm bảo đạt chuẩn 100%. Năng lực chuyên môn và quản lý học sinh không đều. Bên cạnh đớ cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học còn thiếu nhiều. Phòng học bộ môn mới có 1phòng học tin học.
 Hệ thống sân chơi, bãi tập chưa đạt yêu cầu.
*Thực trạng về vấn đề duy trì sĩ số của học sinh ở trường THCS Cẩm Bình, Cẩm Thuỷ .
+ Số lượng hoc sinh qua các năm học:
 Năm 
 học
Khối
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Kì I 2015-2016
Ghi chú
SL
HSDT
SL
HSDT
SL
HSDT
SL
HSDT
6
112
78
109
77
101
72
94
65
7
131
92
107
73
110
77
103
76
8
124
95
119
89
107
84
102
70
9
142
98
121
92
110
85
103
70
Cộng
509
363
456
331
428
308
402
281
 	+Số lượng học sinh bỏ học qua các năm.( không tính học sinh chuyển đi)
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Kì I 2015-2016
Ghi chú
SL
HSDT
SL
HSDT
SL
HSDT
SL
HSDT
6
1
1
0
2
2
0
0
7
1
1
0
0
1
0
8
2
1
2
2
0
0
9
1
1
1
1
0
2
2
Cộng
5
4
3
3
2
2
3
2
Qua bảng số liệu cho thấy số học sinh bỏ học hàng năm rải đêu ở tất cả các khối lớp. Mặc dù tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm đều dưới 1%, song để đạt được tỷ lệ này là cả một quá trình phấn đấu và có nhiều biện pháp tích cực của Hiệu trưởng và tập thể giáo viên nhà trường.
 	3.Một số giải pháp chính để duy trì sĩ số học sinh 
3.1. Xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh.
Ngay từ đầu năm học, trên cơ sở chỉ tiêu, kế hoạch được giao Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch để duy trì sĩ số học sinh. 
* Khảo sát tình hình học sinh:
 	Vào mỗi đầu năm học Hiệu trưởng khảo sát tình hình học sinh toàn trường theo một số nhóm như sau:
+ Học sinh người dân tộc thiểu số.
+ Học sinh thuộc thôn 135
+ Học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa: 
- Trong nước: 
- Ở nước ngoài:
+ Học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo:
+ Học sinh mồ côi, khuyết tật:
Cụ thể:
Năm học 2015-2016 trường có 402 học sinh. Trong đó: Học sinh nữ 198; Học sinh nam 204. Học sinh người dân tộc thểu số: 281
+ Học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa: 
- Trong nước: 52
- Ở nước ngoài: 95
+ Học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: 76
+ Học sinh mồ côi, khuyết tật: 15
Trên cơ sở những số liệu này Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình học sinh để có quan tâm những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có phương án phối kết hợp với địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương, nhà trường và gia đình học sinh khi học sinh có biểu hiện bỏ học.
3.2. Tham mưu với các cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương.
Thông qua các buổi họp với địa phương như họp Ban chấp hành Đảng uỷ mở rộng, họp Hội đồng nhân dân, họp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương Hiệu trưởng tuyên truyền nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các lực lượng giáo dục ở trên địa bàn về vai trò của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ cho địa phương. Làm cho cấp uỷ và chính quyền địa phương thấy rõ “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu..”.
Khi có học sinh nghỉ học thì nhà trường lập danh sách báo cáo với địa phương, đặc biệt là Hội khuyến học xã để phối hợp với các chi hội khuyến học ở thôn để vận động học sinh trở lại lớp.
3.3. Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
Vào dầu năm học Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chủ nhiệm. Bàn giao sĩ số học sinh cho tùng giáo viên chủ nhiệm. Chỉ tiêu duy trì sĩ số được đưa vào tiêu chí xét thi đua của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm đề nghị xét danh hiệu lao động tiên tiến xuất sắc thì lớp chủ nhiệm duy trì sĩ số phải đạt 100%. 
Để duy trì tốt sĩ số của lớp chủ nhiệm, ngay từ đầu năm học thì giáo viên chủ nhiệm phải khảo sát tình hình học sinh của lớp, để chia thành các nhóm đối tượng để có sự quan tâm đến các nhóm đối tượng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải đặc biệt quan tâm đến những học sinh là người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình như bố (mẹ) đi làm ăn xa hoặc học lực yếu kém. Nhóm học sinh này là nhóm có nguy cơ bỏ học cao khi bị tác động của ngoại cảnh.
Hàng tháng, hàng tuần Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở. Để tăng cường quản lý học sinh và phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm. 
Hàng ngày vào 15 phút đầu buổi, nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm nắm bắt sĩ số học sinh của tùng lớp. Qua theo dõi nếu có học sinh nghỉ học từ 2 ngày liên tục trở lên thì Hiệu trưởng trực tiếp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để năm bắt nguyên nhân học sinh nghỉ học. Hàng tuần giáo viên thông báo cho phụ huynh học sinh những vấn đề liên quan đến học sinh qua Sổ liên lạc điện tử hoặc điện thoại trực tiếp. 
Nếu có học sinh nghỉ học 3 ngày trong tuần mà không rõ lý do thì nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh để tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh nghỉ học. Sau khi giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình học sinh thì báo cáo ngay với Hiệu trưởng để Hiệu trưởng có giải pháp kịp thời nếu học sinh có dầu hiệu bỏ học.
Bên cạnh đó giáo viên bộ môn các tiết lên lớp phải nắm rõ số học sinh của lớp mình dạy, nếu có học sinh nghỉ học trong tiết của mình thì cần tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt nguyên nhân vì sao học sinh nghỉ học. Giáo viên bộ môn phải thường xuyên trao đổi tình hình học tập của lớp với giáo viên chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình học tập của lớp và uốn nắn kịp thời.
Thông qua các buổi giao ban hàng tuần vào sau tiết 2 của ngày thứ 7, Hiệu trưởng nắm bắt thêm tình hình học sinh của các lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, giáo viên trực ban. Từ đó có các giải pháp phù hợp để đưa học sinh vào nề nếp. 
Ngoài ra Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động, kế hoạch chương trình phải có mục tiêu, phải đánh giá chính xác, kịp thời, thận trọng, khách quan, công bằng, trung thực, tế nhị, đúng lúc, đúng nơi. Mục đích đánh giá là giúp học sinh tự điều chỉnh, tự khẳng định mình, lạc quan, tự tin hơn trong học tập và rèn luyện.
3.4. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
Để duy trì tốt nề nếp dạy và học của nhà trường cũng như hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng thì Hiệu trưởng cần phối kết hợp tốt với các đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ....
* Đối với Công đoàn: 
Phối kết hợp với nhà trường để tuyên truyền các cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" , cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo " Cuộc vận động "Hai không với 4 nội dung", Cuộc vận động " Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm"..... Bên cạnh đó thực hiện tốt phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"...
Đẩy mạnh các phong trào thi đua " Dạy tôt, học tốt" và làm tốt công tác động viên cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cùng nhà trường xây dựng cơ quan văn hoá và xây dựng mối đoàn kết nội bộ.
* Đối với Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên:
Hiệu trưởng cần phải nắm rõ đặc điểm lao động và yêu cầu về phương pháp công tác của Bí thư đoàn cũng như của Phụ trách đội. Trên cơ sở chương trình công tác của Đội cấp trên, Chi đoàn phải tổ chức chỉ đạo Đội thực hiện các chương trình kế hoạch của Đội cấp trên một cách hiệu quả. Phụ trách Đội căn cứ vào nhiệm vụ của mình cũng như phối hợp tốt với nhà trường tổ chức các phong trào thi đua văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao nhân các ngày lễ trong năm như: khai giảng 20/11/, 26/3, 15/5, lễ tổng kết năm học. Đặc biệt phải tổ chức tốt tuần sinh hoạt tập thể ngay vào đầu năm học để thu hút học sinh, cũng như để học sinh có cơ hội thể hiện năng khiếu, tài năng của mình.
Bên cạnh đó Phụ trách Đội còn phải thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp, chính là các anh chị phụ trách để giáo dục đạo đức nề nếp đội viên.
Từ những công việc cụ thể mà học sinh thêm yêu trường dẫn đến hạn chế bỏ học.
3.5. Chỉ đạo và thực hiện tốt việc phối hợp với phụ huynh học sinh.
Thực hiện Điều lệ trường trung học phổ thông về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong công tác phối hợp giáo dực văn hoá, đạo đức học sinh, hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là công tác huy động học sinh ra lớp, quản lý học sinh ở nhà và duy trì sĩ số học sinh. Vì thế, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để thống nhất một số biện pháp giáo dục học sinh nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Bên cạnh đó với một nhà trường mà học sinh là người dân tộc thiểu số tới 70% thì việc hiểu về phong tục tập quán, ngôn ngữ của người dân địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận động học sinh trở lại lớp khi học sinh có dấu hiệu bỏ học.
Trong những năm gần đây tỷ lệ bỏ học giữa chừng của học sinh nhà trường dưới 1% là do nhà trường đã làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh và đã đưa được nhiều học sinh có dấu hiệu bỏ học trở lại lớp.
 Cụ thể các việc làm đó là: Khi học sinh có dấu hiệu bỏ học được giáo viên chủ nhiệm báo cáo với nhà trường. Bản thân tôi đã cùng với giáo viên chủ nhiệm hoặc đại diện các đoàn thể trong nhà trường trực tiếp đến nhà học sinh để vận động. Với bản thân là người dân tộc thiểu số nên tôi hiểu tâm lý, phong tục tập quán cũng như ngôn ngữ của người dân địa phương. Với người dân tộc thiểu số ông, bà, bố, mẹ thường chiều con theo cách riêng của họ, có những gia đình khi con cái không muốn đến trường để học tập họ sẵn sàng chiều con, con không thích đi học thì ở nhà thậm chí có những gia đình còn chiều con đến mức không đi học ở nhà, hàng ngày đưa con đi chơi điện tử hoặc mua điện thoại cho con chơi điện tử. Trong một xóm nhỏ học sinh này bỏ học thì học sinh bên cạnh cũng bỏ theo, có nhũng xó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tim_hieu_nghien_cuu_nhung_nguyen_nhan_tac_dong_den_hien.doc