SKKN Tích hợp tư tưởng, đạo đức hồ chí minh vào việc nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 phần: "Công dân với đạo đức"

SKKN Tích hợp tư tưởng, đạo đức hồ chí minh vào việc nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 phần: "Công dân với đạo đức"

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, trong những năm qua, Trung ương Đảng đã triển khai, tổ chức và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong mọi nghành, mọi giới, tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tu dưỡng rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh.

 Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như xu thế toàn cầu hoá và đặc biệt do không nghiêm túc trong rèn luyện phấn đấu của một bộ phận thanh thiếu niên nói chung đang có những biểu hiện tiêu cực như: chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, phai nhạt lý tưởng, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh, xa vào các tệ nạn xã hội, thậm chí là vi phạm pháp luật đó là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm. Vì vậy, Đảng ta đã xác định giáo dục và đào tạo có một vai trò rất quan trọng trong giáo dục con người, phải lấy giáo dục con người làm gốc.

 

docx 27 trang thuychi01 5923
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp tư tưởng, đạo đức hồ chí minh vào việc nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 phần: "Công dân với đạo đức"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN 
****************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 
VÀO VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN 
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 PHẦN: 
"CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC"
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 	SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
MỤC LỤC 	 Trang 
1. Mở đầu...3
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
2. Nội dung của sáng kiến kinh ngiệm..........................................................................5
2.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................5
2.2. Thực trạng của vấn đề............................................................................................6 
2.3. Các giải pháp thực hiện..........................................................................................7
2.3.1. Xác định được mục đích của việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh..7
2.3.2. Chuẩn bị và sắp xếp, lưu trữ tư liệu...................................................................7
2.3.3. Xác định mức độ tích hợp...................................................................................8
2.3.4. Cách thức lồng ghép, tích hợp............................................................................8
2.3.5. Xác định nội dung cần tích hợp Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh......................9 
2.3.6. Soạn giáo án tích hợp........................................................................................11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..................21 
3. Kết luận - Kiến nghị................................................................................................22
3.1. Kết luận................................................................................................................22
3.2. Kiến nghị..............................................................................................................22
Tài liệu tham khảo...24
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm...25
 	1. Mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người. 
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, trong những năm qua, Trung ương Đảng đã triển khai, tổ chức và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong mọi nghành, mọi giới, tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tu dưỡng rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh.
 Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như xu thế toàn cầu hoá và đặc biệt do không nghiêm túc trong rèn luyện phấn đấu của một bộ phận thanh thiếu niên nói chung đang có những biểu hiện tiêu cực như: chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, phai nhạt lý tưởng, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh, xa vào các tệ nạn xã hội, thậm chí là vi phạm pháp luậtđó là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm. Vì vậy, Đảng ta đã xác định giáo dục và đào tạo có một vai trò rất quan trọng trong giáo dục con người, phải lấy giáo dục con người làm gốc.
 Tại trường THPT Thọ Xuân 4, sau nhiều năm triển khai, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường, đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, về việc thực hiện nề nếp đi học, đến truờng. Tuy nhiên để việc giáo dục đạo đức học sinh được duy trì thường xuyên cũng như để cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có chiều sâu thì trong nhà trường cần phải coi trọng nhiều hơn nữa việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, ngoài việc phối kết hợp nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thì trong công tác giảng dạy nói chung, bộ môn Giáo dục công dân nói riêng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua bộ môn này, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông bà, cha mẹ, biết ơn những người đi trước đã đổ bao mồ hôi, xương máu, nước mắt mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay.
Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên dạy Giáo dục Công dân cần phải lồng ghép, tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng, đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, góp phần xây dựng đất nước. 
Từ những vấn đề trên, cùng với việc thực hiện nghiêm túc tinh thần dạy học theo phương pháp đổi mới đã được tiếp thu, bồi dưỡng qua các đợt tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cộng với kinh nghiệm vốn có của mình, năm học này tôi đã chọn đề tài: Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 phần: “Công dân với đạo đức”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng việc học tập môn Giáo dục công dân 10 - Phần công dân với đạo đức của học sinh ở trường Trung học phổ thông. Thông qua đó, nâng cao kết quả học tập phần công dân với đạo đức (Giáo dục công dân lớp 10) bằng việc sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện, câu nói, bài hát về Bác Hồ phù hợp với nội dung từng bài để làm sao cho học sinh dễ hiểu, gây được hứng thú học tập, đảm bảo nội dung bài học.
	- Thông qua việc tích hợp giáo dục cho học sinh nâng cao hiểu biết, nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
	- Nâng cao ý thức và ý chí học tập, rèn luyện cho học sinh vì bản thân, gia đình và xã hội, chú trọng tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuân thủ nội quy nhà trường và pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh lớp 10 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy năm học 2018 – 2019 tại trường THPT Thọ Xuân 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử, điều tra, sưu tầm, khảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ... để giải quyết nội dung đề tài.
	- Sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện, câu nói, bài hát về Bác Hồ đồng thời nghiên cứu nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 10 - phần công dân với đạo đức và việc học tập của học sinh đối với môn học. Từ đó, sử dụng việc tích hợp kiến thức Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với từng tiết dạy.
	2. Nội dung của sáng kiến kinh ngiệm
	2.1. Cơ sở lí luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam - một anh hùng giải phóng dân tộc - một danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng học tập và noi theo.
Lúc sinh thời, Bác luôn dành muôn vàn tình thương yêu, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng. Những lời dạy ân cần và tấm gương đạo đức trong sáng của Người là nguồn cổ vũ to lớn, cuốn hút và thôi thúc lớp trẻ vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “Đạo đức cách mạng là cái gốc”. Trước lúc ra đi, Bác còn căn dặn toàn Đảng, toàn dân phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành “những người thừa kế, xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” và chỉ rõ “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy đó của Người, ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với thời cơ và vận hội lớn, đan xen với những thách thức không nhỏ, chúng ta càng phải quan tâm bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người, nhất là thế hệ trẻ - một nhân tố cực kỳ quan trọng, đảm bảo đất nước ta phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội lần X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng hoàn thiện giá trị, nhân cách của con người Việt Nam bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá của con người Việt Nam”
Hưởng ứng cuộc vận động trên phạm vi toàn quốc với nội dung tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Gáo dục và Đào tạo chủ trương thực hiện chương trình tích hợp học tập nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy các môn học trong nhà trường phổ thông, trong đó có bộ môn Giáo dục công dân.
Môn Giáo dục Công dân có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội. Là môn học giúp học sinh hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và tư duy; giúp học sinh nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội, luôn có ý thức vươn tới những cái cao đẹp. Từ đó hình thành cho học sinh lòng tin, động cơ, hoài bão và hành vi tốt đẹp. Đặc biệt trong thời đại ngày nay việc định hướng đúng đắn suy nghĩ và hành động là hết sức quan trọng. Đặc điểm này tạo cho môn Giáo dục Công dân có những lợi thế để tích hợp những nội dung giáo dục cần thiết cho học sinh như: “Tích hợp Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” vào trong bài dạy giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở nước ta hiện nay.
 Tuy nhiên, việc dạy học môn GDCD không giới hạn ở việc sử dụng tài liệu, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà khoa học, nhà đạo đức học, triết học, kinh tế chính trị học... mà còn giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh phù hợp với yêu cầu, trình độ học sinh, nhằm nâng cao kết quả môn học, để tạo hứng thú học tập cho học sinh và quan trọng hơn là tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân. Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt; xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập của bản thân, bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh.
	2.2. Thực trạng của vấn đề 
 Thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 3-10-2006 của Bộ Chính trị về việc triển khai thực hiện cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, mọi tầng lớp nhân dân, cũng như các ban ngành, đoàn thể trong cả nước cùng hăng hái thi đua thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. 
Ở bậc THPT việc tổ chức nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức của Bác chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường thành một môn học, nên cuộc vận động được triển khai thông qua hình thức tuyên truyền miệng là tổ chức Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh và tiến hành tích hợp ở một số bộ môn hoặc lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong các nhà trường và cơ sở giáo dục. Các phong trào thì nhiều nhưng thực tế về tư tưởng chúng ta vẫn chưa tạo ra cho các em học sinh nhận thức sâu sắc về nội dung tư tưởng đạo đức của Người và bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, để từ đó tự mình phấn đấu, noi theo; để tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tinh thần, đạo đức của xã hội, là cơ sở để chúng ta tạo ra một xã hội thực sự công bằng dân chủ văn minh.... 
	Một thực tế nữa là việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ chí Minh ở một số môn học còn hạn chế. Do giáo viên ngại mất thời gian đầu tư, tìm hiểu; do nhiều học sinh còn thờ ơ, chưa hứng thú trong học tập; do trong nhận thức của nhiều giáo viên và học sinh môn Giáo dục công dân vẫn là môn học phụ các em chỉ cần học đối phó, qua loa đủ điểm là được Bởi vậy dẫn đến việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều hạn chế.
	Tuy nhiên, là giáo viên dạy học môn GDCD đã nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy rằng việc tích hợp giáo tư tưởng dục đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng quan trọng và cần thiết để giáo dục thế hệ trẻ, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cho học sinh. Đặc biệt là phần đạo đức (GDCD 10). Bởi lẽ, phần đạo đức hầu hết bài nào chúng ta cũng có thể tích hợp kiến thức Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được tùy theo mức độ cụ thể, theo nhiều cách khác nhau nhằm nâng cao hơn nữa kết quả học tập, cung cấp cho các em biết và hiểu nhiều hơn về Tư tưởng đạo đức của Người. Qua đó giáo dục cho các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức vĩ đại - Hồ Chí Minh và bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh.
	Xuất phát từ thực tế thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường học như đã nêu trên, xuất phát từ đặc điểm của bộ môn Giáo dục công dân, đặc biệt trong phần thứ hai: “Công dân với đạo đức” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 tôi đã tiến hành lồng ghép, tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào một số bài học cụ thể và nhận thấy việc lồng ghép, tích hợp này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tạo được sự hứng thú và nâng cao được hiệu quả bộ môn trong dạy và học.
	2.3. Các giải pháp thực hiện:
	2.3.1. Xác định được mục đích của việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em, có được nhận thức thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.
Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực. Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt; bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh.
Đối với những bài dạy có nội dung lồng ghép, giáo viên cần xác định đầy đủ, đúng mục tiêu cần đạt là gì? (kiến thức, kĩ năng, thái độ) có như vậy thì trong suốt quá trình từ thiết kế bài dạy đến khi thực hành trên lớp mới đảm bảo yêu cầu nội dung đề ra, bài dạy sẽ đi đúng hướng, chất lượng tiết dạy sẽ được nâng cao.
	2.3.2. Chuẩn bị và sắp xếp, lưu trữ tư liệu
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả giờ dạy. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy nếu nguồn tài liệu không phong phú và tin cậy thì sức thuyết phục không cao.
Tư liệu có nhiều loại khác nhau có thể bằng văn bản, bằng hình ảnh, phim tư liệu, bài viết khác và bằng nhận thức thực tiễn của giáo viên. Có nhiều cách sưu tầm tài liệu nhưng với tôi thì thường dùng một số cách cơ bản đó là : Bản thân tự tạo ra tư liệu (tự làm), sưu tầm ở cá nhân, tổ chức có liên quan và một nguồn rất phong phú đó là thông qua mạng internet.
Việc sưu tầm tư liệu trên mạng internet đã rất quen thuộc đối với giáo viên trong thời đại bùng nổ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Tài liệu trên mạng phong phú và đa dạng nên đòi hỏi chúng ta phải biết chọn lọc và tìm những tư liệu ở những nguồn đáng tin cậy và phù hợp với mục đích của mình.
 Tuy nhiên, điều đặc biệt lưu ý đối với công việc dạy học nói chung, dạy học môn GDCD nói riêng. Việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao Đối với những bài dạy liên quan đến việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần tích hợp, thời điểm tích hợp, cách lồng ghép, tích hợp như thế nào cho phù hợp với bài dạy dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép, tích hợp vào bài dạy. Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Tuyệt đối giáo viên không được “tham” kiến thức, sa đà. Tránh tình trạng biến giờ dạy GDCD thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
	2.3.3. Xác định mức độ tích hợp
Tùy theo nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của từng đơn vị bài học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp.
- Liên hệ (mức độ thấp nhất): chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp bộ phận (mức độ trung bình): chỉ một phần của bài học lồng ghép hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp toàn phần (mức độ cao nhất): cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đối với đề tài này, chúng ta sử dụng hai mức độ tích hợp đó là: Liên hệ và tích hợp bộ phận. Còn tích hợp toàn phần không áp dụng vì không có bài nào có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
	2.3.4. Cách thức lồng ghép, tích hợp
Đối với việc lồng ghép, tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau tuỳ vào từng bài học cụ thể. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh, tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. 
Hình thức thứ hai đó là giao nhiệm vụ để học sinh về nhà sưu tầm những mẫu chuyện kể, hoặc để dễ dàng hơn giáo viên giao các câu chuyện kể cho học sinh chép lại và yêu cầu học sinh nêu ra được ý nghĩa của câu chuyện, bài học cho bản thân, và các em đã làm được gì và nên làm gì sau khi đọc câu chuyện đó. Sau đó đến tiết học giáo viên có thể cho học sinh nêu ra những yêu cầu mà giáo viên đã giao cho. Giáo viên có thể thu các bài viết của học sinh và chấm điểm có thể lấy vào điểm miệng hoặc điểm 15 phút cho một số học sinh xuất sắc vì có thể coi đây là một bài tập có liên hệ thực tiễn. Làm như vậy vừa khuyến khích học sinh vừa để các em thấy được trách nhiệm bản thân.
Một hình thức nữa mà ta vẫn quen làm đó là tổ chức cho học sinh thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các b

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_vao_viec_nang_cao.docx