SKKN Tích hợp ý thức về chủ quyền biển đảo qua các bài giảng GDQP – An ninh ở trường THPT
Nằm ở bờ Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là một quốc gia thuộc Đông Nam Á. Tính chất biển đảo của Việt Nam không chỉ được quy định bởi đường bờ biển dài 3.260 km, gần 3000 đảo lớn nhỏ mà còn do không gian biển Việt Nam rộng lớn và cả chiều sâu của cơ tầng văn hoá biển. Biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển của dân tộc.
Ý thức về chủ quyền biển và hải đảo của nước ta hình thành sớm, được duy trì liên tục và được củng cố qua các thời đại. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 khẳng định: Lãnh thổ Việt Nam “bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” và “tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.
Hiện nay chủ quyền quốc gia trên biển và hải đảo của nước ta, đặc biệt là vấn đề chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa đang bị xâm phạm. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng tuyên bố: “Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của tổ quốc luôn hoà bình, hữu nghị, ổn định. Nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển, đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu để có được tổ quốc như ngày hôm nay. Vì vậy, chúng ta sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển, đảo”[1,3].
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI TÍCH HỢP Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUA CÁC BÀI GIẢNG GDQP – AN Ở TRƯỜNG THPT Người thực hiện: Lê Thế Giáp Chức vụ: Giáo viên SKKN môn : GDQP - AN THANH HOÁ NĂM 2019 Mục lục Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 3 Tính cấp thiết của đề tài. 3 Cơ sở lí luận. 3 Cơ sở thực tiễn. 5 Tính mới của đề tài. 7 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài. 7 Đối tượng phạm vi. 7 Phương pháp nhiên cứu. 7 NỘI DUNG 8 Thực trạng của việc giáo dục ý thức và chủ quyền biển đảo trong chương trình giáo dục QP ở bậc THPT. 8 Nội dung tích hợp ý thức về chủ quyền biển đảo trong dạy học GDQP ở trường THPT. 10 Ý thức về chủ quyền biển đảo của người Việt hình thành từ sớm. 10 Qúa trình xác lập và thực thi chủ quyền của nước ta trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 10 Nguyên tắc trong giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông. 13 Một số kinh nghiệm cụ thể trong việc tích hợp ý thức về chủ quyền biển đảo trong dạy học GDQP ở trường THPT. 15 Xác định các bài giảng có thể tích hợp và lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp với bài giảng và trình độ nhận thức của học sinh. 15 Qúa trình xác lập và thực thi chủ quyền của nước ta trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 16 Khả năng vận dụng của đề tài. 18 KẾT LUẬN 18 Một số kết quả đạt được. 18 Một số kết luận. 20 Một số đề xuất kiến nghị 20 Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1.1 Cơ sở lí luận Nằm ở bờ Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là một quốc gia thuộc Đông Nam Á. Tính chất biển đảo của Việt Nam không chỉ được quy định bởi đường bờ biển dài 3.260 km, gần 3000 đảo lớn nhỏ mà còn do không gian biển Việt Nam rộng lớn và cả chiều sâu của cơ tầng văn hoá biển. Biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển của dân tộc. Ý thức về chủ quyền biển và hải đảo của nước ta hình thành sớm, được duy trì liên tục và được củng cố qua các thời đại. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 khẳng định: Lãnh thổ Việt Nam “bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” và “tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”. Hiện nay chủ quyền quốc gia trên biển và hải đảo của nước ta, đặc biệt là vấn đề chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa đang bị xâm phạm. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng tuyên bố: “Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của tổ quốc luôn hoà bình, hữu nghị, ổn định. Nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển, đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu để có được tổ quốc như ngày hôm nay. Vì vậy, chúng ta sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển, đảo”[1,3]. Ngày 25.11.2011, tại kì họp thứ 2, Quốc hội khoá 13, thủ tướng chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên bố: “Việt Nam có đủ căn cứ pháp lí và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỉ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kì quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế, liên tục và hoà bình. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lí để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền bằng biện pháp hoà bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982.”[16,77] Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cả trên đất liền, trên biển, trên không, ngăn ngừa mọi nguy cơ xâm lăng từ bên ngoài là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Nam. Hiện nay, mục tiêu của Trung Quốc là phấn đấu đến năm 2050 vươn lên trở thành siêu cường thế giới, Trung Quốc cho rằng thời gian từ nay cho đến 2020 là cơ hội tốt nhất cho Trung Quốc phát triển. Mặt khác, sau một thời gian dài dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Năm 2003, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ thứ 2 thế giới. Vì vậy, Trung Quốc đang vươn ra khắp thế giới để tìm kiếm nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng, Trung Quốc coi Biển Đông là “con đường sinh mệnh của mình”. Từ đầu thế kỉ XX, Trung Quốc từng bước hình thành yêu sách trên toàn bộ Biển Đông với các mốc chủ yếu: Năm 1909, Trung Quốc ra Hoàng Sa, năm 1946, vẽ yêu sách “lưỡi bò” chiếm khoảng 80% biển Đông, chiếm nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1956, Trung Quốc đóng giữ phần phía Đông của Hoàng Sa, năm 1958, ra tuyên bố chính thức yêu sách chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, năm 1995 đánh chiếm Vành Khăn, phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, coi quần đảo Hoàng Sa và vùng biển kế cận là thuộc chủ quyền lãnh thổ đương nhiên và không thể tranh cãi của Trung Quốc. Năm 1995, Trung Quốc đưa ra Chiến lược khai thác biển, với mục tiêu biến Trung Quốc thành một cường quốc thế giới về biển, Trung Quốc chủ trương: “Khai thác biển xa trước, biển gần sau, biển có tranh chấp trước, biển thuộc chủ quyền Trung Quốc sau”. Năm 2009, Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” trong công hàm gửi Liên hợp quốc đòi hỏi chủ quyền 2 quần đảo “Tây Sa” và “Nam Sa”, “vùng đặc quyền kinh tế”, “thềm lục địa” riêng của 2 quần đảo này. Yêu sách này trái với Công ước luật Biển năm 1982 nên nhìn chung các nước đều không chấp nhận yêu sách này của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang ra sức tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là không quân và hải quân, tham vọng của Trung Quốc sẽ trở thành “siêu cường quân sự thế giới”, có khả năng tác chiến biển xa. Thực tế, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng, Trung Quốc củng cố, mở rộng các vị trí chiếm đóng, xây dựng cảng, sân bay. Hành động của Trung Quốc đã làm cho vấn đề biển đông, vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa trở nên căng thẳng và đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh khu vực. Bên cạnh đó, hiện nay Trung Quốc sử dụng nhiều luận điệu đe doạ, phao tin để lôi kéo các thế lực phản động ủng hộ trung Quốc, làm mất niềm tin trong nhân dân Việt Nam. Trước tình hình đó, việc giáo dục ý thức về chủ quyền Biển đảo quốc gia, đặc biệt là vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề quan trọng, quyết định đến sinh mệnh của cả dân tộc. Mặt khác, giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biển đảo và giải quyết các tranh chấp biển Đông bằng con đường hoà bình để giữ gìn chủ quyền quốc gia, bảo vệ hoà bình khu vực và thế giới, ngăn chặn một cuộc chiến tranh biển đông bùng nổ là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết. 1.1.2 Cơ sở thực tiễn Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền của đất nước, chủ quyền biển, hải đảo của Việt Nam cũng như vấn đề giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 373/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”. Thực hiện Quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ-BGDĐT về việc giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010 - 2015”. Góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, từ năm 2010 đến nay, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các Vụ bậc học, Trường Đại học và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nghiên cứu biên soạn tài liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho giáo viên và học sinh. Đồng thời triển khai tập huấn cho giáo viên về tài liệu này để giảng dạy trong nhà trường phổ thông ngay từ cấp tiểu học. Nội dung tài liệu tập trung vào những vấn đề: Khái quát về vùng biển, hải đảo nước ta; Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; Chủ quyền biển, hải đảo Việt Nam; Vai trò của biển, hải đảo đối với an ninh quốc phòng, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; Tình hình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, các biện pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên môi trường biển, hải đảo; Giáo dục ý thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của Tổ quốc; ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Ở cấp Tiểu học, nội dung này được thực hiện thông qua việc tích hợp ý thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của Tổ quốc vào nội dung một số môn học như: Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (phần Địa lí). Ở cấp trung học, trong chương trình môn Địa lí, phần địa lí Việt Nam được dạy cho các lớp 8, 9, 12 đã đề cập đến vấn đề biển đảo khá toàn diện cả về chủ quyền và phát triển kinh tế biển, đảo; Giáo dục ý thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của Tổ quốc. Năm học 2011-2012, Bộ đã tổ chức tập huấn cho hơn 400 giáo viên cốt cán về các nội dung: Biển Đông và vùng biển nước ta; Tài nguyên thiên nhiên biển, đảo đa dạng, phong phú; Bảo vệ môi trường biển, đảo. Như vậy, giáo dục ý thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của Tổ quốc đã được Bộ giáo dục chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên nội dung tích hợp này chưa được thực hiện trong môn GDQP - AN Trung học phổ thông. Giáo dục ý thức chủ quyền Biển đảo và giáo dục ý thức gìn giữ hoà bình giải quyết tranh chấp biển đông là những vấn đề bức thiết. Trong thời gian gần đây, “vấn đề Biển Đông” được đề cập nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông, những kiến thức về “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” càng trở nên cần thiết đối với thế hệ trẻ nói chung và học sinh phổ thông nói riêng, nhất là trong bối cảnh biển Đông đang “dậy sóng” như hiện nay, càng cần khẩn trương bổ sung ý thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của Tổ quốc vào nội dung chương trình môn GDQP -AN. Đặc trưng của bộ môn GDQP –AN là tái hiện quá khứ, hiểu biết hiện tại và hướng đến tương lai. Vì vậy, bộ môn GDQP – AN đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo, ý thức gìn giữ hoà bình giải quyết tranh chấp biển đông nhưng trong thực tế, trong việc thực hiện chủ trương này trong môn GDQP - AN còn một số vấn đề hạn chế sau: Vấn đề giảng dạy chủ quyền biển đảo, đặc biệt là vấn đề chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa, Trường Sa chậm được tiến hành, theo giáo sư Phan Huy Lê: "Nếu chậm trễ cái này, để cho các em lớn lên mù tịt về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là cái tội của chúng ta, cái tội của người lớn và của nền giáo dục đối với lớp trẻ!" GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã khẳng định: “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của lớp các thế hệ người Việt Nam từ thời Vương quốc Chăm Pa cho đến Chúa Nguyễn, Vương triều Nguyễn và tiếp diễn cho đến ngày nay Thế mà có cả một thời gian dài vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại bị coi là “nhạy cảm” để rồi lịch sử của một đất nước không có lấy một dòng nào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Ai là người phải chịu trách nhiệm trước cả tiền nhân và hậu thế về sự lệch lạc này của lịch sử đất nước?”. Về yếu tố lịch sử và pháp lý quốc tế, Hiến pháp và nhiều bộ luật của Việt Nam đều khẳng định chủ quyền về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sách giáo khoa Địa Lý Việt Nam bậc học phổ thông cũng đã đề cập vấn đề chủ quyền của 2 quần đảo này là của Việt Nam. Nhưng sách giáo khoa môn GDQP - AN trung học phổ thông lại ít nội dung đề cập đến chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, trong khi Bộ Giáo dục đang tổ chức, triển khai xây dựng Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” thì việc giáo dục về chủ quyền biển đảo trong chương trình GDQP - AN trung học phổ thông là một vấn đề cấp bách của giáo viên dạy GDQP ở trường THPT. Đồng thời qua việc tích hợp nội dung này trong dạy học GDQP – AN cũng sẽ đóng góp cho chương trình đổi mới Sách giáo khoa GDQP – AN trong thời gian tới. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Tích hợp ý thức về chủ quyền biển đảo qua các bài giảng GDQP - AN ở trường trung học phổ thông” làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 – 2019. Thông qua đề tài này, tôi mạnh dạn nêu lên một số kinh nghiệm cụ thể và kết quả đạt được trong quá trình thực hiện ở trường THPT Yên Định 3, với mong muốn góp thêm một vài ý tưởng, kinh nghiệm trong việc tích hợp ý thức về chủ quyền biển đảo trong dạy học GDQP - AN ở trường THPT. Thông qua đề tài này,tôi mong muốn nhận được sự quan tâm, góp ý của các Thầy, Cô giáo đồng nghiệp, và của tất cả những người quan tâm đến vấn đề, để việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đông trong dạy học GDQP ở trường THPT thiết thực và hiệu quả hơn. 1.1.3 Tính mới của đề tài. Tại Thanh Hóa, thực tế vấn đề giáo dục ý thức về chủ quyền biển đông trong dạy học GDQP ở trường THPT cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm về vấn đề này. Trong các sáng kiến kinh nghiệm gửi về sở cho đến nay vẫn chưa có sáng kiến kinh nghiệm nào đề cập đến vấn đề tôi nghiên cứu. Vì vậy tôi khẳng định đề tài là hoàn toàn mới, đáp ứng được yêu cầu tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy học GDQP trung học phổ thông. 1.2 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài 1.2.1 Đối tượng, phạm vi. Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên đối tượng là học sinh khối 10, 11, 12 trường THPT Yên Định 3. Phạm vi nghiên cứu: Tôi nghiên cứu khảo sát việc tích hợp ý thức về chủ quyền biển đảo trong chương trình GDQP trung học phổ thông: Sách giáo khoa GDQP lớp11,chương trình chuẩn. 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu. Tôi kết hợp các phương pháp sau: Điều tra, khảo sát qua phiếu điều tra và bài kiểm tra. So sánh, đối chiếu. Thống kê, phân tích. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phần 2: NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo trong chương trình giáo dục GDQP ở bậc trung học phổ thông Nội dung giáo dục về ý thức về chủ quyền biển đảo mới được thực hiện thông qua hình thức tổ chức ngoại khóa đa dạng như: Tổ chức hội thi tìm hiểu về biển đảo và chủ quyền biển đảo nước ta; tổ chức các hoạt động ngoại khóa về Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo; phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và ngày Đại dương thế giới từ ngày 1/6 đến ngày 8/6 hằng năm; phát động cuộc thi tìm hiểu: “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”; ngày hội “Tuổi trẻ vì biển đảo thân yêu”; phong trào “Góp đá xây dựng Trường Sa”; tiếp theo cuộc thi “Em yêu biển đảo Việt Nam” được tổ chức năm 1998; năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức chương trình “Vì biển xanh quê hương” phát động phong trào thi viết, thi ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường biển; thanh niên các tỉnh, thành ven biển tiến hành nhiều đợt ra quân làm sạch bãi biển, trồng cây chắn sóng và đặc biệt tham gia cuộc thi tìm hiểu về biển đảo Việt Nam với những nội dung thiết thực, hun đúc thêm ý chí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển của thanh thiếu niên trong cả nước. Tuy nhiên, môn GDQP là môn học có nhiều thuận lợi cho việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo trong chương trình trung học phổ thông thì thực tế, trong dạy và học GDQP thì nội dung này chưa được tích hợp đầy đủ. Về Sách giáo khoa: Sách giáo khoa GDQP - AN lớp 11 chủ yếu giáo dục ý thức chủ quyền quốc gia chung chung, chưa đề cập nhiều đến chủ quyền trên biển đảo nước ta. Đặc biệt vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vốn có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc từ lâu. Chính vì sách giáo khoa ít phản ánh nội dung này nên khi giảng dạy, phần lớn giáo viên chưa đề cập đến nội dung tích hợp ý thức về chủ quyền biển đảo trong chương trình giáo dục GDQP ở bậc trung học phổ thông. Đầu năm học 2018 – 2019, tôi có tiến hành khảo sát trên 129 học sinh trường THPT Yên Định 3 (47 học sinh lớp 10A3, 42 học sinh lớp 11C3, 40 học sinh lớp 12B7) về ý thức về chủ quyền biển đảo ở nước ta: PHIẾU KHẢO SÁT: Em hãy cho biết những hiểu biết của em về chủ quyền biển đảo ở nước ta: (Học sinh chỉ được đánh dấu vào một nội dung tương ứng mà học sinh cho là hiểu biết nhiều nhất) Thứ tự Nội dung Ý kiến học sinh 1 Vai trò của biển đảo đối với sự phát triển của đất nước. 2 Quá trình hình thành và phát triển về ý thức biển đảo của người Việt trong lịch sử dân tộc. 3 Những nguyên tắc, cơ sở trong việc giải quyết vấn đề chủ quyền Biển đông ở Việt Nam. 4 Quá trình xác lập chủ quyền của nước ta đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kết quả khảo sát như sau: Thứ tự Nội dung khảo sát Kết quả Số học sinh chọn Số % 1 Vai trò của biển đảo đối với sự phát triển của đất nước. 115 89,15% 2 Quá trình hình thành và phát triển về ý thức biển đảo của người Việt trong lịch sử dân tộc. 4 3,10% 3 Những nguyên tắc, cơ sở trong việc giải quyết vấn đề chủ quyền Biển đông ở Việt Nam. 7 5,42% 4 Quá trình xác lập chủ quyền của nước ta đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 3 2,33% Kết quả trên cho chúng ta thấy: 89,15% số học sinh đều ý thức được vấn đề vai trò của chủ quyền biển đông đối với sự phát triển của quốc gia. Về nguyên tắc giải quyết về vấn đề tranh chấp biển đông chỉ có 3,10 % số học sinh nắm được. còn về vấn đề ý thức về chủ quyền biển đông trong GDQP, đặc biệt vấn đề xác lập chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hầu như học sinh chưa nắm được (chỉ có 2,33%). Đây sẽ là vấn đề rất nguy hiểm khi mà tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang là vấn đề nóng bỏng, Trung Quốc tăng cường tuyên truyền, xuyên tạc, công kích khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2.2 Nội dung tích hợp ý thức về chủ quyền biển đảo trong dạy học GDQP ở trường Trung học phổ thông 2.2.1 Ý thức về chủ quyền biển đảo của người Việt hình thành từ sớm Từ khởi nguyên, biển đã là môi trường sống, là bộ phận hợp thành, góp phần tạo dựng, định diện bản sắc văn hoá và tư duy của người Việt. Quá trình hội cư giữa hai xu thế: Rừng – Núi tràn xuống (lấn biển) và Biển tiến lên (biển tiến) từng bước hình thành nên cộng đồng cư dân người Việt. Ý thức về biển của người Việt hình thành từ sớm. Huyền thoại và truyền thuyết luôn gắn với niềm tin, tâm thức dân tộc, tuy huyền thoại truyền thuyết có những sắc màu huyền nhiệm nhưng cũng luôn chứa đựng những giá trị hiện thực, cốt lõi lịch sử: Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sự tích Quả dưa hấu Câu chuyện mang tính chất huyền thoại nhưng lược bỏ yếu tố thần thoại đi thì những truyền thuyết đó cũng ẩn náu một sự thật: Từ xưa, nhân dân ta đã nuôi chí chinh phục biển Đông, khai phá và chiếm lĩnh các đảo ngoài biển. Đó là tư duy sơ khai về quá trình chinh phục biển của người Việt cổ. 2.2.2 Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của nước ta trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Việt Nam có đủ căn cứ pháp lí và đã làm chủ trên thực tế, liên tục và hoà bình Ngày 25.11.2011, tại kì họp thứ 2, Quốc hội khoá 13, thủ tướng chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên bố: “Việt Nam có đủ căn cứ pháp lí và lịch sử khẳng định rằng quần đảo hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỉ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kì quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế, liên tục và hoà bình”[16,77]. + Thế kỉ XV: Thời kì nhà Lê, vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ lãnh thổ Đại Việt, trong đó có An Nam quốc đồ, vẽ lãnh thổ Đại Việt thời Hồng Đức năm 1490, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Phụ lục 3). + Từ thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX: Đội Hoàng Sa ra đời sớm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648). Suốt trong 3 thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, một tổ chức của nhà nước, đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải, là bằng chứng hùng hồn về sự xác lập chủ quyền của Đại Việt ở Đàng Trong đối với Hoàng Sa. Các nguồn sử liệu cho biết, đội Hoàn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_y_thuc_ve_chu_quyen_bien_dao_qua_cac_bai_giang.doc