SKKN Tìm hiểu một số căn bệnh của xã hội phát triển để tích hợp giáo dục cách phòng tránh trong một số tiết dạy ở Sinh học 11 - THPT
Đi kèm với sự phát triển ngày càng cao của xã hội là mặt trái trong cách sống, ăn uống vội vã, bừa bãi dẫn đến hệ lụy là những căn bệnh của xã hội phát triển đang trở thành những mối e ngại lớn với toàn xã hội . Những căn bệnh đó luôn rình rập và sẵn sàng đánh gục mỗi chúng ta. Một số những căn bệnh đó bao gồm: Thừa dinh dưỡng – Béo phì, Tiểu đường (đái tháo đường), Gout, các bệnh về tim mạch (Cao huyết áp, Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim – đột quỵ) Những căn bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh, dẫn đến những biến chứng nguy hại cho người bệnh thậm chí dẫn đến tử vong.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ gia tăng người mắc những căn bệnh trên rất cao. Đặc biệt với bệnh tiểu đường, có tỉ lệ gia tăng người mắc nhanh nhất thế giới, so với 10 năm trước số người mắc bệnh này tăng 211% (theo báo lao động xã hội số 70 ngày 11/06/2013).
Ở học sinh THPT cung cấp những hiểu biết và cách phòng tránh những căn bệnh là một vấn đề cấp thiết mà các nhà quản lý giáo dục và các nhà giáo dục cần quan tâm, vì chất lượng sức khỏe của toàn cộng đồng trong tương lai. Đặc biệt là học sinh khối 11, lứa tuổi đang hoàn thiện mình cả thể chất lẫn tinh thần. Học sinh THPT đây chính là đội quân tuyên truyền viên tốt nhất , có ảnh hưởng lớn đến các thành viên khác trong gia đình và xã hội. Chúng ta là những nhà giáo dục, tôi thiết nghĩ cần khéo léo và mạnh dạn áp dụng một số phương pháp trong dạy học bộ môn sinh học để đưa một số kiến thức thực tiễn về bệnh lý học liên quan đến kiến thức sách giáo khoa vào giảng dạy để khơi dậy hứng thú học tập của học sinh đối với môn sinh học hơn. Mặc dù đây chỉ là một số những câu hỏi, những tình huống liên quan nhỏ nhưng nó giúp học sinh có một cái nhìn đúng đắn, biết cách phòng tránh những căn bệnh thông qua việc điều chỉnh hành vi. Cùng với viêc giảng dạy bộ môn sinh học ở khối 11 liên quan đến bài 19, 20 chương I (Phần B), và bài 39 chương III (Phần B).
Vì tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu một số căn bệnh của xã hội phát triển để tích hợp giáo dục cách phòng tránh trong một số tiết dạy ở sinh học 11- THPT”
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đi kèm với sự phát triển ngày càng cao của xã hội là mặt trái trong cách sống, ăn uống vội vã, bừa bãi dẫn đến hệ lụy là những căn bệnh của xã hội phát triển đang trở thành những mối e ngại lớn với toàn xã hội . Những căn bệnh đó luôn rình rập và sẵn sàng đánh gục mỗi chúng ta. Một số những căn bệnh đó bao gồm: Thừa dinh dưỡng – Béo phì, Tiểu đường (đái tháo đường), Gout, các bệnh về tim mạch (Cao huyết áp, Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim – đột quỵ) Những căn bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh, dẫn đến những biến chứng nguy hại cho người bệnh thậm chí dẫn đến tử vong. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ gia tăng người mắc những căn bệnh trên rất cao. Đặc biệt với bệnh tiểu đường, có tỉ lệ gia tăng người mắc nhanh nhất thế giới, so với 10 năm trước số người mắc bệnh này tăng 211% (theo báo lao động xã hội số 70 ngày 11/06/2013). Ở học sinh THPT cung cấp những hiểu biết và cách phòng tránh những căn bệnh là một vấn đề cấp thiết mà các nhà quản lý giáo dục và các nhà giáo dục cần quan tâm, vì chất lượng sức khỏe của toàn cộng đồng trong tương lai. Đặc biệt là học sinh khối 11, lứa tuổi đang hoàn thiện mình cả thể chất lẫn tinh thần. Học sinh THPT đây chính là đội quân tuyên truyền viên tốt nhất , có ảnh hưởng lớn đến các thành viên khác trong gia đình và xã hội. Chúng ta là những nhà giáo dục, tôi thiết nghĩ cần khéo léo và mạnh dạn áp dụng một số phương pháp trong dạy học bộ môn sinh học để đưa một số kiến thức thực tiễn về bệnh lý học liên quan đến kiến thức sách giáo khoa vào giảng dạy để khơi dậy hứng thú học tập của học sinh đối với môn sinh học hơn. Mặc dù đây chỉ là một số những câu hỏi, những tình huống liên quan nhỏ nhưng nó giúp học sinh có một cái nhìn đúng đắn, biết cách phòng tránh những căn bệnh thông qua việc điều chỉnh hành vi. Cùng với viêc giảng dạy bộ môn sinh học ở khối 11 liên quan đến bài 19, 20 chương I (Phần B), và bài 39 chương III (Phần B). Vì tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu một số căn bệnh của xã hội phát triển để tích hợp giáo dục cách phòng tránh trong một số tiết dạy ở sinh học 11- THPT” 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - HS có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn hơn về vấn đề mình đang học, từ đó giúp các em luôn tự tin trong cuộc sống tương lai. - HS yên tâm khi tham gia các hoạt động xã hội trong tương lai, các em có thể tự chủ trong các cuộc giao tiếp. - HS có kiến thức, hiểu biết về những căn bệnh luôn rình rập xung quanh mình và phòng tránh những căn bệnh đó thông qua chế độ ăn uống hợp lý và có một môi trường sống trong lành. - Thông qua đội quân tuyên truyền viên này giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 3. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 11 3.2. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015 – 2016 ` 3.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tổng hợp từ các nguồn tài liệu: tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Phương pháp thống kê toán học Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp đánh giá. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở khoa học Dựa trên chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010 (ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ – TTG ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ) ở mục 5.2 ghi rõ “ Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động: Thầy giảng trò ghi, sang hướng dẫn người đọc chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức: dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập” Một số kiến thức về bệnh lý học đã được đưa vào nội dung giáo dục của nhà trường bằng cách lồng ghép vào nội dung một số môn học. Các nội dung này đã và sẽ tiếp tục thể hiện trong nôi dung các môn học đặc biệt là môn Sinh học. Đây là môn học có thể chuyển tải rõ rệt và hiệu quả nhất về nội dung giáo dục về bệnh lí học. Dựa vào tài liệu sách giáo viên, sách giáo khoa sinh học 11. 1.2. Cơ sở thực tiễn Dựa vào cuộc sống quanh ta, thực tế sống động của đất nước cho thấy: nếu không trang bị kiến thức về mối liên hệ giữa môi trường, chế độ dinh dưỡng và phát sinh bệnh lí cho thế hệ trẻ hiểu biết về vấn đề này sẽ đặt họ trước những hiểm họa về sức khỏe. Do đó cần phải trao cho thanh niên “chìa khóa” để phòng thân, để tự bảo vệ mình. Giáo dục sức khỏe bệnh lí học là “chiếc chìa khóa” giúp thanh niên thời đại chủ động điều khiển những hành động phù hợp, có thói quen về dinh dưỡng hợp lí với thời đại mới. 1.2.1. Thực trạng dạy học Thực trạng trước khi thực hiện đề tài, tôi tìm hiểu một số học sinh về thái độ đối với giáo dục về bệnh lí học và cách phòng tránh một số căn bệnh ở học sinh khối 11 thì có kết quả như sau: Thái độ khi đề cập tới vấn đề sức khỏe bệnh lí Tỉ lệ Rất hứng thú 90% Hứng thú 7% Không quan tâm 3% Đang còn nhiều giáo viên chưa đề cập đến vấn đề này trong giảng dạy. 1.2.2. Phân tích thực trạng a. Thuận lợi Lồng ghép kiến thức bệnh lí học vào dạy học đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết với học sinh THPT. Đối tượng nhận thức có nhu cầu hiểu biết, nhận thức vấn đề đó chính là cơ sở tốt để giáo dục. Nhà trường là nơi thuận lợi để giáo dục học sinh Thông tin về những loại bệnh này đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài , tivi, các trang mạng, b. Khó khăn Giáo viên có chuyên môn nhưng khả năng diễn giảng chưa cao, chưa thật sự hiểu sâu về cơ chế của các loại bệnh. Thời lượng cho một tiết học ít 1.3. Tìm hiểu một số căn bệnh của xã hội phát triển 1.3.1.Thừa dinh dưỡng – Béo phì a. Cơ chế Khi chế độ ăn uống dư thừa vượt quá mức yêu cầu hoặc ít tiêu hao năng lượng khiến mỡ tích lũy quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng sức khỏe (khi vào cơ thể các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ). b. Nguyên nhân - Yếu tố xã hội: Những người có thói quen ít vận động hoặc do tính chất công việc ít vận động, ăn nhiều có nguy cơ gây béo phì cao hơn. - Khẩu phần, thói quen ăn uống: Cung cấp năng lượng quá mức yêu cầu như ăn uống nhiều, thức ăn nhiều đạm, giàu chất dinh dưỡng, chất giải khát có ga - Hoạt động thể lực: Béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại, không chịu vận động hay ít vận động, nghỉ ngơi quá nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì. - Yếu tố di truyền: trong số trẻ bị béo phì 80% cha mẹ bị béo phì. c. Hệ lụy Bệnh béo phì nó lại làm phát sinh một số vấn đề về sức khỏe, phát sinh một số bệnh khác như: Tiểu đường (đái tháo đường), Tim mạch, gout Cách phòng tránh -Tập thể dục thường xuyên hợp lí, tích cực vận động - Có chế độ ăn uống hợp lí, nên ăn kiêng khi đã bị béo phì, ăn nhiều hoa quả tươi, rau các loại ít ăn các loại thức ăn giàu đạm, Protein - Uống ít hoặc không uống rựu, bia, chất kích thích, đặc biệt không nên uống đồ có ga, đồ nặng. 1.3.2.Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) a. Cơ chế -Ở người cân bằng chuyển hóa tùy thuộc vào nồng độ Glucose máu khoảng 90 mg/100 ml. Duy trì nồng độ đường máu gần mức bình thường là chức năng cân bằng nội môi quan trọng được đảm nhận bởi hai loại hoocmon đối kháng chính là Insulin và Glucagon (Hình 1). Khi cơ chế cân bằng nội môi này bị mất đi dẫn đến bệnh lí. Hình 1: Duy trì cân bằng nội môi Glucose bằng Insulin và Glucagon Sau bữa ăn thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường Glucose – một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường Glucose thì khi đó tuyến tụy sản xuất ra Insulin và loại hoocmon nội tiết này có chức năng làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng Glucose để sinh ra năng lượng. Khi quá trình này hoạt động không bình thường tức là đường Glucose không được vận chuyển đến các tế bào; kết quả là làm cho lượng đường Glucose trong máu sẽ luôn cao. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường. Nguyên nhân Bệnh tiểu đường có hai dạng: type 1 và type 2. Bệnh tiểu đường type 1 thường do di truyền bẩm sinh. Ở đề tài này chủ yếu đề cập đến bệnh tiểu đường type 2,phát sinh bệnh do một số nguyên nhân sau: -Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường type 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất Isulin của tuyến tụy. - Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa calo, mất đi sự cân đối của calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng Insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động đến tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất lượng lớn Insulin trong thời gian dài, tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất Insulin gây bệnh tiểu đường. Hệ lụy Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO ) cho biết, tiểu đường có thể gây những biến chứng về mắt, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu ngoại vi, loét chân dẫn đến cắt cụt, nhiễm trùng, bệnh tim và đột quỵ ở các nước phát triển.Trong đó bệnh võng mạc do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa. Cách phòng bệnh Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh bạn có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó. -Quản lí trọng lượng, béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy bạn cần duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. - Gia tăng vận động, tập thể dục: vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng Insulin một cách có hiệu quả. - Ăn ít cacbohidrat, ăn nhiều chất xơ, hạn chế thức ăn nhanh. - Cafe, bột quế là những người bạn tốt giúp phòng tránh tiểu đường. - Tránh căng thẳng, stress kéo dài. 1.3.3. Bệnh Gout Cơ chế. Bệnh Gout, dân gian còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng axit uric máu. Khi axit uric máu tăng đến một mức nào đó ( mức độ này thay đổi ở từng cá thể ), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng ở các mô, khớp, thận gây nên các triệu chứng của bệnh Gout. Trên lâm sàng bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là những người béo, ưa uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm. b. Nguyên nhân Bệnh Gout bị gây ra do quá nhiều axit uric trong máu (Còn gọi là đa axit uric) : Trên 420µ mol/l ( ở nam ) hay 380µmol/l ( ở nữ ).Khi mức axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể ( dài hình kim, đầu nhọn ) tích tụ trong khớp xương gây viêm khớp mãn tính dẫn đến bệnh Gout c. Hệ lụy Bệnh gout gây tổn thương nhiều khớp, mất vận động, đau mãn tính d. Cách phòng bệnh -Ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học, ăn nhiều các loại rau củ quả - Giảm ăn các thức ăn giàu đạm, mỡ, giảm cân, uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng kiềm. - Tránh ăn phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ, hải sản. - Không uống rượu bia, nước uống có ga. - Làm việc nhẹ tránh mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất. 1.3.4. Các bệnh về tim mạch a. Cơ chế Bệnh Cao huyết áp là một căn bệnh mà áp lực trong máu động mạch tăng cao mạn tính.Theo mỗi nhịp đập, trái tim bơm máu theo các động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp của máu là lực mà máu đẩy đi tác động lên thành mạch. Nếu như áp lực này quá cao thì trái tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Bệnh xơ vữa động mạch Xơ vữa động mạch có thể bắt đầu với những thiệt hại hoặc thương tích do các lớp bên trong tác động mạnh những thiệt hại có thể được gây ra bởi: Huyết áp cao, cholesterol cao , hút thuốc, bệnh tiểu đường. Bệnh nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim là do sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc nhiều nhánh động mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim được cung cấp máu bởi động mạch vành đóCơ chế chủ yếu của nhồi máu cơ tim cấp là do sự không ổn định và nứt ra của mảng xơ vữa, trên cơ sở đó huyết khối hình thành gây lấp toàn bộ lòng mạch. b. Nguyên nhân Nguyên nhân dẫn tới các bệnh về tim mạch thường do tuổi tác, chế độ dinh dưỡng cũng như vận động thể lực không hợp lí. Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia và đồ uống có ga. Làm việc căng thẳng ngồi nhiều c. Hệ lụy Các bệnh về tim mạch thường thường gây ra những biến chứng hết sức nặng nề như là bại liệt bộ phận hay toàn thân, mức độ nặng thường dẫn tới tử vong. Cách phòng tránh Có chế độ ăn uống hợp lí, ăn thực phẩm lành mạnh, an toàn. Không hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ uống có ga. Tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lí. Có chế độ học tập cũng như làm việc hợp lí không quá căng thẳng. 1.4. Tình huống dạy học Tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ mục đích – nội dung – phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức. 1.4.1. Quy trình thiết kế tình huống Bước 1. Xác định các kĩ năng nhận thức của học sinh như: phân tích – tổng hợp, thảo luận, so sánh. Bước 2. Nghiên cứu thực tiễn: giáo viên luôn luôn chủ động khi đưa ra và kết luận kiến thức trong mỗi tiết dạy, đặc biệt chú ý các tình huống sẽ đưa vào trong các bài 19, 20, 39. Bước 3. Xây dựng tình huống để phục vụ giảng dạy Bước 4. Rèn luyện kĩ năng nhận thức của học sinh Bước 5. Hình thành ở học sinh kĩ năng nhận thức, tiếp nhận thông tin, thể hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị cuộc sống của mình. 1.4.2. Cách thực hiện a. Nhiệm vụ của người dạy Tích lũy kiến thức qua nghiên cứu tài liệu liên quan và qua quá trình dạy học. Xây dựng cấu trúc kiến thức và thời gian cho một tiết dạy học. Nắm vững kiến thức liên quan từ Tiểu học – THCS – THPT. Làm phiếu học tập có nôi dung thích hợp để vừa ứng dụng trong khi học nội dung bài đó vừa thấy được kiến thức liên quan đến các loại bệnh và cách phòng tránh. Lồng ghép kiến thức thực tế vào bài học một cách khéo léo, phù hợp để giáo dục học sinh về một số căn bệnh và cách phòng tránh chúng, chuẩn bị hành trang hiện tại cũng như tương lai cho các em. Lồng ghép giáo dục kiến thức bệnh lí học nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về mối liên quan giữa chế độ ăn uống, môi trường sống và bệnh tật. Đồng thời nhằm hình thành và phát triển thái độ, hành vi giúp học sinh có được những quyết định có trách nhiệm với chính mình liên quan đến lĩnh vực này cho hiện tại và cho tương lai. Như chúng ta đã biết có khoảng cách giữa kiến thức và hành vi của con người. Vì vậy giáo dục không chỉ nên tập trung vào việc chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải gây được ảnh hưởng tới hành vi hiện tại cũng như sau này của lớp trẻ. Loại hình giáo dục này cần chú trọng vào việc phát triển kĩ năng sống của học sinh (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định mục tiêu và kĩ năng ra quyết định) nhằm bảo đảm tác động tích cực lên cuộc sống của các em. Khi những kĩ năng này của lớp trẻ được phát triển thì sự tự tin, tự trọng của các em cũng được tăng lên, và đây là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi của các em. Để đạt được những mục tiêu trên thì một yêu cầu được đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò chủ động tích cực của người học. Dưới đây là một số phương pháp dạy học mới có thể áp dụng cho dạy học tích hợp, lồng ghép kiến thức. Các phương pháp Thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh Động não Điều tra phát hiện Giải quyết vấn đề Xác định giá trị Học theo nhóm Đóng vai Trò chơi mô phỏng Nhiệm vụ của học sinh Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp Trả lời theo nhận thức của mình Có thể đưa ra những câu hỏi liên quan để cùng giáo viên giải quyết. 1.4.3. Một số tình huống minh họa ở một số bài dạy trong chương chuyển hóa vật chất và năng lượng và chương sinh trưởng và phát triển - Đưa ra tình huống có vấn đề giúp học sinh có những hiểu biết chính xác các bệnh về tim mạch ở bài 19 – tiết 18 PPCT. - Đưa ra tình huống minh họa cho phần III.1 và III.2 bài 20 – tiết 19 PPCT. - Đặt vấn đề cho bài 39 – tiết 40 PPCT CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (PHẦN B) Bài 19 tiết 18: Tuần hoàn máu Tình huống 1: Sau khi học xong mục III, một số bạn học sinh thắc mắc Tim có tính tự động vậy nó chẳng bao giờ ngừng đập sao con người lại chết? Để giải đáp thắc mắc đó Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại thông tin vừa học, quan sát một số hình ảnh sau và hoàn thành phiếu học tập: Hình 2: Xơ vữa động mạch vành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 1. Khả năng co giãn tự động của tim (tính tự động của tim) vẫn được bảo đảm khi: a. Tim bị cắt rời khỏi cơ thể và đặt trong môi trường phòng thí nghiệm b. Tim bị cắt rời khỏi cơ thể và đặt trong dung dịch máu c. Tim bị cắt rời khỏi cơ thể và được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi, nhiệt độ thích hợp. d.Tim bị cắt rời khỏi cơ thể và được đặt trong dung dịch nước cất 2. Một bệnh nhân bị bệnh xơ vữa động mạch vành đột ngột bị tử vong. Tim người đó ngừng đập là do: a. Do chống đỡ với bệnh tật quả tim của người bệnh đó không còn năng lượng để hoạt động nữa nên tim ngừng đập. b. Do quả tim của người đó đã mất tính tự động nên tim ngừng đập. c. Do động mạch vành tim bị xơ vữa gây thiếu máu cục bộ, thiếu máu cơ tim gây hoại tử vùng cơ tim nên tim ngừng đập. d. Do động mạch bị xơ vữa gây thiếu máu cục bộ, thiếu máu cơ tim nên tim ngừng đập. Kết quả trả lời như sau: Lớp 11A2 – Sỹ số 55 11A4 – Sỹ số 48 Ý kiến A B C D A B C D Câu 1 3,6 % 11% 81,8% 3,6% 4,2% 29,1% 62,5% 4,2% Câu 2 5,5% 36,4% 54,5% 3,6% 8,3% 31,3% 52,1% 8,3% Tình huống 2: Sau khi học xong mục IV.2, giáo viên đưa ra một số câu hỏi: 1. Ở người chỉ số huyết áp đến mức nào thì được kết luận là cao huyết áp? 2. Những yếu tố nào có thể làm huyết áp tăng lên? 3. Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng? Đáp án: 1. Ở người chỉ số huyết áp ở mức 140/90 trở lên thì được kết luận là cao huyết áp. 2. Những yếu tố có thể làm cho huyết áp tăng lên là: Béo phì dư cân, đái tháo đường. Ăn nhiều muối, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá. Thiếu hoạt động thể lực, công việc căng thẳng, ngồi lâu và do sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai 3. Tăng huyết áp nó tác động lên một số cơ quan quan trọng : - Tim: gây dày thành tâm thất trái, loạn tim -> suy tim, hẹp động mạch vành, gây thiếu máu trong tim, nhồi máu cơ tim. - Não: mạch máu dễ bị vỡ, đặc biệt là ở não -> xuất huyết não -> dẫn đến tử vong hoặc bại liệt. - Thận: tăng huyết áp ở động mạch thận lâu ngày -> tổn thương cầu thận -> suy thận. Tình huống 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Chia lớp thành các nhóm từ 6-8 học sinh. Yêu cầu mỗi nhóm liệt kê Một số phương pháp phòng tránh các căn bệnh về tim mạch. Một số các phương pháp phòng tránh các căn bệnh về tim mạch .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... Đáp án Một số phương pháp phòng tránh các căn bệnh về tim mạch Chế độ ăn uống: có chế độ ăn uống hợp lí, chống béo phì, nên ăn nhiều hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật. Chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lí không gắng quá sức, tránh xúc động mạnh. Cần tập thể dục thể thao hằng ngày với những môn theo sở thích, đi bộ 30 phút mỗi ngày. Hạn chế hoặc bỏ hẳn thuốc lá, các chất kích thích như rượu bia,ma túy Kiểm tra sức khỏe định kì để biết rõ tình trạng bản thân. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đến nhanh cơ sở y tế để khám chữa kịp thời. Kết quả đạt được: Lớp 11A2 11A4 Đầy đủ đáp án Chưa đầy đủ Đầy đủ đáp án Chưa đầy đủ Trung bình 72,7% 27,3% 56,3% 43,7% Bài 20 – Tiết 19 Mục III Tì
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tim_hieu_mot_so_can_benh_cua_xa_hoi_phat_trien_de_tich.doc