SKKN Một số kinh nghiệm trong giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Cẩm Thủy 2

SKKN Một số kinh nghiệm trong giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Cẩm Thủy 2

Trong xã hội, nghề giáo luôn được đề cao và quí trọng và được coi là "nghề cao quí nhất trong những nghề cao quý", nhưng giáo dục học sinh lại là công việc không đơn giản.

Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành và rất nhạy cảm. Nhiều em ngoan hiền, chăm chỉ học tập, biết vâng lời bố mẹ, thầy cô. Nhưng cũng có một số em ngang bướng, ngỗ nghịch, không chịu nghe lời, không chấp hành nội qui trường lớp, có nhiều biểu hiện tiêu cực. Trong đối tượng này có một dạng gọi là học sinh cá biệt.

Học sinh cá biệt hầu như ở trường nào cũng có. Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là sự du nhập của nhiều cái mới, trong đó có những yếu tố thiếu lành mạnh từ xã hội bên ngoài đã tác động đến các em. Sự buông lỏng quản lí của gia đình, sự đua đòi bè bạn và sa đà vào những thói hư tật xấu của một bộ phận học sinh đang làm cho số lượng học sinh cá biệt có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục của các nhà trường, của các giáo viên chủ nhiệm và những giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Thậm chí, những học sinh cá biệt còn có khả năng lôi kéo thêm những học sinh khác vào nhóm của mình. Điều này cũng làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo dục và chất lượng giáo dục học sinh.

 

doc 15 trang thuychi01 4581
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Cẩm Thủy 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
3. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................13
1- MỞ ĐẦU
1.1- Lí do chọn đề tài
Trong xã hội, nghề giáo luôn được đề cao và quí trọng và được coi là "nghề cao quí nhất trong những nghề cao quý", nhưng giáo dục học sinh lại là công việc không đơn giản.
Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành và rất nhạy cảm. Nhiều em ngoan hiền, chăm chỉ học tập, biết vâng lời bố mẹ, thầy cô. Nhưng cũng có một số em ngang bướng, ngỗ nghịch, không chịu nghe lời, không chấp hành nội qui trường lớp, có nhiều biểu hiện tiêu cực. Trong đối tượng này có một dạng gọi là học sinh cá biệt.
Học sinh cá biệt hầu như ở trường nào cũng có. Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là sự du nhập của nhiều cái mới, trong đó có những yếu tố thiếu lành mạnh từ xã hội bên ngoài đã tác động đến các em. Sự buông lỏng quản lí của gia đình, sự đua đòi bè bạn và sa đà vào những thói hư tật xấu của một bộ phận học sinh đang làm cho số lượng học sinh cá biệt có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục của các nhà trường, của các giáo viên chủ nhiệm và những giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Thậm chí, những học sinh cá biệt còn có khả năng lôi kéo thêm những học sinh khác vào nhóm của mình. Điều này cũng làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo dục và chất lượng giáo dục học sinh.
"Học sinh cá biệt" là cụm từ đang được nhắc đến nhiều trong các nhà trường, nhất là ở các trường THPT, nhưng trên thực tế chưa có nhiều tài liệu bàn sâu tới vấn đề này. Vì thế, việc giáo dục học sinh cá biệt còn là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn do chưa tìm ra được nhiều phương pháp, kỹ năng tiếp cận và giáo dục phù hợp.
Giáo dục học sinh cá biệt nhằm, giúp các em trở thành những công dân có ích cho xã hội đang là yêu cầu và mục tiêu cấp thiết của xã hội đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và người giáo viên nói riêng.
Là một giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm và trực tiếp đứng lớp giảng dạy trong nhiều năm, bản thân tôi cũng gặp phải một số học sinh cá biệt. Những học sinh này thường học hành chểnh mảng, bỏ giờ bỏ tiết đi chơi, la cà quán xá, cư xử thiếu lễ độ với bố mẹ, với thầy cô, với những người lớn tuổi và có những hành vi thiếu tích cực đối với môi trường giáo dục, với bạn bè xung quanh. Bằng những kinh nghiệm của bản thân, quá trình tìm tòi phương pháp giáo dục học sinh qua tài liệu, cùng với việc học hỏi các đồng nghiệp và sự đúc rút kinh nghiệm của bản thân , tôi xin được góp cùng các đồng nghiệp đề tài "Một số kinh nghiệm trong giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Cẩm Thủy 2" với mong muốn chúng ta sẽ cùng tìm ra những phương pháp tiếp cận và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả và có thể áp dụng được trong thực tế khi làm công tác giáo dục học sinh ở trường THPT.
1.2- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra các phương pháp, kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt để các em trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Xác định một số nguyên nhân chính dẫn đến một số em học sinh cá biệt có hành vi không đúng, thiếu động cơ học tập, qua đó giúp các em định hướng được hành vi và có động cơ học tập, rèn luyện tốt hơn.
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu thực trạng vấn đề học sinh cá biệt ở trường THPT Cẩm Thuỷ 2.
 - Phân tích nguyên nhân, hoàn cảnh hình thành nên những hành vi tiêu cực của một số học sinh cá biệt ở trường THPT Cẩm Thuỷ 2, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp để các em tiến bộ và hoà nhập với môi trường giáo dục.
1.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những học sinh thuộc diện học sinh cá biệt trong lớp, có hành vi xấu, hay gây gổ đánh nhau, nói tục, chửi thề, lười học, ý thức xây dựng tập thể và ý thức học tập kém, cư xử thiếu lễ độ với bố mẹ, thầy cô, thiếu sự tôn trọng bạn bè.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu phương pháp giáo dục một số học sinh cá biệt lớp 11C3 (năm học 2012 - 2013) và lớp 12C (năm học 2015 - 2016)
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh sống của từng em học sinh cá biệt. Cùng gia đình theo dõi, giáo dục, nhắc nhở và uốn nắn các em. Tạo điều kiện tốt nhất để các em tham gia học tập, hòa nhập với bạn bè, với môi trường giáo dục và tham gia các phong trào do nhà trường tổ chức.
1.4- Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã dùng một số phương pháp sau đây:
- Nghiên cứu hồ sơ. Nghiên cứu hồ sơ và xác định nội dung cần tìm hiểu. Đây là bước tiếp cận đầu tiên để tìm hiểu những nét cơ bản nhất ở mỗi học sinh cá biệt và tìm hiểu lí do để trả lời câu hỏi: vì sao em học sinh đó trở thành học sinh cá biệt?
- Trò chuyện trực tiếp. Trò chuyện trực tiếp với học sinh cá biệt, với giáo viên bộ môn,với giáo viên chủ nhiệm cũ (nếu có), với bạn bè các em...để tìm hiểu thêm những vấn đề có liên quan.
- Trao đổi. Trao đổi trực tiếp với gia đình, phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm của em học sinh cá biệt. Đề xuất những biện pháp giáo dục, tùy từng điều kiện thực tế để xây dựng các kế hoạch giáo dục cho phù hợp.
- Tham khảo ý kiến. Trong quá trình giáo dục học sinh cần tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, của đồng nghiệp...để nhận được những lời khuyên, những ý kiến có ích.
 - Quan sát . Quan sát là phương pháp cần làm thường xuyên để theo dõi khách quan những học sinh cá biệt. Nên quan sát toàn diện các biểu hiện, hành vi của học sinh đó trong học tập, trong lao động, trong các hoạt động tập thể, trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh.
- Ghi chép .Ghi chép các sự kiện liên quan đến học sinh cá biệt. Cần thu thập thông tin đầy đủ, cụ thể và phân loại theo nội dung, yêu cầu giáo dục. Chú ý đến các dấu hiệu cơ bản và đưa ra nhận định về học sinh đó để có phương pháp giáo dục phù hợp.
2 - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
Cũng như nhiều ngành nghề khác, nghề dạy học phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Một trong những khó khăn, thử thách ấy là giáo dục học sinh cá biệt.
Ở mỗi một giai đoạn trưởng thành nào đó của học sinh đều có thể có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách do những tác động tiêu cực từ xã hội bên ngoài. Ở các nhà trường phổ thông không thể tránh khỏi sẽ có một bộ phận học sinh cá biệt và số học sinh này đang có xu hướng gia tăng. 
Học sinh cá biệt thường rất nghịch ngợm, hiếu động, không làm chủ được bản thân. Chưa nhận thức được điều gì là đúng, điều gì là sai, hay bắt chước và chịu nhiều tác động tiêu cực từ xã hội bên ngoài, có những hành vi và cách ứng xử thiếu chuẩn mực nhưng lại rất thích được người khác để ý, tán dương và khen ngợi. Vì vậy, người giáo viên cần dùng những phương pháp và kỹ năng phù hợp với từng tình huống để giáo dục học sinh cá biệt. Muốn làm được điều này, giáo viên cần có những hiểu biết nhất định về từng hoàn cảnh của học sinh cá biệt, nguyên nhân làm học sinh đó trở nên cá biệt. Sự am hiểu về tâm lí và khéo léo trong cách ứng xử của giáo viên với học sinh cá biệt là yếu tố rất quan trọng để có những phương pháp, kĩ năng giáo dục riêng đối với từng em.
 Trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên không tránh khỏi những tình huống phải ứng xử và giáo dục học sinh cá biệt. Nếu không có biện pháp giáo dục hữu hiệu, các học sinh đó thường bỏ học giữa chừng, hoặc lôi kéo những học sinh khác và có những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng và môi trường giáo dục. Những kinh nghiệm về kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt sẽ giúp người giáo viên sẵn sàng đón nhận bất cứ học sinh cá biệt nào để giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, giáo viên cần hiểu rõ điều này để có những biện pháp và hình thức giáo dục học sinh cá biệt thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. 
 Giáo dục học sinh cá biệt, đó là một nội dung công việc của giáo viên, đó cũng là yêu cầu sư phạm có tính nguyên tắc đối với người Thầy. Muốn giáo dục được học sinh cá biệt thì bản thân giáo viên phải sống cuộc sống hòa nhập với các em, phải hiểu về tâm lí lứa tuổi, nắm được nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng và xu hướng phát triển của các em để từ đó có những kỹ năng ứng xử và giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả. Kỹ năng ứng xử và giải quyết vấn đề của giáo viên đối với học sinh cá biệt là vô cùng quan trọng
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Cẩm Thủy 2.
 Trường THPT Cẩm Thủy 2 nằm ở vùng thuần nông của một huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Nhiều em học sinh là con của những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, các em phải ở nhà với ông bà, hoặc những người anh em trong gia đình. Không được bố mẹ trực tiếp giáo dục, lại chịu những tác động tiêu cực từ xã xội bên ngoài nên các em dễ bị bạn bè lôi kéo và sa ngã. Nhiều em không có động cơ học tập, ý thức chấp hành các nội qui của trường, của lớp không tốt. Những học sinh này thường bỏ học đi chơi, tụ tập bạn bè, la cà quán xá và các tụ điểm giải trí thiếu lành mạnh, nhiều tệ nạn...Đôi khi còn gây gổ đánh nhau. Thậm chí có em còn vô lễ với giáo viên, phải ra Hội đồng kỉ luật của nhà trường. Nếu để tình trạng này tiếp diễn kéo dài, sẽ ảnh hưởng không tốt đến các học sinh khác, đến môi trường giáo dục và chất lượng giáo dục.
Trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường THPT Cẩm Thủy 2, bản thân tôi cũng gặp một số học sinh cá biệt. Do đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng một số phương pháp, kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt. Sau khi sử dụng những phương pháp và kỹ năng này, bản thân tôi nhận thấy có những hiệu quả nhất định.
2.3. Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt
- Khen ngợi trước, phê bình sau.
Những học sinh cá biệt thường hay mắc lỗi, đôi khi có những lỗi rất nghiêm trọng. Nhưng phê bình không có tác dụng gì cả, bởi nó sẽ khiến cho học sinh cá biệt tự dựng lên cho mình một rào chắn, đồng thời tìm mọi cách để tự biện hộ cho mình. Phê bình ngay cũng rất không nên, vì nó sẽ làm tổn thương đến lòng tự tôn của học sinh và đôi khi có thể gây ra sự phản kháng ở các em.
Tôi đã từng đọc được một câu danh ngôn trên một tờ lịch: "Sự phê bình giống như một chú chim bồ câu nhà nuôi, nó sẽ luôn biết đường quay trở về nhà". Vì thế, khi phê bình, khiển trách nặng nề học sinh cá biệt mắc lỗi, các em sẽ tự tìm cách biện hộ cho mình, thậm chí còn trách ngược lại giáo viên.
Khi phải đối mặt với một học sinh cá biệt mắc lỗi, không phải người giáo viên đang ứng xử với một con người của lí trí mà là đang ứng xử với một con người bản năng. Sự phê bình, trách cứ nặng nề mãi mãi không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên, khi học sinh sai, nhất là học sinh cá biệt, giáo viên không thể không phê bình và uốn nắn các em. Vậy nên dùng cách nào cho hiệu quả? Tôi đã thử dùng phương pháp khen ngợi trước, phê bình sau, và nhận ra rằng sau khi nghe những lời khen ngợi, học sinh sẽ dể tiếp thu sự phê bình hơn. Vậy nên trước khi giáo dục học sinh cá biệt, nên bắt đầu bằng sự khen ngợi.
Thường thì học sinh cá biệt khá thông minh, có nhiều biệt tài và muốn được người khác chú ý đến mình. Vấn đề là người giáo viên phải tìm ra được điều gì đó để khen ngợi. Tuy là việc này không dễ, nhưng bằng sự tinh tế, nhạy cảm trong quá trình theo dõi và tiếp xúc với học sinh, ta vẫn có thể tìm ra được điểm gì đó để khen ngợi. 
Năm học 2012 - 2013, lớp tôi chủ nhiệm có một em học sinh cá biệt đã có hành vi ứng xử vô lễ với một giáo viên đến dạy thay trong giờ toán. Khi tiếp nhận thông tin, tôi yêu cầu học sinh đó viết kiểm điểm. Hôm sau em mang đến nộp. Khi đọc bản kiểm điểm của học sinh, tôi nói: "Chữ em khá đẹp, trình bày sạch sẽ, văn phong cũng tiến bộ nhiều rồi đấy". Nhìn lên học sinh, tôi để ý thấy em đang nghe rất chăm chú, gương mặt không có sự căng thẳng và sẵn sàng hợp tác nên đã nói thêm câu tiếp theo: "Nhưng cô thấy những khuyết điểm em viết trong bản kiểm điểm này chưa đầy đủ''. Tôi dừng lại một lát để xem phản ứng của học sinh cá biệt này. Em vui vẻ nói "Thưa cô, vâng ạ!". Tôi nói tiếp: "Cô biết hành động ngày hôm qua em không cố ý, nhưng nó đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Đầu tiên là làm cho lớp có một giờ xếp loại yếu, em bị nghi vào sổ đầu bài và để lại ấn tượng không tốt trong thầy về lớp chúng ta. Em xem việc ấy có nên thừa nhận trong bản kiểm điểm và em nên gặp trực tiếp thầy để xin lỗi không?" Em học sinh ấy đã cúi đầu và trả lời "Thưa cô có ạ". "Để bản kiểm điểm này có thuyết phục hơn, em về nhà viết lại, nhờ bố mẹ đọc rồi ký vào, mai mang đến cho cô xem nhé". Giờ sinh hoạt đầu buổi hôm sau, học sinh đó mang bản kiểm điểm lên, tôi xem đã thấy em làm theo những yêu cầu của mình ngày hôm qua. Khi tôi bảo em mang bản kiểm điểm cho thầy giáo dạy toán xem và trực tiếp xin lỗi thầy, em đã vui vẻ làm theo. Từ sự việc trên tôi đã rút ra được một kinh nghiệm: khi học sinh cá biệt mắc lỗi không nên phê bình gay gắt và trách phạt ngay mà trước khi phê bình hãy tìm ra được điểm gì đó để khen ngợi trước. Bắt đầu bằng sự khen ngợi sẽ làm học sinh dễ tiếp thu sự phê bình hơn.
- Chỉ ra sai lầm của học sinh cá biệt một cách gián tiếp
Học sinh cá biệt thường hay phạm lỗi. Khi học sinh cá biệt phạm lỗi và mắc sai lầm, giáo viên phải là người chỉ ra sai lầm và giáo dục các em. Nhưng việc ấy cũng nên tiến hành một cách khéo léo và tế nhị.
Một lần, sau khi tan tiết 5 tôi nán lại ít phút để sửa bài cho một học sinh. Khi xuống cầu thang bắt gặp hai học sinh đang chia nhau điếu thuốc hút dở, thấy giáo viên đến bất ngờ các em vứt vội điếu thuốc xuống bậc cầu thang và chào. Tôi chào lại các em rồi cúi xuống nhặt điếu thuốc đang cháy dở lên nói nhẹ nhàng: " Cô sẽ không nói cho cô giáo chủ nhiệm của các em biết chuyện này, nhưng hút thuốc trong trường là không được. Lần sau các em không nên hút thuốc lá nữa, vừa không vệ sinh, vừa không tốt cho sức khỏe, lại vi phạm quy định của nhà trường và còn bị phạt nữa." Một trong hai em học sinh ấy đã tự tay dụi điếu thuốc đang cháy dở từ tay tôi đưa và cho vào thùng rác, rồi cảm ơn và hứa lần sau sẽ không hút thuốc lá trong trường nữa. Tôi không biết chắc chắn rằng các em có giữ lời hứa của mình khi đó không, nhưng tôi chắc một điều, ít ra khi đó các em cũng đã tự biết là mình mắc lỗi và nói lời xin lỗi chân thành. Qua sự việc này tôi nhận ra, nếu trong trường hợp ấy mình có cách cư xử khác: phê bình, quát mắng học sinh, hoặc dọa mách giáo viên chủ nhiệm chẳng hạn, thì chưa hẳn các em đã nhận ra sai lầm của mình và nhận lỗi. Do đó khi bất ngờ bắt gặp học sinh cá biệt mắc lỗi, không nên phê bình trách mắng ngay, hãy nhắc nhẹ nhàng để các em hiểu. Phê bình hay quát mắng ngay lúc đó sẽ làm học sinh xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự trọng của các em. Trong những tình huống như thế, giáo viên nên nhắc nhở nhẹ nhàng, những học sinh cá biệt sẽ hiểu được thiện ý của giáo viên, không những các em sẽ vui vẻ tiếp thu mà còn cảm phục cách ứng xử như vậy, từ đó có thể thu phục được học các em. Vì thế, muốn giáo dục được học sinh cá biệt có hiệu quả, giáo viên nên chỉ ra sai sót của học sinh một cách gián tiếp.
- Không nên ra lệnh cho học sinh cá biệt
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh, nhất là học sinh cá biệt không thích bị ra lệnh và làm theo mệnh lệnh của giáo viên. Do đó, giáo viên không nên ra lệnh cho học sinh làm một việc gì, hãy để học sinh đó tự đi làm và tự rút ra kinh nghiệm từ những sai sót (nếu có). Đó cũng là cách để học sinh cá biệt sửa đổi được lỗi của mình và vẫn giữ được thể diện trước bạn bè. Như vậy, các em sẽ có thái độ hợp tác và không phản kháng lại giáo viên.
Một mệnh lệnh không phù hợp ở giáo viên có thể gây ra sự phản kháng ngay lập tức của học sinh cá biệt. Cho dù mệnh lệnh ấy có mục đích là giúp các em sửa chữa sai lầm của mình.
Một lần tan học đi ra cổng trường, có một học sinh để xe chắn cả lối đi, làm cản trở giao thông. Một giáo viên đã quát hỏi ''Ai dựng xe giữa đường thế này?" Em học sinh tên tiếng trả lời, người giáo viên nghiêm giọng nói:"Dựng ngay xe ra chỗ khác, nếu không tôi cho người lôi đi bây giờ". Đúng là em học sinh đó đã sai, nhưng với cách làm ấy không nhận được sự đồng thuận của học sinh. Em vẫn làm theo mệnh lệnh của giáo viên đưa ra nhưng có lẽ trong thâm em không phục và vẫn không thấy mình sai. Trong trường hợp trên, nếu dùng cách xử lí khác thì hiệu quả sẽ cao hơn. Thay vì ra mệnh lệnh, người giáo viên nên hỏi "Em nào để xe giữa đường thế này nhỉ?" Sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở em về vấn đề làm cản trở giao thông và đề nghị em học sinh nên để gọn xe lại để không làm ảnh hưởng tới mọi người đi lại, chắc chắn em học sinh đó sẽ vui vẻ làm theo và các em học sinh khác cũng đồng tình.
- Giữ thể diện cho học sinh cá biệt
Mặc dù là học sinh cá biệt, nhưng các em vẫn có thể diện của mình. Việc giữ thể diện cho học sinh là vấn đề quan trọng hàng đầu nhưng hầu như chúng ta rất ít khi quan tâm đến điều đó. Cho dù học sinh cá biệt luôn sai và mình đúng, nhưng nếu không biết giữ thể diện cho các em khi phạm lỗi thì giáo viên coi như đã hủy hoại mất một con người. Đôi khi có giáo viên kết tội những lỗi lầm của học sinh cá biệt, đe dọa các em, chê bai các em trước mặt bạn bè, không để ý đến thể diện và lòng tự tôn của học sinh, xem đó là một chuyện bình thường. Nhưng theo tôi, đó lại là một sai lầm nghiêm trọng.
Trong cuộc đời giáo viên của mỗi người, chắc không thể tránh khỏi tình huống có hai học sinh cùng tranh cãi về một vấn đề và kéo mình vào cuộc làm trọng tài. Đương nhiên em nào cũng muốn phần thắng thuộc về mình. Trong tình huống như vậy, người giáo viên nên cẩn thận xem xét và tìm ra những điểm có lí của cả hai. Không nên kết luận ngay ai đúng, ai sai. Nên giữ thể diện cho học sinh trước mặt đối phương, sau đó có thể gặp từng em để trao đổi riêng.
- Khích lệ, động viên học sinh.
Đây cũng được xem là một phương pháp giáo dục học sinh cá biệt quan trọng. Khi học sinh cá biệt đã có sự tiến bộ, cho dù rất nhỏ hoặc mới chỉ là dấu hiệu của sự tiến bộ, giáo viên nên khích lệ, động viên. Điều đó sẽ khiến học sinh cá biệt tiếp tục tiến bộ.
Người giáo viên có nhiều khả năng nhưng chưa được tận dụng hết. Một trong những khả năng tiềm tàng ấy là động viên, khích lệ học sinh cá biệt để các em biết rằng nếu mình cố gắng thì vẫn chưa muộn. Muốn giáo dục và làm thay đổi một học sinh cá biệt, giáo viên nên khích lệ động viên trước sự tiến bộ của các em, cho dù là nhỏ nhất.
- Để học sinh cá biệt biết mình được giáo viên quan tâm và tin tưởng.
Khi giáo viên muốn tiếp cận và giáo dục được một học sinh cá biệt thì nên để học sinh đó thấy rằng em được giáo viên quan tâm và không xem mình là học sinh cá biệt. Giáo viên nên giao cho học sinh một công việc nào đó để làm . Hãy tỏ ra tin cậy học sinh, khen ngợi kịp thời khi em làm tốt. Như vậy, học sinh đó sẽ cố gắng hết sức để không làm giáo viên thất vọng.
Muốn giáo dục và cảm hóa để học sinh cá biệt trở thành một học sinh ngoan, người giáo viên nên đối xử với em bình thường như những học sinh khác, trân trọng và coi em như một người trung thực và đứng đắn. Chắc chắn học sinh đó sẽ gắng sức với sự tin cậy của giáo viên. Hãy chỉ ra một cái đích để em đi tới.
Cũng có khi học sinh cá biệt làm công việc giáo viên giao bị thất bại. hoặc không được như mong muốn. Khi ấy người giáo viên nên kiên trì và lại giao cho em một công việc khác và tiếp tục để học sinh thấy rằng mình vẫn được giáo viên tin tưởng. Nếu học sinh cá biệt tiến bộ chậm hoặc chưa có biểu hiện gì của sự tiến bộ, giáo viên tỏ ra thất vọng và chỉ trích học sinh, thì điều đó đồng nghĩa với việc chính giáo viên đã hủy hoại đi mong muốn tiến bộ và tự hoàn thiện của học sinh cá biệt. Nhưng nếu giáo viên làm ngược lại, động viên học sinh rằng việc đã giao không làm được cũng không sao cả, sẽ cố gắng để làm lại. Hãy để học sinh biết rằng em vẫn được giáo viên tin tưởng dù việc đã giao làm không được như mong muốn, rằng em vẫn còn khả năng chưa bộc lộ ra, học sinh đó sẽ có thêm động lực để tiếp tục cố gắng và từng bước thay đổi con người mình. Sự tin tưởng, khích lệ đến từ giáo viên sẽ khiến học sinh cá biệt không có mặc cảm về bản thân và dễ dàng hòa nhập trở lại với môi trường giáo dục.
- Cách để học sinh cá biệt làm theo điều giáo viên muốn.
Để đưa học sinh cá biệt vào nề nếp và khuôn khổ, thường thì giáo viên nên giao cho em một công việc để làm.
Mộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_tai.doc