SKKN Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo
Một trong những mục tiêu quan trọng của môn ngữ văn ở trường PTTH hiện nay là bồi dưỡng và nâng cao năng lực cảm nhận tác phẩm văn học, đặc biệt là năng lực đọc hiểu văn bản. Chính vì vậy chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp: đọc văn và làm văn. Theo tinh thần này dạy học văn có nhiệm vụ: thông qua dạy kiến thức mà trang bị và rèn luyện cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để học sinh có thể tự mình đọc và hiểu những văn bản khác.
Có thể nói, đọc hiểu là một cách thức quan trọng để phát huy tính chủ động của học sinh, biến việc dạy, việc tiếp nhận tác phẩm văn học của một người thành của nhiều người, tránh được cách dạy truyền thống đọc chép cuả thầy và trò.
Chương trình văn học Trung Đại Việt Nam chiếm một phần tương đối lớn trong chương trình ngữ văn bậc PTTH. Cùng với VHHĐ, VHTĐ có đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển văn học nước nhà và đạt được những thành tựu rực rỡ cả về nội dung và nghệ thuật. Góp phần vào nội dung phong phú đó chúng ta phải kể đến những tác giả có tên tuổi: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và không thể không nhắc đến Đại thi hào Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là những sáng tác bằng chữ Nôm, tiêu biểu là “Quốc Âm Thi Tập”. Tập thơ gồm 254 bài thơ, là minh chứng hùng hồn cho ý thức trở về cội nguồn, ý thức dân tộc hóa văn chương, nhân dân hóa thơ ca của Nguyễn Trãi. Tập thơ còn là minh chứng về cảm xúc, tâm hồn của một “vĩ nhân” trong lịch sử là sự cách tân về ngôn ngữ và cấu tứ
I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do lựa chọn đề tài. Một trong những mục tiêu quan trọng của môn ngữ văn ở trường PTTH hiện nay là bồi dưỡng và nâng cao năng lực cảm nhận tác phẩm văn học, đặc biệt là năng lực đọc hiểu văn bản. Chính vì vậy chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp: đọc văn và làm văn. Theo tinh thần này dạy học văn có nhiệm vụ: thông qua dạy kiến thức mà trang bị và rèn luyện cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để học sinh có thể tự mình đọc và hiểu những văn bản khác. Có thể nói, đọc hiểu là một cách thức quan trọng để phát huy tính chủ động của học sinh, biến việc dạy, việc tiếp nhận tác phẩm văn học của một người thành của nhiều người, tránh được cách dạy truyền thống đọc chép cuả thầy và trò. Chương trình văn học Trung Đại Việt Nam chiếm một phần tương đối lớn trong chương trình ngữ văn bậc PTTH. Cùng với VHHĐ, VHTĐ có đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển văn học nước nhà và đạt được những thành tựu rực rỡ cả về nội dung và nghệ thuật. Góp phần vào nội dung phong phú đó chúng ta phải kể đến những tác giả có tên tuổi: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quanvà không thể không nhắc đến Đại thi hào Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là những sáng tác bằng chữ Nôm, tiêu biểu là “Quốc Âm Thi Tập”. Tập thơ gồm 254 bài thơ, là minh chứng hùng hồn cho ý thức trở về cội nguồn, ý thức dân tộc hóa văn chương, nhân dân hóa thơ ca của Nguyễn Trãi. Tập thơ còn là minh chứng về cảm xúc, tâm hồn của một “vĩ nhân” trong lịch sử là sự cách tân về ngôn ngữ và cấu tứ Cũng giống như đặc trưng cơ bản của văn học trung đại, thơ Nguyễn Trãi có “ khoảng cách tiếp nhận” ( PGS- TS Nguyễn Thị Thanh Hương) so với chúng ta hiện tại, đây chính là “ khoảng cách thẩm mỹ, đó là độ chênh lệch, sự cách xa giữa tiếp nhận thẩm mỹ của bạn đọc trước một văn bản văn học”. Điều này đòi hỏi người giáo viên dạy văn phải là một nghệ sĩ trên lớp học. Khả năng diễn đạt, dẫn dắt người học để các em tiếp nhận tác phẩm một cách hiệu quả. Thơ Nôm Nguyễn Trãi được sáng tác theo thể đường luật, nhưng có nhiều cải biến, trong thơ ông sử dụng nhiều từ ngữ cổ, nhiều điển tích, điển cốĐiều này bắt buộc chúng ta phải có cách tiếp cân phù hợp, từ đó hướng dẫn, định hướng học sinh tìm hiểu một cách sâu sắc nhất tác phẩm. Thơ Nguyễn Trãi được đưa vào chương trình PHTH gồm 2 bài, “ Bình Ngô Đại Cáo” ( Thơ chữ Hán) và “Cảnh ngày hè ” (Bảo kính cảnh giới số 43 - Thơ Chữ Nôm). “ Bảo kính cảnh giới số 43” thuộc tập thơ “ Quốc Âm Thi Tập” đã chuyển tải đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: một người gắn bó sâu sắc với thiên nhiên, con người và cuộc sống dân dã. Bài thơ cũng thể hiện khát vọng ước mơ về cuộc sống an lành cho nhân dân. Để chuyền tải một cách sinh động nội dung đó tác giả đã có những cải biến thể thơ đường luật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, sử dụng nhiều từ cổ, điển cốmang đậm vẻ đẹp dân tộc và gợi được nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên để hiểu hết những điều nhà thơ gửi gắm không phải điều đơn giản. Xuất phát từ những lý do trên tôi thấy áp dụng phương pháp cắt nghĩa, chú giải sâu vào đọc hiểu văn thơ Nguyễn Trãi nói chung, bài thơ “ Cảnh ngày hè ” ( Bảo kính cảnh giới số 43 )là cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu. - Thông qua việc nghiên cứu tài liệu liên quan đến phương pháp đọc hiểu, cụ thể là phương pháp cắt nghĩa, chú giải sâu đề xuất cách thức góp phần nâng cao kỹ năng đọc hiểu bài thơ “ Cảnh ngày hè ” ( Bảo kính cảnh giới số 43 ) của Nguyễn Trãi. - Thiết kế giáo án cụ thể, dạy thể nghiệm và đánh giá thể nghiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Thi pháp thơ Trung đại. - Thơ văn Nguyễn Trãi. - Phương pháp đọc hiểu, cắt nghĩa, chú giải sâu. - Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 10B1- TTGDNN- GDTX Như Thanh. - Tác phẩm “ Cảnh ngày hè ” (Bảo kính cảnh giới số 43 ) của Nguyễn Trãi. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp đối chiếu, so sánh, chú giải, cắt nghĩa II. Nội dung sáng kiến. 1. Cơ sở lý luận. Trong bài viết: “đọc hiểu văn bản- một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học hiện nay” in trên tạp chí văn nghệ giáo sư Trần Đình Sử đã nói: “ Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc để học sinh có thể đọc bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn bản trực tiếp cảm nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ”. Dạy đọc- hiểu là vừa dạy cách thức tiếp xúc với văn bản, hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò của các lớp nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm, vừa hình thành cách đọc văn, phương pháp đọc theo thể loại để dần dần các em có thể tự đọc văn, hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn. Tuy nhiên mỗi thể loại có một cách đọc riêng, thơ Trung đại khác thơ Hiện đại. Đối với VHTĐ Việt Nam nói chung, thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng, xuất hiện khá xa so với chúng ta hiện nay, do đó dạy đọc hiểu văn bản thơ đã khó, đọc hiểu thơ trung đại là vấn đề nan giải đối với giáo viên và học sinh. Việc hình thành cho học sinh phương pháp đọc hiểu thơ Trung đại là hết sức cần thiết. Và trong bài viết này người viết tập trung khai thác, nhấn mạnh phương pháp cắt nghĩa, chú giải sâu và áp dụng nó ở một bài cụ thể, bài thơ “Cảnh ngày hè” ( Bảo kính cảnh giới số 43) của tác giả Nguyễn Trãi. 2. Thực trạng vấn đề. 2.1 Thuận lợi và khó khăn. a. Thuận lợi. Trong nhiều năm tham gia các lớp tập huấn công tác đổi mới phương pháp dạy học của sở giáo dục và đào tạo, bản thân tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích, sát thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Được trao đổi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp, các tổ chuyên môn, từ đó hình thành cho mình những tri thức nhất định. Bản thân là một giáo viên tận tâm với nghề, có ý thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực sư phạm, luôn trăn trở trước những vấn đề khó của bộ môn, từ đó tìm tòi những giải pháp và quyết tâm chinh phục. Trung tâm đã trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dung học tập cần thiết đáp ứng tương đối tốt những tiết dạy của giáo viên khi cần thiết bị dạy học. Học sinh đã được tiếp xúc với văn học Trung đại nói chung và thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng từ bậc THCS. b. khó khăn. Khó khăn lớn nhất đối với chúng ta hiện nay đó chính là đối tượng học sinh, đa số các em không còn có thiện cảm đối với môn ngữ văn, các em ít chịu khó tư duy, sức ì và sự ỉ lại rất lớn. Một số giáo viên vẫn còn bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng nhưng chưa phát huy tất cả các đối tượng hoặc không chú ý đến các điều kiện dạy học khi xây dựng mục tiêu bài dạy nên dẫn đến lựa chọn phương pháp dạy học chưa thích hợp với năng lực tiếp thu của học sinh. Đánh giá nhận xét của giáo viên đối với học sinh còn chung chung, chưa bám chuẩn kiến thức, kỹ năng nên chưa giúp học sinh tự nhận biết khả năng ở mức độ nào. 2.2 Thành công, hạn chế. a. Thành công. Bản thân tôi đã có nhiều cố gắng để tìm hiểu để nắm bắt và thực hiện yêu cầu đổi mới của chương trình SGK về phương pháp dạy học, đánh giá, sử dụng thiết bị dạy họcvà tổ chức linh hoạt các hoạt động chiếm lĩnh chuẩn kiến thức- kỹ năng trên lớp cho học sinh. Học sinh bước đầu có hứng thú và tham gia tích cực. b. Hạn chế. Những sáng tác của đại thi hào Nguyễn Trãi vô cùng phong phú và đa dạng, song học sinh chưa có cơ hội được biết đến nhiều thông qua chương trình SGK. Tài liệu về VHTĐ nói chung và thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng còn chưa đến được nhiều đối với giáo viên và học sinh. Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu, giáo viên ít chú ý đến tích hợp, khi dự giờ trao đổi với đồng nghiệp, có tình trạng chưa thực sự hiểu sâu sắc về đặc điểm thơ Nôm Nguyễn Trãi ( Ví dụ chưa chú giải sâu một số từ ngữ cổ mà tác giả sử dụng trong bài), về tập thơ “Quốc Âm Thi Tập”tất cả những điều này là rào cản học sinh ít có cơ hội cảm nhận thơ văn Nguyễn Trãi nói chung và “ Cảnh ngày hè ” (Bảo kính cảnh giới số 43 ) nói riêng. Về phía học sinh một phần do khả năng tiếp nhận kiến thức hạn chế, một phần do hoàn cảnh thời đại và yếu tố tâm lý tác động không nhỏ tới việc học các sáng tác VHTĐ nói chung và thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng tìm hiểu của học sinh về phần này còn hạn chế, việc học đối với các em còn mang tính đối phó. 2.3 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. VHTĐ Việt Nam dù chiếm tỷ lệ ít hơn so với VHHĐ song có ý nghĩa vô cùng to lớn trong toàn bộ tiến trình phát triển Văn học nước nhà. Là gạch nối giữa văn học dân gian và văn học hiện đại, tiếp thu những tinh hoa văn học dân gian và là nền tảng để văn học hiện đại tiếp tục phát triển. Song do cấu trúc chương trình hạn hẹp, học sinh có ít cơ hội được tiếp xúc với VHTĐ, các em chỉ được biết đến qua một số tác giả tiêu biểuViệc học, cảm nhận những sáng tác của Nguyễn Trãi nói chung và bài thơ “ Cảnh ngày hè ” (Bảo kính cảnh giới số 43 ) nói riêng không chỉ có ý nghĩa về giá trị nội dung tư tưởng nghệ thuật mà hơn nữa một lần nữa khẳng định sự phát triển tinh hoa văn học dân tộc, nét đẹp tâm hồn dân tộc qua thơ Nguyễn Trãi. Từ đó hình thành ở học sinh lòng yêu quê hương, tự hào về vẻ đẹp dân tộcChính vì lẽ đó việc học sinh được tiếp xúc và cảm nhận thơ văn Nguyễn Trãi là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Khoảng cách tiếp nhận thơ ca VHTĐ đối với học sinh hiện nay là rất lớn, ngay cả với giáo viên, đã có rất nhiều giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề, nên đã chịu khó tìm tòi những phương pháp giảng dạy, tìm tòi nguồn tư liệu liên quan đến văn bản tác phẩm, và cuộc đời tác giả. Vì vậy họ đạt được những thành công trong quá trình giảng dạy VHTĐ nói chung thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp giáo viên ngại dạy phần văn học trung đại, do đó đầu tư ít về thời gian, công sức để tìm hiểu và tìm ra phương pháp dạy phù hợp cho phần văn học này, dẫn tới tình trạng dạy qua loa, chất lượng tiếp thu bài của học sinh còn hạn chế. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 3.1 Phương pháp cắt nghĩa, chú giải sâu. Trong văn học ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn bản, ngôn ngữ trở thành những vật liệu xây dựng nên những hình tượng, diễn đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Nếu học sinh nhận thức được những đặc trưng về ngôn ngữ trong một số tác phẩm văn học thì các em sẽ cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật, nội dung tư tưởng tác phẩm đó. Nếu không, ngược lại các em chỉ chú ý đến chủ đề mà không chú ý đến ngôn ngữ tác phẩm, tuy vẫn tri giác được nó nhưng các em mới chỉ có ấn tương chung, một sự đánh giá chung chứ chưa có những hình tượng nhất định để hiểu và cảm nhận một cách sâu sắc. Mặt khác trong tác phẩm văn chương Trung Đại nói chung, thơ Nguyễn Trãi nói riêng thì khó khăn đầu tiên khi tiếp nhận tác phẩm đó là vấn đề ngôn ngữ. Việc dạy học các tác phẩm VHTĐ so sánh văn bản gốc( Hán, Nôm) là điều rất khó khăn. Bởi lẽ rất ít giáo viên có trình độ tiếng Hán cổ, hay chữ Nôm để có thể giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm trên văn bản gốc. Trong khi đó ở các bản dịch tác phẩm VHTĐ, có một số tác phẩm dịch sát, hay với văn bản gốc, nhưng một số văn bản thì chưa chuyển tải hết nội dung ý nghĩa từ ngữ mà tác giả muốn đề cập. Đối với một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm vẫn còn gây nhiều khó khăn đối với học sinh PTTH hiện nay. Bài thơ “ Cảnh ngày hè ” (Bảo kính cảnh giới số 43 ) được tác giả sáng tác bằng chữ Nôm, trong văn bản nhà thơ có sử dụng nhiều từ cổ, sử dụng điển cố. Việc sử dụng từ ngữ xưa, nay có sự khác nhau. Một số từ ngữ trong văn bản cổ hiện nay hầu như không còn hoặc rất ít khi sử dụng trong ngôn ngữ toàn dân. Vì vậy khi từ ngữ đó xuất hiện trong tác phẩm, học sinh sẽ trở nên lúng túng, khó hiểu. Điều này đòi hỏi khi dạy giáo viên cần quan tâm tới việc chú giải, cắt nghĩa từ khó để học sinh có thể hiều được ý nghĩa của từ, từ đó mới có thể phân tích được nội dung mà tác giả muốn truyền tải. *Vậy chú giải từ là gì? Theo tôi, chú giải là làm cho từ ngữ đó được hiểu một cách rõ ràng, nói cách khác là làm cho học sinh hiểu từ và thông nghĩa, hiểu câu sau đó mới có cơ sở để cảm thụ văn chương. Học sinh chưa hiểu từ thì không thể hiểu câu và càng không thể cảm thụ văn chương. *Chú giải điển tích, điển cố. “Điển cố” là lấy xưa để nói nay,nhắc lại việc xưa bằng một vài chữ mà gợi lên sâu sắc các tầng ý nghĩa khiến lời văn thêm sinh động.Với học sinh, các điển cố trong văn học khiến các em khó hiểu hoặc không hiểu hết dụng ý nghệ thuật của tác giả. Hoặc phần lớn các em chỉ hiểu hời hợt bên ngoài mà không thấy cái hay, chất văn chương “ý tại ngôn ngoại” “ cái gợi” mà điển cố mang lại. Chú giải điển cố là giúp học sinh tái hiện nội dung văn bản, ý nghĩa của nó đối với người xưa, từ đó giúp các em tự tư duy để hiểu tác phẩm. Khi chú giải điển cố, bước đầu tiên là chú giải nghĩa đen của điển cố, nghĩa là giúp học sinh hiểu nghĩa gốc của điển cố. Sau khi chú giải nghĩa đen giáo viên cần phân tích giá trị thẩm mỹ của điển cố bằng việc đặt vào trong câu thơ, trong văn bản để cắt nghĩa ý nghĩa câu thơ từ đó tìm ra ẩn ý mà nhà thơ gửi gắm. * Bên cạnh việc chú giải từ, điển cố, công việc tiếp theo để giải mã văn bản là cắt nghĩa. Nếu đọc văn bản mà không hiểu nghĩa từ, câu và mối quan hệ của chúng trong văn bản thì các em không thể hiểu được ý đồ nghệ thuật của tác giả. *Cắt nghĩa là tìm ra ý nghĩa của văn bản, thông qua việc cắt nghĩa các yếu tố: hình ảnh, từ, câu, các bộ phận trong chỉnh thể của mạch văn làm cho chúng bộc lộ ý nghĩa riềng của từng tác phẩm. Thông qua quá trình cắt nghĩa, giáo viên sẽ làm sáng tỏ được những từ ngữ, câu, hình ảnh mà người viết đề cập. Mặt khác việc cắt nghĩa phải đi liền với việc phân tích và chú giải từ. Bởi lẽ, nhờ có phân tích mà cắt nghĩa mới có thể làm sáng tỏ những điểm tiếp nhận độc đáo của tác phẩm, góp phần phát triển ngaỳ càng cao năng lực sáng tạo của học sinh. Điều cần lưu ý thêm đó là khi cắt nghĩa, chú giải từ phải quan tâm tới yếu tố ngữ cảnh, phải chú giải, cắt nghĩa từ trong điều kiện ngữ cảnh, nếu không quan tâm tới vấn đề này thì nhiều khi từ ngữ được chú giải sẽ không được hiểu chính xác. Không những thế nếu không gắn chúng với từng hoàn cảnh thì vai trò của giáo viên trong giảng dạy cũng không còn nhiều. Bởi lẽ lúc này học sinh chỉ cần xem chú giả trong SGK, hoặc trong từ điển là có thể tra ra không cần tới giáo viên. Tóm lại: Phương pháp cắt nghĩa, chú giải sâu là một trong những phương pháp đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, tâm huyết, bởi lẽ những từ ngữ, hình ảnh mà chúng ta chú giải, cắt nghĩa có khoảng cách thẩm mỹ đối với người đọc, người học hiện tại. Phương pháp này có thể áp dụng vào việc đọc hiểu các văn bản VHTĐ Việt Nam nói chung và một số văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 10. Trong khuôn khổ của bài viết này tôi đề cập đến việc áp dụng vào đọc hiểu bài thơ “ Cảnh Ngày hè ” ( Bảo kính cảnh giới số 43) của đại thi hào Nguyễn Trãi. 3.2 Áp dụng phương pháp cắt nghĩa, chú giải sâu vào đọc hiểu bài thơ “ cảnh ngày hè” ( Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi. 3.2.1 Mục tiêu. Giúp học sinh hình thành phương pháp đọc hiểu một cách tích cực, sáng tạo và chủ động. Tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn ngữ văn. Giúp học sinh tiếp nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng nghệ thuật tác phẩm “ cảnh ngày hè” ( bảo kính cảnh giới số 43). - Hình thành ở học sinh tình cảm, thái độ trân trọng đối với văn bản “ Cảnh ngày hè” ( Bảo kính cảnh giới số 43), khắc sâu tình cảm đối với đại thi hào Nguyễn Trãi. 3.2.2 Nội dung và cách thức thực hiện. 3.2.2.1 Những chuẩn bị cần thiết cho bài giảng. a. Chuẩn bị về phương pháp. Chuẩn bị tốt các phương pháp như: Chú giải sâu, cắt nghĩa, phát vấn, thuyết trình, phân tích, bình giảngĐặc biệt chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, khoa học, chính xác, phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh. Hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, trong đó có câu hỏi tái hiện, câu hỏi phát hiện, câu hỏi tư duy, câu hỏi gợi mở, nâng caonhằm kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi, sang tạo chủ động tích cực của học sinh. Sử dụng một số hình ảnh, sách báo lien quan đến bài giảng ( Ví dụ Hình ảnh Đại thi hào Nguyễn Trãi khi ở Côn Sơn, tập thơ Quốc Âm Thi Tập) b. Chuẩn bị về nội dung và tư liệu. *Đối với giáo viên. Giáo viên đọc kỹ văn bản SGK, phần chú thích trang 118, SGK lớp 10 tập 1. Hệ thống lại kiến thức về tác giả Nguyễn Trãi, đặc biệt tập thơ “Quốc Âm Thi Tập”. Nghiên cứu tìm tòi thêm cách chú giải các từ cổ, điển cố trong bài thơ. Định hướng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Thiết kế bài giảng, giáo án ngắn gọn, bố cục rõ ràng, nổi bật trọng tâm kiến thức. Dự đoán các tình huống sư phạm xảy ra trong giờ học. *Đối với học sinh. - Yêu cầu học sinh đọc trước văn bản ở nhà, đặc biệt đọc phần chú thích trong sách giáo khoa. - Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài- SGK và các câu hỏi định hướng của giáo viên. 3.2.2.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi. Với phương pháp dạy học tích cực hiện nay, giáo viên đóng vai trò là người định hướng, học sinh tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức. Vì lẽ đó, ngoài tham khảo các câu hỏi SGK giáo viên nên thiết lập một hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, xác định trọng tâm của bài học để đưa ra hệ thống câu hỏi. Khi tiến hành hoạt động dạy học trên lớp, giáo viên có nhiệm vụ dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, từ câu hỏi tái hiện đến câu hỏi sáng tạo, câu hỏi nêu vấn đềđể học sinh không cảm thấy xa lạ với những gì mình chuẩn bị, từ đó giữa thầy và trò có quan hệ hợp tác. Tùy theo yêu cầu và nội dung của từng văn bản mà giáo viên chuẩn bị các phiếu học tập khác nhau trong việc hướng dẫn học sinh soạn bài. Một số phiếu học tập định hướng chuẩn bị bài “ Cảnh ngày hè” ( Bảo kính cảnh giới số 43) như sau: Câu 1. Bằng những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trãi hãy ghi lại những thông tin cơ bản về: cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của ông. Câu 2. Đọc kỹ phần tiểu dẫn SGK, cho biết những nét cơ bản về tập thơ “ Quốc Âm Thi Tập”? Câu 3. Bài thơ “ Cảnh ngày hè” ( Bảo kính cảnh giới số 43) nằm trong phần nào của tập thơ “ Quốc Âm Thi Tập”? Câu 4. Đọc phần chú thích, chú giải một số từ trong văn bản “ rồi”, “ tiễn”, “ Dắng dỏi”, điển cố “ ngu cầm”. Học sinh dựa vào SGK hoàn thành một số phiếu học tập sau: Nhóm 1: Bức tranh thiên nhiên. ? Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao? ? Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Anh ( chị ) hãy phân tích và làm sang tỏ? ? Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh ( chị ) cảm thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên? Nhóm 2. Bức tranh về cuộc sống. ? Cuộc sống dân dã được Nguyễn Trãi nhắc đến như thế nào trong bài thơ? ? Hai câu cuối bài thơ cho ta thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân như thế nào? ? Câu cuối bài thơ kết thúc bằng sáu chữ, sự thay đổi âm điệu như thế thể hiện tình cảm gì của nhà thơ? Nhóm 3. Một số nét nghệ thuật. ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ cổ trong bài thơ? Cách sử dụng điển cố có sức gợi như thế nào? ? Sáng tạo trong cách sử dụng thể thơ sáu chữ xen bảy chữ mang lại giá trị nội dung và nghệ thuật gì của bài thơ? 3.2.2.3 Hoạt động trên lớp. Trong quá trình đọc hiểu một văn bản văn học, hoạt động trên lớp là giai đoạn cảm thụ sâu văn bản. Giáo viên hướng dẫn tổ chức hoạt động thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt vấn đầ. Định hướng học sinh giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của bản thân biến quá trình nhận thức thành quá trình tự nhận thức để hoàn thiện giá trị một tác phẩm văn chương. a. Những tri thức về tác giả. Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Con người toàn tài ấy đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn học đồ sộ với những giá trị to lớn. Xét về mặt lịch sử văn học, Nguyễn Trãi là người tạo đà cho bước phát triển lớn của văn học trung đại thế kỷ XV và có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ thi sĩ về sau
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tiep_nhan_van_hoc_la_qua_trinh_nguoi_doc_hoa_minh_vao_t.doc