SKKN Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS thông qua phân môn vẽ tranh
Môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục THCS. Với môn học học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay và trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình.
Việc áp dụng một số phương pháp trong “Phân môn vẽ tranh” sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, từ đó gây hứng thú cho cả người học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng, lứa tuổi.
Là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo của học sinh bằng nét vẽ rất khó khăn. Đặc biệt là phân môn vẽ tranh. Vì thế trong khi học và khi học sinh thực hành rất rễ gây ra tình trạng chán nản, mất hứng thú vì phân môn vẽ tranh đòi hỏi sự sáng tạo sự tìm tòi . Đưa ra ý tưởng của mình như thế nào là hợp lý.
Qua việc trực tiếp giảng dạy phân môn vẽ tranh các lớp 6, 7, 8, 9 và tinh thần chuyên đề thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy bậc học. Sau rất nhiều thời gian nghiên cứu thử nghiệm của bản thân. Tôi đã rút ra được một số phương pháp và kinh nghiệm quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy “Phân môn vẽ tranh” ở chương trình bậc THCS. Tôi mạnh dạn đưa ra để chúng ta cùng nghiên cứu, đánh giá , trao đổi nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống phương pháp dạy học mỹ thuật bậc học. Nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong việc truyền đạt nhận thức phân môn vẽ tranh cho đối tượng học sinh THCS.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÌM HIỂU MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TẠO HÌNH Ở HỌC SINH THCS THÔNG QUA PHÂN MÔN VẼ TRANH Người thực hiện: Đào Lan Hương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Nhữ Bá Sỹ Thị trấn Bút Sơn SKKN thuộc lĩnh vực môn: Mĩ thuật THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC TRANG I- PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2.Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.Phương pháp nghiên cứu 2 1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2 II- NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của SKKN luận 3 2.2 Thực trạngvấn đề trươc khi áp dụng SKKS 4 2.3. Thực hiện SKKN giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng bài vẽ ở phân môn vẽ tranh 5 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục: 10 III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 12 3.2. Kiến nghị 13 1. Mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài. Môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục THCS. Với môn học học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay và trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Việc áp dụng một số phương pháp trong “Phân môn vẽ tranh” sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, từ đó gây hứng thú cho cả người học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng, lứa tuổi. Là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo của học sinh bằng nét vẽ rất khó khăn. Đặc biệt là phân môn vẽ tranh. Vì thế trong khi học và khi học sinh thực hành rất rễ gây ra tình trạng chán nản, mất hứng thú vì phân môn vẽ tranh đòi hỏi sự sáng tạo sự tìm tòi. Đưa ra ý tưởng của mình như thế nào là hợp lý. Qua việc trực tiếp giảng dạy phân môn vẽ tranh các lớp 6, 7, 8, 9 và tinh thần chuyên đề thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy bậc học. Sau rất nhiều thời gian nghiên cứu thử nghiệm của bản thân. Tôi đã rút ra được một số phương pháp và kinh nghiệm quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy “Phân môn vẽ tranh” ở chương trình bậc THCS. Tôi mạnh dạn đưa ra để chúng ta cùng nghiên cứu, đánh giá , trao đổi nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống phương pháp dạy học mỹ thuật bậc học. Nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong việc truyền đạt nhận thức phân môn vẽ tranh cho đối tượng học sinh THCS. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Dạy và học mĩ thuật ở THCS không nhằm đào tạo họa sĩ hay ngừơi làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhìn cách cảm nhận, lý giải hiện tượng sự vật của học sinh hay nói cách khác là một số phương pháp trong bài dạy “Phân môn vẽ tranh” cụ thể ở đề tài nghiên cứu này. Giảng dạy mỹ thuật ở trường THCS cũng nhằm mục tiêu trên. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có cách cảm nhận suy nghĩ và lý giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm nhận lôgic và khoa học tạo nên một cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm nhận ngây thơ, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những nguyên tắc, trăn trở mà chủ yếu tập trung tình cảm sự yêu thích của mình vào bài vẽ. Cho nên bài vẽ học sinh thường đem lại cho ta nhiều cảm xúc và tình cảm mới lạ. Nói là vậy nhưng mỗi lứa tuổi, mỗi mức độ cách cảm nhận của con người mỗi đổi thay. Là người giáo viên dạy mỹ thuật cần nắm bắt được đặc điểm này của học sinh để có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được năng lực sự đam mê của các em. Đây cũng là lý do tôi chọn để viết sáng kiến này “Áp dụng một số phương trong bài dạy phân môn vẽ tranh đề tài bậc THCS”. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Ở đây đối tượng tìm hiểu là học sinh THCS, mà cụ thể là học sinh THCS Nhữ Bá Sỹ - Thị trấn Bút Sơn các lớp 6,7,8,9. Lứa tuổi từ 11 đến 16 với những đặc điểm tính cách nhận thức riêng. Bộ môn mỹ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, rõ ràng vừa chung chung trừu tượng, khó thấy khó nhìn, là loại kiến thức có ở xung quanh ta, lấy những sự vật hiện tượng quanh ta để biểu đạt. Điều đó đòi hỏi giáo viên ngoài việc phải nắm vững kiến thức chuyên môn thì cần phải nắm vững kiến thức ở các bộ môn liên quan như “tâm lý học lứa tuổi, Xã hội khoa học tự nhiên,...” Trong đó cái cốt lõi cần phải nắm là “ Áp dụng các phương pháp dạy học phân môn vẽ tranh”sao cho phù hợp với đặc trưng phân môn. Học sinh THCS có cách nhìn cách cảm nhận lý giải như thế nào về những sự vật hiện tượng xung quanh, về hình khối, màu sắc sự cảm nhận đó có khác gì so với sự cảm nhận của người lớn, của từng lứa tuổi khác nhau. Nó có những điểm thuận lợi khó khăn gì và những điểm mạnh điểm yếu trong cách nhìn nhận, cảm thụ của học sinh THCS. Đó là những điều cần phải nghiên cứu tìm hiểu để bổ sung vào lượng kiến thức chuyên môn của người giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ cần có rất nhiều yếu tố. Đó là chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh nghiệm, và lòng say mê yêu nghề yêu trẻ. Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục và thể dục, thì mỹ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ. Với bộ môn mỹ thuật hiện nay nói riêng, giáo viên giảng dạy mỹ thuật còn ít kinh nghiệm. Không có cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề. Bởi thời lượng tiết còn ít, mỗi trường chỉ có một giáo viên, việc trao đổi và thảo luận gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới được đưa vào gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo con người phát triển toàn diện, luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng cao cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là đối với người lớn, mà tất cả các đối tượng, từng lớp, lứa tuổi trong xã hội. Dạy mỹ thuật cũng như dạy các bộ môn khác đối tượng chủ yếu là học sinh, dạy cho học sinh theo những nội dung yêu cầu chương trình đã quy định. Nhưng dù dạy bất cứ cái gì thì cần phải tìm hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt là ai, đối tượng nào, truyền đạt ở mức độ nào. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. * Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu: - Việc áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực là tích hợp toàn diện và mọi phương pháp đều hướng tới phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. - Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo thông qua việc học sinh tham quan các hoạt động học tập để lĩnh hội kiến thức. - Khẳng định tính sáng tạo và khoa học vào thực tiễn của vấn đề: - Để nâng cao hiệu quả dạy học trong phân môn vẽ tranh, ngoài những kiến thức về lí thuyết và thực hành giáo viên cần phải vận dụng khoa học, hợp lí, tích cực các phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu của bài học. - Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về vẽ tranh mới phát huy và nâng cao năng lực sáng tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi con người. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm *Khả năng cảm nhận trong phân môn vẽ tranh của HS THCS. Các em thường vẽ tranh theo nhiều nội dung đề tài khác nhau, một số em cũng tìm cho mình được nội dung và cách thể hiện rất dí dỏm, có nhiều bố cục lạ, đẹp mắt nhưng cũng không ít bố cục thể hiện sự lỏng lẻo. Phần các em chưa có suy nghĩ tìm tòi về dáng, hình, động tác và nhất là những đặc điểm điển hình trong từng loại đề tài hay nội dung mà các em chọn. Bởi hình tượng các em chọn để vẽ còn chung chung, thiếu cái động, tĩnh, thiếu chiều sâu bức tranh. Các em vẽ tranh đơn giản chỉ là kể, tả lại những hoạt động, động tác của nhân vật, người, vật hay một quang cảnh nào đó. Đa số học sinh thể hiện màu sắc trong tranh thường rực rỡ đôi khi trở nên đối lập về màu sắc khiến cho tranh trở nên khô cứng ngay cả tranh về đề tài thơ mộng. Những đề tài được các em ưa thích nhất là thường là tranh phong cảnh, bởi vì đó là những thứ gần gũi được các em quan sát thu nhận một cách thường xuyên thể hiện trí tưởng tượng ghi nhớ của các em hết sức phong phú đa dạng. Nghệ thuật ngôn ngữ tạo hình cũng từ đó mà được hình thành. Bộc lộ với những đặc trưng riêng của từng lứa tuổi. Chất liệu mà các em thể hiện chủ yếu là bút dạ, bút sáp là màu nước ngoài ra còn có màu bột chính vì thế mà tranh các em thường là nhưng gam màu rất sống động, tươi vui. Vì vậy đa phần những bài vẽ của các em có sự chênh lệch về gam màu đậm nhạt rất lớn. Nhưng nhìn chung các em đã thể hiện được đâu là hình ảnh chính, là phụ để tô màu. * Hứng thú học tập trong phân môn vẽ tranh ở học sinh THCS. Nhìn chung phân môn này được đông đảo học sinh ưa thích bởi tính tự do ít gò bó, nói như vậy nhưng dù ít dù nhiều thì vẽ tranh cũng phải tiến hành theo các bước và cũng có những cách thức riêng mà tuỳ vào từng phương pháp truyền đạt mà có những hiểu quả khách nhau trong bài vẽ. *Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài. Bằng một “phương pháp tạo tình huống”nội dung có thể phù hợp theo từng lớp để hướng dẫn các em chọn nội dung và đề tài như: Trò chơi, mẩu chuyệncó những hình ảnh nói đến trong bài học. Phương pháp hướng dẫn khác: “phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở, học nhóm.” Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh với những chủ đề cụ thể, phù hợp. Cho học sinh xem và phân tích theo yêu cầu của từng bức tranh. VD: “Vẽ tranh đề tài môi trường” thì giáo viên sẽ trực tiếp hướng dẫn các em tìm hiểu về đề tài. Để từ đó các thấy rõ về nội dung và hình ảnh ấy sẽ khắc sâu hơn và lôi cuốn hơn rất nhiều. Đồng thời cũng giúp các em có thêm phương pháp học tích cực “ phương pháp tự khám phá, tìm tòi kiến thức mới” a) Hướng dẫn học sinh cách vẽ: Phương pháp hướng dẫn: “Phương pháp minh họa trực quan và giải thích” Với phương theo kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản than đã vận dụng cách hướng dẫn minh họa trực tiếp cho học sinh thì tôi nhận thấy vẽ trực tiếp các thao tác từng bước lên trên bangrvex để học sinh quan sát. Vừa vẽ vừa giải thích học sinh sẽ nhớ lâu hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất trong giảng dạy mỹ thuật đó là “phương pháp minh họa trực quan”, có thể nói bước đầu tiên để người giáo viên giúp học sinh tiếp cận với mỹ thuật đó là các hình ảnh trực quan, thông qua nó chúng ta tổ chức tiết học một cách hợp lý nhất để học sinh tiến hành các thao tác tư duy bao gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa hình thành kiến thức hơn, hiểu sâu hơn, nhớ kiến thức hơn. b) Hướng dẫn học sinh thực hành: Giáo viên bao quát lớp xuyên suốt thời gian thực hành trên lớp tuy nhiên cần động viên, khuyến khích tùy vào khả năng các em, tạo ra được không khí cạnh tranh trong học tập, xóa bỏ tư tưởng chán học không muốn trong học tập. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Xuất phát từ yêu cầu thực tế của xã hội để phát triển là giáo dục nên những con người toàn diện về mọi mặt, hướng đến đổi mới trong dạy và học. Thực trang môn mỹ thuật các em chưa quen cách sắp xếp bố cục trong phân môn vẽ tranh nên sắp xếp các hình mảng trong tranh chưa tốt, chưa phân rõ hình ảnh chính phụ nên bài vẽ chưa thật sự hiệu quả. Bên cạnh đó về phía gia đình học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học mỹ thuật của con em mình với quan niệm là “Những môn học phụ không quan trọng” nên chưa chuẩn bị tốt về đồ dùng học tập Kỹ năng sử dụng màu nước, màu bột của học sinh THCS còn kém. Trên đây với những thực trạng hầu như đều không đảm bảo được yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học. Bản thân tôi suy nghĩ và đưa ra quyết định nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn để dạy tốt mỹ thuật cấp THCS nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng vì đây là phân môn học sinh thích học nhưng chua được sản phẩm tốt nhất từ những tác phẩm của các em. Từ đó tôi cũng tự hỏi: Học sinh hiểu và học tốt môn vẽ tranh bằng cách nào? Từ đó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là: các em chưa hiểu rõ được nội dung, yêu cầu của bài vẽ tranh, chưa có sự tưởng tượng phong phú, chưa quan sát thực tế nhiều, chưa chịu khó thu nhập thông tin bên ngoài, chưa biết cách đưa ý tưởng của người vẽ vào trong tranh vẽ của mình. *Thống kê chất lượng bộ môn khối THCS đầu năm như sau: Khối TS HS Loại đạt(Đ) Loại chưa đạt(cđ) 6 198 94% 0,6% 7 181 94% 0,6% 8 152 95% 0,5% 9 151 96% 0,4% Kết quả như trên là do học sinh chưa vận dụng tốt kỹ năng thực hành của mình, không có ý tưởng cụ thể, lúng túng trong bài vẽ, thiếu tự tin khi làm bài, không mạnh dạn thể hiện nét vẽ trên giấy. Chưa đổi mới phương pháp học của bản thân, có quan niệm vẽ bài theo kiểu sao chép, copy trong tài liệu có sẵnVới phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến môn học vẽ của các em mình. 2.3. Các giải pháp đã sủ dụng để giải quyết vấn đề. Từ những vấn đề cơ bản đó thì đối với phân môn vẽ tranh, phương pháp giảng dạy phù hợp là phương pháp quan sát và phương pháp liên hệ với thực tiển cuộc sống. Ngoài ra là sự kết hợp các phương pháp dạy học như gợi mỡ, vấn đáp, luyện tậpvv... Vẽ tranh đề tài thì việc liên hệ vơí thực tiển cuộc sống là một điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc tìm và lựa chọn hình tượng được sâu sắc hơn, nêu rõ trọng tâm đề tài hơn. Tôi luôn động viên, khuyến khích các em là điều cần thiết với việc học vẽ tranh. Tạo được niềm tin trong học sinh, từ đó các em sẽ tự tin hơn khi vẽ bài, tăng thêm tư duy về ý tưởng sáng tạo nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ của học sinh. Có phương pháp học hợp lý trong từng phân môn, tự ý thức nâng cao kỹ năng thực hành qua thời gian rèn luyện đạt hiệu quả cao nhất đối với sản phẩm của mình làm ra. Áp dụng nhiều phương pháp hay có hiệu quả trong tiết học để gây hứng thú cho học sinh. Khi môn mỹ thuật được xem như những môn học khác phải chuẩn bị các “Phương pháp chung” thì cần có them những “phương pháp riêng biệt”. Tôi đề tài này tôi sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để các em tự tin tìm ra phương hướng khi học phân môn vẽ tranh, để các phương pháp này phát huy một cách có hiệu quả thì bản thân người học phải có được sự tự tin với kỹ năng thực hành của chính mình. Tôi đã áp dụng “ Phương pháp tạo hứng thú” cho học sinh. Phương pháp này rất hiệu quả trong phân môn vẽ tranh. Học mỹ thuật, “phương pháp vấn đáp” và “phương pháp luyện tập” được sử dụng nhiều trong các tiết học vẽ tranh đề tài. Để hướng dẫn đến mục tiêu cần đạt được thì người giáo viên phải chuẩn bị cho mình một hành trang “vững chắc về kiến thức”, khả năng “Thực hành thông thạo, minh họa trực quan tốt”, “vừa giảng vừa phải kết hợp được kỹ năng minh họa đặc biệt nhanh, chính xác”. Gây hứng thú cho người học. Để vào một bài vẽ tranh cụ thể như bài “Vẽ tranh đề tài môi trường Hỏi phải hợp lý: Em hiểu thế nào là tranh phong cảnh? “Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật xung quanh em. Tranh phong cảnh vẽ cảnh là chính có thể điểm thêm người, con vật cho bức tranh thêm sinh động.” Ta cần phải hỏi như thế vì sao? Phải làm thế nào để có những câu hỏi vừa sát nội dung lại vừa dễ hiểu? Với điều này tôi đã tự đặt mình vào trường hợp một người cần vẽ một tranh về phong cảnh và chắt lọc ra những nội dung cần biết mà còn phải liên quan và thật gần gũi, quen thuộc với đời sống hàng ngày của chính bản thân mình. Điều này sẽ thôi thúc người học vẽ phải tư duy, nghĩ lại những hoạt động đã và đang xảy ra xung quanh mình một cách tự nhiên, những ấn tượng sâu đậm về điều mình đang tìm tòi sẽ hiện ra trong sự suy nghĩ, tưởng tượng đây là điểm quan trọng nhất trong bài vẽ tranh. Với bài “Vẽ tranh đề tài lao động’’ tôi cho các em quan sát tranh và đặt câu hỏi cụ thể như sau: GV: Bức tranh vẽ người đang làm gì? (Tranh vẽ người đang gặt lúa) GV: Hình dáng, điệu bộ của người trong tranh vẽ như thế nào? (Hình dáng: sinh động, mỗi người một tư thế, người khom lưng, người xoay ngang, người vác lúa ) GV: Nêu nhận xét gì về màu sắc trong bức tranh này? (Màu sắc tươi sáng, ấm áp tạo không khí gặt hái hăng say của người nông dân, hình chính, phụ phải có độ đậm nhạt sáng, tối) Những câu hỏi vừa hợp lý vừa tạo được sự hưởng ứng phát biểu của học sinh do đó một việc không thể thiếu khi giáo viên biết khai thác nội dung và chú ý đến tinh thần học tập tích cực của các em tạo sự say mê và học tập tốt hơn nữa, giáo viên tận tình giúp đỡ, động viênsau những câu trả lời của các em không được chê sẽ làm các em mất hứng thú và xấu hổ với bạn cùng lớp và dần dần sẽ lười phát biểu. Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải chỉ vào những nơi, những hình ảnh mà học sinh nói tới trong bức tranh. Các em mới thấy rõ câu trả lời của mình đúng hay chưa đúng. Lúc đó giáo viên cần chốt và bổ xung lại cho học sinh nghe không quên lời khen nếu các em có ý hay trong câu trả lời. *Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài. Bằng một “phương pháp tạo tình huống” nội dung có thể phù hợp theo từng lớp để hướng dẫn các em chọn nội dung và đề tài như: trò chơi, mẫu chuyện, đoạn video clip,có những hình ảnh nói đến trong bài học. Phương pháp hướng dẫn khác: “phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở, học nhóm,” Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh với những chủ đề cụ thể, phù hợp. Cho học sinh xem và phân tích theo yêu cầu của từng bức tranh. VD: “Vẽ tranh đề tài môi trường” thì giáo viên sẽ trực tiếp là hướng dẫn viên cho các em tham gia trực tiếp vào trò chơi dân gian các em sẽ thấy rõ hơn về nội dung và hình ảnh ấy sẽ khắc sâu hơn và lôi cuốn hơn rất nhiều nếu giáo viên chỉ cho xem tranh và cho các em nhận xét. Đồng thời cũng giúp các em có thêm phương pháp học tích cực “phương pháp tự khám phá, tìm tòi kiến thức mới”. *Hướng dẫn học sinh cách vẽ Phương pháp hướng dẫn: “Phương pháp minh hoạ trực quan và giải thích”. Tìm và chọn nội dung đề tài (Đề tài lễ hội). Sắp xếp bố cục (Mảng chính, mảng phụ) Vẽ phác hình 4.Vẽ màu Với phương pháp này theo kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân đã vận dụng cách hướng dẫn minh họa trực tiếp cho học sinh thì tôi nhận thấy vẽ trực tiếp các thao tác từng bước lên trên bảng vẽ để học sinh quan sát trực quan nhưng khi hướng dẫn và vẽ thì không phải giáo viên ai cũng làm được có khi vẽ mà không giải thích, cũng có khi giải thích mà ngừng vẽ liền mạch và giáo viên phải chú ý khi vẽ không được che khuất hình, vừa vẽ vừa giải thích theo trình tự bước vẽ để học sinh hiểu rõ hơn, nắm vững kiến thức cần có được khi ở vị trí người vẽ có thể đạt kết quả tốt, đặc sắc hơn, khác hẵn so với các bước minh họa do giáo viên chuẩn bị hình mẫu, chép trên máy,ở điểm này làm cho học sinh không chắc chắn, không yên tâm khi vẽ. Cụ thể thì giáo án soạn cho từng bài phải có nội dung phù hợp, đảm bảo kiến thức chuẩn, vận dụng được vào thực tế kỹ năng sống của chúng ta cần đạt tới. Tương tự có nhiều yếu tố thực tế mang tính giáo dục đến với học sinh của chúng ta “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất trong giảng dạy mỹ thuật đó là “phương pháp minh họa trực quan”, có thể nói bước đầu tiên để người giáo viên giúp học sinh tiếp cận với mỹ thuật đó là các hình ảnh trực quan, thông qua nó chúng ta tổ chức tiết học một cách hợp lý nhất để học sinh tiến hành các thao tác tư duy bao gồm : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. hình thành nên kiến thức hơn, hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn. Phương pháp này quan trọng đến mức mà đôi khi người ta chỉ cần nhìn vào nó đã có thể đánh giá được tiết học đó “thành công” đến mức nào. Minh hoạ đẹp, phong phú, “phương pháp minh họa trực quan” sinh động sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của tiết học và thuyết phục học sinh, nó có tác động quan trọng đến việc cảm nhận tác phẩm, hình thành nên nhận thức thẩm mỹ của các em, rèn luyện cho các em một trực giác nhạy bén, khả năng quan sát và phát hiện những vấn đề trong cuộc sống. *Hướng dẫn học sinh thực hành. Bao quát lớp xuyên suốt thời gian t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tim_hieu_mot_so_net_dac_trung_ngon_ngu_tao_hinh_o_hoc_s.doc